Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực

Nguồn:Disorder Under Heaven: America and China’s Strategic Relationship,” The Economist, 22/04/2017.

Biên dịch: Phạm Nguyễn Anh Thư & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bảy thập niên bá quyền ở châu Á, giờ đây Mỹ phải thích ứng với một Trung Quốc ngày một lớn mạnh. Liệu chính quyền Donald Trump có làm được điều đó hay không?

Lần cuối cùng Trung Quốc tự cho là mình lớn mạnh như cách mà đất nước này tự nhận ngày nay là khi Abraham Lincoln còn làm chủ Nhà Trắng. Ở thời điểm đó, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về sự cướp phá của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn bám vào niềm tin từ xa xưa rằng Trung Quốc thống trị thiên hạ, một trật tự thế giới của riêng mình. Trung Quốc chưa bao giờ có đồng minh theo cách hiểu của phương Tây, mà chỉ có các quốc gia triều cống cho mình để đổi lấy giao thương. Hoàng đế Trung Quốc đã viết cho Lincoln rằng cả Trung Quốc lẫn “các ngoại bang” tạo nên “một gia đình, không có khác biệt”. Continue reading “Quan hệ chiến lược Mỹ-Trung và tương lai trật tự khu vực”

Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?

Nguồn:Why Somali piracy is staging a comeback”, The Economist, 18/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau 5 năm gián đoạn, cướp biển đã bắt năm tàu ​​trong tháng vừa qua.

Từ 2008 đến 2011, vùng biển ngoài khơi Somalia là những con đường vận chuyển đường biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn 700 cuộc tấn công vào các con tàu diễn ra trong giai đoạn này. Vào đầu năm 2011, 758 thuyền viên đã bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải biển và các chính phủ tới 7 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, đột nhiên, việc cướp bóc bỗng dừng lại. Vụ cướp cuối cùng xảy ra đối với một tàu buôn là vào tháng 5/2012 và tình hình đó kéo dài cho đến bây giờ. Trong tháng vừa qua, đã có 5 vụ bị cướp biển được xác nhận trên Vịnh Aden, bắt đầu từ vụ bắt cóc một thủy thủ đoàn Sri Lanka của tàu chở dầu Aris 13 vào ngày 13/3 (sau đó họ đã được thả ra mà không bị đòi tiền chuộc). Sau 5 năm gián đoạn, nạn cướp biển dường như đã quay trở lại với vùng Sừng Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?”

Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?

Nguồn:What is India’s “Cold Start” military doctrine”, The Economist, 31/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tại sao tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ lại đang nói về các biện pháp răn đe sau nhiều năm chính thức bác bỏ?

Tháng 01/2017, Ấn Độ tổ chức kỷ niệm Ngày Cộng hòa lần thứ 68, với điểm nổi bật là một cuộc diễu hành công phu để thể hiện sức mạnh quân sự của mình (hình). Những người lính diễu binh và những chiếc xe tăng lăn dọc đường Rajpath, đường phố chính của các nghi lễ tại New Delhi, trong khi Tổng thống Ấn Độ, Pranab Mukherjee, và vị khách danh dự của năm nay, Hoàng tử Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan của Abu Dhabi, đứng chứng kiến. Những chiếc máy bay tiêm kích gầm rú phía trên đầu.

Màn trình diễn thường niên năm nay đặc biệt nổi bật, diễn ra chỉ ba tuần sau khi Bipin Rawat, tổng tư lệnh quân đội mới của Ấn Độ, thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn về sự tồn tại của học thuyết quân sự “Cold Start” (tạm dịch, “Khởi đầu lạnh”) của nước này. Vậy học thuyết này là gì, và tại sao Tướng Rawat, người nhậm chức vào ngày 31/12/2016, lại công khai đề cập đến nó? Continue reading “Học thuyết quân sự ‘Cold Start’ của Ấn Độ là gì?”

Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?

Nguồn: Mohamad Bazzi, “Could shooting off his mouth be shooting himself in the foot?”, Reuters, 13/02/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump phê phán chính quyền Obama vì đã “quá nhẹ nhàng” với Iran và đã cho phép Iran tăng cường sức mạnh ở Trung Đông.

Trump hứa sẽ “xoá bỏ” thoả thuận tháng 7 năm 2015 giữa Iran với Mỹ và năm cường quốc khác, theo đó Iran phải hạn chế chương trình hạt nhân, đổi lại phía Mỹ và các cường quốc sẽ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế.

Trong những tuần đầu tiên trong cương vị Tổng thống, Donald Trump nhiệt tình thể hiện rằng ông sẽ có một cách tiếp cận quyết liệt hơn với Iran, nước mà Trump gọi là “quốc gia khủng bố số một thế giới” trong một cuộc phỏng vấn. Continue reading “Trump tự bắn vào chân mình trong chính sách với Iran?”

Intifada là gì?

Nguồn:What is an intifada”, The Economist, 24/01/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tình  trạng bạo lực đang diễn ra tại Israel có tạo thành một cuộc intifada mới không?

Vào ngày 08/01/2017, một người dân Palestine ở Đông Jerusalem đã tông một chiếc xe tải vào một nhóm binh lính Israel không xa khu Phố cổ. Bốn binh sĩ đã thiệt mạng trước khi người lái xe, Fadi Qunbar, bị bắn chết. Loại sự cố như thế này đã trở nên phổ biến một cách nghiêm trọng: hàng trăm người Palestine đã tiến hành các cuộc tấn công tương tự kể từ tháng 09/2015. Trên thực tế, một số đã nhanh chóng coi cuộc tấn công như một phần của một chiến dịch rộng lớn hơn. Một phát ngôn viên của Hamas đã ca ngợi Qunbar, nói rằng hành động của anh ta là một phần của một “intifada”. Vậy như thế nào là một “intifada”, và nó thực sự là gì? Continue reading “Intifada là gì?”

Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?

Tác giả: Joel Baden | Biên dịch: Nghiêm Anh Thảo

Nhằm hồi đáp lại sắc lệnh di trú của Tổng thống Donald Trump, nhà truyền giáo Franklin Graham đã nêu quan điểm: tị nạn vốn không phải là mối quan tâm của Kinh Thánh (“not a Bible issue!”) Tuy nhiên, nhận định đó có chính xác hay không?

Thật ra, cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều đề cập rất rõ ràng và đồng nhất về thái độ và cách hành xử đối với người ngoại xứ. Bắt nguồn từ những mẩu chuyện lịch sử, những điều khoản luật pháp, đến văn thơ, ngụ ngôn, lời tiên tri, Kinh Thánh đều nhất quán khẳng định rằng người bản xứ có nhiệm vụ phải tôn trọng, quan tâm, và bảo vệ khách ngoại kiều, hay người lạ đến trong xứ mình. Continue reading “Kinh Thánh nói gì về vấn đề di cư và tị nạn?”

Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây

Nguồn: Robert Skidelsky, “Another Reset with Russia?”, Project Syndicate, 24/01/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vấn đề mối quan hệ giữa phương Tây và Nga đã bị ngập tràn bởi những câu chuyện truyền thông về tấn công an ninh mạng, bê bối tình dục và nguy cơ tống tiền. Hồ sơ của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele về hoạt động của Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Nga mấy năm trước đây có thể không đáng tin cậy tương tự như tuyên bố Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc ngược lại. Đơn giản là chúng ta không biết sự thực. Duy có điều rõ ràng là những câu chuyện như vậy đã làm phân tán sự chú ý khỏi nhiệm vụ lấp đầy khoảng cách ngoại giao hiện nay giữa Nga và Phương Tây. Continue reading “Triển vọng tái lập quan hệ giữa Nga với phương Tây”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?

Nguồn: Ali Al Shihabi, “Why is Saudi Arabia at War in Yemen?Project Syndicate, 06/12/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ả Rập Saudi gần đây phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì vai trò dẫn đầu của mình trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy Houthi ở Yemen. Một số người chế nhạo vương quốc giàu nhất trong các nước Ả Rập này vì đã chống lại đất nước nghèo nhất. Số khác cho rằng cuộc chiến chống lại phe Houthi – một phong trào chính trị-tôn giáo của người Hồi giáo Shia phái Zaidi – chỉ là một phần của một cuộc chiến lớn hơn chống lại người Shia mà Ả Rập Saudi được cho là đang tiến hành. Những cáo buộc này quá đơn giản, phản ánh sự hiểu lầm cơ bản về vai trò của Ả Rập Saudi ở Yemen – và, trên thực tế, ở toàn bộ thế giới Ả Rập. Continue reading “Tại sao Ảrập Saudi tham chiến ở Yemen?”

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?

Nguồn: Christopher R. Hill, “Masters of War in Syria and Iraq”, Project Syndicate, 27/10/2016.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thảm kịch của hai thành phố khu vực Trung Đông- Aleppo ở Syria và Mosul ở Iraq- đã nói lên sự thiếu đồng thuận căn bản trong khu vực và rộng hơn là trong cộng đồng quốc tế. Sự thiếu trật tự trong trật tự quốc tế khiến việc chấm dứt những xung đột này ngày càng khó khăn.

Khi cuộc xung đột đẫm máu này thật sự chấm dứt ở Syria, sẽ không có những cuộc diễu binh khải hoàn, không có những khoảng khắc thở phào của cả nước. Điều có lẽ sẽ xảy ra là một sự sắp xếp chính trị trong đó giữ nguyên đường biên giới của Syria nhưng để các địa phương tự trị nhằm phản ánh tính đa dạng và – ít nhất trong thời điểm này – sự thiếu niềm tin lẫn nhau giữa các nhóm thiểu số và tôn giáo khác nhau. Sẽ không có ai vui mừng. Không có nền tảng cho một nhà nước dân sự, và không có những thể chế để xây dựng đồng thuận xã hội hay chế độ pháp quyền. Continue reading “Tại sao cuộc chiến ở Syria và Iraq dai dẳng?”

Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông

mareliasinstitutedove

Nguồn: Nabil Fahmy, “Managing compromise in the Middle East”, Project Syndicate, 21/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Đông, đặc biệt là thế giới Ả-rập, đang trải qua một giai đoạn thay đổi căn bản với nhiều thách thức nghiêm trọng. Tuy nhiên, khu vực này lại không có được sự đồng thuận ở cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế về những yếu tố tạo nên những thay đổi đó, trên toàn khu vực lẫn ở từng xã hội riêng lẻ, khiến việc giải quyết các thách thức mà khu vực này gặp phải đang trở nên rất phức tạp.

Hiển nhiên cộng đồng quốc tế đóng một vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ cải cách xã hội và kinh tế trong khu vực, đồng thời thúc đẩy các chính phủ có được quyết tâm cũng như đường hướng nhằm thực hiện những thay đổi cần thiết. Song, điều quan trọng hơn cả đó là người Ả-rập cần có một tầm nhìn hướng về phía trước bằng cách thừa nhận những thách thức mà họ gặp phải, cũng như bản thân họ phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của chính mình. Continue reading “Thỏa hiệp: Công thức cho hòa bình Trung Đông”

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. Continue reading “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria

syria-conflict

Nguồn: Javier Solana, “Syria’s Darkest Hour”, Project Syndicate, 19/10/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc xung đột tại Syria trở nên phức tạp hơn mỗi ngày khi nó vẫn tiếp diễn, và những triển vọng của nước này trở nên ngày càng xấu hơn. Những điều kinh hoàng thường ngày mà người dân bị bao vây của Aleppo hiện đang trải qua đã lên tới một mức mới sau sự đổ vỡ của thỏa thuận ngừng bắn mới nhất do Hoa Kỳ và Nga làm trung gian đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo thế giới được triệu tập cho khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khi cuộc xung đột Syria cuối cùng khép lại, ba đặc điểm căn bản của nó sẽ làm cho những nỗ lực tái thiết trở nên phức tạp. Trước hết, các bên ở tất cả phe của cuộc chiến đã bất chấp luật nhân quyền quốc tế và vi phạm các chuẩn mực nhân đạo cơ bản. Trong thực tế, việc ngăn chặn viện trợ nhân đạo, tấn công dân thường, và nhắm mục tiêu vào các địa điểm được bảo vệ đặc biệt bởi luật pháp quốc tế đã trở thành các chiến lược chiến tranh của họ. Continue reading “Hòa bình và tái thiết: Triển vọng ảm đạm của Syria”

Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?

pak-ter

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.

Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần. Continue reading “Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?”

Những thách thức đối ngoại của Donald Trump

donald_trump_25218642186

Nguồn: Joseph S. Nye, “Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges,” Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa.

Không nhất thiết như vậy. Dù các hiệp định thương mại như TPP và TTIP có thất bại và toàn cầu hóa về mặt kinh tế chậm lại đi chăng nữa thì công nghệ cũng đang thúc đẩy toàn cầu hóa về mặt sinh thái, chính trị, và xã hội dưới hình thức biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia, và di cư – bất kể Trump có thích điều đó hay không. Trật tự thế giới không chỉ có kinh tế, và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của nó. Continue reading “Những thách thức đối ngoại của Donald Trump”

Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?

78-why-the-battle-for-mosul-is-a-turning-point

Nguồn:Why the battle for Mosul is a turning point“, The Economist, 17/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Từ khi quân đội Iraq và các đồng minh bắt đầu phản công chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) vào cuối năm 2014, họ đã nỗ lực để giải phóng nhiều thành phố ở miền bắc và miền tây Iraq. Vì vậy, có thể xem cuộc chiến giành Mosul, được bắt đầu vào sáng sớm ngày 17/10, chỉ như một cuộc giao tranh khác trong sự thoái lui dần dần của các chiến binh thánh chiến. Nhưng cuộc chiến giành Mosul lại tập trung nhiều nỗ lực hơn hơn bất kỳ cuộc đụng độ nào khác với IS. Tại sao rất nhiều thế lực bên trong và bên ngoài Iraq xem Mosul như một bước ngoặt? Continue reading “Tại sao trận chiến giành Mosul là một bước ngoặt?”

Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?

ind-pak

Nguồn: Shashi Tharoor, “India Stops Turning the Other Cheek,” Project Syndicate, 11/10/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên rưỡi qua, Pakistan đã theo đuổi một chính sách chèn ép Ấn Độ mang tên “cái chết bằng ngàn vết cắt” – nhuốm máu đất nước này bằng các cuộc tấn công khủng bố liên miên, thay vì nỗ lực đối đầu quân sự công khai mà không thể giành phần thắng trước các lực lượng truyền thống ưu việt của Ấn Độ. Logic của chính sách này là Ấn Độ sẽ phản ứng một cách kiềm chế bởi Ấn Độ không có ý định chấm dứt các kế hoạch phát triển kinh tế đầy tham vọng, cũng như chính phủ nước này chưa sẵn sàng đối mặt với rủi ro chiến tranh hạt nhân.

Nhưng hình mẫu dễ đoán và lặp lại của quan hệ Ấn Độ-Pakistan đã bất ngờ bị phá vỡ hôm 29 tháng 9, khi Tổng Chỉ huy các Chiến dịch Quân sự (DGMO), Trung tướng Ranbir Singh, thông báo rằng lính đặc nhiệm Ấn Độ đã tiến hành các cuộc “tấn công phẫu thuật” (surgical strikes – các cuộc tấn công nhanh và chính xác – NBT) dọc Ranh giới Kiểm soát (LoC) ở Kashmir, đường biên giới quốc tế thực tế giữa hai nước. Continue reading “Vì sao Ấn Độ không thể tiếp tục nhẫn nhịn Pakistan?”

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi. Continue reading “Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông”