Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe

Part-HKG-Hkg10130888-1-1-0

Nguồn: Kazuhiko Togo, “Abe’s foreign and security policy agenda”, PacNet #91, 29/12/2014.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Bùi Thu Thảo & Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 của ông Abe và Đảng Dân chủ Tự do (LDP) thể hiện sự âm thầm chuyển dịch quyền lực từ phe cánh hữu dân tộc chủ nghĩa (nationalist – right) sang các lực lượng trung dung tự do (liberal-center forces). Như Brad Glosserman đã chỉ ra, điều này được thể hiện trước tiên qua việc Đảng Komeito (Công minh) nổi lên tương đối, tăng 4 ghế lên tổng số 35, và LDP mất 3 ghế, còn lại tổng số 290 ghế trong liên minh cầm quyền. Continue reading “Chương trình nghị sự đối ngoại và an ninh của Thủ tướng Abe”

Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?

130176-120509-kim

Nguồn: John Delury & Chung-in Moon, “Should We Welcome the Collapse of North Korea”, Foreign Affairs, Vol. 93, No. 6, Nov/Dec 2014.

Biên dịch: Vũ Trọng Bằng | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Một viễn cảnh đáng sợ

Ngày Bắc Triều Tiên sụp đổ đang đến gần, việc Hàn Quốc hợp nhất với miền Bắc sẽ là một điều có lợi cho tất cả, và những nhà hoạch định chính sách tại Washington và Seoul nên bắt đầu lên kế hoạch cho việc can thiệp quân sự thống nhất bán đảo Triều Tiên – ít nhất là theo lời Sue Mi Terry (Bài viết “A Korea Whole and Free”, số tháng 7/8 2014). Cho dù quan điểm chế độ tại Bắc Triều Tiên đang đứng trên bờ vực diệt vong đã xuất hiện từ hàng thập kỉ nay, nhưng mới chỉ có Terry khẳng định rằng những lợi ích của sự sụp đổ này sẽ lớn hơn những thiệt hại mà nó gây ra. Tuy nhiên, đánh giá của cô đã quá phóng đại tính khả thi cũng như hấp lực của viễn cảnh thống nhất sau một sự thay đổi chế độ bất ngờ (ở Bình Nhưỡng). Continue reading “Tranh luận: Có nên chào đón sự sụp đổ của Bắc Triều Tiên?”

Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc

Chinese soldiers unwrap the national fla

Nguồn: Timothy Heath, “China’s Big Diplomacy Shift”, The Diplomat, 22/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc ra hiệu một bước chuyển về ưu tiên, làm tăng nguy cơ căng thẳng với các nước phát triển.

Việc Trung Quốc quyết định ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng hơn so với Mỹ và các cường quốc khác, được khẳng định trong buổi bế mạc Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung ương, báo trước một sự thay đổi lớn trong ngoại giao nước này. Quyết định này phản ánh nhận định của Bắc Kinh rằng quan hệ với các quốc gia ở châu Á và với các nước mới nổi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi sinh dân tộc – hơn là quan hệ với các quốc gia phát triển. Điều này ám chỉ rằng qua thời gian, Trung Quốc có thể sẽ ngày càng giảm sự kiên nhẫn đối với sự can dự của phương Tây vào các lợi ích của Bắc Kinh, đồng thời trở nên tự tin hơn khi củng cố kiểm soát đối với các lợi ích cốt lõi và nhấn mạnh nhu cầu cải tổ lại trật tự thế giới. Washington có thể phải đẩy mạnh liên kết với các đối tác châu Á để khuyến khích Trung Quốc hành xử tuân theo chứ không phải thách thức những nguyên tắc quy chuẩn của trật tự thế giới. Continue reading “Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc”

#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản

623ad68754b08a9316ea3c84388b9ed17b82738e

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter Two: Japan’s Military Doctrine, Expenditure and Power Projection”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 35-52.

Biên dịch: Đặng Thị Oanh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản 

Sự thay đổi các học thuyết và năng lực quân sự của Nhật Bản

Để đối phó với nhiều thách thức an ninh mà nước này phải đối mặt, Nhật Bản thấy rằng cần phải liên tục xem xét lại các học thuyết và năng lực quốc phòng của mình. Quá trình này đã bắt đầu từ cuối thời chính quyền Koizumi và vẫn tiếp diễn khi những người kế nhiệm ông nắm quyền. Nhật Bản đã đưa ra một bản Hướng dẫn chương trình quốc phòng (NDPG) sửa đổi vào tháng Mười Hai năm 2004, cùng với một bản Kế hoạch quốc phòng trung hạn (MTDP) mới cho giai đoạn 2005-2009 nhằm lên kế hoạch mua sắm quân sự dài hạn cho chính mình. Continue reading “#236 – Học thuyết, ngân sách và khả năng quân sự của Nhật Bản”

Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam

china-us1

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong năm 2014, sự kiện nổi bật nhất của ngành đối ngoại Việt Nam có lẽ chính là cuộc đấu tranh xung quanh sự kiện giàn khoan Hải Dương 981. Việc Trung Quốc cuối cùng phải rút giàn khoan ở một chừng mực nào đó có thể coi là một thành công đối với Việt Nam, nhưng đó cũng là một thách thức còn để ngỏ khi hàng loạt câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Liệu Trung Quốc có tái diễn vụ giàn khoan, nếu có thì ở đâu, và nếu không thì Trung Quốc sẽ có hành động gì trên Biển Đông? Quan trọng hơn, Việt Nam cần phải xử lý mối quan hệ với Trung Quốc ra sao trong bối cảnh rộng lớn hơn là các sóng ngầm địa chính trị khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp?

Bài phân tích này sẽ cố gắng trả lời các câu hỏi trên. Tuy nhiên, trước khi đi vào vấn đề chính là quan hệ Việt – Trung, chúng ta cần điểm lại một số nét chính trong tình hình các quốc gia chủ chốt cũng như bối cảnh địa-chính trị khu vực, những yếu tố vốn có tác động quan trọng tới cục diện quan hệ song phương. Continue reading “Sóng ngầm địa chính trị khu vực và lựa chọn của Việt Nam”

Lợi ích của Australia tại Biển Đông

470411-navy-flagship

Nguồn: Michael Wesley, “Australia’s interests in the South China Sea”, in L. Buszynski & C. Roberts (eds), The South China Sea and Australia’s regional security environmentNational Security College occasional papers No. 5 September 2013, pp. 45-49.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Trước tình hình các tranh chấp trên Biển Đông leo thang trở lại trong những năm gần đây, chính phủ Australia đã đón nhận bằng một thái độ đầy do dự. Đáp lại lời kêu gọi từ Viện Lowy vào năm 2012 rằng Australia cần có một chính sách ngoại giao sáng tạo hơn đối với các tranh chấp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bob Carr đã phát biểu với Đài phát thanh ABC: Continue reading “Lợi ích của Australia tại Biển Đông”

Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ

141111211746-jinping-shinzo-abe-horizontal-gallery

Nguồn: Toshiya Takahashi, “Abe’s fraught choice between China and the conservatives,” East Asian Forum, 2/12/2014.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh APEC 2014 là khoảng lặng tạm thời cho cả hai giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa hai nước trong hai năm qua. Cuộc đối thoại này là kết quả của những nỗ lực hàn gắn quan hệ song phương của hai chính phủ, tạm thời gác lại cả tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề lịch sử.

Cả hai nhà lãnh đạo đều nhất trí tiếp tục quan hệ chiến lược, bắt đầu đàm phán về việc thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng hàng hải và mở rộng hợp tác kinh tế. Đây là thời khắc thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc của Shinzo Abe, nhưng tiến bộ thật sự trong quan hệ song phương là khó có thể xảy ra do tình hình chính trị trong nước của Nhật Bản. Continue reading “Lựa chọn miễn cưỡng của Abe giữa Trung Quốc và phe Bảo thủ”

Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?

Ratner_ChinaScores

Nguồn: Matthew Goodman & Ely Ratner, “China Scores And What the United States Should Do Next”, Foreign Affairs, November 23, 2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trung Quốc đã quay lại. Gần hai thế kỷ sau khi đánh mất vị trí trung tâm truyền thống trong các vấn đề châu Á, Bắc Kinh đã bắt đầu định hình và chứng tỏ rằng nước này đang phục hồi lại vị thế lãnh đạo của mình trên đấu trường khu vực.

Điều này đã được thể hiện đầy đủ trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), một nhóm gồm 21 nền kinh tế ở cả hai bờ Thái Bình Dương, mới kết thúc gần đây. Là nước chủ nhà năm nay, Bắc Kinh không chỉ trải thảm đỏ cho lãnh đạo từ các nước còn lại trong khu vực mà  còn công bố một loạt sáng kiến quan trọng được thiết kế để đặt Trung Quốc vào trung tâm của tương lai kinh tế châu Á. Continue reading “Trung Quốc ghi điểm, Hoa Kỳ nên làm gì tiếp theo?”

Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây

schell_1-102314_jpg_600x626_q85

Nguồn: Orville Schell, “China Strikes Back!”, The New York Review of Books, October 23, 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Khi Đặng Tiểu Bình đến thăm Căn cứ Không quân Andrews gần thủ đô Washington vào năm 1979, đất nước Trung Quốc mới chỉ thức dậy sau một thời gian dài chìm trong giấc ngủ của cuộc Cách mạng Văn hóa. Không nhiều người biết rõ thân thế của nhà lãnh đạo Trung Quốc có chiều cao chưa đầy mét rưỡi này. Ông bất ngờ quay trở lại sân khấu chính trị sau hai lần bị Mao Trạch Đông cách chức. Bản thân Mao đã từng có câu nói nổi tiếng mô tả Đặng là “một cái kim nằm trong bọc.” Tuy nhiên, vào năm 1979, Đặng hiểu rõ mình muốn gì: đó là một mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ. Đặng Tiểu Bình và Tổng thống Jimmy Carter đã tỏ ra hết sức nghiêm túc trong việc giải quyết những khác biệt giữa hai bên. Trong thời gian làm công việc đưa tin về những buổi họp giữa Đặng và Carter, tôi có ấn tượng là hai vị lãnh đạo này đã coi mình đang diễn xuất trong một bộ phim tình bằng hữu, và cùng nhân cơ hội này để truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng họ đã sẵn sàng để hợp tác. Continue reading “Khi Trung Quốc đáp trả sự sỉ nhục của phương Tây”

Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông

1535847_-_main

Tác giả: Alexander Vuving, “China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest, 8/12/2014.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Quang Khải

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh được tờ tạp chí tình báo quốc phòng IHS Jane’s phân tích cho thấy Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa một doi đất mang hình dáng sân bay dài 3.000m và một hải cảng đủ lớn cho các tàu chở dầu và tàu chiến lớn neo đậu. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy, đảo này là hòn đảo mới nhất được Trung Quốc xây dựng trong chuỗi hành động xây đảo lấn biển mà nước này đang tiến hành ở cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trên biển Đông.

Trung Quốc xây đảo để làm gì? Mục đích tối thượng của những dự án này là gì? Lăng kính thông thường chúng ta sử dụng để giải mã các động thái chiến lược trên trường quốc tế không phù hợp để trả lời những câu hỏi ấy. Lăng kính thông thường nhìn trò chơi giữa các quốc gia dưới góc độ cờ vua, nhưng ở biển Đông, Trung Quốc lại đang chơi cờ vây. Continue reading “Thách thức đại chiến lược Trung Quốc: Xây đảo trên Biển Đông”

#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ

china-is-the-chinese-dragon-ready-to-show-its-L-sBVUuB

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Tao guang yang hui”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 28-50.

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Tôi gặp Tập Cận Bình lần đầu tiên ở Đại lễ đường Nhân dân trong một chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 11 năm 2007. Ban đầu tôi không yêu cầu gặp ông ta. Tôi đã đề nghị gặp một người khác, nhưng rồi người ta sắp xếp cho tôi gặp ông, như vừa nói. Họ coi ông ở vị trí cao trong danh sách ưu tiên. Đó là lần đầu tiên ông ấy gặp một vị lãnh đạo nước ngoài sau khi được bổ nhiệm vào Thường vụ  Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, một động thái rõ ràng để ám chỉ với thế giới rằng người ta đã dự kiến để ông tiếp quản vị trí của Hồ Cẩm Đào. Continue reading “#231 – Lý Quang Diệu viết về chiến lược Thao quang dưỡng hối của TQ”

Châu Á của người Trung Quốc?

201034ldp001

Tác giả: Minxin Pei | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Phân biệt sáo ngữ ngoại giao với chính sách chính thức chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt là với Trung Quốc, nơi mà hành động của chính phủ thường chẳng ăn nhập gì với những tuyên bố của họ. Bởi thế cần phải đặt câu hỏi, liệu khẩu hiệu mới nhất mà các quan chức Trung Quốc đưa ra — “Châu Á của người châu Á” — chỉ đơn thuần là luận điệu mang tính chủ nghĩa dân tộc để đối nội, hay đó là dấu hiệu của một sự thay đổi chính sách thực sự.

Khái niệm “châu Á của người châu Á” được đề cập chính thức trong bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị về các biện pháp tương tác và xây dựng lòng tin ở châu Á hồi tháng 5. Trong một tuyên bố thận trọng, Tập Cận Bình đặt ra tầm nhìn của Trung Quốc cho một trật tự an ninh khu vực mới — một trật tự an ninh khu vực, như khẩu hiệu đã gợi ý, do chính châu Á đảm trách. Continue reading “Châu Á của người Trung Quốc?”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á

247706-files-china-forex-yuan-invest-business-asia

Nguồn: Yuriko Koike (2013). “Chapter seven: The new shape of Asia”, Adelphi Series, 53:439, pp. 127-132.

Biên dịch: Trần Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Vai trò của đồng nhân dân tệ trong nền kinh tế thế giới phải được nhìn nhận trong bối cảnh quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trật tự quốc tế hiện tại, điều có lẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà chiến lược về ngoại giao và quân sự đang phải đối mặt ngày nay. Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai, đồng thời cũng là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Sức mạnh kinh tế này cho phép Trung Quốc gây ảnh hưởng lên nhiều khu vực trên toàn cầu, nơi mà cách đây một thập kỷ sự hiện diện của Trung Quốc còn rất hạn chế. Continue reading “Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á”

Bóng đen hạt nhân của Triều Tiên

north-korea-rocket_2477903b

Tác giả: Christopher R. Hill | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Thông báo gần đây của chính quyền Triều Tiên về việc sẽ không cho phép bất kỳ khách du lịch nước ngoài nào vào nước này để tự bảo vệ mình khỏi vi rút Ebola đã gợi lên những tiếng cười khúc khích trên toàn thế giới. “Biết điều thì vi-rút Ebola chớ nên tham quan nơi đó,” nhiều nhà quan sát châm biếm. Ngay cả khi thế giới đang phát triển với tốc độ chóng mặt, Triều Tiên dường như vẫn tiếp tục trì trệ trong một thế giới âm u của chủ nghĩa Stalin. Nhưng kho vũ khí hạt nhân ngày càng lớn của cái thế giới âm u đó không phải là chuyện đáng cười. Continue reading “Bóng đen hạt nhân của Triều Tiên”

Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

chinajapanfaceoff

Tác giả: Liu Jiangyong | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 2014 đánh dấu 120 năm trôi qua kể từ khi Chiến tranh Thanh-Nhật (1894-95) bùng nổ. Nhưng dù hai nước đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, ở Trung Quốc vẫn tồn tại một cảm giác bất an rằng những diễn biến và việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản gần đây đã tạo ra tình cảnh tương tự như thập kỷ trước năm 1894.

Vào thời điểm nói trên, lấy cớ bảo vệ lãnh sự quán và kiều dân của mình, chính phủ Nhật Bản đã đem quân vào bán đảo Triều Tiên và xâm lược Trung Quốc. Bốn năm trước đó, vào tháng 12 năm 1890, Thủ tướng Nhật Bản khi đó và là “cha đẻ” của chủ nghĩa quân phiệt Nhật, Yamagata Aritomo, đã đưa ra bài phát biểu chính sách tuyên bố rằng có hai ranh giới cần phải được bảo vệ nếu Nhật Bản muốn có năng lực tự phòng thủ. Continue reading “Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến”

Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn

Asia-Pacific-Economic-Cooperation-APEC-China-2014

Tác giả: Yuriko Koike | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tại các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao thành công, những công việc chuẩn bị với mọi khía cạnh của cuộc họp luôn được tỉ mỉ dàn dựng từ trước, từ những cái bắt tay đầu tiên cho tới các thông cáo cuối cùng. Nhưng Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng tới có vẻ là một kế hoạch đầy rủi ro. Thậm chí chưa rõ liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đồng ý gặp gỡ một trong những khách mời quan trọng nhất của ông là Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hay không. Và liệu Abe có thể gặp gỡ Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay không cũng còn chưa chắc chắn. Continue reading “Thượng đỉnh APEC: Cơ hội cải thiện quan hệ Nhật-Trung-Hàn”

Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc

chi_NNZU

Nguồn: Bernard D. Cole (2014). “The History of the Twenty-First-Century Chinese Navy”,  Naval War College Review, Summer, Vol. 67, No. 3, pp. 43-62.>>PDF

Biên dịch: Tú Linh & Ngọc Diệp | Hiệu đính: Kim Minh

Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là cường quốc đại lục hơn là cường quốc biển, mặc dù quốc gia này có đường bờ biển kéo dài hơn 11.000 dặm với hơn 6000 đảo. Trung Quốc luôn coi biển là một hướng xâm lược mà nước ngoài có thể sử dụng, hơn là một phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia. Đây được cho là xu hướng góp phần vào sự yếu kém của hải quân Trung Quốc từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tư duy của họ đã thay đổi. Sự bùng nổ kinh tế trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20, sự mở rộng toàn cầu về mặt chính trị, lợi ích kinh tế, và sự quyết tâm trong việc xử lý các tranh chấp biên giới trên bộ với các nước khác đã khiến Trung Quốc chú ý hơn đến sự đe dọa đến các tuyến đường hàng hải chủ chốt mà Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào. Continue reading “Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc”

Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông

14154964437_ff3a4f31ce_c_800

Tác giả: David Brown | Biên dịch: Lê Văn Sang

Mùa mưa bão bắt mọi thứ tuân theo đúng với nhịp điệu hàng năm của nó, và tháng vừa rồi, Trung Quốc đã phải kéo giàn khoan nước sâu của họ ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam đã tuyên bố. Các nhà phân tích ngay lập tức bắt đầu tranh luận ai “thắng” ai “thua”. Nhưng thực ra, ý nghĩa của mười tuần thử thách ý chí chủ yếu là các bài học rút ra bởi Bắc Kinh, Hà Nội và chính phủ các quốc gia cảm thấy bất an bởi tham vọng “chủ quyền không thể thay đổi được” của Trung Quốc.

Mẫu hình xâm lấn của Trung Quốc đã trở nên rõ ràng từ khi nước này trình lên Liên Hiệp Quốc năm 2009 một bản yêu sách rất rộng dựa vào một bản đồ không rõ ràng. Bắc Kinh đã dương oai diễu võ thể hiện sức mạnh hàng hải của minh kể từ đó, trục lợi từ sự bối rối và hoài nghi kéo dài tại nhiều thủ đô khác nhau, trong đó có Washington. Continue reading “Cách đối phó với lực lượng bán quân sự hùng hậu của Trung Quốc trên Biển Đông”

#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản

13.07.19_Turning_Point_1

Nguồn: Christopher Hughes (2008). “Chapter One: The Trajectory of Japan’s Remilitarisation”, The Adelphi Papers, 48:403, pp. 21-34.

Biên dịch & Hiệu đính: Nông Thị Nghi Phương

Bài liên quan: Các bài về quá trình tái vũ trang của Nhật Bản

Nhật Bản thể hiện những đặc trưng của một quốc gia nửa vũ trang nửa phi vũ trang. Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quát về chính sách an ninh và tình hình vũ trang của Nhật Bản từ hậu Chiến tranh Thế giới lần thứ hai đến thời kỳ đương đại, với trọng tâm cụ thể là những diễn biến trong vòng thập kỷ gần đây nhất nhằm đưa ra bối cảnh và các tiêu chuẩn cần thiết cho việc đánh giá quy mô tái vũ trang dưới thời Koizumi và những người kế nhiệm ông. Continue reading “#205 – Con đường tái vũ trang của Nhật Bản”