12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris

Nguồn: Leaders of the Big Four nations meet for the first time in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Lloyd George đến Paris, ông đã gặp đại diện của các quốc gia Tứ Cường còn lại – Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý, và Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ – tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong số hơn 100 cuộc họp của bốn người đàn ông. Continue reading “12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC

Ngay cả khi Tập chưa xem xét việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện rằng họ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Eo biển Đài Loan. Nhưng các quyết định quân sự không được phép định hướng cách tiếp cận tổng thể của Mỹ, như gợi ý của nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách. Có một thực tế không thể chối cãi là không một sức mạnh quân sự bổ sung nào của Mỹ có thể triển khai trong vòng 5 năm tới sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân sức mạnh quân sự. Mỹ vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao và một loạt các công cụ khác để cho Bắc Kinh thấy rõ cái giá của thống nhất bằng vũ lực. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/Tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao giải pháp tốt nhất là không đưa ra giải pháp nào cả?

70 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã tránh được thảm họa tại Đài Loan. Nhưng có một sự đồng thuận đang hình thành trong giới hoạch định chính sách Mỹ, rằng nền hòa bình này có lẽ sẽ không kéo dài thêm nữa. Hiện nay, nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách cho rằng Mỹ phải sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan. Tháng 10/2022, Mike Gilday, người đứng đầu Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan trước năm 2024. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, gồm Hạ nghị sĩ Dân chủ Seth Moulton và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher, cũng chia sẻ quan điểm của Gilday. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)”

10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức

Nguồn: President Harding orders U.S. troops home from Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, bốn năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Warren G. Harding đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đang đóng tại Đức phải trở về nhà.

Năm 1917, sau nhiều năm bế tắc đẫm máu dọc theo Mặt trận phía Tây, việc các lực lượng mới, được trang bị đầy đủ của Mỹ tham gia vào Thế chiến I – một quyết định được Tổng thống Woodrow Wilson công bố vào tháng 4 và phần lớn nguyên nhân là do những đợt tấn công trắng trợn của Đức vào các tàu Mỹ – đã được chứng minh là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột. Lực lượng hải quân Mỹ đến Anh vào ngày 9/4, chỉ ba ngày sau khi chính thức tuyên chiến. Ngày 13/6, Lực lượng Viễn chinh Mỹ, do Tướng John J. Pershing nổi tiếng chỉ huy, đổ bộ lên bờ biển nước Pháp. Continue reading “10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức”

Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk, “The Case for Taking Crimea,” Foreign Affairs, 02/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea?

Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn. Continue reading “Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea”

Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?

Nguồn: Nigel Gould-Davies, “Putin Has No Red Lines,” New York Times, 01/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lằn ranh đỏ của Putin nằm ở đâu?”

Câu hỏi này,  được đặt ra với mức độ cấp bách ngày càng tăng khi quân Nga dù đang thua cuộc chiến ở Ukraine vẫn không ngừng gây hấn, nhằm mục đích tìm ra một phân tích rõ ràng và góp phần định hướng chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một câu hỏi sai, bởi vì “lằn ranh đỏ” là một phép ẩn dụ tồi và dễ gây phân tâm. Có nhiều cách tốt hơn để suy nghĩ về chiến lược.

“Lằn ranh đỏ” ngụ ý rằng có những giới hạn xác định đối với các hành động mà một quốc gia – mà trong trường hợp này là Nga – có thể chấp nhận từ các quốc gia khác. Nếu phương Tây vi phạm những giới hạn này, Nga sẽ đáp trả theo những cách mới và nguy hiểm hơn. Một lằn ranh đỏ là một ngưỡng dẫn tới leo thang. Ngoại giao phương Tây phải cố gắng hiểu và “tôn trọng” các lằn ranh đỏ của Nga bằng cách tránh các hành động đi quá giới hạn. Theo đó, các lằn ranh đỏ của Nga đặt ra giới hạn cho các hành động của phương Tây. Continue reading “Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?”

08/01/1992: George H.W. Bush nôn lên người Thủ tướng Nhật Bản

Nguồn: President George H.W. Bush vomits on the Prime Minister of Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, một trong những sự cố bị chế giễu nhiều nhất trong lịch sử các đời Tổng thống Mỹ đã xảy ra tại Nhật Bản, khi Tổng thống George H.W. Bush nôn lên người Thủ tướng Nhật Bản.

Thủ tướng Kiichi Miyazawa đang tổ chức bữa tối cho vị tổng thống trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông. Bush, lúc đó 67 tuổi, trông khá khỏe mạnh, ông thậm chí còn chơi quần vợt đôi cùng với Hoàng đế Nhật Bản và con trai ông vào sáng hôm đó. Tuy nhiên, trong bữa tối, Bush đột ngột đổ bệnh. Ông nghiêng người về phía trước, rồi ngã xuống, nôn vào lòng Thủ tướng nước chủ nhà. Tổng thống Mỹ sau đó ngất xỉu, còn vợ ông là Barbara, các phụ tá và các thành viên của Cơ quan Mật vụ đã nhanh chóng đến giúp đỡ ông. Ông đã tỉnh lại sau chốc lát và có thể tự mình rời khỏi bữa tối, xin lỗi về sự cố. Continue reading “08/01/1992: George H.W. Bush nôn lên người Thủ tướng Nhật Bản”

07/01/1785: Hai nhà thám hiểm băng qua Eo biển Manche bằng khinh khí cầu

Nguồn: Two explorers cross the English Channel in a balloon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1785, hai nhà thám hiểm Jean-Pierre Blanchard (người Pháp) và John Jeffries (người Mỹ) đã đi từ Dover, Anh, đến Calais, Pháp, trên khinh khí cầu, trở thành những người đầu tiên băng qua Eo biển Manche bằng đường hàng không. Continue reading “07/01/1785: Hai nhà thám hiểm băng qua Eo biển Manche bằng khinh khí cầu”

05/01/1531: Giáo hoàng Clement VII cấm Vua Henry VIII tái hôn

Nguồn: Pope Clement VII forbids King Henry VIII from remarrying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1531, Giáo hoàng Clement VII đã gửi thư cho Vua Henry VIII của Anh cấm ông tái hôn với lý do bị vạ tuyệt thông. Henry, người đang tìm cách thoát khỏi cuộc hôn nhân với người vợ đầu tiên của mình, Catherine xứ Aragon, đã phớt lờ lời cảnh báo của Giáo hoàng. Ông kiên quyết kết hôn với Anne Boleyn (và sau đó còn có thêm bốn người vợ), chấp nhận bị vạ tuyệt thông. Sự kiện này đã trở thành một trong những cuộc ly giáo quan trọng nhất trong lịch sử Thiên Chúa giáo. Continue reading “05/01/1531: Giáo hoàng Clement VII cấm Vua Henry VIII tái hôn”

Trung Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị

Nguồn: Bonnie Girard, “From Zero to All-Out COVID: The Power of the Politburo’s Standing Committee,” The Diplomat, 30/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dù Tập là người đưa ra lựa chọn cuối cùng, nhưng các đồng nghiệp của ông trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị vẫn nắm giữ quyền lực rất lớn, trên bình diện tập thể và cá nhân.

Cố gắng cân bằng giữa lòng trung thành với nhà lãnh đạo và lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các thành viên của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã phải tìm cách để chấm dứt chính sách zero-Covid của nước này. Cả nền kinh tế lẫn người dân Trung Quốc đều không thể chịu đựng lâu hơn được nữa. Continue reading “Trung Quốc bỏ chính sách zero-Covid: Quyền lực của Ban Thường vụ Bộ Chính trị”

03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ

Nguồn: Panamanian dictator Manuel Noriega surrenders to U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, sau 10 ngày ẩn náu tại Tòa sứ thần Vatican ở Thành phố Panama, Tướng Manuel Antonio Noriega đã đầu hàng quân đội Mỹ và phải đối mặt với cáo buộc buôn bán ma túy. Ngày hôm sau, Noriega bay đến Miami và người dân Thành phố Panama đã đổ ra đường để ăn mừng. Ngày 10/07/1992, nhà độc tài bị kết tội buôn bán ma túy, rửa tiền, lừa đảo, và bị kết án 40 năm tù.

Noriega, sinh ra ở Panama năm 1938, là một người lính trung thành với Tướng Omar Torrijos, người đã lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 1968. Dưới thời Torrijos, Noriega đứng đầu cơ quan tình báo khét tiếng G-2 chuyên quấy rối và khủng bố những người chỉ trích chế độ Torrijos. Noriega cũng hợp tác với C.I.A., đồng thời buôn lậu ma túy làm giàu. Continue reading “03/01/1990: Nhà độc tài Panama Manuel Noriega đầu hàng Mỹ”

01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực

Nguồn: The North American Free Trade Agreement comes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, một trong những hiệp định thương mại lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử thế giới đã chính thức có hiệu lực. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Canada, Mỹ, và Mexico đã loại bỏ hầu hết các rào cản thương mại giữa ba nước, nhưng đồng thời cũng gây tranh cãi ở cả ba nước kể từ khi nó ra đời.

Ronald Reagan là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề xuất một hiệp định thương mại tự do ba bên giữa các nước Bắc Mỹ. Người kế nhiệm ông, George H.W. Bush, đã tiến hành đàm phán với Tổng thống Mexico Carlos Salinas de Gortari, và Thủ tướng Canada Brian Mulroney sau đó cũng tham gia. Mục tiêu là loại bỏ hầu hết các loại thuế quan và rào cản đối với dòng nhân lực và sản phẩm dịch chuyển qua biên giới của ba nước. Continue reading “01/01/1994: Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ có hiệu lực”

31/12/1999: Putin trở thành quyền tổng thống sau khi Yeltsin từ chức

Nguồn: Putin becomes acting president of Russia, following Yeltsin’s resignation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào đêm giao thừa năm 1999, Boris Yeltsin, Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga, đã từ chức sau 8 năm tại vị. Chức vụ Tổng thống được trao cho Thủ tướng của ông, Vladimir Putin, một cựu sĩ quan tình báo, người sẽ nhanh chóng trở thành nhân vật trung tâm trong nền chính trị Nga và đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu trong thế kỷ mới. Continue reading “31/12/1999: Putin trở thành quyền tổng thống sau khi Yeltsin từ chức”

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

GÁNH NẶNG CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO

Lúc này, công chúng Nga vẫn chưa đứng lên phản đối chiến tranh. Người Nga có thể hoài nghi về Putin và có thể không tin tưởng vào chính phủ của ông. Nhưng họ cũng không muốn những người con trai, người cha, và người anh em đang mặc quân phục của mình thua trận trên chiến trường. Đã quen với vị thế cường quốc của Nga sau nhiều thế kỷ, và bị cô lập với phương Tây, hầu hết người Nga không muốn đất nước của họ trở thành một nước không có bất kỳ quyền lực và ảnh hưởng nào ở châu Âu, vốn là hậu quả tất yếu khi Nga thất bại ở Ukraine. Continue reading “Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P2)”

Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Last Stand,” Foreign Affairs, Tháng 1-2/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kịch bản dự đoán thất bại của người Nga.

Cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đáng lẽ phải là thành tựu đỉnh cao của ông, bằng chứng cho thấy nước Nga đã tiến xa như thế nào kể từ khi đế chế Xô-viết sụp đổ vào năm 1991. Sáp nhập Ukraine được dự kiến là bước đầu tiên trong quá trình tái thiết đế chế Nga. Putin có ý định vạch trần Mỹ chỉ là “con hổ giấy” bên ngoài Tây Âu, và chứng minh rằng Nga, cùng với Trung Quốc, được định sẵn sẽ nắm giữ vai trò lãnh đạo trong một trật tự quốc tế mới, đa cực.

Nhưng kế hoạch đã không thành sự thật. Kyiv kiên trì đứng vững, và quân đội Ukraine đã phát triển thành một lực lượng hùng mạnh, một phần nhờ vào quan hệ đối tác chặt chẽ với Mỹ và các đồng minh phương Tây. Ngược lại, quân đội Nga đã thể hiện khả năng tổ chức và tư duy chiến lược kém. Hệ thống chính trị Nga cũng cho thấy họ không thể học hỏi từ những sai lầm của mình. Vì gần như không thể tác động đến hành động của Putin, phương Tây buộc phải chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến thảm khốc do Nga lựa chọn. Continue reading “Những kịch bản cho hồi kết của Putin (P1)”

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Realist Guide to World Peace,” Foreign Policy, 23/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bạn không cần phải là một người theo chủ nghĩa lý tưởng thì mới muốn chấm dứt chiến tranh.

Mỗi năm, mùa nghỉ lễ là khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta được khuyến khích để nghĩ về hòa bình. Các bên tham chiến đôi khi sẽ tuyên bố ngừng bắn vào thời điểm này, và các cộng đồng tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới được dạy bảo rằng theo đuổi và gìn giữ hòa bình là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nếu may mắn, hầu hết chúng ta sẽ dành một phần thời gian trong kỳ nghỉ lễ để tận hưởng niềm vui bên bạn bè và gia đình, cố gắng gạt bản năng độc ác của loài người sang một bên, dù là trong khoảnh khắc. Continue reading “Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới”

27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward

Nguồn: FDR seizes control of Montgomery Ward, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong lúc Thế chiến II đang diễn ra, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ra lệnh cho Bộ trưởng Chiến tranh tịch thu tài sản của Công ty Montgomery Ward vì công ty này từ chối tuân thủ thỏa thuận lao động.

Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng đình công trong các ngành hỗ trợ chiến tranh quan trọng, Roosevelt đã thành lập Ủy ban Lao động Chiến tranh Quốc gia vào năm 1942. Ủy ban đã thương lượng các thỏa thuận giữa ban quản lý và công nhân để tránh việc ngừng sản xuất, vốn có thể làm tê liệt nỗ lực chiến tranh. Continue reading “27/12/1944: Mỹ tịch thu tài sản công ty Montgomery Ward”

Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “As COVID soars, China has 2 chains of command,” Nikkei Asia, 22/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhân vật số 2 mới Lý Cường đều đang ở đằng sau tay lái.

Sau khi dần dỡ bỏ chính sách zero-COVID hà khắc vào tháng 11, Trung Quốc đã chứng kiến sự gia tăng đột biến số lượng ca nhiễm virus. Tốc độ lây lan nhanh hơn dự đoán, khiến cho hệ thống chăm sóc y tế và các chức năng quan trọng khác gần như bị tê liệt.

Bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Những bệnh nhân cao tuổi bị sốt gần 400C chỉ có hai lựa chọn: đợi sáu giờ bên ngoài bệnh viện, hoặc về nhà. Nhiều người đã quyết định về nhà. Continue reading “Trung Quốc vật lộn với Covid trong khi chuỗi chỉ huy gây bối rối”

Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?

Nguồn: Jonathan Tepperman, “China’s Dangerous Decline,” Foreign Affairs, 19/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần có sự điều chỉnh khi những rắc rối của Bắc Kinh ngày một gia tăng.

Hai tháng vừa qua là một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc đương đại. Dấu mốc đầu tiên là Đại hội Đảng lần thứ 20, sự kiện được Chủ tịch Tập Cận Bình sử dụng để loại bỏ những đối thủ duy nhất còn sót lại của mình. Sau đó vài tuần, tại Trung Quốc nổ ra làn sóng biểu tình lan rộng nhất mà nước này từng chứng kiến kể từ các cuộc biểu tình rầm rộ ở Quảng trường Thiên An Môn và nhiều nơi khác vào năm 1989. Thế rồi, chưa đầy một tuần sau, một hồi kết đáng kinh ngạc đã xuất hiện: trong một hành động nhượng bộ hiếm hoi (và không được thừa nhận), Bắc Kinh tuyên bố họ đang nới lỏng một số chính sách “zero COVID” đã khiến rất nhiều người tức giận xuống đường. Continue reading “Làm thế nào để quản lý rủi ro từ một Trung Quốc suy yếu?”

25/12/1962: Phim “Giết con chim nhại” ra rạp

Nguồn: “To Kill a Mockingbird” opens in theaters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Giết con chim nhại, bộ phim dựa trên tiểu thuyết cùng tên đoạt giải Pulitzer năm 1960 của Harper Lee, đã chính thức ra rạp. Câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc và về tuổi thơ bị đánh mất trong thời kỳ Đại Suy thoái đã được kể lại dưới góc nhìn của một cô bé người Alabama tên là Scout Finch, do Mary Badham thủ vai trong phim, sống cùng người anh Jem (Phillip Alford) và người cha Atticus, một luật sư góa vợ (Gregory Peck). Trong lúc Scout, Jem, và bạn của họ là Dill (John Megna) bị cuốn hút bởi Boo Radley (Robert Duvall) bí ẩn, Atticus đã ra tòa bào chữa cho một người đàn ông da đen bị buộc tội cưỡng hiếp một phụ nữ da trắng. Continue reading “25/12/1962: Phim “Giết con chim nhại” ra rạp”