Charlemagne – Người cha của Châu Âu

crusader-kings-charlemagne

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Charlemagne (Charles Đại đế; c.747 – c.814) là vua của người Frank (một liên minh bộ lạc dân tộc Đức – ND) và hoàng đế Cơ-đốc của Tây Âu. Ông đóng vai trò rất lớn trong việc định hình lãnh thổ và bản chất của Châu Âu thời trung cổ và thống trị suốt thời kỳ Phục hưng Carolingian.[1][2]

Charlemagne sinh vào khoảng cuối những năm 740 gần Liège (thành phố thuộc nước Bỉ ngày nay), là con trai của Vua Pepin III (Pepin Lùn). Khi Pepin mất năm 768, vương quốc được chia cho hai người con, và Charlemagne cùng người em trai Calorman cùng nhau trị vì trong ba năm. Năm 771, khi Carloman đột ngột chết, Charlemagne trở thành người cai trị duy nhất. Continue reading “Charlemagne – Người cha của Châu Âu”

Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?

25372

Nguồn: Fareed Zakaria, “Whatever happened to Obama’s pivot to Asia”, the Washington Post, 16/04/2015

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Mọi nguồn lực trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama đều được dồn cho khu vực Trung Đông – như đàm phán giải pháp về Iran, gửi Lực lượng tác chiến đặc biệt (Special Operation Forces – SOF) đến Iraq, ủng hộ các cuộc không kích do A-rập Xê-út phát động tại Yemen, giải quyết các phiến quân nổi loạn tại Syria. Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục sang Châu Á?

Hãy nhớ rằng lý lẽ cơ bản đằng sau chính sách xoay trục sang Châu Á là do Mỹ can thiệp quá mức vào khu vực Trung Đông, một khu vực tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng với tầm quan trọng giảm dần đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặt khác, Châu Á là tương lai của Mỹ. Nếu so sánh về sức mua tương đương thì ba trên bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đều ở châu Á. Như cố Thủ tưởng Singapore Lý Quang Diệu vẫn thường nói với tôi: “Mỹ sẽ vẫn là cường quốc vượt trội của thế giới trong thế kỷ 21 chỉ khi nước này là cường quốc chiếm ưu thế tại (Châu Á) – Thái Bình Dương”. Continue reading “Chuyện gì đã xảy ra với chính sách xoay trục của Obama?”

27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên

130625122348-mandela-carousel-use-only-horizontal-gallery

Nguồn:South Africa holds first multiracial elections,” History.com (truy cập ngày 26/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi. Continue reading “27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên”

Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa”

n_68655_1

Nguồn: Xue Li & Xu Yanzhou, “How China can Perfect its Silk Road Strategy”, The Diplomat, 09/04/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, “một vành đai và một con đường” (OBOR – One Belt, One Road), cụm từ chỉ Vành đai Kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, là từ khóa của chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Khi chiến lược OBOR trở thành mục tiêu chính của chính sách đối ngoại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ xúc tiến sáng kiến ​​này về kinh tế, chính trị, quân sự và văn hóa trong tám đến mười năm tới. Trong giới học thuật Trung Quốc, người ta thường cho rằng năm 2013 đã đánh dấu sự nảy sinh ý tưởng OBOR, trong khi năm 2014 chứng kiến sự hiện thực hóa ý tưởng này. Năm 2015, nhiệm vụ chính sẽ là thực hiện đầy đủ OBOR. Continue reading “Trung Quốc và thách thức từ các “Con đường tơ lụa””

Bill Clinton – Tổng thống nhiều tai tiếng

Clinton

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Clinton (1946- ) là vị Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ thứ hai của ông tại Nhà Trắng bị bao trùm bởi các vụ bê bối.

William Jefferson Clinton sinh ngày 19 tháng 8 năm 1946 tại Hope, tiểu bang Arkansas. Cha ông mất trước khi ông ra đời, còn mẹ ông đi bước nữa (Clinton đã lấy họ của cha dượng). Ông theo học ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Georgetown tại Washington DC, và dành hai năm học tại Đại học Oxford do đạt được học bổng Rhodes danh giá. Năm 1970, Clinton quay trở tại Mỹ và nhận học bổng tại trường Luật thuộc Đại học Yale. Tại đây ông đã gặp và cưới người bạn đồng môn là Hillary Rodham. Continue reading “Bill Clinton – Tổng thống nhiều tai tiếng”

Cuộc chiến các giá trị với Nga

Ukraine

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “A War of Values with Russia”, Project Syndicate, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới chức Nga gần đây đã đe dọa nhắm tên lửa hạt nhân vào các tàu chiến Đan Mạch nếu Đan Mạch tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây rõ ràng là một mối đe dọa gây phẫn nộ nhằm vào một đất nước không có ý định tấn công Nga. Nhưng nó cũng phản ánh một yếu tố cơ bản hơn trong chính sách đối ngoại của Kremlin: sự tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng chiến lược của Nga tại một thời điểm xuất hiện những thách thức chưa từng có đối với quyền lực của nó.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo của Nga biết rất rõ rằng phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm trực tiếp vào đất nước của họ. Continue reading “Cuộc chiến các giá trị với Nga”

26/04/1954: Khai mạc Hội nghị Genève

Dien_Bien_Phu_7514_23

Nguồn:Genève Conference begins,” History.com (truy cập ngày 25/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nỗ lực giải quyết một số vấn đề ở châu Á, trong đó có cuộc chiến giữa người Pháp và Việt Nam ở bán đảo Đông Dương, đại diện của nhiều nước trên thế giới đã nhóm họp tại Genève, Thụy Sĩ. Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt trong sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Đại diện các nước Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, và Anh đã gặp nhau vào tháng 4 năm 1954 để cố gắng giải quyết một số vấn đề liên quan đến châu Á. Đáng ngại nhất trong số đó là cuộc chiến trường kỳ và đẫm máu của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh, và người Pháp, vốn có ý định đô hộ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Continue reading “26/04/1954: Khai mạc Hội nghị Genève”

Christopher Columbus – Người khám phá Châu Mỹ

Christopher Columbus Statue close-up

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Được biết đến như là ‘người đã tìm ra Châu Mỹ’, nhưng trên thực tế Columbus (1451-1506) đã cập bến Tân Thế giới năm 1492 khi đang cố gắng tìm con đường dẫn đến phương Đông băng qua Đại Tây Dương. Cuộc thám hiểm không định trước này đã thay đổi hoàn toàn lịch sử thế giới.

Christopher Columbus sinh tại Genova (Ý) vào khoảng giữa tháng 8 và tháng 10 năm 1451. Cha của ông là một thợ dệt vải và tiểu thương. Khi còn ở tuổi thiếu niên, Christopher đã lênh đênh trên biển dài ngày và dần coi Bồ Đào Nha là nơi định cư. Cũng chính tại đây ông bắt đầu vận động sự tài trợ từ hoàng gia cho một chuyến thám hiểm theo hướng tây (qua Đại Tây Dương) để đến phương đông. Continue reading “Christopher Columbus – Người khám phá Châu Mỹ”

#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn

??????????????????????????

Nguồn: Harsh V. Pant (2012). “The Pakistan Thorn in China—India—U.S. Relations”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No.1, pp. 83-95.

Biên dịch: Đoàn Trương Hiên | Hiệu đính: Lâm Vũ

Tại thời điểm vai trò của Pakistan trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố bị đặt một dấu hỏi lớn, cả thế giới đang theo dõi quyết định của Bắc Kinh về quan hệ với Islamabad. Mặc dù trong những tháng trở lại đây, Pakistan đang ngày càng bị cô lập về mặt ngoại giao nhưng sự ủng hộ của Trung Quốc vẫn không hề bị dao động, ít nhất là về mặt ngôn luận. Hai tuần sau cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5 năm 2011 của Mỹ, thủ tướng Pakistan Yousef Raza Gilani thực hiện chuyến công du đến Trung Quốc trong bốn ngày nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Tất nhiên, có rất nhiều thứ để chúc mừng trong một mối quan hệ song phương mà đại sứ Pakistan ở Trung Quốc đã miêu tả là “cao hơn cả núi, sâu thẳm hơn biển cả, rắn rỏi hơn sắt thép tôi luyện, dịu dàng hơn ánh mắt trìu mến, ngọt ngào hơn mật ong, v.v.”[1] Continue reading “#252 – Chướng ngại Pakistan trong tam giác quan hệ Mỹ – Trung – Ấn”

25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức

ElbeDay1945_(NARA_ww2-121)

Nguồn:Americans and Russians link up, cut Germany in two,” History.com (truy cập ngày 24/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 4 năm 1945, tám quân đoàn của Liên Xô đã bao vây hoàn toàn Berlin, hội quân với Quân đoàn 1 tuần tra của quân đội Mỹ, ban đầu tại bờ Tây sông Elbe và sau đó là tại Torgau, Đức. Về cơ bản, lãnh thổ Đức lúc này đã nằm dưới tầm kiểm soát của quân Đồng Minh.

Quân Đồng Minh đã rung hồi chuông báo tử kẻ thù chung của họ bằng cách ăn mừng. Ở Moskva, tin tức về cuộc hội quân giữa quân đội hai bên Mỹ và Liên Xô được chào đón bằng loạt súng chào mừng gồm 324 khẩu; ở New York, những đám đông tổ chức hát hò và khiêu vũ ở Quảng trường Thời đại. Continue reading “25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức”

Vua Charles II – Người chấm dứt chế độ cộng hòa ở Anh

Charles-II

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 23/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Charles II (1630-1685) là Vua của nước Anh, Scotland và Ireland. Ông lên ngôi năm 1660, đánh dấu sự kết thúc của chế độ cộng hòa ở Anh.

Charles sinh ngày 29 tháng 5 năm 1630, là con trai cả của Vua Charles I. Khi cuộc nội chiến nổ ra ông mới lên 12 tuổi, và hai năm sau đó đã được phong danh tổng chỉ huy tại miền tây nước Anh. Chiến thắng thuộc về nghị viện, vì thế ông bị trục xuất sang châu Âu lục địa. Ông sống tại Hà Lan và biết tin cha mình bị hành quyết năm 1649. Continue reading “Vua Charles II – Người chấm dứt chế độ cộng hòa ở Anh”

Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ

DA1AAA18-A7D2-4E4A-8132-B3428809BCC5_w640_r1_s_cx0_cy16_cw0

Nguồn: Guonan Ma, “Time to unpeg the renminbi”, East Asia Forum, 29/03/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đã quá lớn để có thể tiếp tục duy trì việc neo đồng nhân dân tệ vào đô la Mỹ, biện pháp từng một thời hữu ích. Đã đến lúc phải bỏ nó đi.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá 2,5 phần trăm so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014. Đây là lần rớt giá hàng năm lớn nhất kể từ năm 2005, khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng một cách rụt rè neo tỉ giá gắn chặt với đồng đô la của nó. Gần đây, đồng tiền Trung Quốc đã nhiều lần chạm ngưỡng dưới (weak side) biên độ tỉ giá giao dịch hàng ngày bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc ra tín hiệu về một tỷ giá đồng đô la Mỹ – Nhân dân tệ ổn định hơn thông qua can thiệp hàng ngày của mình. Continue reading “Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ”

24/04/1955: Hội nghị Bandung lần thứ nhất kết thúc

P200908211455142653224342

Nguồn:The Bandung Conference concludes,” History.com (truy cập ngày 22/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 4 năm 1955, Hội nghị Á-Phi – thường được biết đến với tên gọi Hội nghị Bandung vì được tổ chức ở Bandung, Indonesia – bế mạc. Trong hội nghị, các đại diện từ 29 quốc gia thuộc phong trào “không liên kết” ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông đã họp mặt để lên án chủ nghĩa thực dân, bài trừ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và thể hiện mối lo ngại của họ về cuộc Chiến tranh Lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Liên Xô.

Hội nghị Bandung được tổ chức trong bối cảnh các quốc gia được gọi là “không liên kết” ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông ngày một thất vọng và chán ghét (với chủ nghĩa thực dân). Những quốc gia này ưu tiên duy trì một lập trường trung lập trong Chiến tranh Lạnh, tin rằng những lợi ích của họ sẽ không đi cùng một mối liên minh với Mỹ hoặc Liên Xô. Continue reading “24/04/1955: Hội nghị Bandung lần thứ nhất kết thúc”

Đại Nhảy vọt (Great Leap Forward)

199_lg

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Đại nhảy vọt là một chiến dịch được phát động trong giai đoạn 1958 -1961 bởi các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt là Mao Trạch Đông, nhằm huy động quần chúng thúc đẩy phát triển nông nghiệp và công nghiệp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên kế hoạch này đã thất bại, dẫn tới một trong những nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử.

Mặc dù kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953-1957) theo mô hình Xô-viết đạt được một số thành công nhưng nền kinh tế vẫn bộc lộ nhiều yếu kém, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, khiến Trung Quốc không bảo đảm được sản lượng xuất khẩu và cung cấp thực phẩm cho lực lượng lao động thành thị đang gia tăng. Cảm thấy không hài lòng với mô hình phát triển kiểu Xô-viết vốn ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Mao Trạch Đông cho rằng việc huy động lực lượng quần chúng có thể cho phép Trung Quốc phát triển công nghiệp và nông nghiệp một cách song song. Continue reading “Đại Nhảy vọt (Great Leap Forward)”

Julius Caesar – Nhà độc tài của nền Cộng hòa La Mã

Tuong_Julius_Caesar

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 22/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Caesar (100 – 44 TCN) là một chính khách và lãnh đạo quân sự của Cộng hòa La Mã thời kỳ cuối. Ông là người đã mở rộng lãnh thổ cai trị của đế chế La Mã, rồi sau đó lên nắm quyền và trở thành nhà độc tài của thành Rome, mở đường cho sự hình thành Đế quốc La Mã.

Julius Caesar sinh ngày 12 hoặc 13 tháng 7 năm 100 trước công nguyên (TCN) tại La Mã, trong gia đình quý tộc thuộc dòng họ Julius quyền quý. Gia đình ông có quan hệ gần gũi với nhà Marius trong chính quyền La Mã. Caesar dần thăng tiến trong hệ thống chính trị La Mã, ông lần lượt được cử làm quan coi quốc khố (năm 69), quan thị chính (năm 65) và pháp quan (năm 62). Năm 61-60 TCN, ông giữ chức thống đốc của một tỉnh thuộc quyền cai trị của La Mã ở Tây Ban Nha. Năm 60 ông quay lại Rome, và ký một hiệp ước với Pompey và Crassus,[1] những người đã giúp Caesar được bầu làm quan chấp chính tối cao vào năm 59 TCN. Năm sau đó, ông được cử làm thống đốc xứ Gaul thuộc La Mã trong vòng tám năm, chinh phạt và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ nước Pháp và Bỉ ngày nay vào đế chế La Mã, và bảo vệ thành Rome khỏi nguy cơ xâm lược từ người xứ Gaul. Ông tiến hành hai cuộc viễn chinh tới Anh năm 55 và 54 TCN. Continue reading “Julius Caesar – Nhà độc tài của nền Cộng hòa La Mã”