17/11/1969: Đàm phán SALT I bắt đầu

Nguồn: SALT I negotiations begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, các nhà đàm phán từ Liên Xô và Mỹ đã gặp nhau tại Helsinki để bắt đầu các cuộc Đàm phán Hạn chế Vũ khí Chiến lược (Strategic Arms Limitation Talks, SALT). Cuộc họp này là đỉnh điểm của nhiều cuộc thảo luận giữa hai bên liên quan đến các biện pháp để hạn chế cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh.

Giám đốc Cơ quan Kiểm soát và Giải giáp Vũ trang (Arms Control and Disarmament Agency), Gerard Smith, là trưởng phái đoàn đàm phán của Mỹ. Đồng thời, Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger cũng bắt đầu đàm phán với Đại sứ Liên Xô tại Mỹ. Các cuộc đàm phán tiếp tục kéo dài gần ba năm, cho đến khi Hiệp định SALT I được ký vào tháng 05/1972. Các cuộc đối thoại này tập trung vào hai hệ thống vũ khí chính: tên lửa đạn đạo (ABM) và tên lửa đa đầu đạn phân hướng (MIRVs- tên lửa với nhiều đầu đạn, mỗi loại có khả năng tấn công các mục tiêu khác nhau). Continue reading “17/11/1969: Đàm phán SALT I bắt đầu”

16/11/1988: Benazir Bhutto trở thành lãnh đạo Pakistan

Nguồn: Benazir Bhutto elected leader of Pakistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, tại Pakistan, người dân đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử mở đầu tiên sau hơn một thập niên, và chọn ứng viên dân túy, Benazir Bhutto, con gái của cựu lãnh đạo Pakistan, Zulfikar Ali Bhutt, làm Thủ tướng. Bà là người phụ nữ đầu tiên trở thành lãnh đạo của một quốc gia Hồi giáo trong lịch sử hiện đại.

Sau khi Tướng Mohammed Zia-ul-Haq lên nắm quyền ở Pakistan trong một cuộc đảo chính quân sự vào năm 1977, Zulfikar Bhutto đã bị đưa ra xét xử và kết án tử hình vì cáo buộc đã ra lệnh cho một vụ ám sát vào năm 1974. Benazir Bhutto đã thường xuyên phải chịu đựng các cuộc bắt bớ tại nhà riêng trong bảy năm tiếp theo. Năm 1984, bà trốn sang Anh, nơi bà trở thành lãnh đạo đảng cũ của cha mình, Đảng Nhân dân Pakistan (PPP). Continue reading “16/11/1988: Benazir Bhutto trở thành lãnh đạo Pakistan”

15/11/1977: Jimmy Carter tiếp đón Quốc vương Iran

Nguồn: President Carter hosts shah of Iran, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã hoan nghênh Mohammad Reza Pahlavi, Quốc vương của Iran, cùng với vợ ông, Hoàng hậu Farrah, đến Washington. Trong hai ngày tiếp theo, Carter và Pahlavi đã thảo luận về việc cải thiện quan hệ giữa hai nước. Hai năm sau đó, số phận chính trị của hai nhà lãnh đạo này sẽ càng trở nên gắn bó hơn khi những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan lật đổ Quốc vương và bắt giữ người Mỹ làm con tin ở Tehran.

Tuy nhiên, vào năm 1977, Mỹ và Iran đã có mối quan hệ ngoại giao khá thân thiện. Các cuộc thảo luận chính thức giữa Carter và Pahlavi tập trung vào các triển vọng hòa bình cho Trung Đông cũng như cách thức chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng nhắm vào Mỹ và các quốc gia phương Tây khác vào đầu những năm 1970. Continue reading “15/11/1977: Jimmy Carter tiếp đón Quốc vương Iran”

14/11/1982: Lech Walesa ra tù

Nguồn: Walesa released from jail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết bất hợp pháp của Ba Lan, đã trở lại căn hộ của ông ở Gdansk sau 11 tháng bị giam tại một nhà nghỉ săn bắn nằm gần biên giới với Liên Xô. Hai ngày trước đó, hàng trăm người ủng hộ đã bắt đầu một buổi canh thức ở bên ngoài nhà ông khi biết rằng người sáng lập phong trào công đoàn Ba Lan sắp được thả. Khi Walesa trở về nhà vào ngày 14/11, ông được một đám đông vui vẻ nâng lên và đưa đến tận cửa căn hộ, nơi ông chào vợ mình và sau đó có một bài phát biểu trước những người ủng hộ từ cửa sổ tầng hai. Continue reading “14/11/1982: Lech Walesa ra tù”

13/11/1953: Robin Hood bị cáo buộc là cộng sản

Nguồn: Indiana Textbook Commission member charges that Robin Hood is communistic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, trong một ví dụ về khoảng thời gian ngớ ngẩn mà “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) bao trùm nước Mỹ, bà Thomas J. White của Ủy viên Ủy ban Sách Giáo khoa Bang Indiana, đã kêu gọi loại bỏ cuốn Robin Hood khỏi danh sách sách giáo khoa tham khảo cho các trường học của bang. Bà cho rằng có “một chỉ thị của phe Cộng sản trong giáo dục rằng cần nhấn mạnh đến câu chuyện Robin Hood vì anh ta đã cướp của người giàu và chia cho người nghèo. Đó là tuyên ngôn của Cộng sản. Đó là sự bôi nhọ luật pháp, trật tự, và bất cứ điều gì phá vỡ luật pháp và trật tự là điều họ muốn.” Continue reading “13/11/1953: Robin Hood bị cáo buộc là cộng sản”

12/11/1990: Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: Akihito enthroned as emperor of Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Thái tử Akihito đã lên ngôi hoàng đế Nhật Bản hai năm sau cái chết của cha mình. Ông trở thành Nhật Hoàng thứ 125 trong một triều đại có niên đại từ năm 660 TCN.

Akihito, con trai duy nhất của Hoàng đế Hirohito, là quốc vương đầu tiên của Nhật Bản cai trị trong vai trò như một lãnh đạo “hữu danh vô thực” trong một chế độ quân chủ lập hiến. Cha của ông, Hirohito, bắt đầu trị vì từ năm 1926 và trên lý thuyết, đã cai trị theo chế độ quân chủ chuyên chế, mặc dù quyền lực của ông bị giới hạn trong thực tế. Continue reading “12/11/1990: Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản”

11/11/1885: George Patton ra đời

Nguồn: George Patton born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1885, George Smith Patton, một trong những vị tướng vĩ đại nhất của Thế chiến II, đã được sinh ra ở San Gabriel, California.

Patton sinh trưởng trong một gia đình có lịch sử lâu đời phục vụ trong quân đội. Sau khi theo học tại trường West Point, ông trở thành một sĩ quan xe tăng trong Thế chiến I. Trải nghiệm chiến tranh này, cùng với kiến thức quân sự sâu rộng của ông, đã khiến Patton trở thành người ủng hộ tầm quan trọng đặc biệt của xe tăng trong những trận chiến tương lai. Sau khi người Mỹ tham gia Thế chiến II, Patton được giao nhiệm vụ chỉ huy một trung đội xe tăng Mỹ quan trọng và đóng vai trò then chốt trong chiến dịch đổ bộ xâm lược Bắc Phi của phe Đồng Minh vào năm 1942. Năm 1943, Patton dẫn đầu Tập đoàn quân Thứ bảy của Mỹ trong cuộc tấn công vào Sicily và trở nên nổi tiếng vì đã dám vượt quyền Montgomery trong Cuộc Đua tới Messina (Race to Messina). Continue reading “11/11/1885: George Patton ra đời”

10/11/1928: Nhật hoàng Hirohito lên ngôi

Nguồn: Hirohito crowned in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124, thuộc một triều đại có niên đại bắt đầu từ năm 660 TCN.

Nhật hoàng Hirohito đã trị vì một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất trong lịch sử nước ông. Từ sự bành trướng quân sự nhanh chóng bắt đầu từ năm 1931 đến thất bại trước quân đội Đồng minh năm 1945, Hirohito đã cai trị người Nhật theo chế độ quân chủ chuyên chế, nhưng ông lại là một Hoàng đế với quyền lực bị hạn chế rất nhiều trong thực tế. Continue reading “10/11/1928: Nhật hoàng Hirohito lên ngôi”

09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Sartre renounces communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô – giờ lại lên tiếng tố cáo cả Liên Xô lẫn hệ thống cộng sản của nước này sau cuộc xâm lược tàn bạo của Liên Xô vào Hungary.

Jean-Paul Sartre, sinh ra ở Paris vào năm 1905, là một trong những đại diện hàng đầu cho chủ nghĩa hiện sinh, một phong trào triết học cổ vũ cho bản tính tự do trong sự tồn tại của cá nhân con người, đồng thời tiếc thương cho sự vô nghĩa vốn có của nó. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết, kịch và luận văn triết học, Sartre đã từ chối Giải Nobel năm 1964 vì lý do một nhà văn “nên từ chối để bản thân mình bị biến thành một thể chế.” Tuy nhiên, chính Sartre đã là một thể chế: đầu tiên là như tiếng nói của chủ nghĩa hiện sinh và sau đó như lương tâm của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản”

08/10/1895: Nhà khoa học Đức phát hiện ra tia X

Nguồn: German scientist discovers X-rays, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng có thể đem lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu hết là trong y học, bằng cách cho phép chúng ta nhìn thấy những điều vốn không nhìn thấy được.

Phát hiện của Rontgen xảy đến rất tình cờ ở phòng thí nghiệm Wurzburg, Đức. Khi đó, ông đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng. Continue reading “08/10/1895: Nhà khoa học Đức phát hiện ra tia X”

07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba

Nguồn: FDR reelected a record third time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa của mình, Thomas Dewey, thống đốc bang New York, và trở thành vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phục vụ tới nhiệm kỳ thứ tư.

Roosevelt, người em họ thứ năm của cựu tổng thống Theodore Roosevelt, lần đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng vào năm 1933, với lời hứa đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái. Được hỗ trợ bởi một Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát, Roosevelt đã hành động nhanh chóng, và hầu hết các đề xuất Kinh tế Mới (New Deal) của ông – chẳng hạn như Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp, Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia, và việc thành lập Cơ quan Quản trị Công trình Công cộng và Cơ quan Thung lũng Tennessee – đều đã được phê duyệt trong vòng 100 ngày đầu tiên mà ông nhậm chức. Dù bị nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp chỉ trích, các đạo luật tiến bộ của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế Mỹ, và vào năm 1936, ông đã dễ dàng tái đắc cử. Continue reading “07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba”

06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid

Nguồn: U.N. condemns apartheid, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết lên án các chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid của Nam Phi và kêu gọi tất cả các thành viên chấm dứt quan hệ kinh tế và quân sự với nước này.

Có hiệu lực từ năm 1948 đến năm 1993, Apartheid (bắt nguồn từ tiếng Afrikaans nghĩa là tách biệt) là tình trạng tách biệt chủng tộc và phân biệt về chính trị và kinh tế được chính phủ áp dụng đối với nhóm đa số không phải người da trắng ở Nam Phi. Trong số rất nhiều bất công khác nhau, người da đen đã bị buộc phải sống ở các khu vực biệt lập và không thể bước vào các khu phố chỉ có người da trắng, trừ khi họ có một thẻ thông hành đặc biệt. Mặc dù người da trắng đại diện cho một phần nhỏ trong dân số, nhưng họ nắm giữ phần lớn đất đai và tài sản của cả nước. Continue reading “06/11/1962: Liên Hiệp Quốc lên án chế độ Apartheid”

05/11/1968: Nixon đắc cử Tổng thống

Nguồn: Nixon wins presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, tám năm sau khi bị John F. Kennedy đánh bại trong cuộc bầu cử năm 1960, Richard Nixon đã chiến thắng trước Hubert Humphrey và được bầu làm Tổng thống Mỹ.

Hai năm sau khi thua Kennedy, Nixon đã ra tranh cử vị trí thống đốc bang California và thua trong một chiến dịch cay đắng trước Edmund G. (“Pat”) Brown. Hầu hết các nhà quan sát tin rằng sự nghiệp chính trị của Nixon đã kết thúc, nhưng đến tháng 02/1968, ông đã gầy dựng lại được vị trí chính trị của mình trong Đảng Cộng hòa để có thể tuyên bố ra tranh cử Tổng thống. Continue reading “05/11/1968: Nixon đắc cử Tổng thống”

04/11/1995: Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát

Nguồn: Yitzhak Rabin assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin đã bị bắn trọng thương sau khi tham dự một cuộc biểu tình hòa bình được tổ chức tại quảng trường Tel Aviv’s Kings ở Israel. Rabin sau đó qua đời trong cuộc phẫu thuật tại Bệnh viện Ichilov ở Tel Aviv.

Vị thủ tướng 73 tuổi đang đi bộ đến chiếc xe của mình khi ông bị bắn vào cánh tay và lưng bởi Yigal Amir, một sinh viên luật 27 tuổi người Do Thái, kẻ có liên hệ với nhóm Do Thái cực hữu Eyal. Cảnh sát Israel đã bắt Amir tại hiện trường vụ nổ súng. Sau đó hắn ta đã thừa nhận gây ra vụ ám sát, và giải thích tại phiên tòa rằng mình giết Rabin vì Thủ tướng muốn “trao đất nước của chúng ta cho người Ả Rập.” Continue reading “04/11/1995: Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin bị ám sát”

03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước

Nguồn: Central Powers face rebellion on the home front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi Thế chiến I đã ở rất gần đoạn kết, người biểu tình nổi loạn đã bất ngờ xuất hiện ở Đức và Áo-Hung, mang theo băng rôn đỏ của Đảng Cộng sản cách mạng xã hội chủ nghĩa và đe doạ sẽ theo gương người Nga hạ bệ các chính phủ đế quốc của họ.

Vào tuần cuối cùng của tháng 10/1918, ba trong số các nước thuộc Liên minh Trung tâm – Đức, Áo-Hung và Đế chế Ottoman – đang đàm phán với phe Hiệp ước về thỏa thuận ngừng bắn, trong khi nước thứ tư, Bulgaria, đã đạt được một thỏa thuận như vậy vào tháng Chín. Ngày 28/10, 1.000 thủy thủ thuộc hải quân Đức đã bị bắt sau khi từ chối thực hiện mệnh lệnh từ các chỉ huy của họ nhằm tiến hành cuộc tấn công cuối cùng chống lại người Anh ở Biển Bắc. Continue reading “03/11/1918: Liên minh Trung tâm đối mặt với nổi loạn trong nước”

02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with “the Wise Men”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Johnson đã tổ chức một cuộc họp bí mật với các nhà lãnh đạo có uy tín nhất của quốc gia, nhóm được gọi chung là “Những người thông thái” (the Wise Men). Nhóm này bao gồm cựu Ngoại trưởng Dean Acheson, Tổng Tư lệnh Quân đội Omar Bradley, Đại sứ Lưu động Averell Harriman, và cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng hòa Henry Cabot Lodge.

Johnson đã xin lời khuyên từ nhóm này về việc làm thế nào để đoàn kết nước Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Họ đã đi đến kết luận rằng chính quyền cần phải đưa ra “các hướng dẫn cho báo chí để cho thấy ánh sáng ở cuối đường hầm.” Thực tế, họ đã quyết định rằng người dân Mỹ cần phải nhận được nhiều báo cáo lạc quan hơn. Continue reading “02/11/1967: Johnson gặp nhóm tư vấn cao cấp”

01/11/1765: Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Tem thuế

Nguồn: Parliament enacts the Stamp Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1765, trước sự phản đối rộng rãi ở các thuộc địa Bắc Mỹ, Nghị viện Anh vẫn cho ban hành Đạo luật Tem thuế (Stamp Act), một biện pháp đánh thuế nhằm tăng nguồn thu cho các hoạt động quân sự của Anh tại Mỹ.

Việc bảo vệ các thuộc địa Bắc Mỹ trong Chiến tranh với Pháp và người da đỏ (1754-1763) và Cuộc nổi dậy Pontiac (1763-1764) gây nhiều tốn kém cho Anh Quốc, và Thủ tướng George Grenville hy vọng sẽ thu hồi lại một phần chi phí này bằng cách đánh thuế người dân thuộc địa. Continue reading “01/11/1765: Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Tem thuế”

31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề

Nguồn: Martin Luther posts 95 theses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách.

Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác. Lúc bấy giờ, một linh mục dòng Thánh Dominique tên là Johann Tetzel, được ủy nhiệm bởi Tổng Giám mục Mainz và Giáo hoàng Leo X, đang tiến hành một chiến dịch gây quỹ lớn ở Đức để tài trợ cho việc tu bổ Nhà thờ Thánh Peter ở Rome. Mặc dù hoàng tử Frederick III the Wise (Frederick Khôn ngoan) đã cấm mua bán “giấy xá tội” ở Wittenberg, nhiều thành viên nhà thờ vẫn lặn lội đi mua chúng. Khi họ trở về, họ đưa những giấy xá tội mình đã mua cho Luther, tuyên bố họ không còn phải hối cải vì tội lỗi của mình nữa. Continue reading “31/10/1517: Martin Luther công bố 95 Luận Đề”

30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại

Nguồn: Quebec separatists narrowly defeated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, với tỷ lệ sít sao 50,6% so với 49,4%, người dân tỉnh Quebec đã bỏ phiếu chọn tiếp tục ở lại trong liên bang Canada. Cuộc trưng cầu dân ý đã yêu cầu các công dân Quebec, đa số là người gốc Pháp, bỏ phiếu quyết định xem họ có nên bắt đầu tiến trình để trở nên độc lập với Canada hay không. Continue reading “30/10/1995: Phe ly khai Quebec thất bại”

29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái

Nguồn: The British protest against the persecution of Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các tu sĩ và các nhân vật chính trị của Anh đã tổ chức một cuộc mít-ting công khai để thể hiện sự phẫn nộ của họ đối với cuộc bức hại người Do Thái của Đức Quốc xã.

Trong một thông điệp gửi tới cuộc họp, Thủ tướng Winston Churchill đã tóm tắt những tình cảm của tất cả mọi người hiện nay: “Những tội ác có hệ thống mà người Do Thái – nam giới, phụ nữ và trẻ em – đã phải chịu đựng dưới chế độ Đức Quốc xã là một trong những sự kiện kinh hoàng nhất của lịch sử, và để lại một vết nhơ không thể tẩy xóa được lên tất cả những kẻ gây ra và kích động chúng. Hãy giải phóng những người đàn ông và phụ nữ này.” Churchill tiếp tục, “phải tố cáo những tội ác này, và khi cuộc đấu tranh của thế giới này kết thúc với chiến thắng của nhân quyền, bức hại chủng tộc sẽ kết thúc.” Continue reading “29/10/1942: Người Anh chống lại sự bức hại người Do Thái”