Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai

Nguồn: Stephen M. Walt, “Which NATO Do We Need?,” Foreign Policy, 14/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bốn tương lai khả dĩ cho liên minh xuyên Đại Tây Dương.

Trong một thế giới liên tục thay đổi, sự bền vững của quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương quả là điều đáng chú ý. NATO còn “lớn tuổi” hơn tôi, dù tôi không còn trẻ nữa. Nó đã tồn tại lâu hơn cả triều đại của Nữ hoàng Elizabeth II ở Anh. Lý do tồn tại ban đầu của nó – “loại trừ Liên Xô, giữ chân Mỹ, và kiềm chế Đức” (“keep the Soviet Union out, the Americans in, and the Germans down”) – đã không còn hợp thời như trước (bất chấp cuộc chiến của Nga ở Ukraine), nhưng nó vẫn tạo ra sự tôn trọng ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Nếu bạn là một chính khách đầy tham vọng đang mong muốn để lại dấu ấn của mình ở Washington, Berlin, Paris, London, học cách ca ngợi những đặc điểm bền bỉ của NATO vẫn là một nước cờ có ích cho sự nghiệp. Continue reading “Phân tích 4 mô hình khả dĩ dành cho NATO trong tương lai”

04/10/1992: Máy bay lao vào chung cư ở Amsterdam

Nguồn: Plane crashes into apartment building, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, một máy bay chở hàng đã lao vào một tòa nhà chung cư gần sân bay ở Amsterdam, Hà Lan. Bốn người trên máy bay và khoảng 100 người khác trong khu chung cư đã thiệt mạng trong thảm họa.

Chiếc máy bay chở hàng Boeing 747 của hãng El-Al dự kiến sẽ chở 114 tấn máy tính, máy móc, vải sợi, và nhiều vật liệu khác từ Amsterdam đến Tel Aviv, Israel. Lúc 6:30 tối Chủ Nhật ngày 04/10/1992, Cơ trưởng Isaac Fuchs đã lái chiếc máy bay, chở theo hai phi công khác và một hành khách, rời khỏi Sân bay Schipol trong điều kiện thời tiết tốt. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau khi cất cánh, động cơ thứ ba và thứ tư bất ngờ bốc cháy và rơi khỏi cánh máy bay. Continue reading “04/10/1992: Máy bay lao vào chung cư ở Amsterdam”

Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “105-year-old party elder sends blunt message to Xi,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Cải cách và mở cửa là con đường duy nhất cho Trung Quốc,” Tống Bình nói.

Ở tuổi 105, Tống Bình (Song Ping) là quan chức về hưu cao tuổi nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nổi tiếng với việc từng thúc ép cựu chủ tịch Giang Trạch Dân phải nghỉ hưu hoàn toàn, mới đây, Tống đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên sau nhiều năm.

Do tuổi cao nên ông chỉ xuất hiện trong một đoạn video. Nhưng hành động đó đã gây xôn xao chính giới Trung Quốc trước thềm đại hội toàn quốc của đảng, sẽ khai mạc vào ngày 16/10. Continue reading “Đảng viên lão thành 105 tuổi gửi thông điệp thẳng thừng cho Tập”

Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Putin’s Next Move in Ukraine,” Foreign Affairs, 16/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ra lệnh động viên, rút lui, hay còn một phương án khác?

Lần đầu tiên trong cuộc chiến ở Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đối mặt với viễn cảnh thua cuộc. Những thất bại ban đầu xung quanh Kyiv và Chernigov đã được bù đắp nhờ chiến thắng của Nga ở miền nam và miền đông Ukraine. Những thất bại đó cũng có thể được coi là quyết định rút lui chiến thuật và do đó là sự lựa chọn của người Nga, bất kể chúng có thực sự là vậy hay không. Ngược lại, thất bại của binh lính Nga ở khu vực Kharkiv vào ngày 10/09 mới đây – và thành công của lực lượng Ukraine khi nhanh chóng chiếm lại lãnh thổ trải dài khoảng 2.000 dặm vuông ở miền nam và miền đông – cho thấy rõ ràng rằng Ukraine đang thắng thế, còn quân đội Nga có thể sẽ tiếp tục thất thế. Chiến dịch Kharkiv của Ukraine đã phá tan ảo tưởng về sự bất khả chiến bại của Nga. Nó cũng báo trước một giai đoạn mới trong kỳ vọng của phương Tây. Đột nhiên, các nhà lãnh đạo và chiến lược gia phương Tây có thể tin rằng Ukraine đang chiếm thế thượng phong trong cuộc chiến này. Sự thay đổi quan điểm này chắc chắn sẽ mở ra một động lực hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine. Lập luận rằng Ukraine nên đầu hàng vì hòa bình, thay vì tiếp tục chiến đấu, nay đã bị bác bỏ. Continue reading “Putin sẽ làm gì tiếp theo ở Ukraine?”

02/10/2006: Xả súng tại một trường học của người Amish

Nguồn: Gunman kills five students at Amish school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2006, Charles Roberts đã bước vào trường West Nickel Mines Amish ở Nickel Mines, Pennsylvania và bắn chết 5 nữ sinh, đồng thời làm bị thương thêm 5 người khác, trước khi dùng súng tự kết liễu đời mình.

Charles Carl Roberts IV, một tài xế xe tải chuyên chở sữa 32 tuổi sống trong một thị trấn gần đó, đã bước vào ngôi trường có một phòng học này trước 10:30 sáng, mang theo nhiều vũ khí, đạn dược, công cụ và các vật dụng khác bao gồm cả giấy vệ sinh – cho thấy hắn đã lên kế hoạch cho một cuộc đấu súng kéo dài. Roberts buộc 15 nam sinh cùng một số phụ nữ mang theo trẻ sơ sinh phải rời khỏi trường, và bắt 11 nữ sinh còn lại xếp hàng dựa lưng vào bảng đen. Continue reading “02/10/2006: Xả súng tại một trường học của người Amish”

01/10/1924: Ngày sinh Jimmy Carter

Nguồn: Jimmy Carter is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, tổng thống tương lai của nước Mỹ, James Earl Carter, đã chào đời tại Plains, Georgia. Carter, người thích được gọi là “Jimmy”, là con trai của một nông dân trồng đậu phộng và là tổng thống đầu tiên được sinh ra trong bệnh viện. Carter trưởng thành trong một gia đình tín đồ Baptist miền Nam và đã tốt nghiệp Học viện Hải quân ở Annapolis, Maryland vào năm 1946. Ông kết hôn với Rosalynn Smith cuối năm đó.

Sau khi tốt nghiệp, Carter phục vụ trong chương trình tàu ngầm hạt nhân mới của Hải quân Mỹ và có mong muốn được làm việc trong Hải quân sau khi cha ông qua đời vào năm 1953. Nhưng sau đó, hai vợ chồng Carter đã quay về Georgia và tiếp quản trang trại của gia đình. Trở lại Plains, Carter bắt đầu tham gia vào chính trị địa phương, đầu tiên ông làm việc trong hội đồng của một trường học, sau đó giành được một ghế trong Ủy ban Kế hoạch Georgia. Năm 1962, ông được bầu vào Thượng viện Georgia, và 9 năm sau, ông trở thành thống đốc. Continue reading “01/10/1924: Ngày sinh Jimmy Carter”

29/09/1953: New York Times nói người Liên Xô thèm “giấc mơ Mỹ”

Nguồn: New York Times article claims Russians want the “American dream”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, một bài báo trên New York Times tuyên bố rằng các công dân Liên Xô cũng muốn có “giấc mơ Mỹ”: sở hữu đất đai và một ngôi nhà của riêng họ. Đây là một trong số nhiều bài báo xuất hiện trong những năm 1950 và 1960, khi các phương tiện truyền thông Mỹ cố gắng truyền tải thông điệp rằng người dân Liên Xô cũng không khác nhiều so với người dân Mỹ. Continue reading “29/09/1953: New York Times nói người Liên Xô thèm “giấc mơ Mỹ””

Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s new diplomacy keeps Putin’s war at arm’s length,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn với Kazakhstan, khi quốc gia Trung Á này bắt đầu không còn thân thiện với Moscow.

Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau bảy tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình với thái độ khiêm tốn khác thường.

“Chúng tôi hiểu các nghi vấn và quan ngại của các bạn” về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông nói vào ngày 15/09 tại Samarkand, Uzbekistan. “Trong cuộc họp ngày hôm nay, tất nhiên chúng tôi sẽ giải thích lập trường của mình, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết lập trường của chúng tôi về vấn đề này, dù chúng tôi đã từng nói về điều này trước đây.” Continue reading “Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin”

Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin

Nguồn: Sergey Radchenko, “Coups in the Kremlin,” Foreign Affairs, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử của những cuộc tranh giành quyền lực ở Nga cho chúng ta biết gì về tương lai của Putin?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn toàn xa rời thực tế. Ông vừa tuyên bố tổng động viên một phần để đảo ngược thất bại của mình ở Ukraine, và còn tung ra những luận điệu về vũ khí hạt nhân của Nga, một dấu hiệu cho thấy ông đã rơi vào tuyệt vọng. Chiến tranh càng kéo dài, đất nước của ông càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Nga cũng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế của họ không sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ quan ngại về cuộc xâm lược. Thất bại trong việc chiếm Kyiv, và những bước lùi gần đây tại khu vực Kharkiv ở miền đông Ukraine đã khiến các nhà bình luận ủng hộ Putin cũng phải nghi ngờ về quyết định của ông. Trong bối cảnh đó, có lẽ nhiều người Nga đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng: Putin có thể nắm quyền và theo đuổi cuộc chiến man rợ của mình thêm bao lâu nữa. Một số ít các quan chức cấp tỉnh – những người mạnh dạn kiến nghị yêu cầu Putin từ chức – đã công khai bày tỏ điều mà nhiều thành viên của giới tinh hoa chính trị Nga đang cân nhắc một cách riêng tư. Hẳn là có ai đó trong những hành lang âm u của Điện Kremlin sẽ quyết định rằng ông ta phải ra đi. Continue reading “Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin”

27/09/1854: Chìm tàu Arctic, 322 người chết

Nguồn: Ships collide off Newfoundland, killing 322, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1854, sương mù đột ngột và dày đặc đã khiến hai con tàu va vào nhau, giết chết 322 người ở ngoài khơi Newfoundland.

Arctic là một con tàu hạng sang, được đóng vào năm 1850, chuyên chở hành khách qua Đại Tây Dương. Vỏ tàu bằng gỗ và có thể đạt tốc độ lên đến 13 hải lý/giờ, một tốc độ ấn tượng vào thời điểm đó. Ngày 20/09, Arctic rời Liverpool, Anh, lên đường đến Bắc Mỹ. Bảy ngày sau, khi con tàu đến gần bờ biển Newfoundland, trời bất ngờ chuyển sương mù dày đặc. Thật không may, thuyền trưởng của con tàu, James Luce, đã không tuân thủ các biện pháp an toàn thông thường để đối phó với sương mù – ông đã không giảm tốc độ, không bấm còi tàu và cũng không bổ sung thêm người canh gác. Continue reading “27/09/1854: Chìm tàu Arctic, 322 người chết”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1`

vị HOÀNG ĐẾ không quần áo

Hệ thống chính trị càng tập trung vào một lãnh đạo duy nhất thì càng phải lưu tâm đến những thiếu sót và tính cách khác thường của nhà lãnh đạo đó. Trong trường hợp của Tập, nhà lãnh đạo là người không thích bị chỉ trích, cố chấp và độc tài.

Tính cách này đã hiện rõ ngay từ trước khi ông nhậm chức chủ tịch nước. Năm 2008, Tập trở thành Hiệu trưởng của Trường Đảng Trung ương, nơi tôi giảng dạy. Một năm sau đó, trong một cuộc họp cấp khoa, hiệu phó nhà trường đã chuyển lời đe dọa của Tập tới các giảng viên, rằng ông sẽ “không bao giờ cho phép họ vừa ăn từ bát cơm của đảng, vừa cố gắng đập vỡ nồi cơm của đảng” – nghĩa là nhận lương từ chính phủ trong khi vẫn âm thầm chỉ trích hệ thống. Tức giận trước quan điểm ngớ ngẩn của Tập rằng ĐCSTQ mới là người đóng góp cho ngân sách nhà nước, chứ không phải những người dân đóng thuế, từ chỗ ngồi của mình, tôi đã hỏi vặn lại thật to, “Thế còn đảng ăn từ bát cơm của ai? Đảng ăn từ bát cơm của dân nhưng ngày nào cũng đập nồi cơm của họ.” Đã không ai báo cáo tôi, vì các đồng nghiệp cũng đồng ý với tôi. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P2)”

Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thói tự cao và chứng hoang tưởng đã đe dọa tương lai của Trung Quốc như thế nào?

Không lâu trước đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng cực kỳ thành công. Ông củng cố quyền lực của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đưa bản thân lên ngang hàng với nhà lãnh đạo biểu tượng của đảng, Mao Trạch Đông, và loại bỏ giới hạn đối với nhiệm kỳ chủ tịch nước, cho phép ông trở thành lãnh đạo trọn đời. Trong nước, ông khoe khoang mình đã có bước tiến vượt bậc trong công cuộc xóa đói giảm nghèo; còn ở nước ngoài, ông tuyên bố đã nâng uy tín quốc tế của đất nước lên tầm cao mới. Đối với nhiều người Trung Quốc, chiến thuật lãnh đạo cứng rắn (strongman) của Tập là cái giá có thể chấp nhận được để phục hưng đất nước. Continue reading “Điểm yếu của Tập Cận Bình (P1)”

25/09/1978: Va chạm máy bay trên không khiến 153 người thiệt mạng

Nguồn: Mid-air collision kills 153, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, một chiếc máy bay của hãng Pacific Southwest Airlines đã va chạm giữa không trung với một chiếc Cessna ở San Diego, khiến tổng cộng 153 người thiệt mạng. Những mảnh vỡ của hai chiếc máy bay đã rơi xuống một khu dân cư đông đúc và gây thiệt hại nặng trên mặt đất.

David Lee Boswell và người hướng dẫn, Martin Kazy, đang thực hành lái máy bay trên chiếc Cessna 172 một động cơ vào sáng ngày 25/09, luyện tập các cách tiếp cận sân bay Lindbergh Field của San Diego. Sau hai lần thử thành công, Boswell đã điều khiển chiếc Cessna về phía sân bay Montgomery Field ở phía đông bắc San Diego. Continue reading “25/09/1978: Va chạm máy bay trên không khiến 153 người thiệt mạng”

24/09/1789: Tối Cao Pháp viện Mỹ đầu tiên được thành lập

Nguồn: The first Supreme Court is established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp năm 1789 được Quốc Hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington ký ban hành, qua đó thành lập Tối Cao Pháp viện đầu tiên, gồm sáu thẩm phán sẽ phục vụ tại tòa cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Ngày hôm đó, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, cùng John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Đến ngày 26/09, tất cả sáu vị thẩm phán đã được Thượng viện chấp thuận. Continue reading “24/09/1789: Tối Cao Pháp viện Mỹ đầu tiên được thành lập”

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông. Continue reading “Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’”

22/09/1980: ‘Sát nhân Khu Trung tâm’ giết nạn nhân đầu tiên của mình

Nguồn: So-called Midtown Stabber kills his first victim, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Glenn Dunn đã bị một gã đàn ông mang súng giấu trong túi giấy bắn chết bên ngoài siêu thị Buffalo. Án mạng này là vụ đầu tiên trong một loạt các vụ tấn công kỳ lạ xảy ra ở cả ngoại ô và trung tâm Thành phố New York. Chỉ trong vòng hai ngày, ba thanh niên khác đã bị sát hại. Một người bị giết gần thác Niagara, hai người còn lại ở Buffalo. Dù tay súng bí ẩn đã đánh rơi vỏ đạn cỡ .22 tại hiện trường của một vụ xả súng, nhưng cảnh sát không tìm được thêm bằng chứng nào khác. Continue reading “22/09/1980: ‘Sát nhân Khu Trung tâm’ giết nạn nhân đầu tiên của mình”

Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Has a New Opposition—and It’s Furious at Defeat in Ukraine,” Foreign Policy, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc đang truyền bá câu chuyện về “kẻ đâm sau lưng” để giải thích cho thất bại của Nga.

Một phong trào đối lập mới đang dần thành hình ở Nga, nhưng nó không ủng hộ dân chủ, cũng không phải phong trào phản chiến. Thay vào đó, nó là hình thái cực đoan nhất của nhóm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đang ngày càng trở nên phẫn nộ với thảm họa quân sự của Nga sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine. Họ muốn Putin leo thang chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí tàn khốc hơn, và tấn công thường dân Ukraine theo những cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Họ đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga vì đã kiềm chế, không sử dụng toàn bộ sức mạnh của Nga – dù rằng họ hiếm khi nhắc tên Putin. Continue reading “Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin”

20/09/2002: Tuyết lở chôn vùi một ngôi làng ở Nga

Nguồn: Avalanche thunders into Russian village, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, một trận tuyết lở ở Nga đã vùi lấp một ngôi làng và giết chết hơn 100 người.

Tháng 06/2002, khu vực Bắc Ossetia của Nga đã bị lũ lụt ảnh hưởng nặng nề. Những trận lũ lụt này, cùng với một mùa hè nóng nực và đến sớm, chính là điềm báo cho thảm họa khủng khiếp sẽ xảy ra vào tháng 9. Các sông băng lớn nằm phía trên thị trấn Vladikavkaz. Do nhiệt độ năm 2002 cao hơn mức bình thường cùng kỳ, lượng nước chảy tràn cho thấy những sông băng này đã bắt đầu tan chảy. Continue reading “20/09/2002: Tuyết lở chôn vùi một ngôi làng ở Nga”

Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi prepares to wave magic wand for more power,”Nikkei Asia, 15/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thay đổi sắp tới trong điều lệ đảng sẽ là tiền đề cho những thay đổi lớn hơn vào mùa xuân năm sau.

Trong cuộc họp Bộ Chính trị vào ngày 09/09 – ngày mà người cha lập quốc Mao Trạch Đông qua đời cách đây 46 năm – các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhất trí về việc sửa đổi điều lệ Đảng Cộng sản tại đại hội toàn quốc, dự kiến bắt đầu từ ngày 16/10.

Đối với Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tập Cận Bình, điều lệ đảng là chiếc đũa thần mà ông có thể sử dụng để biến mọi điều ước thành hiện thực. Bộ quy tắc ràng buộc hơn 96 triệu đảng viên được xem là bản hướng dẫn điều hành nhà nước Trung Quốc. Nguyên tắc cơ bản là đảng luôn đứng đầu. Continue reading “Tập có thể sửa điều lệ Đảng để củng cố quyền lực như thế nào?”

18/09/1976: Một triệu người đến dự lễ tang Mao Trạch Đông

Nguồn: One million people attend funeral of Mao Zedong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, hơn một triệu người đã tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh để tham dự lễ tang Mao Trạch Đông, lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ năm 1949.

Mao sinh ngày 26/12/1893, trong một gia đình nông dân ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc. Ông mất ngày 09/09/1976, thọ 82 tuổi. Được đào tạo để trở thành một giáo viên, ông đã giúp thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921. Sau khi đảng này giành chiến thắng trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng sau Thế chiến II, Mao thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và trở thành lãnh đạo đất nước. Continue reading “18/09/1976: Một triệu người đến dự lễ tang Mao Trạch Đông”