Cắt giảm quân số và xu hướng cải cách của quân đội Trung Quốc

main_900

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Tuyên bố cắt giảm 300.000 quân của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 3 tháng 9 vừa qua đánh dấu lần thứ tư Trung Quốc cắt giảm quân kể từ giữa những năm 1980. Trong khi 300.000 là con số lớn với tất cả các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương, thì nó chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng số quân trong các lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Ngay khi quyết định vừa công bố, lập tức đã xuất hiện nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về việc cắt giảm này. Phân tích sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) từ góc nhìn lịch sử chỉ ra đây là một bước tiếp theo của quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc, vừa giúp việc tinh gọn bộ máy nhân sự PLA, vừa là quá trình tái cấu trúc quân đội mang tính hệ thống để thích ứng với các thay đổi của môi trường chiến lược, mục tiêu hướng đến và học thuyết quốc phòng. Continue reading “Cắt giảm quân số và xu hướng cải cách của quân đội Trung Quốc”

9 điều luật cổ đi trước thời đại

westindians-570x447

Nguồn:Top 10 Ancient Laws Way Ahead Of Their Time“, Toptenz.net, 24/03/2012.

Biên dịch: Hoàng Thảo Anh

Những bộ cổ luật đã được biên soạn bài bản từ cách đây hơn 4000 năm (từ khoảng những năm 2000 TCN). Đa số chúng thường có những quy định rất hà khắc và bị xem là man rợ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, các luật lệ cổ xưa đó thực sự có tính từ bi và công bằng, thậm chí còn vượt trội nếu so với các nền pháp luật hiện hành.

9. Quyền động vật – Luật Brehon

“Việc cưỡi một con ngựa cho đến khi nó kiệt sức, bắt một con bò đau yếu làm việc quá mức hay hành hạ một con vật trong cơn giận dữ mà khiến nó gãy xương, là bất hợp pháp”

Nguồn: Luật Brehon (cổ luật của người Celtic, nay thuộc Ireland) Continue reading “9 điều luật cổ đi trước thời đại”

Thách thức cuối cùng của châu Âu?

euro_2253331b

Nguồn: Harold James, “Europe’s Last Straw?Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Sau khi khủng hoảng đồng euro và nợ công kéo dài đã chia rẽ châu lục này, tạo ra một sự rạn nứt bắc-nam sâu sắc, sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người tị nạn đã khiến Đông Âu (cộng với Vương quốc Anh) bất đồng với Tây Âu. Thêm vào đó là rất nhiều chia rẽ và mâu thuẫn khác, và đối với nhiều người, việc EU sụp đổ dường như nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hãy xem xét những sự khác biệt lớn về chính sách năng lượng của các nước thành viên EU, bắt đầu với các cấu trúc định giá năng lượng không đồng nhất, đi ngược lại ý tưởng về ​​một thị trường chung duy nhất. Các quốc gia cũng đã áp dụng các giải pháp không tương thích, khiến cho việc kết nối các mạng lưới năng lượng quốc gia trở nên vô cùng khó khăn. Continue reading “Thách thức cuối cùng của châu Âu?”

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

Ván roulette của Putin ở Syria

151007165249-putin-assad-syria-exlarge-169

Nguồn: Omar Ashour, “Putin’s Syrian Roulette”, Project Syndicate, 27/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai thảm kịch gần đây – vụ một máy bay dân sự Nga rơi trên bán đảo Sinai và vụ thảm sát khủng bố ở Paris hai tuần sau đó – có vẻ như đã khiến Nga và phương Tây thống nhất với nhau rằng: Nhà nước Hồi giáo (ISIS) phải bị tiêu diệt. Nhưng khi xem xét kỹ hơn các hoạt động quân sự của Nga tại Syria – chưa kể đến vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga – chúng ta lại thấy rằng vẫn còn quá sớm để kết luận Nga và phương Tây sẽ liên kết vì một mục tiêu chung.

Tất nhiên, Nga tuyên bố rằng sự can thiệp của họ vào Syria là nhằm đánh bại Nhà nước Hồi giáo và “các nhóm khủng bố khác.” Tuy nhiên, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, hơn 90% các cuộc không kích của Nga cho đến nay đều không phải nhắm vào ISIS hay nhóm Jabhat al-Nusra – vốn được Al Qaeda bảo trợ, mà là vào các nhóm vũ trang đang chiến đấu chống lại cả ISIS và đồng minh của Nga, Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Thực tế, ISIS vẫn còn kiểm soát và chiếm ưu thế tại Aleppo kể từ khi các cuộc không kích bắt đầu. Continue reading “Ván roulette của Putin ở Syria”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài

20151114_ASD000_1

Nguồn: “The emperor’s descendants”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Những nụ cười và những cái bắt tay mở ra một thời kỳ chông gai cho quan hệ Trung Quốc – Đài Loan.

Đó là một cái bắt tay lâu, tròn một phút. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn khai thác ý nghĩa lịch sử của cuộc gặp giữa họ vào ngày 07 tháng 11 tại Singapore. Tuy nhiên, hai vị có ý định gửi đến cho người dân của mình những thông điệp rất khác nhau. Đối với tổng thống Mã, nó cho thấy các chính sách mà ông theo đuổi trong suốt nhiệm kỳ từ năm 2008 nhằm cải thiện tương giao với đại lục đã đảm bảo quan hệ hai bên tiến triển suôn sẻ hơn, và do đó bảo tồn sự thịnh vượng và an ninh của Đài Loan, tức là giữ vững được nguyên trạng. Đối với chủ tịch Tập, cuộc gặp gỡ ngụ ý chính sách đối ứng của Trung Quốc nhằm khích lệ giao lưu kinh tế và các mối quan hệ khác với Đài Loan đã giảm căng thẳng và giúp mở đường cho sự thống nhất sau này của hòn đảo với đại lục. Không thể có chuyện cả hai đều đúng. Continue reading “‘Hậu duệ Hoàng đế’ và triển vọng quan hệ Trung-Đài”

Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP

5310

Nguồn: Koichi Hamada, “The Fraught Politics of the TPP,” Project Syndicate, 31/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 10 vừa qua, 12 quốc gia ở hai bên bờ Thái Bình Dương đã hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) lịch sử. Phạm vi của TPP rất lớn. Nếu được phê chuẩn và triển khai thực hiện, nó sẽ có tác động to lớn đối với thương mại và dòng vốn dọc theo Vành đai Thái Bình Dương. Thật vậy, nó sẽ góp phần vào quá trình chuyển đổi liên tục của trật tự quốc tế. Thật không may, liệu điều này sẽ có xảy ra hay không vẫn còn chưa chắc chắn.

Khía cạnh kinh tế học về thương mại và tài chính tạo nên nền tảng của TPP khá đơn giản, và đã được biết đến từ khi nhà kinh tế chính trị học người Anh David Ricardo mô tả chúng trong thế kỷ 19. Bằng cách cho phép các quốc gia tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình, tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại lợi ích kinh tế ròng, mặc dù nó có thể làm tổn thương các nhóm nhất định vốn được hưởng lợi từ sự bảo hộ thuế quan trước đây. Continue reading “Yếu tố chính trị của Hiệp định TPP”

Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi

iransaudi-1

Nguồn: Nawaf Obaid, “Iran’s Syrian Power Grab”, Project Syndicate, 19/11/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc mời Iran tham gia vòng đàm phán kế tiếp về cuộc khủng hoảng Syria tại Thủ đô Vienna (Áo) – lời mời vốn đã được nhắc lại vào tuần trước – có những ảnh hưởng sâu rộng. Trên thực tế, chính quyền hiện tại của Iran đang cố gắng phá vỡ thế cân bằng quyền lực đã kéo dài khoảng 1.400 năm, còn Ả-rập Saudi, vốn là cái nôi là thế giới Hồi giáo, sẽ không chấp nhận điều này.

Sự chia rẽ giữa Iran và Ả-rập Saudi, hai cường quốc nổi bật nhất Trung Đông của hai nhánh Hồi giáo Shia và Sunni, có nguồn gốc sâu xa. Nếu chúng ta muốn hiểu được những gì thật sự đang diễn ra tại Trung Đông ngày nay – không chỉ ở Syria – thì cần phải nhắc lại nguồn gốc của sự phân chia hai dòng Sunni và Shia, sự chia rẽ giữa Ả-rập và Ba Tư, và những cuộc đấu tranh giành quyền lực trong quá khứ của Đạo Hồi. Continue reading “Lý giải sự kình địch giữa Iran và Ả-rập Saudi”

Những người tiêu dùng “bất đắc dĩ” của Trung Quốc

1433819571605

Nguồn: Keyu Jin, “China’s Unwilling Consumers”, Project Syndicate, 11/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm qua, các lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi việc “tái cân bằng” nền kinh tế. Mô hình kinh tế hiện hữu của Trung Quốc vốn dựa vào đầu tư và xuất khẩu sẽ được thay thế bởi một mô hình mới dựa vào dịch vụ và tiêu dùng nội địa. Đó là một sự thay đổi cần thiết đối với Trung Quốc. Không may là tăng trưởng dựa vào tiêu dùng sẽ còn là một điều xa vời.

Đúng là tỉ lệ đóng góp của tiêu dùng trong GDP đã tăng chút ít trong vài năm qua. Nhưng điều đó chủ yếu phản ánh nhu cầu đầu tư yếu, chứ không phải là tăng trưởng tiêu dùng mạnh. Sự thật là tích lũy tài sản vẫn là mục đích chính của các hộ gia đình Trung Quốc. Và do cấu trúc của nền kinh tế Trung Quốc, thị trường tài chính thiếu phát triển, và chế độ an sinh xã hội kém, nên mức tiết kiệm dự phòng cao sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong tương lai gần. Continue reading “Những người tiêu dùng “bất đắc dĩ” của Trung Quốc”

Điều gì đang đẩy các công ty Nhật ra khỏi Trung Quốc?

eca86bd9e2e0154c037d5d

Nguồn: Rumi Aoyama, “What’s pushing Japanese firms out of China?,” East Asia Forum, 21/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đầu năm 2015, các công ty Nhật là Panasonic và Toshiba tuyên bố họ sẽ dừng sản xuất tivi ở Trung Quốc.  Khi Nhật tiếp tục giảm đầu tư ở Trung Quốc, việc dần rút lui của hai tập đoàn đa quốc gia có vẻ nhấn mạnh xu hướng chung là các công ty Nhật rời khỏi Trung Quốc. Vào ngày 23 tháng Hai năm 2015, tờ Nikkei News đưa tin công ty Citizen Watch Company đột nhiên đóng của nhà máy linh kiện tại Quảng Châu, cho thôi việc hơn 1.000 lao động tại đó.

Mối quan hệ Trung-Nhật đã chạm đáy kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Các cuộc hội đàm cấp cao, bao gồm các cuộc gặp thượng đỉnh, đã bị đình chỉ từ khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào tháng 9 năm 2012 và thủ tướng Shinzo Abe viếng đền Yasukuni vào tháng 12 năm 2013. Với chiến lược Một Vành đai Một Con đường năm 2013, Bắc Kinh đã khởi động chiến dịch tấn công ngoại giao để cải thiện quan hệ với các nước láng giềng, và nối lại các quan hệ liên chính phủ với Nhật Bản. Continue reading “Điều gì đang đẩy các công ty Nhật ra khỏi Trung Quốc?”

Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore

singviet (1)

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cho đến nay, sau khi đã xây dựng 15 mối quan hệ đối tác chiến lược với nhiều đối tác khác nhau, thì việc đi từ số lượng sang chất lượng, dần dần làm sâu sắc một cách thực chất các mối quan hệ đối tác này, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quân sự – chiến lược, đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với Việt Nam.

Thực tế, nhiều nước sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác quân sự với Việt Nam, nhưng Việt Nam dường như chưa sẵn sàng, một phần do nguồn lực, nhưng quan trọng hơn là do yếu tố chính sách cũng như tâm lý khi e ngại việc hợp tác quân sự với các đối tác nếu đi quá nhanh sẽ càng làm quan hệ với Trung Quốc xấu đi. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện mục tiêu trên mà vẫn không phá vỡ các giới hạn chính sách mà Việt Nam đặt ra lâu nay?

Bài viết này sẽ thảo luận câu hỏi này, đồng thời đề xuất một vài biện pháp nhằm vượt qua thách thức trên, tập trung vào trường hợp quan hệ Việt Nam – Singapore như một ví dụ điển hình. Continue reading “Làm sâu sắc quan hệ chiến lược: Trường hợp Việt Nam-Singapore”

Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên

flag-NKorea-China_3125013b

Nguồn: Shale Horowitz, “Why China’s Leaders Benefit from a NuclearThreatening North Korea: Preempting and Diverting Opposition at Home and Abroad“, Pacific Focus, Vol. XXX, No. 1 (April 2015), 10–32.

Biên dịch: Văn Cường

Tóm tắt: Kể từ sự sụp đổ của Liên Xô và cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc sau đó của Triều Tiên, hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc là điều rất quan trọng đối với Triều Tiên. Tại sao Trung Quốc lại đưa ra sự hỗ trợ này? Trong việc hoạch định chính sách đối ngoại, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình đã ngày càng ưu tiên nền chính trị trong nước hơn là các lợi ích quốc gia. Điều này ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng coi việc hạt nhân hóa, các nỗ lực phổ biến hạt nhân và hành động có kiểm soát của Triều Tiên là ngày càng có lợi – miễn là những hoạt động này không đi xa đến mức gây ra chiến tranh tổng lực. Các hành động của Trung Quốc, trái ngược với những tuyên bố của nước này, rất phù hợp với bài phân tích dưới đây. Continue reading “Lý giải chính sách của Trung Quốc đối với Triều Tiên”

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải

Mediterranean_Relief

Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó. Continue reading “Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải”

Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc

hai-ba-trung-2

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Người xưa dạy rằng: “Tin mù quáng vào sách, chẳng thà không có sách” (Tận tín thư bất như vô thư), ý khuyên nguời đọc sách phải biết biện biệt đúng sai, chớ nên nhất nhất tin vào sách. Xét phần liệt truyện về Mã Viện chép trong Hậu Hán thư cung cấp nhiều sử liệu phong phú và sống động, tuy nhiên ngòi bút của sử gia không khỏi có chỗ thiên kiến; bởi vậy sau khi cẩn trọng dịch phần liên quan đến Giao Chỉ, chúng tôi mạn phép bàn thêm vài ý kiến.

Phần trích dịch như sau: Continue reading “Về vụ án Mã Viện chở trân châu, sừng tê giác Giao Chỉ về Trung Quốc”

Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung

cn_philippines_anti_china_protest_640x360_afp

Tác giả: TS. Dương Danh Huy

Bộ Ngoại giao Philippines đưa thông tin Tòa Trọng Tài tại Den Haag tiến hành phiên điều trần chính phân xử vụ kiện Phi-Trung về Biển Đông ngày 24/11/2015. Trước đó, ngày 29/10/2015 Tòa đã phán quyết về phiên điều trần sơ khởi của vụ kiện.

Phiên điều trần đó là bước đầu, qua đó Tòa xác định mình có thẩm quyền hay không, và hồ sơ của Philippines có thể thụ lý được hay không. Trung Quốc cho rằng trả lời cho hai câu hỏi này đều là “Không”. Nếu trả lời đó đúng, hồ sơ của Philippines sẽ bị loại ngay từ bước này.

Nhưng, kết luận về phiên điều trần sơ khởi, Tòa đã bác bỏ quan điểm của Bắc Kinh và tuyên bố rằng trong 15 điểm Philippines đưa ra, Tòa có thẩm quyền để xử 7 điểm, trong đó có 2 điểm với điều kiện không có sự chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) hay thềm lục địa, tương đương với điều kiện không có thực thể địa lý nào trong quần đảo Trường Sa được hưởng hai quy chế này. Continue reading “Việt Nam gặp thế lưỡng nan trong vụ kiện Phi-Trung”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Thảm họa từ chính sách một con của Trung Quốc

one-child-china_2511010b

Nguồn: Minxin Pei, “China’s one-child calamity”, Project Syndicate, 04/11/2015.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc Trung Quốc dỡ bỏ chính sách một con sau 35 năm thi hành đã khép lại một trong những chương tăm tối nhất của lịch sử nước này. Vào cuối những năm 1970, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhận định rằng, kiểm soát dân số là chìa khóa cho việc thực hiện quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hàng triệu ca phá thai, triệt sản đã diễn ra sau đó, và giờ đây, họ đang phải trả giá.

Theo những số lệu chưa chính thức, chính sách một con đã gây ra tổn thất về người thậm chí còn lớn hơn cả chiến dịch Đại Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông – nguyên nhân dẫn đến nạn đói khủng khiếp khiến xấp xỉ 36 triệu người chết từ năm 1959 đến năm 1961 – và Cách Mạng Văn Hóa – thời kì xảy ra bạo lực chính trị quy mô lớn khiến hơn cả chục triệu người chết trong khoảng thời gian từ năm 1966 đến năm 1976. Continue reading “Thảm họa từ chính sách một con của Trung Quốc”

Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu

20151107_LDD001_0

Nguồn:The indispensable European”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Angela Merkel đang phải đối mặt với thách thức chính trị cam go nhất từ trước tới giờ. Nhưng Châu Âu cần vị nữ thủ tướng này hơn bao giờ hết.

Nhìn khắp châu Âu và chúng ta thấy một nhà lãnh đạo nổi bật hơn cả: Angela Merkel. Tại Pháp, François Hollande đã từ bỏ sự ngộ nhận rằng đất nước của ông là đầu tàu châu lục. David Cameron, tái đắc cử một cách huy hoàng, đang biến Liên Hiệp Anh (Britain) thành một nước Anh (England) nhỏ bé. Matteo Renzi đang bận tâm với nền kinh tế trì trệ của Ý.

Ngược lại, trong mười năm giữ cương vị thủ tướng, bà Merkel ngày một nổi bật hơn sau mỗi biến động. Trong cuộc khủng hoảng nợ, tuy lúc đầu tỏ ra do dự nhưng cuối cùng bà cũng đoàn kết được khu vực đồng euro. Về vấn đề Ukraine, bà đã kêu gọi châu Âu áp đặt cấm vận với nước Nga (trong khi chính tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng bà là người lãnh đạo châu Âu duy nhất đáng để đàm phán). Đối mặt với thách thức người nhập cư, bà đã mạnh dạn phát huy giá trị châu Âu, gần như đơn thương độc mã trong việc cam kết chào đón những người tị nạn. Continue reading “Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu”

Bước đường cùng của Assad

24a96a9c

Nguồn: Bernard-Henry Lévy, “The Assad Dead End”, Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hãy bỏ qua những nguyên tắc và đạo đức. Bỏ qua hoặc cố bỏ qua gần 250.000 cái chết mà Bashar al-Assad phải chịu trách nhiệm, trực tiếp hay gián tiếp, kể từ khi chọn cách đáp lại cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Syria bằng bạo lực. Để sang một bên sự thật rằng các lực lượng của chính quyền Assad đã gây ra số người chết nhiều hơn gấp từ 10 đến 15 lần so với Nhà nước Hồi giáo (IS), những kẻ mà các clip hành quyết man rợ của chúng đã làm lu mờ những vụ thảm sát ít được biết tới của nhà độc tài ở Syria. Nhưng kể cả nếu bạn loại bỏ những điều này khỏi suy nghĩ của mình thì một chính sách Syria trong đó coi Assad là một sự “thay thế” cho IS vẫn đơn giản là không thể khả thi. Continue reading “Bước đường cùng của Assad”