Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?

Nguồn: Adam Posen, “The End of Globalization?“, Foreign Affairs, 17/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế thế giới?

Trong ba tuần qua, nền kinh tế Nga đã phải liêu xiêu vì các lệnh trừng phạt. Ngay sau khi Điện Kremlin xâm lược Ukraine, phương Tây bắt đầu đóng băng tài sản của những cá nhân giàu có thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cấm các chuyến bay của Nga vào không phận phương Tây, và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ nước ngoài của nền kinh tế Nga. Đáng chú ý nhất, Mỹ và các đồng minh đã phong tỏa tài sản dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga, loại nước này khỏi không chỉ hệ thống thanh toán tài chính SWIFT, mà còn cả các thể chế cơ bản của tài chính quốc tế, bao gồm tất cả các ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Kết quả là, giá trị của đồng rúp sụt giảm, tình trạng thiếu hụt gia tăng khắp các bộ phận của nền kinh tế Nga, và chính phủ nước này dường như sắp vỡ nợ trái phiếu ngoại tệ. Dư luận – và nỗi sợ bị ảnh hưởng lây từ lệnh trừng phạt– đã buộc các doanh nghiệp phương Tây ồ ạt rời Nga. Chẳng bao lâu nữa, Nga sẽ không thể sản xuất các nhu yếu phẩm, cho quốc phòng lẫn tiêu dùng, vì nước này thiếu các thành phần đầu vào thiết yếu. Continue reading “Nga xâm lược Ukraine và hồi kết của toàn cầu hóa?”

Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan

Nguồn: Derek Grossman, Ukraine conflict echoes loudest in Vietnam, not Taiwan, Nikkei Asia, 21/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một sự cố trên Biển Đông có thể dễ dàng leo thang.

Cuộc chiến của Nga ở Đông Âu đã khiến các nhà quan sát an ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương so sánh cảnh ngộ của Ukraine với cảnh ngộ của Đài Loan khi phải đối đầu Trung Quốc.

Đúng là Ukraine và Đài Loan đều là các quốc gia dân chủ đang xung đột với một cường quốc láng giềng theo chủ nghĩa xét lại và độc tài. Và lập luận của Vladimir Putin, rằng Ukraine không phải là một quốc gia có chủ quyền, dường như đang lặp lại lời của Tập Cận Bình và mọi nhà lãnh đạo Trung Quốc trước ông ta, rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh nổi loạn và ngày “thống nhất” rồi sẽ đến, hoặc bằng các biện pháp hòa bình, hoặc bằng cách biện pháp vũ lực nếu cần thiết. Continue reading “Xung đột Ukraine có hàm ý lớn nhất cho Việt Nam, không phải Đài Loan”

Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine

Nguồn: Edward Howell, How North Korea Views the Ukraine Crisis, The Diplomat, 14/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Nga xâm lược Ukraine có làm thay đổi tính toán chiến lược của Triều Tiên?

“Tình hình Ukraine chưa bao giờ là không liên quan đến chúng ta.” Khi toàn thế giới tập trung chú ý vào châu Âu, “có khả năng Triều Tiên sẽ tiến hành các hành động khiêu khích chiến lược.” Đây là lời của tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, gần ba tuần trước khi người dân nước ông đến phòng bỏ phiếu để bầu người kế nhiệm Moon Jae-in.

Thông điệp của Yoon, một nhận xét mạnh mẽ bất thường từ một người khi đó còn là ứng viên tổng thống, là rất rõ ràng. Không chỉ riêng Hàn Quốc chú ý đến tình hình ngày càng phát triển nhanh chóng ở Ukraine, mà cả Triều Tiên cũng vậy. Tuy nhiên, mức độ tác động trực tiếp của khủng hoảng Ukraine đến hành vi chính sách đối ngoại của Triều Tiên, hành động của nước này đối với Mỹ, và thái độ của nước này đối với chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của chính mình, sẽ thế nào? Hơn nữa, với hàng loạt vụ phóng tên lửa gần đây từ Triều Tiên, mục tiêu chính sách đối ngoại rộng lớn hơn của nước này trong năm 2022 là gì? Continue reading “Quan điểm của Triều Tiên về Khủng hoảng Ukraine”

22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang

Nguồn: President Truman orders loyalty checks of federal employees, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, trước những lo ngại của công chúng và các cuộc điều tra của Quốc hội về chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, Tổng thống Harry S. Truman đã ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép mở một cuộc điều tra sâu rộng về ‘lòng trung thành’ của các nhân viên liên bang.

Khi Chiến tranh Lạnh bùng phát sau Thế chiến II, những lo ngại về hoạt động của chủ nghĩa cộng sản ở Mỹ, đặc biệt là trong chính phủ liên bang, cũng bắt đầu gia tăng. Quốc hội đã mở các cuộc điều tra về ảnh hưởng của cộng sản ở Hollywood, và luật cấm đảng viên cộng sản đảm nhận chức vụ giảng dạy đã được ban hành ở một số tiểu bang. Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất đối với chính quyền Truman là những cáo buộc dai dẳng rằng các thành viên cộng sản đang hoạt động trong các cơ quan liên bang. Continue reading “22/03/1947: Truman ra lệnh ‘kiểm tra lòng trung thành’ của công chức liên bang”

Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng

Nguồn: Ryosuke Hanafusa, Energy guru Yergin: Putin has destroyed the economy he built, Nikkei Asia, 21/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc thế giới tranh giành dầu mỏ, Iran sẽ nổi lên như một nguồn thay thế quan trọng

Daniel Yergin, phó chủ tịch tập đoàn S&P Global, đồng thời là chuyên gia hàng đầu về năng lượng, chia sẻ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin từng hét vào mặt ông trong một diễn đàn quốc tế, vì dám hỏi về một chủ đề nhạy cảm: khí đá phiến.

Câu hỏi của Yergin thực chất là về kế hoạch của Nga nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, tránh phụ thuộc vào nguồn thu từ xuất khẩu dầu khí. Nhưng từ “đá phiến” đã khiến nhà lãnh đạo Nga phản ứng gay gắt, vào năm 2013.

Putin biết rõ khí đá phiến cuối cùng sẽ cạnh tranh với khí đốt của Nga ở châu Âu. Ông cũng hiểu rằng đá phiến sẽ nâng cao vị thế chiến lược toàn cầu của Mỹ, Yergin nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn gần đây. Continue reading “Daniel Yergin: Putin đã phá hủy nền kinh tế mà ông ta mất 22 năm để gây dựng”

Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, China needs to drop Putin now, scholar insists, Nikkei Asia, 17/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vị cố vấn chính phủ nói Bắc Kinh nên đứng về lề phải của lịch sử

“Trung Quốc không thể bị ràng buộc với Putin và cần phải cắt đứt [với ông ta] càng sớm càng tốt.”

Những lời này được viết bởi một học giả Trung Quốc nổi tiếng, và nó đã chi phối cuộc thảo luận giữa các chuyên gia đối ngoại và an ninh Trung Quốc trong những ngày gần đây.

Đề xuất táo bạo kêu gọi cắt đứt quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin đến từ Hu Wei, một nhà khoa học chính trị đang làm việc cho Văn phòng Quốc vụ viện Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường đứng đầu. Continue reading “Học giả khuyên Trung Quốc cần từ bỏ Putin ngay lập tức”

20/03/1345: Đại dịch Cái chết đen bùng phát

Nguồn: Black Death is created, allegedly, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1345, theo các học giả tại Đại học Paris, Đại dịch Cái chết Đen đã bùng phát, trong sự kiện mà họ gọi là “cuộc hội tụ của Sao Thổ, Sao Mộc, và Sao Hỏa, ở góc 40 độ của chòm sao Bảo Bình.″ Cái chết Đen, hay Đại Dịch hạch, đã quét qua châu Âu, Trung Đông và châu Á trong thế kỷ 14, gây ra cái chết cho ước tính khoảng 25 triệu người.

Bất chấp khẳng định của các nhà thiên văn thế kỷ 14, căn bệnh phổ biến trong đợt dịch Cái chết Đen là do vi khuẩn yersinia pestis gây ra. Loại dịch hạch này, được truyền từ loài bọ chét sống bám ở chuột, có thể nhảy sang các động vật có vú khác khi chuột chết đi. Nhiều khả năng nó xuất hiện lần đầu tiên ở người ở Mông Cổ, trong khoảng năm 1320, dù nghiên cứu gần đây cho thấy nó có thể đã tồn tại hàng nghìn năm trước đó ở châu Âu. Continue reading “20/03/1345: Đại dịch Cái chết đen bùng phát”

Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Less Xi, more Li in China policy speech, Nikkei Asia, 10/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi nền kinh tế suy thoái, các chính sách mang dấu ấn riêng của Chủ tịch Trung Quốc đã ít được nhấn mạnh hơn.

Thứ Sáu vừa qua, khi Lý Khắc Cường nhận câu hỏi từ các nhà báo trong và ngoài nước, đó có thể là lần xuất hiện cuối cùng của ông trong tư cách là thủ tướng Trung Quốc.

Cuộc họp báo của Thủ tướng diễn ra vào cuối kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hàng năm là thời điểm mà các phóng viên có thể trực tiếp đặt câu hỏi cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Theo thông lệ, một thủ tướng mới sẽ được chọn sau đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào mùa thu này, và người đó sẽ nhậm chức vào mùa xuân năm sau, khi kỳ họp quốc hội kết thúc. Continue reading “Ít Tập, nhiều Lý hơn trong các phát biểu về chính sách của Trung Quốc”

Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước

Nguồn: Thomas de Maizière và A. Wess Mitchell, Putin United the West—but Now Comes the Hard Part, Foreign Policy, 11/03/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Để có an ninh, đòi hỏi phải có những sự đánh đổi đau đớn mà các chính phủ phương Tây có thể chưa sẵn sàng thực hiện.

Khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề nghị chúng tôi làm đồng chủ trì một nhóm cấp cao với nhiệm vụ đưa ra các khuyến nghị nhằm củng cố liên minh phương Tây vào năm 2020, NATO có lẽ đang chia rẽ hơn bao giờ hết – ngay cả trong câu hỏi về cách đối phó với Nga. Như chúng tôi đã viết trong báo cáo gần đây, Nga vẫn là mối đe dọa quân sự lớn nhất của châu Âu, liên tục đối đầu với NATO, dẫn tới “nguy cơ tạo ra tình huống ‘sự đã rồi’, hoặc tạo một áp lực kéo dài, gây tê liệt trong tình huống khủng hoảng.” Continue reading “Putin đã giúp thống nhất phương Tây, nhưng khó khăn vẫn còn chờ phía trước”

19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ

Nguồn: First U.S. air combat mission begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tám máy bay Curtiss “Jenny” của Phi đội Không quân Số 1 (First Aero Squadron) đã cất cánh từ Columbus, New Mexico, lên đường thực hiện nhiệm vụ không chiến đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ. Được thành lập vào năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng nổ, phi đội đang hỗ trợ cho 7.000 lính Mỹ xâm lược Mexico nhằm bắt giữ nhà cách mạng người Mexico, Pancho Villa.

Ngày 09/03/1916, Villa, người phản đối việc Mỹ ủng hộ Tổng thống Mexico Venustiano Carranza, đã dẫn đầu một nhóm du kích gồm vài trăm người băng qua biên giới, tiến hành đột kích vào thị trấn Columbus, New Mexico, giết chết 17 người Mỹ. Sang ngày 15/03, theo lệnh của Tổng thống Woodrow Wilson, Chuẩn tướng John J. Pershing đã phát động một cuộc tấn công trừng phạt nhắm vào Mexico để bắt giữ Villa. Bốn ngày sau, Phi đội Không quân Số 1 được cử đến Mexico để trinh sát và chuyển tiếp các thông điệp cho Tướng Pershing. Continue reading “19/03/1916: Chiến dịch không quân đầu tiên của Mỹ”

Ảo tưởng về vùng cấm bay

Nguồn: Richard K. Betts, The No-Fly Zone Delusion, Foreign Affairs, 10/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại Ukraine, ý định tốt cũng không thể cứu vãn nổi ý tưởng tệ.

Đối mặt với cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraine, nhiều người Mỹ và châu Âu đang thúc đẩy chính phủ của họ hỗ trợ quân sự nhiều nhất có thể cho Kyiv. Một ý tưởng được nhiều nhà quan sát và nhà bình luận nổi tiếng ủng hộ là thiết lập vùng cấm bay – nghĩa là sử dụng vũ lực (hoặc đe dọa sử dụng vũ lực) để ngăn máy bay Nga bay vào một số vùng trong không phận phía trên Ukraine, từ đó ngăn chặn các cuộc không kích của Nga nhắm vào lực lượng quân đội và dân thường Ukraine trong khu vực. Việc tạo ra một vùng cấm bay như vậy sẽ đòi hỏi kết hợp giữa thu thập thông tin tình báo hàng ngày, quan sát từ mặt đất, luân phiên tuần tra trên không với một số lượng lớn máy bay và phi công – và quan trọng nhất, là phải thực sự ngăn cản máy bay đối phương xâm nhập vào vùng trời đã được chỉ định là vùng cấm bay. Continue reading “Ảo tưởng về vùng cấm bay”

17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô

Nguồn: Lithuania rejects Soviet demand to renounce its independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Litva – thành viên cũ của Liên Xô – đã kiên định từ chối yêu cầu của Liên Xô, theo đó buộc nước này từ bỏ tuyên bố độc lập. Tình hình ở Litva nhanh chóng trở thành một điểm nhức nhối trong quan hệ Xô – Mỹ.

Liên Xô chiếm được Litva, thuộc vùng Baltic, kể từ năm 1939. Người Litva từ lâu đã công khai phản đối việc bị Liên Xô sáp nhập, nhưng vô ích. Sau Thế chiến II, lực lượng Liên Xô không rút lui, còn Mỹ thì gần như chẳng làm gì để hỗ trợ nền độc lập của Litva. Vấn đề này tiếp tục tồn tại cho đến năm 1985, khi Mikhail Gorbachev trở thành nhà lãnh đạo của Liên Xô. Continue reading “17/03/1990: Litva bác bỏ yêu cầu hủy tuyên bố độc lập từ Liên Xô”

Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Oona A. Hathaway, International Law Goes to War in Ukraine, Foreign Affairs, 15/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cuộc chiến tranh phi pháp trắng trợn nhất do một quốc gia có chủ quyền tiến hành chống lại một quốc gia có chủ quyền khác kể từ Thế chiến II. Hành động của Điện Kremlin rõ ràng đã vi phạm nghĩa vụ cốt lõi quy định trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc, cấm “sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào”. Tổng thống Nga Vladimir Putin gần đây đã đe dọa rằng nếu người Ukraine tiếp tục phản kháng, họ sẽ “đưa tương lai địa vị nhà nước của Ukraine vào rủi ro.” Cũng có rất nhiều bằng chứng theo thời gian thực tại Ukraine cho thấy quân đội Nga đang phạm tội ác chiến tranh trên khắp nước này – kể cả việc tấn công dân thường. Continue reading “Khía cạnh luật pháp quốc tế trong việc Nga xâm lược Ukraine”

Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin

Nguồn: Yoshiro Ikeda, Reviving the empire: Putin follows path of Stolypin and Stalin, Nikkei Asia, 13/03/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc xâm lược của Nga đang phản ánh lịch sử bi thảm, bị chiến tranh tàn phá của Ukraine

Một cái nhìn kỹ lưỡng hơn vào lịch sử Ukraine, vùng đất mà các cường quốc thường xuyên đụng độ, sẽ tiết lộ tham vọng khôi phục Đế chế Nga của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong thời kỳ đế chế cho đến giai đoạn đầu thế kỷ 20, người Nga, người Ukraine, và người Belarus không được phân biệt rõ ràng. Kyiv, thủ đô của Ukraine, vẫn được coi là cội nguồn của nền văn hóa Nga, kết hợp ba dân tộc kể từ thời Đại Công quốc Kyivan Rus trung cổ. Nhiều người Nga ngày nay xem Ukraine là nước nằm trong vùng ảnh hưởng của Nga. Continue reading “Hồi sinh Đế chế: Putin đi theo con đường của Stolypin và Stalin”

15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc

Nguồn: Nazis take Czechoslovakia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, lực lượng của Hitler đã xâm lược và chiếm đóng Tiệp Khắc – quốc gia trở thành vật tế thần trên bàn Hiệp ước Munich, một nỗ lực vô ích nhằm ngăn chặn mục tiêu đế quốc của Đức.

Ngày 30/09/1938, Adolf Hitler, Benito Mussolini, Thủ tướng Pháp Edouard Daladier, và Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã cùng nhau ký Hiệp ước Munich, định đoạt số phận của Tiệp Khắc, trao nó vào tay Đức, nhân danh hòa bình. Dù thỏa thuận chỉ giao cho Hitler khu vực Sudentenland, một phần của Tiệp Khắc, nơi có 3 triệu người gốc Đức sinh sống, thực chất nó đã giao nộp cho cỗ máy chiến tranh Đức Quốc xã 66% sản lượng than, 70% sắt thép và 70% năng lượng điện của Tiệp Khắc. Không có những nguồn lực đó, người Tiệp trở nên vô cùng dễ bị tổn thương và phải chịu khuất phục trước người Đức. Continue reading “15/03/1939: Đức Quốc xã chiếm Tiệp Khắc”