16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết

Nguồn: Romanov family executed, ending a 300-year imperial dynasty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại Yekaterinburg, Nga, Sa hoàng Nicholas II và gia đình đã bị những người Bolshevik hành quyết, kết thúc triều đại Romanov kéo dài ba thế kỷ.

Đăng quang vào năm 1896, Nicholas không được đào tạo trở thành người cai trị và cũng không mong muốn lên ngôi. Điều đó chẳng giúp ích gì cho chế độ chuyên chế mà ông tìm cách duy trì giữa một dân tộc đang khao khát thay đổi. Kết quả thảm khốc của Chiến tranh Nga-Nhật đã mở đường cho Cách mạng Nga năm 1905, cuộc cách mạng chỉ kết thúc sau khi Nicholas phê chuẩn thành lập một nghị viện mang tính đại diện – tức Duma – và hứa sẽ cải cách hiến pháp. Continue reading “16/07/1918: Gia đình Romanov bị hành quyết”

Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ

Nguồn: Gideon Rachman, “Johnson, Trump and how to get rid of a strongman leader,” Financial Times, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thể chế độc lập và các cử tri quan tâm đến chúng là yếu tố sống còn trong việc bảo tồn nền dân chủ.

“Trump của người Anh” là biệt danh mà Donald Trump, cựu tổng thống Mỹ, đặt cho Boris Johnson, thủ tướng sắp mãn nhiệm của Vương quốc Anh.

Nhiều người ở Anh từ lâu đã phản đối phép so sánh giữa Johnson và Trump. Rốt cuộc thì, “Boris thân thương” của họ vẫn có khả năng tự cười nhạo bản thân, được đào tạo chuyên nghiệp, và có thể viết lách trôi chảy – tất cả các đặc điểm đó đều rất khác với Trump. Tôi thực sự đã gặp khó khăn với so sánh này khi viết cuốn sách gần đây của mình, Age of the Strongman (Thời đại của Những lãnh đạo cứng rắn). Có thực sự công bằng khi viết hẳn một chương sách về Johnson, giống như về Trump – đấy là chưa nói đến những người như Vladimir Putin và Tập Cận Bình? Continue reading “Johnson, Trump, và cách loại bỏ một nhà lãnh đạo phản dân chủ”

14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng

Nguồn: Quentin Roosevelt, Theodore Roosevelt’s youngest son, is killed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Quentin Roosevelt, một phi công thuộc Không quân Mỹ và là con trai thứ tư của cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt, đã bị máy bay Fokker của Đức bắn rơi và giết chết trên sông Marne ở Pháp.

Chàng trai trẻ Roosevelt khi ấy đã đính hôn với Flora Payne Whitney, cháu gái của Cornelius Vanderbilt, một trong những người đàn ông giàu nhất nước Mỹ. Cặp đôi gặp nhau tại một vũ hội ở Newport, Rhode Island vào tháng 08/1916, và nhanh chóng rơi vào lưới tình, dù quan hệ thông gia giữa Roosevelts khiêm tốn, thuộc tầng lớp địa chủ cũ, với gia đình Vanderbilt-Whitneys giàu có, hào hoa lúc đầu đã gây tranh cãi cho đôi bên. Continue reading “14/07/1918: Con trai út của Theodore Roosevelt thiệt mạng”

Thế giới hôm nay: 14/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lạm phát ở Mỹ đã đạt 9,1% vào tháng 6, mức cao nhất trong vòng 41 năm, vì chi phí nhiên liệu và thực phẩm cao ngất ngưởng đã làm tăng giá các mặt hàng khác. Hôm thứ Tư, Cục Thống kê Lao động nước này báo cáo rằng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 1,3% trong tháng 6, sau khi tăng 1% trong tháng 5. Để giải quyết vấn đề, Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 3/4 điểm phần trăm vào cuối tháng này.

Ranil Wickremesinghe, chính trị gia kỳ cựu, người giữ chức thủ tướng Sri Lanka từ tháng 5, và bất ngờ trở thành tổng thống lâm thời của nước này, đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Trong bối cảnh kinh tế suy sụp, tổng thống sắp mãn nhiệm, Gotabaya Rajapaksa, đã chạy trốn đến Maldives trên một chiếc máy bay quân sự trước rạng sáng ngày thứ Tư, vài giờ trước thời điểm ông phải từ chức. Người biểu tình tiếp tục xuống đường trong cơn giận dữ; cảnh sát phải bắn hơi cay; còn ông Wickremesinghe tuyên bố lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cho đến sáng thứ Năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/07/2022”

Tập thăng chức cho phụ tá ở Phúc Kiến theo chiến lược ‘súng và gươm’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi dispatches Fujian aides to polish up ‘guns and swords’,” Nikkei Asia, 07/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định thăng chức cho những phụ tá thân cận đã theo ông hàng chục năm qua, nhưng phái Chiết Giang đã bỏ lỡ cơ hội của mình.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có hai cơ sở quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thường được gọi là phái Chiết Giang và phái Phúc Kiến, họ bao gồm các thuộc hạ cũ của ông ở hai tỉnh này.

Tập đã làm việc 17 năm ở Phúc Kiến kể từ giữa thập niên 1980, sau đó trở thành quan chức hàng đầu của Chiết Giang vào những năm 2000.

Trước thềm đại hội toàn quốc của đảng vào mùa thu này, mọi con mắt đều đổ dồn về quyết định thăng chức cho các phụ tá của Tập thuộc hai phe này. Continue reading “Tập thăng chức cho phụ tá ở Phúc Kiến theo chiến lược ‘súng và gươm’”

Thế giới hôm nay: 13/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rishi Sunak, nhân vật hàng đầu trong cuộc đua tìm ra lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Anh, đã chính thức ra tranh cử. Cựu Bộ trưởng Tài chính – người mà hành động từ chức vào tuần trước của ông đã buộc Boris Johnson phải rời khỏi cương vị thủ tướng – đã tách mình ra khỏi các đối thủ bằng cách chống lại việc cắt giảm thuế trước khi kiểm soát được lạm phát. Như thể để chuộc lỗi cho hành động ‘giết vua’ của mình, Sunak cảnh báo không nên “ác quỷ hóa” một Johnson “phi thường.”

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, đã lên tiếng về vai trò của mình trong những tranh cãi xoay quanh chiến dịch vận động hành lang của Uber nhằm thâm nhập vào các thị trường mới, mà báo giới vừa tiết lộ hôm Chủ nhật. Từng giữ chức Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền trước đây, Macron thường xuyên liên hệ với công ty dịch vụ gọi xe của Mỹ. Các đối thủ của ông đang kêu gọi một cuộc điều tra chính thức, nhưng Macron nói rằng ông chỉ hoàn thành đúng nghĩa vụ của mình, tạo ra “hàng nghìn việc làm.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/07/2022”

Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu

Nguồn: Robert D. Kaplan, “Europe on the Edges,” Foreign Policy, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lục địa già vốn dĩ luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó.

Nếu cuộc chiến của Nga ở Ukraine kết thúc với chiến thắng cho phương Tây, liệu Ukraine, với đủ các loại vấn đề – cơ sở hạ tầng bị tàn phá, nạn tham nhũng, thể chế yếu kém – cuối cùng có thể gia nhập NATO và Liên minh châu Âu hay không? Nếu xét đến lịch sử châu Âu trong hai thiên niên kỷ vừa qua, con đường đó sẽ là điều không có gì đáng ngạc nhiên.

Châu Âu vẫn luôn được xác định và chịu ảnh hưởng bởi ngoại vi của nó, và theo đó, vị trí trên bản đồ của châu lục cũng được thay đổi. Việc NATO tiến về phía đông sau Chiến tranh Lạnh, kết nạp các cựu thành viên khối Hiệp ước Warsaw – dù quyết định đó có gây tranh cãi đến đâu – có sự tương đồng sâu sắc với quá khứ của châu Âu. Việc xây dựng các đường ống khí đốt tự nhiên của Nga kéo dài khắp Trung và Đông Âu cũng vậy. Hơn một thế kỷ trước, nhà sử học người Mỹ Henry Adams đã viết rằng: thách thức cơ bản của châu Âu đã, đang, và sẽ là làm thế nào để tích hợp các vùng đất khác nhau của Nga vào cái mà ông gọi là “kết hợp Đại Tây Dương” (Atlantic combine). Continue reading “Tác động của khu vực ngoại vi lên tiến trình lịch sử châu Âu”

12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh

Nguồn: North Vietnam urged to treat U.S. POWs better, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, thay mặt cho các phi công Mỹ đang bị bắt giữ, Ủy ban Quốc gia về Chính sách Hạt nhân Ôn hòa (National Committee for a Sane Nuclear Policy, SANE) và nhà xã hội chủ nghĩa người Mỹ Norman Thomas đã gửi lời kêu gọi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt. Khi ấy, số lượng người Mỹ bị bắt đang gia tăng sau quyết định tăng cường Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder), chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào miền Bắc Việt Nam. Ngày 15/07, 18 thượng nghị sĩ phản đối chính sách Việt Nam của Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký một tuyên bố kêu gọi miền Bắc Việt Nam “kiềm chế mọi hành động trả thù phi công Mỹ.” Continue reading “12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh”

Thế giới hôm nay: 12/07/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đã nã pháo vào các thành phố phía đông Ukraine, trong đó có thành phố lớn thứ hai của nước này, Kharkiv, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng. Tối Chủ nhật, Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, cho biết rằng Nga đã tiến hành 34 cuộc không kích vào nước ông kể từ thứ Bảy. Việc phá hủy tòa chung cư ở Chasiv Yar, một thị trấn ở tỉnh Donetsk, đã giết chết ít nhất 30 người và khiến hơn 20 người khác bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.

Cổ phiếu Twitter đã giảm khoảng 11% trong phiên giao dịch giữa ngày, sau quyết định hôm thứ Sáu của Elon Musk: không tiến hành thương vụ mua lại trị giá 44 tỷ đô la. Người đàn ông giàu nhất thế giới hiện đang bất đồng với gã khổng lồ truyền thông xã hội xoay quanh vấn đề dữ liệu về số lượng tài khoản ma do Twitter cung cấp. Tập đoàn truyền thông đã thuê Watchell, một công ty luật của Mỹ, nhằm cố gắng ép Musk hoàn thành thương vụ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/07/2022”

Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “New carrier’s name, Fujian, mirrors Xi’s Taiwan obsession,” Nikkei Asia, 30/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành 17 năm ở tỉnh Phúc Kiến để quan sát kỹ Đài Loan.

Tên gọi của tàu sân bay thứ ba và tiên tiến nhất của Trung Quốc, được hạ thủy tại Thượng Hải vào ngày 17/06, không phải là cái tên mà hầu hết chúng ta mong đợi.

Tàu sân bay đầu tiên của nước này, được cải tạo ở Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, nằm phía đông bắc, được đặt tên là Liêu Ninh. Tàu sân bay sản xuất trong nước đầu tiên của Trung Quốc, được đóng tại cùng thành phố cảng trên, được đặt tên là Sơn Đông, theo tên tỉnh nằm đối diện bên kia Vịnh Bột Hải. Continue reading “Tên tàu sân bay Phúc Kiến thể hiện nỗi ám ảnh của Tập với Đài Loan”

10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily

Nguồn: Allies land on Sicily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân Đồng minh đã bắt đầu chiến dịch giành lại châu Âu do phe Trục kiểm soát bằng một cuộc đổ bộ lên đảo Sicily, ngoài khơi nước Ý. Không gặp phải kháng cự nào đáng kể, vì quân đội Sicily đã mất hết tinh thần, Tập đoàn quân số 8 của Anh dưới sự chỉ huy của Thống chế Bernard Law Montgomery đã lên bờ ở phía đông nam của hòn đảo, trong khi Tập đoàn quân số 7 của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đổ bộ lên bờ biển phía nam của Sicily. Trong vòng ba ngày, 150.000 quân Đồng minh đã đặt chân lên đất Ý. Continue reading “10/07/1943: Quân Đồng minh đổ bộ lên Sicily”

Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử

Nguồn: Minxin Pei, “China can turn debt trap of its own making into historic opportunity,” Nikkei Asia, 24/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh nên “cắt lỗ” và tập trung vào việc lấy lại danh tiếng.

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển, khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ, thứ đã bơm hàng trăm tỷ USD tiền vay vào các nước nghèo trong vòng 15 năm qua.

Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một hình thức bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã được hé lộ: chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy nợ mà họ đã đào cho người khác. Continue reading “Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử”

09/07/1850: Tổng thống Zachary Taylor đột ngột qua đời

Nguồn: President Zachary Taylor dies unexpectedly, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1850, chỉ sau 16 tháng tại vị, Tổng thống Zachary Taylor đã qua đời không lâu sau khi mắc bạo bệnh. Các nhà sử học hiện vẫn tranh cãi về nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của ông.

Trong ngày Quốc khánh 04/07 nóng nực ở Washington, D.C., Taylor đã tham dự các lễ hội tại một khu đất được dành riêng, nơi Đài tưởng niệm Washington sẽ được xây dựng sau này. Theo lời một số người kể lại, Taylor đã dùng một lượng lớn quả anh đào kèm với sữa đá, sau đó quay trở lại Nhà Trắng, nơi ông tiếp tục làm dịu cơn khát bằng vài cốc nước. Continue reading “09/07/1850: Tổng thống Zachary Taylor đột ngột qua đời”

Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu

Nguồn: Gideon Rachman, “Erdoğan is an infuriating but indispensable ally”, Financial Times, 04/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang ‘tống tiền’ các thành viên khác của NATO, nhưng ông ta cũng có những điểm yếu của riêng mình.

Tại sao không loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO? Điều đó nghe như một ý tưởng tuyệt vời – nhất là khi chúng ta đã uống vài ly sau cuộc hội nghị thượng đỉnh.

Không nghi ngờ gì, Recep Tayyip Erdoğan là một đồng minh khó chịu. Sau khi từ bỏ việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO vào tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã ngay lập tức tạo ra vấn đề mới – bóng gió rằng Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không phê chuẩn thỏa thuận, trừ khi Thụy Điển đồng ý dẫn độ 73 người mà Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố. Continue reading “Erdoğan là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu”

07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc

Nguồn: British Women’s Auxiliary Army Corps is officially established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Chỉ thị số 1069 của Hội đồng Quân đội Anh Quốc đã chính thức thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh (British Women’s Auxiliary Army Corps, WAAC), cho phép các nữ tình nguyện viên được phục vụ cùng với các đồng nghiệp nam giới tại Pháp trong Thế chiến I.

Tính đến năm 1917, một số lượng lớn phụ nữ đã làm việc trong các nhà máy sản xuất vũ khí trên khắp nước Anh, giữ một vai trò quan trọng là cung cấp đủ đạn pháo và các loại vũ khí khác cho nỗ lực chiến tranh của phe Hiệp ước. Điều kiện khắc nghiệt trong các nhà máy là không thể phủ nhận, công nhân phải làm việc trong thời gian dài với các hóa chất độc hại như thuốc nổ TNT. Đã có tổng cộng 61 nữ công nhân chế tạo bom đạn chết vì ngộ độc, và 81 người khác chết vì tai nạn lao động. Vụ nổ tại một nhà máy sản xuất vũ khí ở Silvertown, Đông London, khi một ngọn lửa vô tình làm cháy 50 tấn thuốc nổ TNT, đã khiến 69 phụ nữ thiệt mạng và 72 người khác bị thương nặng. Continue reading “07/07/1917: Thành lập Quân đoàn Phụ nữ Anh Quốc”