Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh

Tác giả: Lê Xuân Phán

Lời tòa soạn: Trường Y Hà Nội là một trong những trường đại học ra đời sớm nhất và nổi tiếng nhất ở Việt Nam, là cái nôi đào tạo ra những bác sĩ đầu ngành nổi tiếng như các ông Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung. Nhưng ít ai biết rằng, dù phát triển y tế là công việc cấp bách để duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy kinh tế nhưng Trường Y Hà Nội lại có một quá khứ nhọc nhằn, có những lúc số y sĩ được đào tạo trong một khóa chưa đầy một bàn tay. Sự phát triển của Trường Y gắn liền với mâu thuẫn giữa mục tiêu chính trị của những nhà cầm quyền và mục đích khoa học của các giảng viên, giữa nền y học phương Tây và phương thức chữa bệnh truyền thống và cả trong bối cảnh chiến tranh ngổn ngang. Tiếp nối chuỗi bài về Đại học Luật Đông Dương, Tia Sáng xin giới thiệu đến với bạn đọc trường Đại học Y Đông Dương với lịch sử đầy thăng trầm của nó. Continue reading “Trường Đại học Y Đông Dương: Một thập kỉ khởi đầu bấp bênh”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân

Nguồn: Australia is getting nuclear subs, with American and British help”, The Economist, 15/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chỉ có 6 quốc gia trên thế giới — Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ và Nga — hiện đang vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Úc có thể trở thành nước thứ bảy một cách bất ngờ. Trong một tuyên bố đưa ra trong lần xuất hiện chung trên truyền hình vào ngày 15 tháng 9, Joe Biden, Boris Johnson và Scott Morrison, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Úc, đã công bố điều mà họ mô tả là “quan hệ đối tác an ninh ba bên nâng cao”, có tên là AUKUS. Sáng kiến ​​đầu tiên, và là viên ngọc trên vương miện của họ, sẽ là việc hợp tác phát triển tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân trong tương lai cho Hải quân Hoàng gia Úc. Hiệp ước này, sẽ được ký chính thức tại Washington vào tuần tới, phản ánh mối quan ngại chung của họ về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, và mong muốn của Mỹ trong việc tăng cường khả năng quân sự của các đối tác châu Á. Continue reading “Tác động từ việc Mỹ và Anh hỗ trợ Úc phát triển tàu ngầm hạt nhân”

Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Sự hình thành “tộc người Hán” không chỉ được kiến tạo từ góc độ danh xưng, mà quan trọng hơn còn là quá trình mà rất nhiều nhóm người khác đã trở thành “Hán” theo bước đường mở rộng của các đế chế Trung Hoa. Sự bành trướng này không chỉ mang ý nghĩa về đất đai, lãnh thổ mà còn cả văn hóa, tộc người, biến những người ở vùng biên, từ “chưa phải Hán” thành “Hán”. Nhiều tộc người trong số này đã “biến mất”, sau đó xuất hiện trở lại thành “người Hán”.

Làm thế nào để tạo ra một “tộc người” với hơn một tỉ thành viên? Trước khi người “Hán” xuống phía Nam của sông Trường Giang, ở đây có “Bách Việt”. Sau khoảng 2000 năm, tại sao “99 Việt” đã biến mất, chỉ còn lại “Việt Nam”. Những “Việt” kia đã đi đâu cùng với nhiều người đồng hành khác như Tiên Ti, Hung Nô… và nhiều nhóm trong không gian của các đế chế Trung Hoa? Continue reading “Tộc người Hán: Một bản sắc được kiến tạo”

Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?

Nguồn: Gideon Rachman, “The Xi personality cult is a danger to China”, Financial Times, 13/09/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các trẻ em Trung Quốc chỉ mới 10 tuổi sẽ sớm phải tiếp thu các bài học về tư tưởng Tập Cận Bình. Trước khi đến tuổi thiếu niên, học sinh sẽ phải học những câu chuyện về cuộc đời của nhà lãnh đạo Trung Quốc, và ghi nhớ rằng “Ông nội Tập Cận Bình đã luôn quan tâm đến chúng ta”.

Đây sẽ là một hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc hiện đại. Sự tôn kính mà nhà nước giúp xây dựng cho Tập gợi nhớ tới sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, và đi cùng với đó là nạn đói và khủng bố do Mao gây ra trong Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Từ nước Nga của Stalin đến Romania của Ceausescu, Triều Tiên của Kim và Cuba của Castro, sự kết hợp giữa sùng bái cá nhân và sự cai trị của Đảng Cộng sản thường là công thức cho sự nghèo đói và tàn bạo. Continue reading “Tại sao sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình nguy hiểm cho Trung Quốc?”

Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

Tác giả: GS. TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Hội nghị Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương đã diễn ra cách đây 65 năm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước viết về sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn đề cần được làm rõ. Trên cơ sở những tư liệu mới, một số nhà nghiên cứu ở nước ta đã đi đến những đánh giá mới về một số vấn đề. i) Phải chăng không nên ký Hiệp định mà tiếp tục chiến đấu giải phóng hoàn toàn đất nước, vì lúc đó Mỹ không thể can thiệp; ii) Phải chăng Việt Nam tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ trong thế bị động nên có những hạn chế; iii) Trả lời phòng vấn báo Expressen, Thụy Điển cuối năm 1953 Hồ Chí Minh đã khẳng định: đàm phán chủ yếu giữa Việt Nam và Pháp. Tại sao ý kiến vô cùng sáng suốt, đúng đắn của Bác không được triển khai? Đó là những nội dụng được trình bày trong tham luận. Continue reading “Một số suy nghĩ mới về Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương”

Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc

Tác giả: Hoàng Lan

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực (sau đây gọi là Luật 9/2021). Từ 53 điều với 3.539 ký tự trong bản Luật năm 1983 (sửa đổi năm 2016), Luật 9/2021 có độ dài gấp gần 6 lần với 18.322 ký tự và 122 điều khoản quy định những nội dung chi tiết trong việc quản lý và giám sát tàu thuyền trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là khu vực thuộc “quyền tài phán” của nước này. Trong bối cảnh Luật Hải cảnh mới có hiệu lực đầu năm nay vẫn còn chưa hết gây tranh cãi, các quốc gia xung quanh lại nhanh chóng phải đặt tiếp câu hỏi: Luật 9/2021 có điểm gì mới? Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Continue reading “Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc”

Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý

Tác giả: Vũ Đức Liêm 

Nếu là lãnh đạo Trung Hoa, ngắm nhìn đất nước của mình từ cửa sổ Trung Nam Hải, bạn thấy gì? Bạn thấy ba vạn quân Mỹ án ngữ bán đảo Triều Tiên. Căn cứ quân sự và hạm đội Mỹ trải dài trên quần đảo Nhật Bản. Cách bờ biển Phúc Kiến 160 km là Đài Loan, một vùng đất tuyên bố chủ quyền, xuôi về phía Nam là Philippines, một đồng minh hiệp ước của Mỹ. Hạm đội 7 khống chế vùng Tây Thái Bình Dương bao gồm cả eo biển Malacca và quần đảo Indonesia. Bạn thấy phía Bắc là khu tự trị Nội Mông, phía Tây là khu vực Hồi giáo bất ổn Tân Cương, phía Tây Nam là Tây Tạng, phía Nam là khu tự trị Zhuang. Tất cả đều án ngữ các vùng cao, kiểm soát đầu nguồn các nguồn nước, và họ không phải là người Hán. Nói cách khác, bạn nhìn thấy Trung Quốc bị giam hãm bởi địa lý và địa chính trị. Continue reading “Trung Hoa: Một tù nhân của địa lý”

Nhật ký Bắc Kinh (08/03/21): Tập có người số hai đáng tin cậy hay không?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại phiên khai mạc của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hôm thứ Sáu (05/03/2021) ở Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Khắc Cường bỗng nhiên nói nhanh bất thường khi đọc báo cáo công tác của chính phủ.

“Thay mặt Quốc vụ Viện, tôi muốn trưng cầu ý kiến ​​của các đồng chí”, ông Lý điềm tĩnh bắt đầu. Nhưng tốc độ của ông tăng dần về cuối. Dường như ông bị đau họng, khiến giọng ông trở nên khó nghe và ông phải uống nước liên tục. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (08/03/21): Tập có người số hai đáng tin cậy hay không?”

Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan

Nguồn: Mikio Sugeno, “Will Xi move on Taiwan? History warns he might: Niall Ferguson”, Nikkei Asia, 10/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau Afghanistan, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình có thể kết luận rằng Mỹ sẽ không can thiệp, theo lời nhà sử học Niall Ferguson.

Việc Mỹ đột ngột rút quân khỏi Afghanistan, và việc công chúng Mỹ nhanh chóng giảm ủng hộ đối với các nỗ lực quân sự ở Trung Đông nói chung, có thể gửi thông điệp sai đến Bắc Kinh, và thúc đẩy nước này hành động đối với Đài Loan, nhà sử học Niall Ferguson nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Sử gia Niall Ferguson phân tích khả năng Trung Quốc xâm lược Đài Loan”

Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s China floats dangerous trial balloon of ‘revolution’”, Nikkei Asia, 09/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu tìm kiếm từ khóa “Cách mạng Văn hóa” trong phần các thảo luận nổi bật trên Baidu, bạn sẽ thấy thông báo sau: “Hiện không có cuộc thảo luận nào liên quan đến chủ đề này.”

Điều này thật kỳ lạ, khi các phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc đang sôi sục với các cuộc thảo luận về chủ đề này.

Một lời giải thích cho câu hỏi này là người dùng mạng xã hội đã thận trọng và không sử dụng cụm từ chính xác “Cách mạng Văn hóa”, vì biết rằng các cơ quan kiểm duyệt internet đang theo dõi cẩn thận. Các cuộc thảo luận về giai đoạn hỗn loạn đó của lịch sử Trung Quốc, từ năm 1966 đến năm 1976, trên thực tế đã trở thành điều cấm kỵ. Continue reading “Tập Cận Bình đang thăm dò dư luận về cuộc ‘cách mạng’ sắp đến?”

Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả: GS TS Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song rất sơ lược. Thực chất đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là Nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phú đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng/bản sắc của trường phái như hòa hiếu, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; chân thành, tình nghĩa, thủy chung, “giúp bạn là giúp mình”, tôn trọng đạo lý trong quan hệ đối ngoại; dĩ bất biến, ứng vạn biến… Continue reading “Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh”

Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”

Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris

Nguồn: Xirui Li và Dingding Chen, “Kamala Harris’ Southeast Asia Visit Shows Biden’s Southeast Asia Policy Still Lacks a Clear Roadmap, The Diplomat, 27/08/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Việc Hoa Kỳ mở rộng hợp tác với Đông Nam Á là một bước đi đáng hoan nghênh, nhưng vẫn còn đó câu hỏi về chiến lược dài hạn của nước này.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris vừa khép lại chuyến công du Đông Nam Á, chuyến thăm nước ngoài thứ hai của bà kể từ khi nhậm chức. Sau một số tiếp xúc cấp cao với các nước Đông Nam Á trong hai tháng qua – bao gồm chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới Indonesia, Campuchia và Thái Lan; chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới Singapore, Việt Nam và Philippines; cũng như việc Ngoại trưởng Antony Blinken tham gia các cuộc họp cấp bộ trưởng với ASEAN – chuyến thăm của Harris cho đến nay là minh chứng cao nhất về cam kết “ở lại” khu vực của Hoa Kỳ. Continue reading “Học giả người Hoa bình luận chuyến thăm ĐNA của PTT Kamala Harris”

Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Gần một nửa triệu lính Pháp đã điều sang Đông Dương trong thời gian 1945-1954 và đến cuối cuộc chiến, 16% Lực Lượng Viễn Chinh là những người lính châu Phi. Những người lính Đông Dương tới nay vẫn là “một ẩn số”. Những bài viết về đóng góp của những người lính từ thuộc địa châu Phi trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp ở Đông Dương lại càng hiếm hoi hơn.

Một phần lớn các công trình nghiên cứu của nhà sử học Michel Bodin* tập trung vào các thành phần tham gia Lực Lượng Viễn Chinh trong Lục Quân Pháp tại Đông Dương. Ông là tác giả của nhiều tập sách nói về những người lính Pháp, những người lính châu Phi, cho dù Lực Lượng Viễn Chinh còn bao gồm luôn cả binh đoàn Lê Dương với những chiến binh là người nước ngoài tình nguyện và lính bản xứ. Continue reading “Vai trò lính thuộc địa Phi trong Chiến tranh Đông Dương”

Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?

Nguồn: Why Afghan officials have washed up in the United Arab Emirates”, The Economist, 28/8/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một số trường hợp, tiền mặt của họ đến trước.

Trong nhiều ngày, thế giới tự hỏi Tổng thống Ashraf Ghani đã đi đâu khi Taliban tiến vào Kabul, thủ đô của Afghanistan. Có một chút bất ngờ khi ông xuất hiện tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào ngày 18 tháng 8. Ông Ghani đã tham gia vào một danh sách dài các cựu lãnh đạo các nước tìm kiếm nơi trú ẩn ở quốc gia vùng Vịnh đầy nắng này. Pervez Musharraf, cựu tổng thống Pakistan, Thaksin Shinawatra, cựu thủ tướng Thái Lan và Juan Carlos, cựu vương của Tây Ban Nha, đều được cho là đã chuyển đến sinh sống ở UAE. Continue reading “Tại sao UAE là điểm đến yêu thích của các cựu quan chức?”

Tại sao Trung Quốc hội đàm với Taliban?

Nguồn: Steven Lee Myers, 中国与塔利班举行会谈,推动政治解决阿富汗僵局, New York Times, 29/7/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Tư, 28/7/2021, Trung Quốc đã cung cấp cho Taliban một sân khấu công khai cao cấp, tuyên bố Taliban — tổ chức đã nhanh chóng chiếm lại phần lớn lãnh thổ Afghanistan – sẽ “phát huy tác dụng quan trọng trong giải quyết tiến trình hoà bình, hoà giải và tái thiết” nước này.

Tại Thiên Tân, một thành phố ven biển ở Đông Bắc Trung Quốc, các quan chức nước này đã bắt đầu cuộc hội đàm hai ngày với phái đoàn các nhà lãnh đạo Taliban. Sự kiện đó đã nâng cao đáng kể địa vị quốc tế của Taliban. Trước đó, Taliban đã lợi dụng cơ hội quân đội Mỹ và NATO rút ra khỏi Afghanistan để thực hiện bước tiến quân sự vững chắc tại nước này. Continue reading “Tại sao Trung Quốc hội đàm với Taliban?”

Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

Tình báo Việt Minh là một “mạng lưới tinh vi”, được “tổ chức chặt chẽ”, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng “theo khuôn mẫu của Liên Xô và Trung Quốc”. Một số tài liệu được giải mật của quân đội Pháp trong chiến tranh Đông Dương cho phép nhà sử học Michel Bodin kết luận như trên trong bài nghiên cứu Les services de renseignements Viet Minh (1945-1954) – Các cơ quan tình báo của Việt Minh (1945-1954) đăng trên tạp chí quân sự Guerres Mondiales et Conflits Contemporains – số 191/1998.

Theo các tài liệu của viện lưu trữ Ban Sử Học Lục Quân của Pháp (SHAT), Trung Quốc đã giúp Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập một lực lượng quân đội hiện đại và ngay cả trong ngành tình báo cũng đã có sự can thiệp của nước láng giềng sát cạnh phương bắc của Việt Nam. Trong mắt những người lính thuộc Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, tình báo Việt Minh đã trở thành một vũ khí “rất lợi hại”. Continue reading “Tình báo Việt Minh trong Chiến tranh Đông Dương qua tài liệu quân đội Pháp”

Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương

Tác giả: RFI phỏng vấn Michel Bodin

“Nếu không được Trung Quốc giúp đỡ, Điện Biên Phủ đã không thành”, điều đã được các nhà sử học ghi nhận. Thái độ im lặng của tất cả các bên liên quan trong một thời gian dài về sự trợ giúp đó phản ánh hiềm khích lâu đời trong quan hệ Việt – Trung và bối cảnh địa chính trị của thế kỷ XX.  

Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước khi giành được chính quyền năm 1949 đã quyết định giúp đỡ Việt Minh giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp. Đối với Pháp, sự cấu kết giữa đảng Cộng Sản Trung Quốc với Việt Minh là một bước ngoặt trong chiến tranh Đông Dương (1945-1954) và giải thích cho căng thẳng trong bang giao giữa Paris với Bắc Kinh. Continue reading “Trung Quốc im lặng về sự can thiệp trong Chiến tranh Đông Dương”

Nhật ký Bắc Kinh (05/03/21): Đồng minh của Tập siết chặt Hồng Kông

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (còn gọi là Nhân Đại, tức Quốc hội Trung Quốc), sẽ khai mạc vào sáng thứ Sáu tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Được chú ý nhất sẽ là việc cơ cấu lại hệ thống bầu cử Hồng Kông, nhằm loại trừ vĩnh viễn các lực lượng ủng hộ dân chủ khỏi hệ thống chính trị của thành phố này.

Hôm thứ Năm (04/03/2021), một nhân vật quan trọng trong vấn đề này đã xuất hiện tại hội trường buổi khai mạc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, hay còn gọi là Chính Hiệp, một cơ chế hoạch định chính sách chủ chốt khác của Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/03/21): Đồng minh của Tập siết chặt Hồng Kông”