Thế giới hôm nay: 21/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump hậu thuẫn một thỏa thuận cho phép hãng phần mềm Oracle và gã khổng lồ bán lẻ Walmart nắm giữ 20% cổ phần trong TikTok, một ứng dụng video ngắn của Trung Quốc. Lệnh cấm đối với TikTok, tới hạn vào hôm qua, sẽ bị hoãn lại cho đến 27 tháng 9 để thương vụ được chốt. Trong khi đó, một thẩm phán đã chặn lệnh của Bộ Thương mại buộc các cửa hàng ứng dụng Mỹ phải gỡ bỏ WeChat, một ứng dụng nhắn tin của Trung Quốc.

Victoria, nơi chiếm phần lớn ca nhiễm covid-19 ở Úc, ghi nhận 14 ca nhiễm mới hôm Chủ nhật, con số thấp nhất kể từ tháng 6. Hàn Quốc thông báo số ca mắc mới lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 trong hơn một tháng. Nhưng Ấn Độ báo cáo tới ít nhất 90.000 ca mới mỗi ngày trong sáu ngày qua, và ghi nhận gần 87.000 trường hợp tử vong được xác nhận. Trên toàn cầu, số ca tử vong được xác nhận do covid-19 là gần 1 triệu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/09/2020”

Thế giới hôm nay: 17/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã nêu chi tiết kế hoạch cung cấp cho mọi người Mỹ một loại vắc xin covid-19 miễn phí khi có sẵn. Kế hoạch dự đoán sẽ có khan hiếm nguồn cung vào thời gian đầu và do đó cần được dành cho các lao động chủ chốt. Tổng thống Donald Trump gần đây khoe sẽ trình làng một loại vắc-xin trong vòng vài tuần; kế hoạch của CDC thì mất hàng tháng.

Hãng dược Eli Lilly công bố một phương pháp điều trị covid-19 giúp làm giảm số bệnh nhân nhập viện từ 6% xuống còn 1,7%, nếu được điều trị ngay sau chẩn đoán. Những phương pháp điều trị như vậy, tức dùng các kháng thể đơn dòng (bắt chước cơ chế tự vệ của cơ thể), có nhiều hứa hẹn nhưng phức tạp. Và thử nghiệm chỉ được thực hiện trên 452 đối tượng, nghĩa là chỉ một vài trường hợp nhập viện ở cả nhóm điều trị và nhóm triệu chứng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/09/2020”

Thế giới hôm nay: 16/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một hội đồng của WTO đã tuyên bố thuế quan do Mỹ áp lên Trung Quốc hồi năm 2018 là bất hợp pháp. Họ bác lập luận của Mỹ rằng thuế quan là hợp lý vì Trung Quốc có các hành động làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ, bao gồm ăn cắp tài sản trí tuệ, cho rằng không rõ các sản phẩm bị áp thuế có được hưởng lợi từ các hành động này hay không. Các khoản thuế nhắm vào hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 200 tỷ USD một năm.

Nhà Trắng công bố các hạn chế đối với hàng hóa nhập khẩu bị nghi ngờ là sử dụng lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc. Danh sách này bao gồm bông và quần áo; Tân Cương chiếm phần lớn sản lượng bông của đất nước. Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, như giam giữ khoảng 1 triệu người Hồi giáo thiểu số trong các trại mà họ gọi là “trại cải tạo”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2020”

Thế giới hôm nay: 15/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản đã chọn Suga Yoshihide làm lãnh đạo mới và do đó là thủ tướng tiếp theo của đất nước. Mặc dù chiến thắng của ông không có gì bất ngờ, nhưng ông Suga đã vươn lên từ một kẻ không tên tuổi, xuất thân từ một gia đình khiêm tốn và nắm giữ quyền lực chủ yếu ở hậu trường với chức chánh văn phòng nội các của Abe Shinzo, thủ tướng sắp mãn nhiệm.

Các quan chức Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc đặt cáp quang tốc độ cao tại biên giới tranh chấp giữa hai nước trên dãy Himalaya. Đã có những phát đạn được bắn ra hồi tuần trước ở “đường kiểm soát thực tế”, song Trung Quốc và Ấn Độ đã bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao để giảm căng thẳng. Các cáp thông tin liên lạc, theo đó có thể giúp quân đội Trung Quốc liên lạc với hậu phương, khả năng sẽ làm đảo lộn các cuộc thảo luận này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/09/2020”

Thế giới hôm nay: 14/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cháy rừng tiếp tục bùng lên khắp các bang California, Oregon và Washington, với hơn 30 người được ghi nhận đã chết và hàng chục nghìn người phải sơ tán. Khói bụi do cháy khiến Portland trở thành nơi có chất lượng không khí tệ nhất thế giới. Kể từ đầu năm 2020, các đám cháy ở California đã thiêu rụi diện tích gấp 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái, bao trùm một khu vực rộng gần bằng New Jersey.

Người Nga đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử địa phương vào Chủ nhật. 9.000 vị trí thống đốc khu vực và hội đồng địa phương thường là những vấn đề không quan trọng, nhưng các cuộc bầu cử năm nay được coi là một bài thử thách khó nhằn dành cho đảng Nước Nga Thống nhất của Vladimir Putin, trước khi đảng này đối mặt với các cuộc bầu cử cơ quan lập pháp toàn quốc năm tới. Vụ đầu độc nhân vật đối lập hàng đầu Alexei Navalny hồi tháng 8 đã phủ bóng đen lên thùng phiếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2020”

Thế giới hôm nay: 11/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nghị sĩ Dân chủ chặn phiên bản dự luật cứu trợ hậu covid-19 bị thu hẹp bởi đảng Cộng hòa, trong một cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện Mỹ. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã đoàn kết chống lại nó vì cho rằng nó không đủ để giải quyết sức tàn phá kinh tế của đại dịch. Trong khi đó, tất cả các nghị sĩ Cộng hòa trừ một người đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật. Các quan chức từ Cục Dự trữ Liên bang và những người khác nói cần thêm trợ giúp để ngăn nền kinh tế Mỹ suy thoái hơn nữa, nhưng đàm phán giữa các nghị sĩ Dân chủ và quan chức chính quyền đã không được nối lại từ sau khi bị đổ vỡ hồi tháng 8.

Citigroup đã bổ nhiệm Jane Fraser thay thế Michael Corbat ở vị trí giám đốc điều hành khi ông này nghỉ hưu vào tháng 2 tới. Bà Fraser, hiện là chủ tịch Citi và là người đứng đầu mảng ngân hàng bán lẻ, sẽ là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một ngân hàng lớn ở Phố Wall. Nhiệm kỳ tám năm của ông Corbat bị chi phối bởi nhiệm vụ khôi phục Citi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/09/2020”

Thế giới hôm nay: 10/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh đề xuất luật mới thay thế một số phần của thỏa thuận Brexit đã ký với EU hồi tháng 1. Nhiều nghị sĩ, một số thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền, đã chỉ trích hành động này thể hiện sự coi thường trắng trợn luật pháp quốc tế. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà “rất quan ngại”. Đàm phán về thỏa thuận thương mại vẫn đang tiếp diễn.

Các quan chức cấp cao tại Bộ An ninh Nội địa Mỹ liên tục tìm cách kiểm soát hoặc ngăn chặn các báo cáo cho thấy Nga can thiệp bầu cử Mỹ, theo đơn khiếu nại do Ủy ban Tình báo Hạ viện công bố. Brian Murphy, cựu lãnh đạo bộ phận tình báo của bộ, cho biết ông cũng được chỉ đạo điều chỉnh các đánh giá về chủ nghĩa  da trắng thượng đẳng để làm cho nó “có vẻ ít nghiêm trọng hơn” và phải bổ sung thêm thông tin về “các nhóm cánh tả” bạo lực. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2020”

Thế giới hôm nay: 09/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Trung Quốc nói quân đội Ấn Độ đã vượt biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya và bắn cảnh cáo vào binh sĩ Trung Quốc. Ấn Độ phủ nhận và cho biết binh sĩ Trung Quốc đã bắn chỉ thiên. Binh lính hai bên đã từng đụng độ dọc Đường Kiểm soát Thực tế, nhưng vụ việc mới nhất đánh dấu phát súng đầu tiên được bắn ra giữa hai bên sau 45 năm.

Màn trượt dốc của cổ phiếu công nghệ hồi tuần trước đã tiếp tục  sau kỳ nghỉ dịp Ngày Lao động. Giá dầu giảm cũng tác động đến các cổ phiếu năng lượng. Chỉ số Nasdaq giảm hơn 3,6%; S&P 100 2,8%. Nhiều cổ phiếu công nghệ giảm lần này nằm trong số các cổ phiếu tăng tốt vào đầu mùa hè khi phần lớn nước Mỹ ở trong tình trạng phong tỏa, bao gồm Apple, Facebook và Zoom. Cổ phiếu của Tesla cũng lao dốc sau khi nhà sản xuất ô tô điện không được lọt vào S&P 500. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2020”

Thế giới hôm nay: 08/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Alexei Navalny, chính trị gia đối lập Nga bị đầu độc trong chuyến đi vận động tranh cử tới Siberia, vừa hết hôn mê. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết bà sẽ xem xét các biện pháp trừng phạt Nord Stream 2, một đường ống dẫn khí đốt đang xây dựng dưới Biển Baltic, nếu Nga từ chối hợp tác điều tra về trường hợp của ông Navalny. Ông đã được đưa đến Berlin để điều trị vào tháng trước; Điện Kremlin phủ nhận liên quan.

Những người đàn ông đeo mặt nạ đã bắt giữ Maria Kolesnikova, một thủ lĩnh phe đối lập ở Belarus. Bà Kolesnikova là người chỉ trích nặng nề tổng thống Alexander Lukashenko, người đã gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng trước. EU có kế hoạch vào cuối tháng này sẽ áp đặt trừng phạt đối với 31 quan chức Belarus liên quan đến cuộc bỏ phiếu, bao gồm cả bộ trưởng nội vụ, theo Reuters. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/09/2020”

Thế giới hôm nay: 07/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận hơn 90.000 ca nhiễm coronavirus mới trong ngày Chủ nhật, con số kỷ lục toàn cầu. Với tổng số 4,1 triệu ca, nước này đang trên đà vượt Brazil để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng thứ hai sau Mỹ. Tàu điện ngầm của Delhi sẽ khởi động lại từ hôm nay sau 5 tháng ngưng chạy. Trong khi đó, Melbourne, thủ phủ của bang Victoria, tâm dịch ở Úc, đã kéo dài thời hạn phong tỏa cho đến 28 tháng 9.

Hàng chục nghìn người Belarus đã xuống đường trong cuối tuần thứ tư liên tiếp để phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko, người đã gian lận trong cuộc bầu cử tháng trước để tiếp tục nắm quyền. Hôm thứ Bảy, cảnh sát bắt giữ 30 người ở thủ đô Minsk vì biểu tình bất hợp pháp. Trong khi đó tại Hồng Kông, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 290 người trong các cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ trì hoãn bầu cử được lên lịch cho hôm qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/09/2020”

Thế giới hôm nay: 04/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Pháp Jean Castex công bố một kế hoạch phục hồi hậu coronavirus trị giá 100 tỷ euro (118 tỷ USD), tương đương 4% GDP. Số tiền này sẽ dành cho các sáng kiến ​​xanh, giảm thuế để thúc đẩy ngành công nghiệp cũng như các sáng kiến ​​về việc làm và giáo dục cho thanh niên. Trong khi đó, chính phủ Tây Ban Nha sẽ mở rộng vô thời hạn chương trình trả lương để bảo vệ người lao động khỏi tác động kinh tế của đại dịch.

Số lượng yêu cầu trợ cấp thất nghiệp mới ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất theo tuần kể từ tháng 3, khi các hạn chế phong tỏa bắt đầu được áp dụng. 881.000 yêu cầu của tuần trước thấp hơn dự đoán của nhiều nhà kinh tế, một phần do có thay đổi trong cách Bộ Lao động đo lường chúng. Báo cáo việc làm hàng tháng của Hoa Kỳ, được công bố hôm nay, sẽ cho chúng ta một góc nhìn đầy đủ hơn về thị trường việc làm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2020”

Thế giới hôm nay: 03/09/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Đức cho biết Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập Nga bị ốm trên chuyến bay từ Siberia hồi tháng trước, đã bị đầu độc bằng chất độc thần kinh  Novichok. Ông Navalny vẫn hôn mê ở Berlin. Novichok cũng từng được dùng để đầu độc Sergei Skripal, một cựu điệp viên Nga, và con gái ông  ở Anh năm 2018. Các bác sĩ Nga đã nhiều lần phản bác cáo buộc ông Navalny bị đầu độc.

Macy’s báo cáo khoản lỗ ròng 431 triệu đô la trong ba tháng kết thúc vào ngày 1 tháng 8. Doanh số bán hàng tại chuỗi cửa hàng thời trang Mỹ giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 3,6 tỷ đô la, mặc dù doanh số bán hàng trực tuyến giúp giảm suy thoái, với khoản tăng trưởng 53% so với quý trước. Kết quả này dù không lạc quan nhưng vẫn tốt hơn nhiều dự đoán. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2020”

Thế giới hôm nay: 01/09/2020

 

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ vượt mốc 6 triệu ca nhiễm covid-19 chính thức. Tuy nhiên, tin tốt là số ca mới trong ngày đã giảm ở các bang miền nam và miền tây. Con số trung bình một tuần, vốn xuống dưới mức 42.000 ca trong sáu ngày liên tiếp, hồi cuối tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng Sáu.

Kinh tế Ấn Độ giảm 23,9% theo năm trong quý hai. Quý này chứng kiến đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhằm hạn chế covid-19 lây lan. Nhưng phong tỏa đã không hiệu quả, dù làm mất tới 140 triệu việc làm. Ấn Độ hiện đang ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn bất kỳ nước nào khác. Gần 80.000 ca nhiễm mới đã được xác nhận trong 24 giờ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/09/2020”

Thế giới hôm nay: 31/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ lập kỷ lục thế giới mới về số ca nhiễm covid-19 mới trong ngày được xác nhận bằng xét nghiệm. Cả nước đã ghi nhận 78.761 ca mới vào thứ Bảy, vượt kỷ lục trong ngày trước đó của Mỹ hồi giữa tháng 7. Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm chính thức trên toàn cầu hiện đã vượt quá 25 triệu.

Biểu tình bùng nổ ở một số thủ đô châu Âu phản đối các hạn chế do chính phủ áp đặt nhằm kiểm soát covid-19. Tại Berlin, hơn 38.000 người đã biểu tình. Một số người biểu tình cực hữu đã cố gắng đột nhập vào tòa nhà quốc hội. Các biện pháp chống coronavirus đang được áp dụng trở lại ở nhiều nước khi châu Âu chứng kiến làn sóng ca nhiễm mới thứ hai. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2020”

Thế giới hôm nay: 28/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bão Laura tạo ra sức gió 150 dặm/giờ, lũ lụt và thiệt hại trên diện rộng tại khu vực Bờ Vịnh Mexico của Mỹ. Nửa triệu người bị mất điện ở Louisiana và Texas, và một cô gái 14 tuổi tử vong vì cây đổ đè lên nhà, một trong số ít nhất bốn nạn nhân đã thiệt mạng ở Louisiana. Cơn bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi di chuyển vào đất liền.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ báo hiệu một sự thay đổi chính sách nhằm khôi phục việc làm và trợ giúp nền kinh tế bị tàn phá bởi coronavirus. Chủ tịch Fed Jerome Powell thông báo ngân hàng trung ương đang áp dụng chính sách “nhắm mục tiêu lạm phát trung bình”, cho phép lạm phát ở mức hơn 2% trong một thời gian nếu điều đó là cần thiết để giữ cho nền kinh tế phát triển. Sự thay đổi này khẳng định Fed có thể sẽ giữ lãi suất thấp trong một thời gian tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2020”

Thế giới hôm nay: 27/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một thanh niên 17 tuổi bị bắt sau khi ba người bị bắn, trong đó hai người chết, trong đêm bạo lực thứ ba ở Kenosha, Wisconsin. Các nhân viên cảnh sát đã dùng đạn cao su và hơi cay chống lại đám đông vốn bất chấp lệnh giới nghiêm trên toàn thành phố. Tình trạng bất ổn bùng lên từ vụ cảnh sát bắn Jacob Blake, một người đàn ông da đen, hôm Chủ nhật. Cha của Blake cho biết con trai ông bị liệt từ thắt lưng trở xuống.

Phil Hogan, ủy viên thương mại của EU, sẽ từ chức vì tham dự một bữa ăn tối chơi golf ở quê nhà Ireland của ông, vi phạm quy định chống coronavirus của nước này. Sự ra đi của ông có nghĩa là Ireland sẽ phải đề cử một ủy viên mới. Không rõ liệu họ có giữ lại chính sách thương mại hiện tại hay không, một quyết định thuộc về Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/08/2020”

Thế giới hôm nay: 25/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình nổ ra ở Wisconsin sau khi cảnh sát bắn nhiều phát vào lưng một người đàn ông da đen, Jacob Blake, 29 tuổi, khi phản ứng lại cái họ cho là một vụ việc bạo lực gia đình. Các quan chức thành phố Kenosha đã tuyên bố lệnh giới nghiêm ban đêm vì bất ổn bùng phát sau vụ việc. Blake đang ở phòng săn sóc đặc biệt sau phẫu thuật. Căng thẳng giữa cảnh sát và cộng đồng người Mỹ gốc Phi gia tăng kể từ sau vụ giết George Floyd bởi các sĩ quan ở bang láng giềng Minnesota.

Thủ đô Seoul của Hàn Quốc lần đầu tiên đưa ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở cả không gian công cộng trong nhà và ngoài trời. Quốc gia này ban đầu đã làm tốt trong việc ngăn chặn covid-19 lây lan, nhưng giờ đây đối mặt với một làn sóng ca nhiễm mới. Chính phủ cũng áp đặt các quy định giãn cách xã hội chặt chẽ hơn ở các khu vực khác của đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/08/2020”

Thế giới hôm nay: 24/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hơn 800.000 người trên thế giới hiện đã được xác nhận chết vì covid-19. Mỹ là nước có số người chết cao nhất, khoảng 176.000, theo sau là Brazil với 114.000 người, Mexico 60.000 người và Ấn Độ 56.000 người. Nỗi lo ngại về làn sóng dịch thứ hai ở châu Âu đang gia tăng, với Pháp, Ý và Tây Ban Nha ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ ít nhất là đầu tháng 5.

Hàng nghìn người Belarus đã tràn ngập thủ đô Minsk của nước này để phản đối sự cầm quyền kéo dài của Alexander Lukashenko, người đã đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống cách đây hai tuần. Đám đông tuần hành về phía dinh tổng thống kêu gọi ông rời bỏ quyền lực và tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cáo buộc các thành viên đối lập Belarus, những người đã rời bỏ đất nước vì lo sợ ông Lukashenko đàn áp, là đi tìm cách gây “đổ máu”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/08/2020”

Thế giới hôm nay: 21/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Steve Bannon, cựu giám đốc điều hành chiến dịch tranh cử của Tổng thống Donald Trump và sau đó là cố vấn chiến lược của Nhà Trắng, đã bị các công tố viên liên bang truy tố tội gian lận. Ông Bannon và ba người khác đã quyên góp hơn 25 triệu đô la thông qua chiến dịch gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ xây bức tường biên giới Mexico do ông Trump đề xuất. Các công tố viên cáo buộc họ hưởng lợi cá nhân, che đậy hành động của mình bằng cách chuyển tiền qua một công ty vỏ bọc và một tổ chức phi lợi nhuận do ông Bannon kiểm soát.

Trong khi đó, một tòa án liên bang phán quyết cuộc điều tra về tài chính của ông Trump có thể được tiến hành. Chưởng lý quận Manhattan đang tìm kiếm thông tin về các khoản tiền bịt miệng. Vào tháng Bảy, Tòa án Tối cao đã bác bỏ lập luận cho rằng tổng thống có quyền miễn trừ tuyệt đối với những cuộc điều tra như vậy. Phán quyết mới bác bỏ lập luận mới nhất của ông Trump, với luận điểm trát đòi hầu tòa là “quá mức” và cấu thành hành vi “quấy rối”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2020”

Thế giới hôm nay: 20/08/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một ủy ban thượng viện đã trình bày chi tiết các liên hệ sâu rộng giữa chiến dịch tranh cử của Donald TrumpNga hồi năm 2016. Konstantin Kilimnik, một mối quan hệ lâu năm của Paul Manafort, giám đốc chiến dịch, được xác định rõ là một điệp viên Nga, và báo cáo cũng lưu ý ông ta có thể đã tham gia vào một vụ hack Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ. Ủy ban Tình báo Thượng viện do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã đi sâu hơn cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt, mà ông Trump từng bác bỏ là “cuộc săn phù thủy”.

Đạt mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ USD chỉ hơn hai năm trước, giờ đây Apple lại đạt mức 2 nghìn tỷ USD. Đây là công ty Mỹ đầu tiên có được thành tích cao như vậy. Việc định giá này phản ánh thành công của công ty trong việc tăng cường tập trung vào các thiết bị ngoài điện thoại thông minh, như đồng hồ thông minh và tai nghe không dây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2020”