Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?

78-why-the-battle-for-mosul-is-a-turning-point

Nguồn:Why the battle for Mosul is a turning point“, The Economist, 17/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi quân đội Iraq và các đồng minh bắt đầu phản công chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) vào cuối năm 2014, họ đã nỗ lực để giải phóng nhiều thành phố ở miền bắc và miền tây Iraq. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến giành Mosul, được bắt đầu vào sáng sớm ngày 17/10, chỉ như một cuộc giao tranh khác trong sự thoái lui dần dần của các chiến binh thánh chiến. Nhưng cuộc chiến giành Mosul lại tập trung nhiều nỗ lực hơn hơn bất kỳ cuộc đụng độ nào khác với IS. Tại sao rất nhiều thế lực bên trong và bên ngoài Iraq xem Mosul như một bước ngoặt? Continue reading “Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?”

Sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước ở Mỹ đang bị xói mòn ra sao?

77-how-americas-separation-of-church-and-state-is-fraying

Nguồn:How America’s separation of church and state is fraying“, The Economist, 02/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Bức tường giữa nhà nước và giáo hội”, Thẩm phán Hugo Black đã viết trong vụ Everson vs. Hội đồng Giáo dục, một vụ án từ năm 1947, “phải được giữ cao và bất khả xâm phạm”. Thẩm ván Black đã trích dẫn một câu mà Thomas Jefferson đã sử dụng vào năm 1802 để trấn an một nhóm tín đồ Baptist rằng, với vai trò là tổng thống, ông sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các giáo phái thiểu số. Ẩn dụ nổi tiếng về bức tường (Jefferson đã mượn nó từ Roger Williams, một nhà Thần học Thanh giáo thế kỷ 17) đã được sử dụng hàng thế kỷ, nhưng nó đang trở nên ngày càng ít phù hợp hơn để mô tả về mối quan hệ đặc biệt giữa các tôn giáo và các thể chế nhà nước của Mỹ. Vậy điều gì đang xảy ra? Continue reading “Sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước ở Mỹ đang bị xói mòn ra sao?”

‘Liên minh thuế quan’ và ‘Thị trường đơn nhất’ khác nhau ra sao?

76-the-difference-between-europe-customs-union-and-single-market

Nguồn:The difference between Europe’s “customs union” and “single market” “, The Economist, 06/10/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi thảo luận về một phương án Brexit “cứng” hoặc “mềm”, các nhà bình luận thường xuyên nói về “liên minh thuế quan” (customs union) và “thị trường đơn nhất” (single market) của Liên minh châu Âu (EU). Hiện nay, Anh là thành viên của cả hai. Một quốc gia có thể chỉ là thành viên của liên minh thuế quan mà không phải là thành viên của thị trường đơn nhất (ví dụ như Thổ Nhĩ Kỳ, Andorra hoặc Đảo Man). Ngược lại, một quốc gia cũng có thể chỉ là thành viên của thị trường đơn nhất mà không phải là thành viên của liên minh thuế quan (như Na Uy hay Iceland). Thường thì hai thuật ngữ này hay bị đánh đồng, dẫn đến việc che mất những điểm khác biệt quan trọng. Những điểm đó là gì? Continue reading “‘Liên minh thuế quan’ và ‘Thị trường đơn nhất’ khác nhau ra sao?”

Khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ đâu?

left-right

Nguồn:How did the political labels “left wing” and “right wing” originate?“, History, 06/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, các thuật ngữ “cánh tả” và “cánh hữu” được sử dụng như các từ tượng trưng cho những người tự do và bảo thủ, nhưng ban đầu chúng được đặt ra để chỉ việc sắp xếp chỗ ngồi thực tế của các chính trị gia trong cuộc Cách mạng Pháp. Việc phân chia được bắt đầu từ mùa hè năm 1789, khi các thành viên của Quốc hội Pháp gặp gỡ để bắt đầu soạn thảo hiến pháp. Các đại biểu đã chia rẽ sâu sắc về vấn đề Vua Louis XVI nên có bao nhiêu quyền lực, và khi cuộc tranh luận nổ ra, mỗi bên trong hai phe phái chính đã chọn ra “lãnh địa” của mình trong hội trường. Các nhà cách mạng chống bảo hoàng ngồi về phía bên trái của chủ toạ, trong khi những người thuộc dòng dõi quý tộc, bảo thủ hơn và thể hiện thái độ ủng hộ chế độ quân chủ lại tập trung về phía bên phải. Continue reading “Khái niệm ‘cánh tả’ và ‘cánh hữu’ bắt nguồn từ đâu?”

Phong trào Alt-Right là gì?

74-what-is-the-alt-right

Nguồn:What is the Alt-Right?“, The Economist, 25/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cho đến tháng Tám năm nay, phong trào Alt-Right [Alt viết tắt cho Alternative (sự thay thế), còn right nghĩa là đúng đắn hoặc cánh hữu] không nhận được mấy sự quan tâm. Hai sự việc xảy ra đã làm thay đổi điều đó. Đầu tiên, Donald Trump bổ nhiệm Steve Bannon, cựu Giám đốc Điều hành – Chủ tịch của Breitbart, làm CEO cho chiến dịch tranh cử của mình. Breitbart là một trang web đã đăng tải những câu chuyện cổ xúy Alt-Right. Sau đó, Hillary Clinton đã có bài phát biểu tại Reno, Nevada, trong đó bà tố cáo Trump đã đưa Alt-Right và những người ủng hộ phong trào này vào nền chính trị chính thống Mỹ. Điều đó dẫn đến hàng trăm hàng ngàn lượt tìm kiếm trên Google. Những người tuyên bố là ủng hộ Alt-Right vui mừng vì nhận được sự chú ý. Vậy Alt-Right là gì? Và nếu nó thực sự quan trọng, thì tại sao? Continue reading “Phong trào Alt-Right là gì?”

Chính sách cảnh sát ‘cửa sổ vỡ’ là gì?

73-what-broken-windows-policing-is

Nguồn:What “broken windows” policing is?“, The Economist, 27/01/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 7/2014, một người đàn ông da đen không vũ trang tên là Eric Garner đã chết dưới tay của một sĩ quan cảnh sát sau khi được cho là đã phản kháng việc bắt giữ. Garner bị cáo buộc là đã bán thuốc lá lậu trên một góc phố ở Đảo Staten. Cái chết của anh ta, cùng với cái chết của những người da đen không vũ trang khác bị cáo buộc phạm các tội tiểu hình dưới tay các nhân viên cảnh sát da trắng, đã làm dấy lên câu hỏi về chiến thuật của cảnh sát. Một số người nói rằng vấn đề nằm ở việc thực hiện chính sách tuần tra “cửa sổ vỡ”, một cách tiếp cận để thực thi pháp luật dựa trên một lý thuyết cho rằng việc trấn áp các tội phạm nhỏ giúp ngăn ngừa những tội ác lớn hơn. Những người chỉ trích cho rằng hiệu quả của chính sách này có tính phân biệt đối xử, bởi vì cảnh sát nhìn chung có xu hướng nhắm vào các mục tiêu không phải là người da trắng. Những người bảo vệ chính sách này như Bill Bratton (ảnh trên), Giám đốc Cục Cảnh sát New York (NYPD), và George Kelling, người khởi xướng lý thuyết ban đầu, lại bênh vực cho lý thuyết này và xem đó là lý do tại sao tội phạm giảm mạnh ở nhiều thành phố. Vậy, chính xác thì chính sách tuần tra “cửa sổ vỡ” là gì, và nó có thực sự là nguyên nhân làm giảm tội phạm hay không? Continue reading “Chính sách cảnh sát ‘cửa sổ vỡ’ là gì?”

Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?

handshake

Nguồn:What is the origin of the handshake“, History, 08/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc bắt tay đã tồn tại dưới hình thức này hay hình thức khác trong hàng ngàn năm qua, nhưng nguồn gốc của nó thì chưa được xác định cụ thể. Theo một giả thuyết phổ biến, cử chỉ này được bắt đầu như là một cách để truyền đạt những ý định hòa bình. Bằng cách xòe bàn tay phải đang không cầm nắm gì, những người lạ có thể cho thấy rằng họ không cầm vũ khí và không hề có ý định xấu với người đối diện. Một số người thậm chí còn cho rằng chuyển động lên và xuống trong lúc bắt tay được cho là để làm rơi ra bất cứ con dao hay dao găm nào được giấu kín trong tay áo. Tuy nhiên, một lời giải thích khác lại cho rằng bắt tay là một biểu tượng của thiện chí khi đưa ra một lời tuyên thệ hoặc lời hứa. Khi hai người siết chặt bàn tay, họ thể hiện rằng lời nói của họ là một sự ràng buộc thiêng liêng. “Một thỏa thuận có thể được thể hiện một cách nhanh chóng và rõ ràng bằng ngôn từ,” sử gia Walter Burkert từng giải thích, “nhưng chỉ được thực thi hiệu quả bằng một cử chỉ mang tính nghi lễ: những bàn tay mở rộng, không có vũ khí hướng về phía nhau, nắm chặt lấy nhau trong một cái bắt tay chung.” Continue reading “Nguồn gốc của việc bắt tay là gì?”

Người Nubia là ai?

71-who-are-the-nubians

Nguồn:Who are the Nubians?”, The Economist, 18/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với những người quan sát bên ngoài, một sắc lệnh do Tổng thống Abdel-Fattah al-Sisi ban hành vào hồi tháng 11/2014 có vẻ bình thường. Với việc đặt bút ký vào sắc lệnh, Tổng thống Ai Cập đã chuyển một dải đất hầu như chưa có người ở tại miền nam Ai Cập trở thành một khu vực quân sự hạn chế tiếp cận. Vào hồi tháng 1 năm nay, quốc hội Ai Cập đã phê chuẩn sắc lệnh của ông Sisi. Tiếp theo đó là những phản ứng dữ dội. Khu vực được dành riêng cho quân đội này là một phần đất của người Nubia. Hiến pháp năm 2014 hứa hẹn rằng người Nubia, những người đã bị buộc phải rời khỏi vùng đất của mình nhiều thập niên trước đây, có thể trở lại đó. “Đừng quên Nubia!” một thành viên của Quốc hội đã hét lên như vậy khi ông Sisi trình bày trước hạ viện hồi tháng 2. Nhưng chính phủ Ai Cập từ lâu đã nỗ lực xóa bỏ sự khác biệt về chủng tộc nhằm mục tiêu tạo ra một Ai Cập đồng nhất. Vậy, người Nubia là ai? Continue reading “Người Nubia là ai?”

Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?

70-why-germans-are-protesting-against-free-trade

Nguồn:Why Germans are protesting against free trade“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có rất ít quốc gia giành được lợi thế từ thương mại quốc tế như Đức. Tuần trước, Viện Ifo, một viện nghiên cứu kinh tế, cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước Đức đã đạt mức cao kỷ lục 310 tỉ USD trong năm nay. Một ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh và đồng euro bị làm yếu đi bởi tình hình khó khăn của các nước láng giềng phía nam khiến cho vị thế kinh tế của Đức trở nên vững chãi. Thế nhưng, vào ngày 17/9, có khoảng 100.000 đến 250.000 người Đức đã xuống đường tại các thành phố trên toàn nước Đức để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một hiệp định thương mại tự do hiện đang được đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Họ cũng sẽ phản đối CETA, một hiệp định tương tự giữa EU và Canada. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 5/2016, 59% người Đức phản đối TTIP, so với mức trung bình của EU là 34%. Con số này chỉ nằm sau tỷ lệ phản đối của nước Áo. Tại sao một quốc gia của các nhà xuất khẩu lại thận trọng với tự do hóa thương mại như vậy? Continue reading “Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?”

Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?

69-how-britains-post-referendum-economy-is-faring

Nguồn:How Britain’s post-referendum economy is faring“, The Economist, 20/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 6 vừa qua, nền kinh tế của Anh vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Chỉ số FTSE 250, chỉ số chứng khoán chủ đạo của quốc gia này, đang ở mức cao hơn trước cuộc trưng cầu. Đồng bảng Anh, sau một vài ngày rớt giá ngay sau cuộc bỏ phiếu, đã ổn định. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rất ít người ủng hộ Brexit cảm thấy hối tiếc về lá phiếu của mình: thật vậy, nhiều người trong số họ bây giờ lập luận rằng các dự báo trước cuộc trưng cầu về tình hình kinh tế ảm đạm đã bị thổi phồng, và một số thậm chí còn phát hiện sự khởi đầu của một “sự bùng nổ kinh tế hậu Brexit”. Vậy thực tế là gì? Continue reading “Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”

Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?

67-how-a-grand-jury-works

Nguồn:How a grand jury works“, The Economist, 07/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 03/12/2014, một đại bồi thẩm đoàn (grand jury) ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở và giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang. Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra tiếp sau một quyết định của một đại bồi thẩm đoàn khác không khởi tố một nhân viên cảnh sát da trắng vì đã giết Michael Brown, một thanh niên da đen không vũ trang ở Ferguson, Missouri. Trong vụ đó, viên sĩ quan cảnh sát đã tuyên bố tự vệ và không có video nào để minh chứng cho những gì đã xảy ra. Nhưng những người đi đường đã quay được phim về cái chết của Eric Garner, người bị giết ở New York. Đòn khóa cổ (chokehold) được sử dụng trong vụ này đã bị cấm bởi Sở cảnh sát New York (NYPD) từ năm 1993. Một số sĩ quan cảnh sát cũng có mặt tại hiện trường; không có dấu hiệu cho thấy họ đang đối mặt với mối nguy hiểm từ Garner. Tất cả những điều này khiến cho quyết định của đại bồi thẩm đoàn về việc không khởi tố viên sĩ quan cảnh sát là đặc biệt khó hiểu. Vậy, đại bồi thẩm đoàn là gì, và họ làm việc như thế nào? Continue reading “Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?”

Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?

monaco-flag

Nguồn:Which country has the world’s shortest written constitution“, History, 09/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Monaco, quốc gia nhỏ thứ hai trên hành tinh tính theo diện tích (sau thành phố Vatican), là quốc gia có hiến pháp ngắn nhất thế giới. Được thông qua vào năm 1962 dưới thời trị vì của Hoàng tử Rainier III, đạo luật chủ đạo này dài 3.814 từ, theo Dự án Hiến pháp So sánh (CCP). Công quốc nhỏ bé, mà ngày nay nổi tiếng là một nơi ăn chơi cho những người giàu có, đã có bản hiến pháp đầu tiên của mình được công bố vào năm 1911 bởi Hoàng tử Albert I. Trong khi đó, hiến pháp 146.385 chữ của Ấn Độ là bản hiến pháp dài nhất thế giới, theo CCP. Nó có hiệu lực vào tháng 1/1950, chưa đến ba năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh, vào tháng 8/1947. Continue reading “Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?”

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

65-why-kashmir-is-erupting-again

Nguồn:Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì? Continue reading “Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?”

Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?

64-kt-the-relationship-between-trade-and-wages

Nguồn:The relationship between trade and wages“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương mại có ảnh hưởng xấu đến tiền lương không? Hay chính xác hơn, việc nhập khẩu từ các nền kinh tế có mức lương thấp có làm tổn hại công nhân ở các nền kinh tế có mức lương cao không? Nhiều người cho là như vậy. Các nhà kinh tế học thì giải thích thuyết phục hơn một chút. Quay trở lại những năm 1930, một nhà kinh tế học về thương mại, Gottfried Haberler, đã lập luận rằng ” tổng thể tầng lớp lao động không có gì phải lo sợ về thương mại quốc tế” – ít nhất là trong dài hạn. Sự tin tưởng này được căn cứ trên ba quan sát. Continue reading “Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?”