Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất

20141108_EUP001_0

Nguồn:Twenty-five years on, The Economist, 10/11/2015. 

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ năm 1789, những mảnh vỡ của nhà tù Bastille đã trở thành những vật trang trí trên bệ lò sưởi được yêu thích tại Pháp. Hai thế kỷ sau, những mảnh vụn của Bức tường Berlin đã chu du khắp nơi trên thế giới. Axel Klausmeier, ông chủ một quỹ tại Berlin được lập nên nhằm tưởng niệm bức tường này, cho hay: đó là “đài tưởng niệm duy nhất tồn tại trên tất cả các châu lục,” chắc chỉ ngoại trừ Nam Cực. Điều đó nói lên rất nhiều điều về những gì người Đức gọi là “cuộc cách mạng hòa bình” của họ, mà đỉnh điểm của nó là việc phá vỡ bức tường ngày 9 tháng 11 năm 1989.

Rainer Eppelmann, người đứng đầu một quỹ nghiên cứu chế độ độc tài Đông Đức cho biết: Là cuộc cách mạng tự do thành công đầu tiên trong lịch sử nước Đức, năm 1989 có tầm quan trọng không kém gì năm 1789. Thậm chí hơn thế, không giống như cuộc cách mạng Pháp 200 năm trước đó, cuộc cách mạng Đức là cuộc cách mạng phi bạo lực. Continue reading “Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất”

Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?

Generated by IJG JPEG Library

Nguồn:  Why China’s five-year plans are so important”, The Economist, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đang họp bàn tại một khách sạn ở Bắc Kinh để thông qua kế hoạch phát triển quốc gia cho 5 năm tới. Trung Quốc đã phát triển rất xa so với gốc rễ nền kinh tế kế hoạch, nhưng hệ thống lập kế hoạch chính sách của nước này, một di sản thừa hưởng từ thời Xô-viết, là một trong những vết tích vẫn còn nhiều ảnh hưởng đậm nét nhất. Đây sẽ là kế hoạch 5 năm lần thứ 13 kể từ khi Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc. Áp dụng từ năm 2016 đến 2020, kế hoạch này sẽ đề ra những mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các các mục tiêu khác như thúc đẩy sáng tạo. Vậy chính xác những kế hoạch 5 năm của Trung Quốc là gì và chúng ta kỳ vọng gì vào kế hoạch mới này? Continue reading “Tại sao kế hoạch 5 năm của Trung Quốc lại quan trọng?”

Chế độ độc tài và sự ổn định của quốc gia

Dmitry_Medvedev_in_Syria_10_May_2010-5

Ngun: Ana Palacio, “The Despotic Temptation,” Project Syndicate, 28/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi được hỏi về sự hỗ trợ của Mỹ đối với nhà độc tài khét tiếng ở Nicaragua, Anastasio Somoza, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt được cho là đã công khai trả lời: “Ông ta có thể là một thằng chó đẻ, nhưng là thằng chó đẻ của chúng ta” (He may be a son of a bitch, but he’s our son of a bitch”). Dù Roosevelt có thực sự nói câu này hay không thì nó cũng đã phần nào nói lên cách tiếp cận lâu đời của phương Tây đối với nhiều nơi trên thế giới, và đó cũng là nền tảng của chính sách đối ngoại Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, dường như có một nhận thức thậm chí còn đáng ngại hơn đang nổi lên gần đây khi các nhà lãnh đạo phương Tây không chỉ sẵn lòng chấp nhận có những “thằng chó đẻ” mà còn chấp nhận gần như là bất kỳ “thằng chó đẻ” nào có thể áp đặt được sự ổn định bất chấp cái giá như thế nào. Đó là một lối tư duy có vẻ lôi cuốn nhưng đầy nguy hiểm. Continue reading “Chế độ độc tài và sự ổn định của quốc gia”