25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt

Nguồn: Joint Chiefs propose air strikes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, sau một cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về tình hình đang ngày càng xấu đi ở Sài Gòn, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ đã chuẩn bị một bản ghi nhớ đề xuất các cuộc không kích chống lại Bắc Việt Nam. Continue reading “25/07/1964: Đề xuất không kích Bắc Việt”

Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?

Nguồn: The roots of hyperinflation, The Economist, 12/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm mươi bảy trường hợp lạm phát ngoài tầm kiểm soát đã được ghi nhận. Chúng có cùng những khuôn mẫu chung.

Ở một quốc gia nơi tỷ lệ lạm phát hàng năm là bốn con số, tháng trước đó có thể giống như một thời kỳ vàng son. Đồng tiền của Venezuela, đồng bolívar, đã mất 99,9% giá trị trong một thời gian ngắn. Thật khó hiểu làm thế nào mà một chính phủ có thể đưa ra chính sách kinh tế sai lầm đến vậy khi tác động của siêu lạm phát là quá nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân của nó là gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa. Năm 1956, Phillip Cagan, một nhà kinh tế làm việc tại Phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, đã xuất bản một nghiên cứu chuyên đề về siêu lạm phát, theo đó ông định nghĩa đó là thời kỳ mà giá cả tăng hơn 50% một tháng. Hiện tượng này rất hiếm. Continue reading “Nguồn gốc của siêu lạm phát là gì?”

23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào

Nguồn: An accord on Laos is reached, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1962, để tránh một cuộc đối đầu nóng của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo cho một nước Lào tự do và trung lập. Mặc dù thỏa thuận này đã chấm dứt vai trò “chính thức” của cả hai quốc gia trong cuộc nội chiến Lào, sự hỗ trợ bí mật từ cả Liên Xô và Hoa Kỳ tiếp tục làm trầm trọng thêm cuộc xung đột ở Lào trong thập niên tiếp theo.

Lào là một thuộc địa của Pháp từ năm 1893. Trong những năm 1930 và Thế chiến II, một phong trào giành độc lập cũng như một phong trào cộng sản được biết đến với tên gọi Pathet Lào bắt đầu phát triển ở quốc gia này. Sau khi Pháp trao cho Lào nền độc lập có điều kiện vào năm 1949, Pathet Lào bắt đầu một cuộc nội chiến chống lại chính phủ Lào thân Pháp. Continue reading “23/07/1962: Đạt được thỏa thuận về Lào”

Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc

Nguồn: The impact of Czechoslovakia’s split, The Economist, 04/01/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một phần tư thế kỷ trước, khi sự chú ý của quốc tế tập trung vào cuộc xung đột đẫm máu ở vùng Balkan, một quốc gia châu Âu đa dân tộc khác đã lặng lẽ chia tách làm hai. “Cuộc phân ly nhung” (Velvet Divorce), cái tên được đặt cho sự chia tách Tiệp Khắc vào ngày 01 tháng 01 năm 1993, đã khơi dậy ký ức về cuộc Cách mạng Nhung không đổ máu đã lật đổ những người cộng sản của đất nước này vào năm 1989. Nó ngầm ý rằng sự chia tách này đã diễn ra một cách hòa bình thân thiện. Trên thực tế, chỉ có một số ít người dân ở cả hai bên – chỉ 37% người Slovak và 36% người Séc – ủng hộ sự chia tách này. Vaclav Havel, một hình tượng cách mạng, người đã từng là tổng thống Tiệp Khắc vào thời điểm đó, đã nản lòng đến mức ông thà từ chức còn hơn là phải chủ trì cho cuộc chia tách này. Trong khi chủ nghĩa dân tộc sơ khai kích động cuộc xung đột ở Nam Tư, các vấn đề kinh tế và khả năng lãnh đạo kém cỏi mới là những nguyên nhân chính của sự phân ly ở Tiệp Khắc – một động lực đã báo trước về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Catalonia đương đại, một vùng thuộc Tây Ban Nha. Continue reading “Ảnh hưởng của sự chia tách Tiệp Khắc”

20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô

Nguồn: Truman issues peacetime draft, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, tổng thống Harry S. Truman ban hành một lệnh quân dịch kêu gọi gần 10 triệu người đăng ký nghĩa vụ quân sự trong vòng hai tháng sau đó. Hành động của Truman diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng Chiến tranh Lạnh với Liên Xô.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiến hành giải ngũ lực lượng quân đội khổng lồ mà nước này đã xây dựng trong cuộc xung đột. Trong chiến tranh, hơn 16 triệu đàn ông và phụ nữ đã phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ; khi chiến tranh kết thúc vào tháng 08 năm 1945, người dân Mỹ yêu cầu lệnh phục viên nhanh chóng. Đến năm 1948, còn chưa đến 550.000 người ở lại trong Quân đội Hoa Kỳ. Continue reading “20/07/1948: Truman công bố lệnh quân dịch đối phó Liên Xô”

18/07/1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ

Nguồn: Spanish Civil War breaks out, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1936, Nội chiến Tây Ban Nha bắt đầu khi một cuộc nổi dậy của các sĩ quan cánh hữu trong quân đội Tây Ban Nha tại Morocco thuộc Tây Ban Nha nổ ra và lan sang nước này. Từ quần đảo Canary, tướng Francisco Franco đã phát đi một thông điệp kêu gọi tất cả các sĩ quan quân đội tham gia cuộc nổi dậy và lật đổ chính phủ Cộng hòa cánh tả của Tây Ban Nha. Trong vòng ba ngày, các phiến quân đã chiếm được Morocco, phần lớn miền bắc Tây Ban Nha, và nhiều thành phố trọng yếu ở phía nam.

Phe Cộng hòa đã thành công trong việc dập tắt cuộc nổi dậy ở các khu vực khác, bao gồm Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha. Phe Cộng hòa và Phe Quốc gia , như tên phe phiến quân thường được gọi, sau đó tiến hành bảo vệ các vùng lãnh thổ của mình bằng cách hành quyết hàng ngàn đối thủ chính trị bị nghi ngờ. Trong khi đó, Franco bay tới Morocco và chuẩn bị đưa Quân đoàn Châu Phi về chính quốc. Continue reading “18/07/1936: Nội chiến Tây Ban Nha bùng nổ”

16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam

Nguồn: McNamara visits South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara thực hiện chuyến đi tìm hiểu tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, và Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn để tiếp tục nhiệm kỳ đại sứ. Trước đó Lodge đã đảm nhiệm vai trò đại sứ, nhưng đã từ chức vào năm 1964 để tranh chức ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa, vị trí cuối cùng thuộc về Barry Goldwater đến từ bang Arizona. Lodge trở lại Sài Gòn một lần nữa với vai trò là đại sứ từ 1965 đến 1967. Continue reading “16/07/1965: McNamara thăm Nam Việt Nam”

Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm

Nguồn: Senegal’s innovative approach to prostitution, The Economist, 14/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tỷ lệ nhiễm HIV của Senegal thậm chí còn thấp hơn cả Washington, DC

Bạo lực đối với phụ nữ, luật chống mại dâm và các hệ thống chăm sóc y tế kém đều khiến cho châu Phi cận Sahara trở thành một khu vực tồi tệ đối với các công nhân tình dục. Bị hình sự hóa bởi nhiều quốc gia châu Phi và bị lợi dụng bởi các quan chức tham nhũng, nhiều phụ nữ đã bị ép buộc đi vào thế giới tội phạm có tổ chức. Tệ hơn nữa, họ đã luôn đứng đầu trên chiến tuyến của đại dịch AIDS đang diễn ra trên lục địa này. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã phát hiện ra rằng ở 16 nước châu Phi, trung bình có 37% số công nhân tình dục bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, một nước châu Phi đã làm những việc khác biệt. Senegal là nơi duy nhất ở Châu Phi mà các công nhân tình dục được nhà nước quản lý. Thẻ nhận dạng xác nhận những phụ nữ nào là công nhân tình dục và cho phép họ tiếp cận với một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao cao su và các sáng kiến ​​giáo dục miễn phí. Tại sao quốc gia Tây Phi nhỏ bé này lại khác biệt đến vậy? Continue reading “Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm”

13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc

Nguồn: Austrian investigation into archduke’s assassination concludes, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Friedrich von Wiesner, một quan chức của Văn phòng Ngoại giao Áo-Hung, báo cáo với Ngoại trưởng Leopold von Berchtold về những phát hiện trong một cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand, người kế vị ngai vàng Áo, và phu nhân Sophie ngày 28 tháng 06, tại Sarajevo, Bosnia.

Chế độ quân chủ kép của Áo-Hung từ lâu đã lo sợ về ảnh hưởng ngày càng suy yếu của mình vào đầu thế kỷ 20 ở châu Âu, và đặc biệt bị đe dọa sau khi hai cuộc chiến tranh Balkan 1912-13 đã giúp khẳng định ảnh hưởng và tham vọng ngày càng tăng của Serbia, vốn được ủng hộ bởi một quốc gia đồng minh thuộc khối Slavơ hùng mạnh: nước Nga. Continue reading “13/07/1914: Cuộc điều tra về vụ ám sát Thái tử Áo kết thúc”

Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?

Nguồn: How burdens are passed on to the next generation, The Economist, 23/09/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc chuyển giao các nghĩa vụ là một hệ thống kim tự tháp tự nhiên, với những rủi ro đi kèm.

Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết, John Maynard Keynes đã chỉ ra như vậy. Điều ông không nói thêm là một số người trong chúng ta cũng sẽ chết trong ngắn hạn. Và những người mà rốt cục sẽ chết vẫn chưa được sinh ra. “Chúng ta”, nói cách khác, bao gồm một loạt các thế hệ xen kẽ, những người sẽ gặp chung một số phận, nhưng không phải cùng một lúc. Những người già tồn tại đồng thời cùng những người trẻ, những người cuối cùng rồi cũng sẽ già đi. Và khi họ già đi, họ sẽ hòa mình vào một lớp những người trẻ tuổi mà hiện chưa tồn tại. Continue reading “Các gánh nặng tài chính được truyền sang thế hệ tiếp theo như thế nào?”

11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: German command makes final plans for renewed offensive on the Western Front, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, bất chấp một đại dịch cúm chết người lan rộng trong quân đội Đức, Tư lệnh Tối cao Đức vẫn quyết định tiếp tục lên kế hoạch cho một cuộc tấn công mới nhắm vào quân Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây vào mùa hè năm 1918, kế hoạch cuối cùng của họ.

Dịch cúm Tây Ban Nha, một chủng cúm mạnh bất thường, đã lan rộng khắp Bắc Mỹ, châu Âu và cuối cùng trên toàn thế giới vào năm 1918, cướp đi hàng triệu mạng sống. Thế chiến I, với sự dịch chuyển mạnh mẽ của các đội quân trong những khu vực gần kề, dưới những điều kiện khắc nghiệt, chắc chắn đóng vai trò là một nhân tố trong đại dịch này. Continue reading “11/07/1918: Cuộc tấn công cuối cùng của Đức ở Mặt trận phía Tây”

09/07/1877: Giải Quần vợt Wimbledon ra đời

Nguồn: Wimbledon tournament begins, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1877, Câu lạc bộ Croquet và Quần vợt Sân cỏ toàn Vương quốc Anh bắt đầu giải đấu quần vợt sân cỏ đầu tiên tại Wimbledon, khi đó là một vùng ngoại ô London. Hai mươi mốt vận động viên nghiệp dư xuất hiện để cạnh tranh trong nội dung đơn nam, nội dung duy nhất tại Wimbledon đầu tiên. Người chiến thắng đã mang về nhà một chiếc cúp trị giá 25 guinea.

Quần vợt có nguồn gốc từ môn bóng ném của Pháp thế kỷ 13 có tên là jeu de paume, hay “trò chơi của bàn tay”, từ đó được phát triển thành một trò chơi với vợt và bóng trong nhà được gọi là quần vợt trong nhà, hay quần vợt “hoàng gia”. Quần vợt trong nhà phát triển thành quần vợt sân cỏ, tức môn thể thao được chơi ngoài trời trên sân cỏ, và đã đón nhận một làn sóng ưa chuộng vào cuối thế kỷ 19. Continue reading “09/07/1877: Giải Quần vợt Wimbledon ra đời”

06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh

Nguồn: Congress issues a “Declaration on the Causes and Necessity of Taking Up Arms”, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1775, một ngày sau khi tuyên bố một lần nữa sự trung thành với vua George III và chúc ông “một triều đại lâu dài và thịnh vượng” trong Kiến ​​nghị Nhành Olive, Quốc hội lục địa đã công bố “nguyên nhân và sự cần thiết của việc vũ trang” chống lại chính quyền Anh tại các thuộc địa Mỹ. Tuyên bố này cũng đưa ra lựa chọn của người dân thuộc địa “thà chết như những người tự do thay vì sống như nô lệ.” Continue reading “06/07/1775: Quốc hội lục địa tuyên bố vũ trang chống Anh”

04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm

Nguồn: Polish general fighting for justice dies tragically, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, vị tướng Ba Lan Wladyslaw Sikorski, người muốn đưa vụ Thảm sát Katyn ra ánh sáng, qua đời khi chiếc máy bay của ông bị rơi ngay sau khi cất cánh chưa đến một dặm tại Gibraltar. Vẫn còn tranh cãi về việc liệu đó là một tai nạn hay một vụ ám sát.

Sinh vào ngày 20 tháng 05 năm 1888, tại Ba Lan thuộc Áo (phần đất Ba Lan bị Đế quốc Áo-Hung chiếm), Sikorski phục vụ trong quân đội Áo. Ông tiếp tục phục vụ trong quân đoàn lê dương Ba Lan, gắn với quân đội Áo, trong Thế chiến I, và đã chiến đấu trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Liên Xô năm 1920-21. Ông trở thành thủ tướng Ba Lan trong một thời gian ngắn (1922-23). Continue reading “04/07/1943: Tướng Ba Lan chiến đấu cho công lý chết thảm”

02/07/1881: Tổng thống Garfield bị bắn

Nguồn: President Garfield shot, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1881, chỉ bốn tháng sau khi lên nắm quyền, Tổng thống Hoa Kỳ James A. Garfield đã bị bắn khi ông đi qua một phòng chờ đường sắt ở Washington, DC. Kẻ tấn công ông, Charles J. Guiteau, là  người đang tìm kiếm một vị trí trong chính quyền có xu hướng bất mãn và có lẽ điên rồ, đã không thành công trong nỗ lực để được để bổ nhiệm làm Lãnh sự Hoa Kỳ tại Paris. Tổng thống bị bắn ở phía sau lưng và cánh tay, và Guiteau đã bị bắt. Continue reading “02/07/1881: Tổng thống Garfield bị bắn”