Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc”

1246662181_1_

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có một người Pháp gốc Hoa sống âm thầm giữa thành Paris hoa lệ đã 27 năm mà không ai biết gì. Thế nhưng hôm 30/6/2009, khi ốm chết ở tuổi 70 thì bỗng dưng ông ta lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Báo đài phương Tây đưa tin chi tiết về nhân vật đó. Thời báo New York hôm 2/7/2009 đăng một bài khá dài dưới đầu đề Shi Pei Pu, Singer, Spy and ‘M. Butterfly,’ Dies at 70 (Shi Pei Pu, ca sĩ, điệp viên và “Ông Bươm bướm” chết ở tuổi 70). Thực ra từ năm 1993 báo này đã đăng một phóng sự rất dài về đề tài trên, dưới tiêu đề The True Story of M. Butterfly: The Spy Who Fell in Love With a Shadow.

Thì ra cái người tên Shi Pei Pu (tên chữ Hán là Thời Bội Phác) ấy vốn là nguyên mẫu của nhân vật chính trong vở opera Ông Bươm bướm (Mr. Butterfly) của kịch tác gia người Mỹ gốc Hoa David Henry Hwang. Continue reading “Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc””

Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS

wahhabism

Nguồn: Alastair Crooke, “You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia”, The World Post, 27/10/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh. Continue reading “Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS”

Những kẻ thù mới của không gian công cộng

women-protest-egypt

Nguồn: Chris Stone, “The Public Sphere’s New Enemies”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trước vụ khủng bố tháng 11/2015 tại Paris, việc tổ chức biểu tình ở quảng trường công cộng vẫn còn hợp pháp tại thành phố này. Giờ thì không. Ở Uganda, mặc dù việc công dân tiến hành các chiến dịch phản đối tham nhũng hay ủng hộ quyền của người đồng giới thường phải đối mặt với một công chúng thù địch, họ từng không phải đối mặt với án tù vì biểu tình. Nhưng dưới một đạo luật mới vô cùng mơ hồ, mọi thứ đã khác. Ở Ai Cập, chính quyền gần đây đã bố ráp và đóng cửa nhiều trung tâm văn hóa nổi bật – một phòng triển lãm tranh, một nhà hát và một nhà xuất bản – nơi giới nghệ sĩ và các nhà hoạt động từng tụ tập. Continue reading “Những kẻ thù mới của không gian công cộng”

Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi

Leloi1

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược “tấn công nhảy cò” (Island hopping offences) tại các quần đảo Thái Bình Dương và cuộc đổ bộ tại hải cảng Inchon (Nhân Xuyên) Triều Tiên.

Năm 1942, sau khi nhận lệnh rời bán đảo Batan tại Philippines để đi đến Australia, tướng MacArthur hứa rằng sẽ trở lại giải phóng quần đảo này khỏi tay Nhật. Với chức vụ Tư lệnh quân đội Đồng minh vùng tây nam Thái Bình Dương, ông mở mặt trận phía bắc Australia, để rồi cuối cùng đổ bộ lên Philippines. Cuộc trường chinh có chiều dài hàng mấy ngàn cây số, kinh qua rất nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo New Guinea và Melanesia do quân Nhật chiếm đóng. Continue reading “Chiến lược và chiến thuật chống quân Minh của Lê Lợi”

Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu

EU-Focus

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Danger of a Weak Europe”, Project Syndicate, 06/01/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 1973, sau một giai đoạn nước Mỹ quá bận tâm về Việt Nam và Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã tuyên bố năm đó là “năm của Châu Âu”. Gần đây, sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” hay tái cân bằng của Mỹ hướng về Châu Á, người Châu Âu đã lo ngại Mỹ sẽ sao nhãng châu lục này. Hiện nay, với cuộc khủng hoảng di dân vẫn còn tiếp diễn, Nga chiếm đóng miền Đông Ukraine và sáp nhập trái phép Crimea, cộng thêm nguy cơ nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu, năm 2016 có thể lại trở thành một “năm của Châu Âu” trong chính sách ngoại giao Mỹ.

Cho dù khẩu hiệu là gì, Châu Âu vẫn có những nguồn lực ấn tượng và là một lợi ích thiết yếu đối với Mỹ. Mặc dù nền kinh tế Mỹ lớn gấp bốn lần nền kinh tế Đức, nền kinh tế của 28 nước thành viên EU lại lớn bằng nền kinh tế Mỹ, còn dân số EU là 510 triệu người, khá đông hơn so với số dân 320 triệu của Mỹ. Continue reading “Mối đe dọa từ một Châu Âu suy yếu”

Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc

Gwadar-Kashga

Nguồn: David Brewster, “China’s Rocky Silk Road”, East Asia Forum, 09/12/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến Một vành đai Một con đường (One Belt One Road – OBOR) của Trung Quốc là một kế hoạch cực kỳ tham vọng – và có lẽ Bắc Kinh chỉ mới bắt đầu nhận ra kế hoạch này quá tham vọng tới mức nào.

OBOR bao gồm việc xây dựng một nhóm các kết nối hạ tầng giữa Trung Quốc, Nga, Trung Á và Ấn Độ Dương. Một loạt các cảng và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đi kèm dọc Ấn Độ Dương được gọi là Con đường tơ lụa trên biển (MSR), bổ sung con đường hàng hải cho các kết nối trên đất liền với Ấn Độ Dương, bao gồm Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan (CPEC) và Hành lang Kinh tế được đề xuất giữa Bangladesh-Trung Quốc-Ấn Độ-Myanmar (BCIM). Trung Quốc giờ đây đã thiết lập được các cơ quan tài chính lớn, bao gồm Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ con đường tơ lụa, nhằm giúp chi trả cho các dự án OBOR có giá trị ước tính 250 tỉ đô la Mỹ. Continue reading “Con đường tơ lụa gập ghềnh của Trung Quốc”

Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt

Sanctions-against-Iran-650x330

Nguồn: Kofi A. Annan & Kishore Mahbubani, “Rethinking Sanctions”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng nhiều lệnh  trừng phạt hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong lịch sử. Trong những năm 1990, có tối đa tám lệnh trừng phạt; trong những năm 2000, đỉnh điểm tăng lên đến 12 lệnh; hiện tại con số đó là 16. Và các con số này không bao gồm các biện pháp trừng phạt được áp đặt bởi Liên minh châu Âu (EU) và Hoa Kỳ. Nếu căn cứ vào sự leo thang này, người ta có thể kết luận rằng các biện pháp trừng phạt đã chứng tỏ là một công cụ hiệu quả rõ rệt trong việc thúc đẩy hòa bình và an ninh thế giới. Thật không may, suy diễn đó khác xa với thực tế. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về các lệnh trừng phạt”

Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN

1158590289

Nguồn: Sanchita Basu Das, “Five Facts about the ASEAN Economic Community“, ISEAS Perspective, No. 20, 2015.

Biên dịch: Văn Cường

Mở đầu

Do thời hạn chót của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 đang đến gần, dự án này đang phải chịu nhiều sự chỉ trích hơn là ủng hộ. Phần đông mọi người dường như tin rằng các thành quả của sáng kiến này, cụ thể là một không gian sản xuất hợp nhất với sự lưu thông tự do của hàng hóa, dịch vụ và lao động lành nghề, sẽ không đạt được vào tháng 12/2015.

Tuyên bố “thẳng thừng” này có một vài điểm hợp lý. Nhưng chúng ta phải tự hỏi bản thân xem định nghĩa về cộng đồng kinh tế là gì khi ASEAN quyết định thành lập AEC. Ngay cả nếu chúng ta có quan niệm rằng “ASEAN không thể đem lại AEC”, chúng ta có thể đổ lỗi cho tổ chức này đến chừng mức nào? Và liệu AEC, với tư cách là sáng kiến khu vực duy nhất, có thể bị đổ lỗi vì những sự thay đổi chính sách trong nền kinh tế trong nước của mỗi nước thành viên, và do đó những mối bất hòa tiêu cực có thể xảy ra hay không? Continue reading “Năm thực tế về Cộng đồng Kinh tế ASEAN”

Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?

fascism

Nguồn: Robert O. Paxton, “Is Fascism Back?”, Project Syndicate, 07/01/2016.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015, “chủ nghĩa phát xít” một lần nữa trở thành thuật ngữ chính trị được sử dụng phổ biến nhất. Tất nhiên, sự cám dỗ của việc gắn mác chủ nghĩa phát xít là gần như áp đảo khi chúng ta đối mặt với các cá nhân có lời nói và hành động có phần tương tự như của Hitler và Mussolini. Tại thời điểm này, nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp khác nhau như để miêu tả Donald Trump, phong trào Tiệc Trà (Tea Party), Mặt trận Quốc gia ở Pháp, và các sát thủ Hồi giáo cực đoan. Dù ý muốn gọi nhiều cá nhân là “phát xít” có phần dễ hiểu nhưng điều đó cần bị hạn chế.

Tại thời điểm được hình thành năm 1920 (đầu tiên là ở Ý và sau đó là ở Đức), chủ nghĩa phát xít là một phản ứng bạo lực chống lại chủ nghĩa cá nhân quá mức. Mussolini và Hitler cho rằng Ý bị khinh miệt và Đức bị đánh bại trong Thế chiến I là vì dân chủ và chủ nghĩa cá nhân đã mài mòn sự đoàn kết dân tộc và ý chí của hai nước này. Continue reading “Có phải chủ nghĩa phát xít đã quay lại?”

27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad

957d03b

Nguồn:Siege of Leningrad is lifted“, History.com (truy cập ngày 26/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, các lực lượng Liên Xô đã phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, kết thúc cuộc vây hãm thành phố kéo dài 900 ngày của Đức, trong đó hàng trăm ngàn người Nga đã bị thiệt mạng.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1941. Người dân Leningrad bắt đầu xây dựng các công sự chống xe tăng và đã thành công trong việc tạo ra một thế phòng thủ ổn định bảo vệ thành phố, nhưng đồng thời do đó bị mất đường tiếp cận các tài nguyên quan trọng trong nội địa Liên Xô, nhất là Moskva. Năm 1942, ước tính có khoảng 650.000 người dân Leningrad bỏ mạng vì nạn đói, bệnh tật, trúng bom đạn, và bị thương từ các đợt pháo kích liên tục của quân Đức. Continue reading “27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad”

5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư

refugees

Nguồn: Jill Goldenziel, “Five myths about refugees and migrants”, The Washington Post, 25/09/ 2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Những hình ảnh bi kịch của dòng người tị nạn và người di cư tuyệt vọng kiếm tìm sự an toàn tại Châu Âu đã gây chấn động toàn thế giới. Châu lục này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II. Cách ứng phó của Châu Âu lại không đạt được sự nhất quán: các chính sách thay đổi gần như hàng ngày; người dân di chuyển liên tục qua các biên giới trong khi các chính khách kêu gào đổ lỗi; và mặc dù nhiều người đã được cứu sống, hàng nghìn người khác lại bị chết chìm ở Địa Trung Hải. Trước tình cảnh hỗn loạn này, những hiểu lầm về người di cư và người tị nạn vẫn tiếp tục được lan truyền. Việc đính chính lại những nhận thức sai này có thể giúp (các quốc gia) hoạch định những chính sách tốt hơn để cải thiện quyền con người. Continue reading “5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư”

“Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ

20130727_BRD000_0

Nguồn: Sanjeev Sanyal, “Taming India’s Elite”, Project Syndicate, 08/01/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lên nắm quyền với một lời hứa xây dựng nước Ấn Độ mới, một đất nước được thiết lập dựa trên sự tuyệt giao căn bản với quá khứ. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của các chính sách kinh tế và đối ngoại của ông nhưng có một lĩnh vực nơi chính phủ của ông đang tạo ra tiến bộ có thể cảm nhận rõ nét: “Thuần hóa” giới tinh hoa lâu đời của Ấn Độ.

Ấn Độ có dân số 1,2 tỷ người, nhưng nước này từ lâu đã bị thống trị bởi một tầng lớp tinh hoa nhỏ: Khoảng hai trăm gia đình mở rộng, tổng cộng có lẽ khoảng 4.000 – 5.000 người. Nhiều quốc gia có giới tinh hoa hùng mạnh với tầm ảnh hưởng lớn, nhưng ở Ấn Độ, giới tinh hoa cha truyền con nối kiểm soát những vị trí hàng đầu ở mọi lĩnh vực của đời sống công cộng: Chính trị, kinh doanh, truyền thông và thậm chí cả Bollywood. Continue reading ““Thuần hóa” giới tinh hoa Ấn Độ”

Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông

sunni-shia

Nguồn: Bernard Haykel, “The Middle East’s Cold War,” Project Syndicate, 08/01/2015.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự rạn nứt trong quan hệ ngoại giao giữa Iran và Ả-Rập Xê-út là một bước ngoặt nguy hiểm cho một khu vực vốn đã bất ổn và bị chiến tranh tàn phá. Nguyên do xuất phát từ việc Ả-rập Xê-út tử hình Nimr al-Nimr, một lãnh tụ người Shia có khuynh hướng bạo động vốn kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ ở quốc gia này. Nhưng sự tan vỡ đó lại có nguồn gốc từ sự thù địch chiến lược đang trải rộng trên khắp Trung Đông.

Tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia đã có từ nhiều thập niên, nhưng chúng trở nên đặc biệt gay gắt kể từ sau Cách mạng Hồi giáo năm 1979 của Iran. Thủ lĩnh cuộc cách mạng, Ayatollah Ruhollah Khomeini, đã không giấu giếm sự khinh miệt của ông trước hoàng gia Ả-rập; ông nhanh chóng xây dựng vị thế của Iran với tư cách người bảo vệ “những người bị đàn áp” trước “các lực lượng ngạo mạn” – Mỹ và đồng minh của nó trong khu vực, Ả-Rập Xê-út và Israel. Continue reading “Cuộc chiến tranh lạnh ở Trung Đông”

Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập

crimea

Nguồn: Dimiter Kenarov, “Ending  Crimea’s Isolation”, The New York Times, 27/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Crimea, nơi một thời từng là một bán đảo, giờ đã trở thành một hòn đảo. Trong gần hai năm, vùng lãnh thổ vốn không được công nhận, bị cắt đứt khỏi đất liền bởi một ranh giới bị quân sự hóa, bị cấm vận và gần như bị lãng quên bởi cộng đồng quốc tế và giới truyền thông. Sự lạc quan ban đầu của một số người Crimea rằng nước Nga sẽ nhanh chóng hội nhập bán đảo và biến nó trở thành một lãnh thổ kiểu mẫu đã bốc hơi.

Năm ngoái, nhà văn Nga Leonid Kaganov nói rằng việc sáp nhập Crimea giống như việc ăn cắp một chiếc điện thoại đắt tiền mà quên lấy cục sạc. Ông được chứng minh là đã đúng. Mức độ bị cô lập tổng thể của Crimea đã trở nên rõ ràng gần đây: Vào ngày 22/11 (2015), những người Ukraine theo chủ nghĩa dân tộc và các nhà hoạt động người Tatar ở Crimea đã phá hoại bốn đường dây điện nối Crimea với Ukraine, ném bán đảo hai triệu dân này vào bóng tối. Tình hình chập chờn này đã kéo dài hơn một tháng và cho dù đường điện đã dần được hồi phục, tình hình chung vẫn không ổn định. Continue reading “Thực trạng Crimea 2 năm sau ngày bị Nga sáp nhập”