28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã

Nguồn: South Vietnamese win costly battle at Binh Gia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc giành lại Bình Giã trong một chiến dịch rất nhiều thương vong. Trước đó, vào ngày 04/12, Việt Cộng đã phát động một đợt tấn công lớn và chiếm được Bình Giã, nằm cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông nam. Continue reading “28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã”

26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda

Nguồn: World-renowned primatologist Dian Fossey is found murdered in Rwanda, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, người ta đã tìm thấy nhà linh trưởng học kiêm nhà bảo tồn nổi tiếng, Tiến sĩ Dian Fossey, bị sát hại trong cabin của mình tại Karisoke, một địa điểm nghiên cứu ở vùng núi Rwanda. Nhiều người tin rằng cái chết của bà có liên quan đến thái độ kiên quyết chống lại nạn săn trộm.

Là một người yêu động vật từ khi còn rất nhỏ, nhưng Fossey đã bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà tư vấn nghề nghiệp. Sau này, bà nói rằng quãng thời gian làm việc cùng với trẻ nhỏ đã giúp bà nhanh chóng giành được sự tin tưởng của những con khỉ đột núi mà bà nghiên cứu. Năm 1963, bà vay tiền để thực hiện một chuyến đi kéo dài tới châu Phi. Chuyến đi này đã giúp bà có cơ hội tiếp xúc với nhà khảo cổ học Louis và Mary Leakey, cũng như nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Alan và Joan Root, đồng thời còn biết đến công trình của nhà linh trưởng học Jane Goodall. Fossey đã xuất bản một số bài báo về chuyến đi của mình và quay trở lại Mỹ, nhưng vào năm 1966, Leakeys đã giúp bà xin được quỹ tài trợ để nghiên cứu khỉ đột ở Congo. Continue reading “26/12/1985: Nhà linh trưởng học Dian Fossey bị sát hại ở Rwanda”

25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey

Nguồn: Six-year-old JonBenét Ramsey is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, JonBenét Ramsey, sáu tuổi, đã bị sát hại ngay tại chính ngôi nhà của mình ở Boulder, Colorado. John và Patsy Ramsey, cha mẹ của cô bé, đã gọi điện cho cảnh sát lúc 5:52 sáng hôm sau để báo rằng con gái họ đã mất tích. Mặc dù cảnh sát tìm thấy một thư đòi 118.000 đô la tiền chuộc, nhưng thi thể của JonBenét đã được tìm thấy dưới một tấm chăn ở tầng hầm ngay buổi chiều hôm đó. Tội ác nhanh chóng gây chấn động khắp nước Mỹ.

Bị đánh đập và bóp cổ, JonBenét được tìm thấy trong tình trạng băng dính dán kín miệng và hai tay bị trói bằng dây, đồng thời còn có một số dấu hiệu của việc bị tấn công tình dục. Tuy nhiên, các thám tử Boulder đã quá kém cỏi trong khâu bảo vệ bằng chứng và thực tế đã cho phép John Ramsey phá hỏng hiện trường vụ án bằng cách đưa thi thể con gái ông ta ra khỏi tầng hầm. Continue reading “25/12/1996: Vụ án JonBenét Ramsey”

23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất

Nguồn: Voyager completes global flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, sau chín ngày bốn phút bay trên bầu trời, chiếc máy bay thử nghiệm Voyager đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Edwards ở California, hoàn thành chuyến bay không dừng vòng quanh Trái Đất đầu tiên, chỉ với một lần nạp nhiên liệu. Cầm lái bởi hai phi công người Mỹ Dick Rutan và Jeana Yeager, Voyager được chế tạo chủ yếu từ nhựa và giấy cứng, mang theo lượng nhiên liệu gấp ba lần trọng lượng của nó khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Edwards vào ngày 14/12. Khi quay trở lại sau hành trình 25.012 dặm vòng quanh Trái Đất, nó chỉ còn lại năm gallon xăng trong bình chứa. Continue reading “23/12/1986: Máy bay Voyager hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái Đất”

21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Nguồn: The United Arab Emirates is formed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (United Arab Emirates, UAE) đã được thành lập. Liên minh của sáu vương quốc nhỏ tại vùng Vịnh – với vương quốc thứ bảy cũng sớm gia nhập – đã tạo ra một quốc gia nhỏ bé nhưng có vai trò lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Thông qua một loạt các hiệp ước kể từ năm 1820, một số vương quốc trên bờ biển phía bắc của Bán đảo Ả Rập đã nhận được sự bảo hộ của Anh. Với mong muốn bảo vệ các tuyến đường thương mại và bảo vệ thuộc địa quý giá của họ là Ấn Độ, Hải quân Anh đã quyết định bảo trợ cho “Các nước Đình chiến” (Trucial States – tên cũ của UAE – do các nước này ký hiệp ước với Anh) để đổi lấy việc họ hợp tác vì lợi ích của Anh. Continue reading “21/12/1971: Thành lập Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất”

19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức

Nguồn: Hitler takes command of the German army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân đội Đức đã chứng kiến một thay đổi lớn trong hàng ngũ các chỉ huy cấp cao khi Adolf Hitler lên đảm nhận vị trí Tổng tư lệnh.

Cuộc tấn công của Đức vào Moskva khi ấy đã rõ ràng là một thảm họa. Người Liên Xô đã xây dựng một hàng phòng thủ cách thành phố 200 dặm – mà lính Đức chẳng thể nào phá vỡ. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thường dưới âm 31 độ, khiến các xe tăng Đức gần như bị đóng băng. Tướng Georgi Zhukov đã phát động một cuộc phản công dữ dội của bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô, buộc lực lượng đang hoang mang của Đức phải vội vã rút lui. Continue reading “19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức”

16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II

Nguồn: Battle of the Bulge begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức đã mở cuộc tấn công lớn cuối cùng trong Thế chiến II, Chiến dịch Autumn Mist – hay còn gọi là cuộc Tấn công Ardennes hoặc Trận Bulge – một nỗ lực nhằm đẩy lui hàng ngũ Đồng Minh về phía tây, từ miền bắc nước Pháp đến tây bắc nước Bỉ. Sở dĩ có tên gọi này là vì quân Đức đã tạo ra một “chỗ phình” (bulge) xung quanh khu vực rừng Ardennes để tấn công tuyến phòng thủ của Mỹ. Đây cũng là trận đánh lớn nhất diễn ra ở mặt trận phía Tây.

Trong đợt tấn công đầu tiên, quân lực của Đức là 250.000 người, gồm 14 sư đoàn bộ binh được bảo vệ bởi 5 sư đoàn thiết giáp, chiến đấu chống lại chỉ 80.000 lính Mỹ. Trận đánh bắt đầu ngay từ sáng sớm, nhắm vào phần yếu nhất của phòng tuyến Đồng Minh – một đoạn rừng cây và đồi núi ít được bảo vệ dài 80 dặm (đơn giản thì quân Đồng Minh tin rằng Ardennes là nơi quá khó để vượt qua, và do đó, khó mà trở thành địa điểm cho một cuộc tấn công của người Đức). Đối đầu với lực lượng Mỹ mỏng manh và bị cô lập, cộng thêm việc sương mù dày đặc ngăn không cho phía Đồng Minh phát hiện bước tiến của Đức, quân Đức đã có thể đẩy lui kẻ thù. Continue reading “16/12/1944: Trận Bulge trong Thế chiến II”

14/12/2012: Thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook

Nguồn: Sandy Hook school shooting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày nay năm 2012, Adam Lanza đã bắn chết 20 học sinh lớp một và 6 nhân viên của trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut trước khi dùng súng tự sát. Trước đó cùng ngày, hắn ta cũng đã sát hại mẹ mình tại ngôi nhà nơi họ sinh sống.

Sandy Hook là vụ xả súng gây chết người nhiều thứ hai ở Mỹ lúc bấy giờ, chỉ sau vụ xả súng năm 2007 tại Virginia Tech, trong đó hung thủ đã giết chết 32 học sinh và giáo viên trước khi tự sát. Continue reading “14/12/2012: Thảm sát tại trường tiểu học Sandy Hook”

12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh

Nguồn: Kenya declares independence from Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Kenya chính thức tuyên bố độc lập khỏi Anh. Quốc gia Đông Phi này theo đó đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ còn lâu mới kết thúc.

Một thập niên trước đó, vào năm 1952, cuộc nổi dậy có tên gọi Khởi nghĩa Mau Mau (Mau Mau Uprising) đã làm rung chuyển thuộc địa của Anh ở châu Phi. Người Anh không chỉ chi tới 55 triệu bảng để trấn áp cuộc nổi dậy, mà còn thực hiện nhiều đợt tàn sát dân thường, ép hàng trăm nghìn người Kenya phải vào trại tập trung và đình chỉ các quyền tự do dân sự ở nhiều thành phố. Continue reading “12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh”

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa

Nguồn: Smallpox is officially declared eradicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, một ủy ban các nhà khoa học tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Căn bệnh khiến 30% số người mắc có nguy cơ tử vong này là căn bệnh truyền nhiễm ở người duy nhất chính thức bị tiêu diệt.

Một thứ bệnh tương tự như đậu mùa đã tàn phá nhân loại suốt hàng nghìn năm, với trường hợp nhiễm bệnh sớm nhất được ghi nhận trong các tài liệu của Ấn Độ từ thế kỷ 2 TCN. Người ta tin rằng Pharaoh Ai Cập Ramses V đã chết vì bệnh đậu mùa vào năm 1145 TCN. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus đậu mùa dường như chỉ mới xuất hiện năm 1580 SCN. Ngoài ra, một kiểu tiêm chủng – đưa một lượng nhỏ virus vào cơ thể nhằm gây bệnh nhẹ, từ đó phát triển khả năng miễn dịch — đã phổ biến tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. Continue reading “09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa”

07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island

Nguồn: Shooter opens fire on Long Island Railroad train, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, một người đàn ông tên là Colin Ferguson đã nổ súng trên một chuyến tàu thuộc Đường sắt Long Island khởi hành từ Thành phố New York, khiến 6 người thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

Ferguson là người gốc Jamaica, mắc bệnh tâm thần, từng sống nhiều năm ở Bờ Tây trước khi chuyển đến New York vào năm 1993. Ngày 07/12/1993, anh ta lên chuyến tàu lúc 5:33 chiều tại Ga Penn, mang theo một khẩu súng lục tự động, và khi tàu đến gần trạm Garden City, Ferguson bắt đầu chạy dọc con tàu và ngẫu nhiên xả xúng vào các hành khách. Continue reading “07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island”