Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Nguồn: Francesca Regalado, “Thai ports bemoan competitive decline as Srettha pushes land bridge,” Nikkei Asia, 22/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngành vận tải đang đặt câu hỏi về nhu cầu tiềm năng đối với siêu dự án trị giá 28 tỷ USD.

Vào một buổi chiều tháng 2 nóng nực, một con tàu container dài 170 mét cập cảng Songkhla. Trên tàu vẫn còn nhiều chỗ trống, đơn giản vì cảng lớn nhất miền nam Thái Lan không đủ sâu để tiếp nhận các tàu chở đầy hàng.

Tình trạng này đang làm tăng thêm chi phí cho các nhà xuất khẩu, khi hàng hóa phải được chuyển sang các tàu lớn hơn ở Malaysia hoặc Singapore, đồng thời chính khu cảng cũng bị giảm thu nhập vì họ tính phí bốc dỡ theo container và phí cập cảng theo ngày. Để cắt giảm chi phí, một số công ty công nghiệp phía nam đã chọn bỏ qua Songkhla, thay vào đó, họ gửi cao su và gỗ bằng xe tải qua biên giới tới cảng Penang của Malaysia. Continue reading “Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?”

Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?

Nguồn: Jong Min Lee, “Will Myanmar Become the Next North Korea?,” The Diplomat, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bản cáo trạng gần đây đã làm sống lại những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ở Myanmar, và cuộc nội chiến đang diễn ra càng khiến tình hình thêm phức tạp.

Ngày 21/2, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Takeshi Ebisawa, thủ lĩnh Yakuza Nhật Bản, về tội buôn bán vật liệu hạt nhân từ Myanmar ra quốc tế kể từ đầu năm 2020. Ebisawa đã bị Mỹ bắt giam kể từ tháng 4/2022, sau khi nhận cáo buộc ở Thành phố New York vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp và buôn bán ma túy. Bản cáo trạng gần đây đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng khi cáo buộc rằng hắn đã cố gắng bán bột plutonium và uranium cô đặc ở cấp độ vũ khí, thường gọi là “bánh vàng,” thay mặt các nhóm phiến quân ẩn danh ở Myanmar, để đổi lấy tên lửa đất đối không (SAM) và các loại vũ khí cấp quân sự khác. Continue reading “Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?”

Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi-Putin honeymoon at risk as Chinese flood into Russia,” Nikkei Asia, 21/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử đã ghi lại việc người Ukraine bị lợi dụng để đối trọng với sự hiện diện của người Trung Quốc.

Dù đã kéo dài khá lâu, nhưng quan hệ giữa Tập Cận Bình và Vladimir Putin vẫn diễn ra tốt đẹp.

Để chứng tỏ điều này, Chủ tịch Trung Quốc đã nhanh chóng gửi điện mừng tới người đồng cấp Nga ngay sau khi Putin đắc cử nhiệm kỳ thứ 5 vào cuối tuần qua. Continue reading “Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga”

Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Cung Hoàng đế tên huý là Xuân, cháu bốn đời của Vua Thánh Tông, cháu nội Kiến Vương Tân, con thứ Cẩm Giang Vương Sùng, là em cùng mẹ với Vua Chiêu Tông. Vua sinh ngày 26 tháng 7 năm Đoan Khánh thứ 3 [2/9/1507]; ở ngôi 5 năm. Vào ngày 15 tháng 6 năm Thống Nguyên thứ 6 [12/7/1527], Mạc Đăng Dung bắt phải nhường ngôi, sau đó mấy tháng bị Đăng Dung giết, chôn ở lăng Hoa Dương.

Khởi đầu sự nghiệp, trong chiếu lên ngôi lấy cớ anh ruột là Vua Chiêu Tông bị kẻ gian bắt hiếp đưa ra ngoài, bèn lên ngôi vua, niên hiệu Thống Nguyên. Continue reading “Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê, tự xưng hoàng đế”

Đọ sức diệt tăng giữa RPG-7 (B41) và M72 LAW tại Việt Nam

Tác giả: Phạm Quang Hiền

Xe tăng xuất hiện lần đầu tiên trong Chiến tranh I, thuộc quyền sở hữu của quân đội Anh. Kể từ đó, quy luật chiến tranh đã thay đổi hoàn toàn, không chỉ còn là dàn quân và hầm hào mà còn phải tìm ra cách để chống lại “quái thú sắt”. Những ý tưởng về vũ khí chống tăng ra đời từ đó. Đầu tiên là súng trường vì khi ấy giáp xe tăng còn mỏng, tiếp đó quân đội Đức nghĩ ra việc gắn nhiều trái lựu đạn thành một khối thuốc nổ có thể ném đi xa.

Bước sang Thế chiến II, cả hai yếu tố xe tăng và chống tăng đều có những cải biến mạnh mẽ, giáp xe tăng dày hơn, vũ khí chống tăng mạnh hơn. Người Nhật tạo ra bom ba càng nhưng hiệu quả không cao vì cần đến “cảm tử quân” để sử dụng, người Đức nghĩ ra Panzerfaust (1942) có thể bắn ra khối thuốc nổ lớn từ xa mà không cần tiếp cận mục tiêu như bom ba càng. Từ đó trở đi, Panzerfaust gần như trở thành hình mẫu phát triển cho mọi loại súng chống tăng cá nhân. Continue reading “Đọ sức diệt tăng giữa RPG-7 (B41) và M72 LAW tại Việt Nam”

Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu

Nguồn: Gideon Rachman, “Biden needs to increase the pressure on Netanyahu,” Financial Times, 18/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ủng hộ Israel và ủng hộ thủ tướng nước này là hai việc không giống nhau.

“Ai mới là siêu cường cơ chứ?”, Bill Clinton nói sau cuộc gặp đầu tiên với Benjamin Netanyahu vào năm 1996. Cựu Tổng thống Mỹ đã rất tức giận trước thái độ kiêu ngạo, hống hách của tân thủ tướng Israel.

Gần 30 năm sau, Netanyahu một lần nữa trở thành nhà lãnh đạo Israel – và Joe Biden chắc hẳn cũng muốn lặp lại những lời của Clinton. Kể từ cuộc tấn công của Hamas vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã cung cấp cho chính phủ Israel sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao cho cuộc tấn công trả đũa dữ dội của họ ở Gaza. Nhưng Biden nhận lại được rất ít từ Netanyahu. Với việc người Israel ngăn nguồn lương thực và viện trợ nhân đạo vào Gaza – và khiến người Palestine bị đe dọa bởi nạn đói – Mỹ đã phải dùng đến cách thả thực phẩm xuống Gaza bằng đường không và lên kế hoạch xây dựng một bến tàu nổi để chuyển hàng viện trợ. Continue reading “Biden cần tăng áp lực lên Netanyahu”

Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chiều hôm qua ra thông báo đã chấp nhận đơn xin từ chức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khỏi mọi chức vụ trong Đảng và chính quyền. Sáng nay, Quốc hội sẽ triệu tập phiên họp bất thường để chính thức bỏ phiếu về việc để ông Thưởng từ chức, chỉ một năm sau khi ông được bổ nhiệm. Ông Thưởng được cho là có dính líu đến một vụ bê bối hối lộ liên quan đến nhà tập đoàn Phúc Sơn, hiện đang bị điều tra và truy tố về các tội danh tham nhũng khác nhau. Các nguồn tin không chính thức nhưng đáng tin cậy cho biết trong thời gian ông còn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (2011-2014), một người thân của ông Thưởng ở huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long, đã nhận 60 tỷ đồng từ Phúc Sơn, được cho là để giúp ông Thưởng xây nhà thờ họ. Continue reading “Một năm miễn nhiệm hai chủ tịch nước và triển vọng chính trị Việt Nam”

Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam

Nguồn: Jack Brook, “Cambodia to divert Mekong trade via China-built canal, vexing Vietnam,” Nikkei Asia, 12/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch xây kênh đào kết nối Phnom Penh với Vịnh Thái Lan đã làm gia tăng báo động trong bối cảnh tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

Từ ngôi nhà của mình bên bờ sông Mekong, cách Phnom Penh một giờ đồng hồ, Mao Sarin có thể ngắm nhìn những con tàu chở đầy container đang trên đường đến Việt Nam cũng như vùng đồng bằng châu thổ khổng lồ.

Nếu chính phủ của tân Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuân theo đúng kế hoạch của mình, các chuyến hàng trong tương lai sẽ đi dọc theo con kênh trị giá 1,7 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ – một dự án sẽ xóa sổ ngôi nhà lợp mái tôn của Sarin. Kênh đào Phù Nam (Funan Techo canal) sẽ kết nối trực tiếp Phnom Penh với các cảng biển của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, thoát khỏi con đường vốn do Việt Nam trấn giữ ngay cửa sông Mekong, một trong những tuyến đường thủy lớn nhất châu Á. Continue reading “Kênh đào Phù Nam do Trung Quốc tài trợ chia rẽ Campuchia và Việt Nam”

Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?

Nguồn: “Why do Nvidia’s chips dominate the AI market?”, The Economist, 27/02/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Không công ty nào được hưởng lợi nhiều từ làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) như Nvidia. Kể từ tháng 1 năm 2023, giá cổ phiếu của nhà sản xuất chip này đã tăng gần 450%. Với tổng giá trị cổ phiếu lên tới gần 2 nghìn tỷ USD, Nvidia hiện là công ty có giá trị lớn thứ ba ở Mỹ, chỉ sau Microsoft và Apple. Doanh thu của công ty trong quý gần đây nhất là 22 tỷ USD, tăng từ mức 6 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái. Hầu hết các nhà phân tích đều kỳ vọng Nvidia, công ty kiểm soát hơn 95% thị trường chip AI chuyên dụng, sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ chóng mặt trong tương lai gần. Nhưng chính xác thì điều gì làm cho chip của họ thật đặc biệt? Continue reading “Vì sao Nvidia dẫn đầu thị trường chip AI?”

Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The story behind Chinese leaders’ unspoken words“, Nikkei Asia, 14/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thông tin về vị cựu ngoại trưởng và Nhật Bản đã không được nhắc đến tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong chính trị Trung Quốc, những điều không được nói ra thường ám chỉ một sự thật phũ phàng.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại) năm nay, kết thúc vào ngày 11/03 vừa qua, nhưng để lại một loạt câu hỏi chưa được trả lời. Continue reading “Về những vấn đề nóng phủ bóng cuộc họp Nhân đại Trung Quốc”

Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?

Nguồn: Stephen M. Walt, “NATO Should Not Accept Ukraine—for Ukraine’s Sake,” Foreign Policy, 05/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là năm lý do tại sao việc mở rộng NATO sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn cho Kyiv.

Trong lúc cục diện chiến trường xoay chuyển theo hướng bất lợi cho Ukraine, và giữa bối cảnh có những nghi ngờ về việc liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một đợt viện trợ mới hay không, các chuyên gia có ảnh hưởng như cựu lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen và cựu Đại sứ Mỹ tại NATO Ivo Daalder đang lặp lại lời kêu gọi trước đó của họ về việc đưa Ukraine vào NATO sớm hơn. Bước đi này vừa được cho là một cách để thuyết phục Nga rằng chiến dịch quân sự của họ không thể giữ Ukraine nằm ngoài liên minh, vừa là động thái cần thiết để cung cấp an ninh đầy đủ cho Ukraine khi chiến tranh cuối cùng cũng kết thúc. Continue reading “Tại sao NATO không nên chấp nhận Ukraine?”

Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?

Nguồn: Ross Douthat, “Why It’s Hard to Explain Joe Biden’s Unpopularity,” New York Times, 09/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Joe Biden là một trong những tổng thống không được lòng dân nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Theo kết quả thăm dò của Gallup, tỷ lệ ủng hộ của ông thấp hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác từng tham gia tái tranh cử, từ Dwight Eisenhower đến Donald Trump. Continue reading “Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?”

AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chẳng người lính nước nào không biết AK-47 – tên một loại vũ khí xếp đầu bảng trong lịch sử quân sự thế giới. Ngày 6/7/2007, nước Nga long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra đời khẩu AK-47 đầu tiên. Viện Bảo tàng Quân đội Nga hôm ấy chật kín người đến dự. Tác giả của AK-47 – thiếu tướng, tiến sĩ Mikhail Kalashnikov, 88 tuổi, cũng có mặt. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh khen thưởng ông. Tuy đã cao tuổi, nhưng Kalashnikov vẫn làm cố vấn cho Công ty Xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport, một công ty nhà nước chuyên xuất khẩu vũ khí, trong đó có các kiểu súng mang tên Kalashnikov, đem lại nhiều lợi nhuận cho nước Nga, một cường quốc về xuất khẩu vũ khí. Trong dịp đến thăm Nga năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đặt mua 100 nghìn khẩu AK-47 để trang bị cho dân quân bảo vệ tổ quốc mình. Continue reading “AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, Moscow vẫn nhập khẩu các linh kiện vũ khí quan trọng từ Mỹ và châu Âu.

Vào khoảng gần trưa ngày 19/08/2023, một tên lửa hành trình của Nga đã cắt ngang qua những mái vòm củ hành mạ vàng và những dãy chung cư thấp tầng trên đường chân trời Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Tên lửa Iskander-K đã lao thẳng vào mục tiêu: nhà hát kịch của thành phố, nơi đang tổ chức cuộc họp của các nhà sản xuất máy bay không người lái vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hơn 140 người bị thương và 7 người thiệt mạng. Nạn nhân nhỏ nhất, Sofia Golynska, 6 tuổi, đang chơi ở công viên gần đó. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Why XanhSM Might Dethrone Grab in Vietnam“, Fulcrum, 08/03/2024.

Biên dịch và giới thiệu: Diệu Thanh

Gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe Grab của Đông Nam Á có đối thủ nặng ký mới tại Việt Nam. Đó chính là Xanh SM – “đứa con” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trong bài phân tích đăng trên trang Fulcrum.sg (Singapore), tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp và Điều phối viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) cho biết hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam có thể bị đe dọa bởi Xanh SM (GSM).

Cụ thể, theo vị tiến sĩ, sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào năm 2018, Grab đã khẳng định mình là công ty hàng đầu trong lĩnh vực gọi xe công nghệ của khu vực. Continue reading “Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?”

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Post-Tiananmen ‘openness’ fades from Chinese politics, ”Nikkei Asia, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập ủng hộ ‘mở cửa với tiêu chuẩn cao’ nhưng chế độ của ông lại đang đi thụt lùi.

Chính trị Trung Quốc lại một lần nữa rút vào hộp đen.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 11/03/2024, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bế mạc kỳ họp thường niên. Tuy nhiên, theo một thông báo chính thức trước thềm kỳ họp Quốc hội, cuộc họp báo của thủ tướng đã bị loại khỏi chương trình nghị sự. Continue reading “Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”