30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời

Nguồn: Organization of American States established, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, Hoa Kỳ và 20 quốc gia Mỹ Latinh đã ký điều lệ thành lập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States – OAS). Tổ chức mới này được thiết kế để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa các quốc gia thành viên và, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, phục vụ như một thành lũy ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Tây bán cầu.

OAS được thành lập chỉ một năm sau khi Hiệp ước Rio được ký kết. Hiệp ước Rio thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các nước cộng hòa Mỹ Latinh muốn thứ gì đó quan trọng hơn là chỉ một liên minh quân sự. Để đáp ứng nhu cầu của Mỹ Latinh về một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã bay tới dự một Hội nghị liên Mỹ tại Bogota, Colombia vào tháng 4 năm 1948. Continue reading “30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời”

27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines

Nguồn: Magellan killed in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1521, sau khi đã đi qua ba phần tư quãng đường vòng quanh thế giới, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã bị giết trong một cuộc giao tranh với bộ lạc trên Đảo Mactan ở Philippines. Đầu tháng đó, tàu của ông đã thả neo tại đảo Cebu của Philippines, và Magellan đã gặp gỡ người tù trưởng địa phương, một người sau khi chuyển sang Kitô giáo đã thuyết phục người châu Âu trợ giúp ông trong việc chinh phục một bộ tộc đối thủ trên đảo Mactan lân cận. Trong trận chiến tiếp theo, Magellan bị trúng một mũi tên tẩm độc và bị bỏ mặc đến chết khi các đồng đội của ông rút lui. Continue reading “27/04/1521: Magellan bị giết ở Philippines”

25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland

Nguồn: Johnson announces appointment of Westmoreland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1964, tổng thống Lyndon B. Johnson thông báo rằng Tướng William Westmoreland sẽ thay thế Tướng Paul Harkins làm Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV), quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20/06. Nhiệm vụ này sẽ đặt Westmoreland vào vị trí phụ trách tất cả các lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam. Continue reading “25/04/1964: Johnson thông báo bổ nhiệm Westmoreland”

23/04/1564: William Shakespeare ra đời

Nguồn: William Shakespeare born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1564, nhà soạn kịch và nhà thơ vĩ đại người Anh William Shakespeare được cho là đã được sinh ra tại Stratford-on-Avon. Không thể xác định chính xác ngày ông được sinh ra, nhưng hồ sơ nhà thờ cho thấy ông đã chịu phép rửa tội vào ngày 26/04, và ba ngày là khoảng thời gian cần thiết phải chờ đợi trước khi rửa tội cho một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ngày mất của Shakespeare được biết đến một cách chắc chắn: đó là ngày 23/04/1616. Ông hưởng dương 52 tuổi và đã về hưu ở Stratford ba năm trước đó. Continue reading “23/04/1564: William Shakespeare ra đời”

20/04/1861: Tướng Lee xin rút khỏi Quân đội Hoa Kỳ

Nguồn: Lee resigns from U.S. Army, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1861, Đại tá Robert E. Lee đã rút lui khỏi Quân đội Hoa Kỳ hai ngày sau khi ông được đề nghị làm chỉ huy quân đội Liên bang miền Bắc và ba ngày sau khi tiểu bang quê nhà của ông, Virginia, ly khai khỏi Liên bang này.

Lee phản đối việc ly khai, nhưng ông là một người con trung thành của Virginia. Đơn xin từ chức chính thức của ông chỉ có một câu, nhưng ông đã viết một bức thư dài hơn để giải thích cho người bạn và người từng dẫn dắt ông, tướng Winfield Scott, vào ngày hôm đó. Lee đã chiến đấu dưới quyền chỉ huy của Scott trong Chiến tranh Mexico (1846-48), và ông đã tiết lộ với vị cựu chỉ huy sự khó khăn trong quyết định của ông. Continue reading “20/04/1861: Tướng Lee xin rút khỏi Quân đội Hoa Kỳ”

Thuế giúp cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội như thế nào?

Nguồn:How taxes can align the interests of individuals and society”, The Economist, 21/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thị trường được cho là tạo ra một trạng thái ma thuật, tại đó không ai có thể trở nên khấm khá hơn mà không làm cho người khác trở nên nghèo đi. Điều khó xử là các thị trường thường thất bại. Lý do là những người trực tiếp tham gia vào một giao dịch không phải là những người duy nhất bị ảnh hưởng bởi giao dịch đó. Ví dụ, một chuyến xe vào trung tâm thành phố sẽ tạo ra sự tắc nghẽn cho mọi người; một công ty đổ chất thải vào một con sông sẽ đầu độc nguồn nước uống ở phía hạ lưu; khí thải carbon làm nóng hành tinh chung của tất cả chúng ta. Các nhà kinh tế học có một thuật ngữ đặc biệt cho những phí tổn không mong muốn này: đó là “ngoại ứng” (externalities). Các mức giá thị trường không bị kiểm soát thường chưa tính tới các phí tổn xã hội như vậy. Continue reading “Thuế giúp cân bằng lợi ích cá nhân và xã hội như thế nào?”

18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện

Nguồn: Nixon says prospects for peace in Vietnam are better, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon nói rằng ông cảm thấy triển vọng hòa bình ở Việt Nam đã “cải thiện đáng kể” từ khi ông nhậm chức. Ông viện dẫn sự bình ổn chính trị lớn hơn của chính quyền Sài Gòn và sự cải thiện lực lượng vũ trang của Nam Việt Nam làm bằng chứng.

Với những nhận xét này, Nixon đã cố gắng chuẩn bị sẵn bối cảnh cho một thông báo quan trọng mà ông sẽ đưa ra tại một cuộc gặp tại Midway vào tháng Sáu. Trong khi trao đổi với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu, Nixon tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ theo đuổi một chiến lược ba gọng kìm để chấm dứt chiến tranh. Các nỗ lực sẽ được tăng cường nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam, giúp họ có thể gánh vác trách nhiệm trong cuộc chiến chống lại Bắc Việt – một chiến lược được Nixon gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh”. Continue reading “18/04/1969: Nixon nói triển vọng hòa bình ở Việt Nam đang cải thiện”

16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng

Nguồn: Lenin returns, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, Vladimir Lenin, lãnh đạo đảng Bolshevik cách mạng, đã quay trở lại Petrograd sau một thập niên lưu vong để đảm nhận vai trò dẫn dắt Cách mạng Nga. Một tháng trước đó, Sa hoàng Nicholas II đã bị buộc phải thoái vị khi các binh lính Nga tham gia cuộc nổi dậy của công nhân tại Petrograd, thủ đô của Nga lúc đó.

Sinh ra vào năm 1870 với tên gọi Vladimir Ilich Ulyanov, Lenin đã được dẫn dắt tới cuộc cách mạng sau khi anh trai ông bị hành quyết năm 1887 vì âm mưu ám sát Sa hoàng Alexander III. Ông học luật và bắt đầu hành nghề tại Petrograd (nay là St. Petersburg), nơi ông kết giao với các nhóm Marxist cách mạng. Năm 1895, ông giúp tổ chức các nhóm Marxist ở thủ đô thành “Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân”, một nỗ lực nhằm thu hút giai cấp công nhân đi theo sự nghiệp Marxist. Vào tháng 12 năm 1895, Lenin và các lãnh đạo khác của Liên hiệp bị bắt. Lenin bị bỏ tù trong một năm và sau đó bị lưu đày ở Siberia với thời hạn ba năm. Continue reading “16/04/1917: Lenin trở về Nga lãnh đạo cách mạng”

13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan

Nguồn: Germans capture Helsinki, Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1918, nằm trong kế hoạch ủng hộ Phần Lan và chính phủ dân chủ đại nghị mới thành lập của họ, quân đội Đức đã giành quyền kiểm soát Helsingfors (Helsinki) từ phe Hồng vệ, một đội quân bao gồm những người Phần Lan ủng hộ phe Bolshevik Nga.

Phần Lan, vốn nằm dưới sự kiểm soát của Nga từ năm 1809, đã nắm lấy cơ hội trong cuộc Cách mạng Nga vào năm 1917 (bao gồm cả việc thoái vị của Sa hoàng Nicholas II vào tháng 3 và cuộc đảo chính giành chính quyền của Vladimir Lenin và những người Bolshevik vào tháng 11) để tuyên bố độc lập vào tháng 12 năm đó. Continue reading “13/04/1918: Đức chiếm đóng Helsinki, Phần Lan”

OECD là gì?

Nguồn:What is the OECD?”, The Economist, 06/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều bài báo trích dẫn các báo cáo hoặc số liệu thống kê từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development, hay OECD). Thông thường chúng được kèm theo mô tả, “câu lạc bộ các nước giàu” (các nước này không hẳn thích được gọi như vậy). Vậy câu lạc bộ này là gì, và nó thực sự làm những gì? Continue reading “OECD là gì?”

11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt

Nguồn: B-52s strike North Vietnamese positions, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, các đợt ném bom của máy bay B-52 nhắm vào các lực lượng cộng sản đang tấn công vào các cứ điểm của quân đội Nam Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên gần Kontum đã loại bỏ bất kỳ mối đe dọa trực tiếp nào tới thành phố này. Các cuộc không kích nhắm vào Bắc Việt vẫn tiếp tục, nhưng bị cản trở bởi thời tiết xấu. Cũng trong ngày này, Lầu năm góc đã yêu cầu đưa thêm hai phi đội B-52 đến Thái Lan. Continue reading “11/04/1972: B-52 tấn công cứ điểm quân đội Bắc Việt”

09/04/1865: Tướng Robert E. Lee đầu hàng

Nguồn: Robert E. Lee surrenders, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1865, tại Appomattox, Virginia, Tướng Robert E. Lee của phe Hợp bang miền Nam đã giao nộp 28.000 quân của mình cho Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc, từ đó cơ bản chấm dứt cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Buộc phải rời bỏ thủ phủ Richmond của Hợp bang miền Nam, không thể hội quân với lực lượng Hợp bang còn sót lại ở North Carolina, và bị quấy nhiễu liên tục bởi kỵ binh của phe Liên bang miền Bắc, Lee không còn lựa chọn nào khác. Continue reading “09/04/1865: Tướng Robert E. Lee đầu hàng”

Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?

 

Nguồn:What is the difference between nationality and citizenship”, The Economist, 10/7/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không hoàn toàn giống nhau

Vào tháng 10 năm ngoái, khi tương lai chính trị của Theresa May vẫn còn tươi sáng, thủ tướng Anh đã chỉ trích các đối thủ của mình rằng: “Nếu bạn tin rằng bạn là một công dân toàn cầu, thì bạn chẳng là công dân của một quốc gia nào. Bạn không hiểu ‘tư cách công dân’ nghĩa là gì.” Nói cho công bằng, khái niệm tư cách công dân (citizenship) rất phức tạp, đặc biệt khi so sánh với một khái niệm phức tạp không kém là quốc tịch (nationality). Vậy sự khác biệt giữa hai khái niệm này là gì? Continue reading “Sự khác biệt giữa quốc tịch và tư cách công dân?”

06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên

Nguồn: First modern Olympic Games, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1896, Thế vận hội Olympic, một truyền thống lâu đời của Hy Lạp cổ đại, đã được tái sinh ở Athens 1.500 năm sau khi bị cấm bởi Hoàng đế La Mã Theodosius I. Vào lúc khai mạc Thế vận hội Athens, Vua Georgios I của Hy Lạp và đám đông 60.000 khán giả đã chào đón các vận động viên từ 13 quốc gia đến tham dự cuộc tranh tài quốc tế.

Thế vận hội Olympic lần đầu tiên được tổ chức tại Olympia, thuộc thành bang Elis của Hy Lạp vào năm 776 trước Công nguyên, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận rằng Thế vận hội đã tồn tại ít nhất 500 năm tính đến thời điểm đó. Thế vận hội cổ đại, được tổ chức bốn năm một lần, diễn ra trong một lễ hội tôn giáo tôn vinh thần Zeus của Hy Lạp. Continue reading “06/04/1896: Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên”

04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời

Nguồn: Yamamoto Isoroku, Japan’s mastermind of the Pearl Harbor attack, is born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Yamamoto Isoroku, chiến lược gia có lẽ là vĩ đại nhất của Nhật Bản và là người đã lên kế hoạch cho cuộc không kích bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, đã ra đời vào ngày này năm 1884.

Tốt nghiệp Học viện Hải quân Nhật Bản năm 1904, Yamamoto làm tùy viên hải quân tại Đại sứ quán Nhật Bản tại Washington, D.C., từ năm 1926 đến năm 1927. Trong 15 năm tiếp theo, ông đã được thăng chức nhiều lần, từ thứ trưởng hải quân Nhật Bản đến đô đốc của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản vào tháng 8 năm 1941. Continue reading “04/04/1884: Người hoạch định cuộc tấn công Trân Châu Cảng ra đời”