19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad

Nguồn: Germans bombard Leningrad, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, trong chiến dịch tấn công Liên Xô, các máy bay ném bom của Đức đã chọc thủng lưới phòng không của Leningrad và làm chết hơn 1.000 người Nga.

Quân đội của Hitler đã ở trong lãnh thổ Liên Xô kể từ tháng 06. Một nỗ lực của Đức để chiếm Leningrad (trước đó gọi là St. Petersburg) vào tháng 08 thông qua một cuộc xâm lược bằng xe tăng lớn đã thất bại. Hitler muốn tàn sát thành phố và giao nó cho một đồng minh, Phần Lan, nước đã tấn công Nga từ phía bắc. Continue reading “19/09/1941: Đức oanh tạc Leningrad”

17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên

Nguồn: Manfred von Richthofen shoots down his first plane, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, phi công người Đức Manfred von Richthofen – được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Nam Tước Đỏ” – đã bắn hạ chiếc máy bay địch đầu tiên trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I.

Richthofen, con trai của một quý tộc Phổ, đã chuyển từ Lục quân Đức sang Lực lượng Không quân Hoàng gia năm 1915. Ông trở thành học trò xuất sắc và người được bảo trợ bởi Oswald Boelcke, một trong những phi công chiến đấu thành công nhất của Đức. Sau khi quan sát chiến sự trên Mặt trận phía Đông, nơi ông đã không kích các lực lượng Nga và giao lộ đường sắt, Richthoften bắt đầu sự nghiệp huyền thoại của mình ở phía tây. Continue reading “17/09/1916: Richthofen bắn hạ chiếc máy bay đầu tiên”

14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn

Nguồn: McKinley dies of infection from gunshot wounds, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Mỹ William McKinley qua đời sau khi bị bắn bởi một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bị loạn trí trong cuộc triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York.

McKinley giành được ghế Quốc hội đầu tiên của mình ở tuổi 34 và đã trải qua 14 năm tại Hạ viện, trở nên nổi tiếng với vai trò chuyên gia hàng đầu của đảng Cộng hòa về thuế quan. Sau khi mất ghế vào năm 1890, McKinley phục vụ hai nhiệm kỳ làm thống đốc bang Ohio. Vào năm 1896, ông đã nổi lên như là ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của nhà công nghiệp giàu có của Ohio, Mark Hanna. Mùa thu năm đó, McKinley đã đánh bại đối thủ William Jennings Bryan với khoảng cách phổ thông đầu phiếu lớn nhất kể từ sau Nội chiến. Continue reading “14/09/1901: TT McKinley chết vì nhiễm trùng do đạn bắn”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm

Nguồn: The Laconia is sunk, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một tàu ngầm Đức đã đánh chìm một tàu quân đội Anh, tàu Laconia, và giết chết hơn 1.400 người. Chỉ huy tàu ngầm Đức, Đại úy Werner Hartenstein, nhận ra rằng các tù binh chiến tranh của Ý nằm trong số các hành khách, nên đã cố gắng hỗ trợ giải cứu họ.

Tàu Laconia, trước vốn là một tàu thương mại của hãng Cunard White Star được đưa vào sử dụng để vận chuyển binh lính, bao gồm cả các tù binh chiến tranh, lúc đó đương chạy trên Nam Đại Tây Dương để hướng về nước Anh khi chạm trán U-156, một tàu ngầm Đức. Chiếc tàu ngầm đã tấn công, đánh chìm con tàu Anh và đẩy sinh mạng của hơn 2.200 hành khách vào tình trạng nguy hiểm. Continue reading “12/09/1942: Tàu Laconia bị đánh chìm”

10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I

Nguồn: New York City parade honors World War I veterans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, gần một năm sau khi một thỏa thuận đình chiến chính thức chấm dứt Thế chiến I, thành phố New York đã tổ chức một cuộc diễu hành để chào đón Tướng John J. Pershing, Tổng tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF), và khoảng 25.000 binh sĩ đã phục vụ trong Sư đoàn 1 của AEF trên Mặt trận phía Tây.

Hoa Kỳ, vốn duy trì sự trung lập vào thời điểm Thế chiến I nổ ra ở châu Âu vào mùa hè năm 1914, đã tuyên chiến với Đức vào tháng 04 năm 1917. Mặc dù ban đầu Hoa Kỳ chỉ có thể tập trung được khoảng 100.000 người để gửi đến Pháp dưới quyền chỉ huy của Pershing vào mùa hè năm đó, Tổng thống Woodrow Wilson đã nhanh chóng thông qua một chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Continue reading “10/09/1919: New York vinh danh các cựu binh Thế chiến I”

California có thể tách thành 3 như thế nào?

Nguồn: How California could split up, The Economist, 24/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một số người dân địa phương đang lên kế hoạch để tách Tiểu bang Vàng ra thành hai hoặc thậm chí là ba tiểu bang.

Ranh giới của California được thiết vào năm 1849, mở đường cho tiểu bang này gia nhập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ vào năm tiếp theo. Việc tiểu bang này được gia nhập vào Hợp chúng quốc với tư cách là một tiểu bang tự do là một trong nhiều thỏa hiệp được đưa ra trước cuộc nội chiến giữa các tiểu bang chấp nhận chế độ nô lệ và các tiểu bang không chấp nhận. Vào thời điểm đó, phần lớn California được coi là không phù hợp cho con người cư trú, so với các vùng đất xa hơn về phía đông. Tiểu bang này bao gồm toàn đồi núi, rừng và các thung lũng sông thường xuyên bị ngập lụt. Thật vậy, cuộc điều tra dân số tiểu bang này vào năm 1850 chỉ ra có ít hơn 100.000 người sống ở đây. Gần 170 năm sau, nơi đây trở thành tiểu bang đông dân nhất và giàu có nhất nước Mỹ, với 40 triệu dân và nền kinh tế lớn thứ năm thế giới. Một số người cho rằng nó quá lớn và quá khó quản lý, và nhiều phong trào khác nhau đang theo đuổi giấc mơ chia tách tiểu bang này. Continue reading “California có thể tách thành 3 như thế nào?”

07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu

Nguồn: The Blitz begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1940, 300 máy bay ném bom của Đức đã tấn công London, mở màn trận đầu tiên trong 57 đêm đánh bom liên tiếp. Đợt không kích “blitzkrieg” (chiến tranh sấm sét) này sẽ tiếp tục cho đến tháng 05 năm 1941.

Sau khi chiếm đóng thành công nước Pháp, việc quân Đức chuyển tầm ngắm của mình qua eo biển để nhằm vào nước Anh chỉ còn là vấn đề thời gian. Hitler muốn một Anh Quốc trung lập, phục tùng để y có thể tập trung vào các kế hoạch của mình ở phía Đông, cụ thể là việc xâm lăng Liên Xô, mà không bị can thiệp. Continue reading “07/09/1940: Chiến dịch Blitz bắt đầu”

05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea

Nguồn: U.S. forces seize more of New Guinea, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Trung đoàn lính dù số 503 của Tướng Douglas MacArthur đã đổ bộ và chiếm đóng Nazdab, ngay phía đông Lae, một thành phố cảng phía đông bắc Papua New Guinea, đặt Hoa Kỳ vào vị thế hoàn hảo để tiến hành các chiến dịch trong tương lai trên đảo quốc này.

New Guinea đã bị Nhật chiếm đóng kể từ tháng 03 năm 1942. Các cuộc tấn công của lực lượng Đồng minh trước đó đã gặp phải sự phản kháng dữ dội, và họ thường bị đánh lui bởi các lực lượng chiếm đóng của Nhật. Phần lớn phản ứng của quân Đồng minh được dẫn dắt bởi các lực lượng của Australia, vì quốc gia này bị đe dọa nhiều nhất bởi sự hiện diện của Nhật trên khu vực đó. Continue reading “05/09/1943: Hoa Kỳ mở rộng chiếm đóng New Guinea”

03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu

Nguồn: Pope Benedict XV named to papacy, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, chỉ một tháng sau khi Thế chiến I bùng nổ, Giacomo della Chiesa được bầu chọn làm Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo La Mã, trở thành Đức Giáo hoàng Benedict XV.

Là một người gốc quý tộc ở Genoa, Italy, và đã phục vụ trong vai trò một hồng y kể từ tháng 05 năm trước đó, Benedict đã kế nhiệm Đức giáo hoàng Pius X, người đã qua đời vào ngày 20 tháng 08 năm 1914. Ông được bầu bởi một hội đồng bao gồm các hồng y đến từ các quốc gia nằm về cả hai phía của chiến tuyến, bởi vì ông đã tuyên bố sự trung lập tuyệt đối trong cuộc xung đột. Continue reading “03/09/1914: Giáo hoàng Benedict XV được bầu”

31/08/1916: Lính tình nguyện người Mỹ bị giết trong Trận Somme

Nguồn: American soldier Harry Butters killed in the Battle of the Somme, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, Harry Butters, một người lính Mỹ phục vụ trong quân đội Anh trong Thế chiến I, bị giết bởi một quả bom Đức trong Trận Somme, khi đang chiến đấu để bảo vệ thị trấn Guillemont, Pháp.

Là con trai của một nhà công nghiệp nổi tiếng ở San Francisco, Butters được nuôi dạy một phần ở Anh và theo học tại trường Beaumont College, một học viện dòng Tên ở Old Windsor. Sau đó, anh gia nhập Học viện Phillips Exeter ở Exeter, New Hampshire, trước khi thừa hưởng tài sản của cha mình sau khi ông qua đời vào năm 1906 và chuyển về California, nơi anh làm việc trong một thời gian cho Standard Oil và mua trang trại của riêng mình. Continue reading “31/08/1916: Lính tình nguyện người Mỹ bị giết trong Trận Somme”

Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?

Nguồn: Do “sin taxes” work?, The Economist, 10/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu chúng có công bằng không?

Nhiều chính phủ sử dụng các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (sin tax) để ngăn chặn mọi người hút thuốc và uống rượu. Trong những năm gần đây, một số nhà lập pháp đã chuyển mục tiêu của họ sang một sản phẩm gây tác dụng xấu khác: đường. Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới. Bốn mươi phần trăm người Mỹ ngày nay mắc chứng béo phì, tăng từ khoảng 15% vào năm 1980. Một số quốc gia, cùng với một số thành phố ở Mỹ, đã đưa ra các loại thuế đối với đồ uống có đường trong những năm gần đây. Chính phủ của họ hy vọng rằng những khoản thuế này sẽ làm tăng doanh thu thuế và giảm lượng đường mà mọi người tiêu thụ. Nhưng các loại thuế tiêu thụ đặc biệt thậm chí có hiệu quả hay không? Continue reading “Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?”

29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ

Nguồn: Red Cross announces Japan refuses passage of supplies for U.S. POWs, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Hội Chữ thập đỏ quốc tế tiết lộ rằng Nhật Bản đã từ chối cho phép tự do đi qua đối với các tàu chở thực phẩm, thuốc men và các nhu yếu phẩm khác cho các tù binh chiến tranh Mỹ do Nhật Bản giam giữ .

Vào tháng 01 năm 1941, chính phủ Mỹ yêu cầu Hội chữ thập đỏ Hoa Kỳ bắt đầu một chương trình hiến máu để tạo ra nguồn cung huyết tương và huyết thanh sẵn sàng và dồi dào để truyền cho các binh lính bị thương. Hơn 13 triệu lượt đóng góp (mỗi lượt khoảng một pint, tương đương 0,47 lít) đã được thu thập. Continue reading “29/08/1942: Nhật không cho Hội Chữ thập đỏ tiếp tế cho tù binh Mỹ”

27/08/1883: Núi lửa Krakatau phun trào

Nguồn: Krakatau explodes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1883, vụ phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử được ghi nhận xảy ra tại Krakatau (còn gọi là Krakatoa), một hòn đảo núi lửa nhỏ không người ở nằm về phía tây Sumatra, Indonesia. Nghe thấy được từ cách xa 3.000 dặm, những đợt phun trào đã ném những khối đất với thể tích năm dặm khối bay xa 50 dặm vào không khí, tạo ra sóng thần cao 36,5m và giết chết 36.000 người.

Krakatau đã có những biểu hiện bất thường lần đầu tiên sau hơn 200 năm vào ngày 20 tháng 05 năm 1883. Một tàu chiến Đức đi ngang qua đã báo cáo về một đám mây tro và bụi cao bảy dặm phía trên Krakatau. Trong hai tháng tiếp theo, các vụ phun trào tương tự được chứng kiến ​​bởi các thương thuyền và người bản xứ ở gần Java và Sumatra. Với rất ít hoặc hầu như không có ý niệm gì về thảm họa sắp xảy ra, người dân địa phương chào đón hoạt động này của ngọn núi lửa với sự phấn khích như trong các lễ hội. Continue reading “27/08/1883: Núi lửa Krakatau phun trào”

24/08/1776: Tướng Lee công nhận giá trị của Georgia

Nguồn: General Lee recognizes Georgia’s value, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1776, tướng Mỹ Charles Lee thông báo với Quốc hội rằng Georgia có giá trị hơn so với hoài nghi ban đầu của ông. Lee lập luận rằng khí hậu ôn hòa, các vụ mùa lúa, các bến cảng và các con sông, đàn gia súc và vị trí liền kề với khu vực Tây Ấn là lý do buộc phải giữ cho bang này không rơi vào tay kẻ thù. Để bảo vệ Georgia, Lee đề nghị Quân đội Lục địa phân bổ quân tiếp viện bổ sung cho bang này. Continue reading “24/08/1776: Tướng Lee công nhận giá trị của Georgia”