Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?

article-sayyaf2-isis

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Why ISIS persists, Project Syndicate, 05/07/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam  |  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các vụ tấn công khủng bố chết người ở Istanbul, Dhaka, và Baghdad đã cho thấy phạm vi tàn sát của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, và một vài khu vực ở châu Á. ISIS có thể duy trì được các thành lũy của chúng ở Syria và Iraq càng lâu thì mạng lưới khủng bố của chúng sẽ còn gây ra những cuộc tàn sát như vậy càng nhiều. Tuy nhiên, đánh bại ISIS không phải là quá khó khăn. Vấn đề là trong số các quốc gia tham chiến ở Iraq và Syria, bao gồm Hoa Kỳ và các đồng minh, không quốc gia nào coi ISIS là kẻ thù chính của họ. Đã đến lúc họ nên làm như vậy.

ISIS có lực lượng chiến binh khá khiêm tốn, mà Hoa Kỳ ước tính chỉ vào khoảng 20.000 đến 25.000 ở Iraq và Syria, và khoảng 5.000 nữa ở Libya. So với lực lượng quân sự thường trực ở Syria (125.000), Iraq (271.500), Ả-rập Xê-út(233.500), Thổ Nhĩ Kỳ (510.600), hoặc Iran (523.000), quy mô của ISIS là cực kì nhỏ. Continue reading “Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?”

Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama

afghanistanwar

Nguồn: Brahma Chelleney, “Obama’s Bitter Afghan Legacy”, Project Syndicate, 14/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 15 năm kể từ ngày phát động, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang diễn ra ác liệt, khiến nó trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngày nay, cuộc chiến này hầu như ít được thế giới chú ý tới. Chỉ những diễn tiến kịch tính, như vụ ám sát thủ lĩnh Taliban là Akhtar Mohammad Mansour bằng máy bay không người lái gần đây của Mỹ, mới được truyền hình đưa tin. Tuy nhiên, người dân Afghanistan tiếp tục mất mát bạn bè, hàng xóm, và con cái vì cuộc xung đột, như những gì đã xảy ra với họ kể từ cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, gây ra các cuộc di cư của người tị nạn vốn đưa cha mẹ của Omar Mateen, kẻ giết 49 người trong một hộp đêm ở Orlando, đến nước Mỹ. Continue reading “Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama”

Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-coup

Nguồn: Sinan Ulgen, “The Strategic Consequences of Turkey’s Failed Coup”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ dân cử thường làm dấy lên làn sóng phân tích về định hướng tương lai của đất nước sau khi chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nhưng các cuộc đảo chính thất bại cũng có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy không kém. Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ hướng tới những biến động đáng kể. Continue reading “Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ”

Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

turkcoup

Nguồn: Dani Rodrik, “Turkey’s Baffling Coup”, Project Syndicate, 17/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc binh biến tại Thổ Nhĩ Kỳ – dù thành công hay thất bại – đều theo một xu hướng có thể lường trước được ở nước này. Các nhóm chính trị – điển hình là những nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo – vốn bị các quân nhân nước này xem là đi ngược lại với tư tưởng về một nhà nước Thổ Nhĩ Kì thế tục của Kemal Atatürk, đang ngày càng nắm nhiều quyền lực. Căng thẳng leo thang thường đi kèm với bạo lực trên đường phố. Sau đó quân đội can thiệp và thực hiện thứ mà họ khẳng định là quyền hiến định nhằm khôi phục lại trật tự cũng như các nguyên tắc của một nhà nước thế tục. Continue reading “Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?

saudi-iran-630x350

Nguồn: Robert Harvey, “Who’s Winning the Middle’s East Cold War?”, Project Syndicate, 21/06/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc chiến tranh lạnh đang diễn ra tại vùng chảo lửa của thế giới. Địa chính trị là nhân tố chủ chốt trong cuộc ganh đua phe phái giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni tại Trung Đông, khi Iran đối đầu với Ả Rập Saudi và các đồng minh vùng Vịnh của nước này trong cuộc chiến giành vị thế thống trị khu vực.

Như cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, trong cuộc xung đột này, hai đối thủ chính không hề giao tranh quân sự trực tiếp, ít nhất là cho tới lúc này. Tuy nhiên cả hai bên đã đối đầu về ngoại giao, ý thức hệ và kinh tế – đặc biệt là trên thị trường dầu mỏ – và thông qua các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chẳng hạn như các cuộc xung đột tại Syria và Yemen. Ít có vấn đề nào tại khu vực Trung Đông mà không thể truy ngược nguồn gốc tới sự cạnh tranh quyền lực giữa Ả Rập Saudi và Iran. Continue reading “Ai đang thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh Trung Đông?”

“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ

 offshorebal-1

Nguồn: John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt, “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, 13/06/2016

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Lần đầu tiên trong thời gian gần đây, có một số lượng lớn người dân Mỹ đặt câu hỏi về Đại chiến lược [grand strategy] của đất nước. Một cuộc điều tra của Pew vào tháng 4/2016 chỉ ra 57% người Mỹ đồng ý rằng Hoa Kỳ “cần giải quyết các vấn đề của chính mình và để người khác giải quyết vấn đề của chính họ bằng tất cả khả năng của họ”. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống hiện nay, cả ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders và ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump đều nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận cử tri khi nghi ngờ khuynh hướng thúc đẩy hòa bình, trợ cấp quốc phòng cho đồng minh và can thiệp quân sự; chỉ có ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton là ủng hộ duy trì chính sách hiện nay. Continue reading ““Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”

Sự sụp đổ của trật tự thế giới tự do

libdeath

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Collapse of the Liberal World Order,” Foreign Policy, 26/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có một thời gian – trong những năm 1990 – rất nhiều người khôn ngoan và nghiêm túc tin rằng các trật tự chính trị tự do là làn sóng của tương lai và chắc chắn sẽ bao trùm lên phần lớn địa cầu. Mỹ và các đồng minh dân chủ của nó đã đánh bại chủ nghĩa phát xít và sau đó là chủ nghĩa cộng sản, được cho là đưa nhân loại đến “điểm tận cùng của lịch sử.” Liên minh châu Âu có vẻ là một thử nghiệm táo bạo về chủ quyền chung, điều đã giúp chấm dứt chiến tranh tại phần lớn châu Âu. Quả thật, nhiều người châu Âu tin rằng sự kết hợp độc đáo các thể chế dân chủ, hội nhập thị trường, pháp quyền, và các đường biên giới mở của họ đã khiến “quyền lực dân sự” của châu Âu trở thành đối trọng tương xứng, nếu không muốn nói là ưu việt hơn, thứ “quyền lực cứng” thô của Mỹ. Về phần mình, Mỹ cam kết “mở rộng phạm vi của chế độ dân chủ,” loại bỏ những kẻ chuyên quyền phiền phức, củng cố “nền hòa bình nhờ dân chủ,” và từ đó mở ra một trật tự thế giới nhân từ và bền vững. Continue reading “Sự sụp đổ của trật tự thế giới tự do”

Viễn cảnh khủng hoảng nước toàn cầu và hình mẫu Israel

lettbw

Tác giả: Seth M. Siegel

Bạn sẽ không nhớ đến nước cho đến khi giếng của bạn cạn khô. – Bob Marley

Mặc dù có cái tên bí hiểm, nhưng Hội đồng Tình báo Quốc gia Mỹ (CIA) không có một hoạt động nào gọi là bí mật. Đó là một cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ thận trọng và trang nghiêm, nó giống như một câu lạc bộ giảng viên đại học hoặc một think tank (viện nghiên cứu chính sách) hơn là một cơ quan gián điệp như tên gọi của nó. Hội đồng này đưa ra các bản báo cáo, một số là tuyệt mật, tổng hợp thông tin từ các cơ quan tình báo khác nhằm giúp quan chức chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có viễn kiến về các vấn đề sắp xảy đến. Vì vậy, sẽ là một điều kỳ lạ khi tổ chức kỳ cựu này phát hành một báo cáo được gọi là tối mật, sau đó giải mật một phần với kết luận rằng thế giới đang bước vào một cuộc khủng hoảng nước kéo dài. Continue reading “Viễn cảnh khủng hoảng nước toàn cầu và hình mẫu Israel”

Làm thế nào để tránh chiến tranh với Nga?

russian army

Nguồn:How to Avoid War With Russia“, The National Interest, 29/01/2016

Biên dịch: Hương Trà

Thời gian gần đây người ta nói nhiều về sự khó đoán của chính sách đối ngoại Nga và sự không chắc chắn là kết quả của việc đó. Trên thực thế, những lợi ích của Moskva khá giới hạn và chỉ tập trung vào những nước bên ngoài gần kề. Hiểu cách nước Nga ưu tiên những thách thức an ninh của mình và cách nước này đánh giá tình hình an ninh biên giới là điểm khởi đầu để làm rõ phần lớn sự không chắc chắn ở lục địa Á-Âu ngày nay. Phân tích này tập trung vào những tình huống quan trọng mà năm nay có thể phát triển thành những thách thức thiết yếu với lợi ích của Nga, gây ra phản ứng của Moskva.

Đã hai năm kể từ khi nước Nga thấy mình ở giữa cơn lốc địa chính trị. Liệu Nga có thể tránh cơn lốc này một cách có chủ tâm không? Continue reading “Làm thế nào để tránh chiến tranh với Nga?”

‘Trò chơi vương quyền’ trong địa chính trị hiện đại

geop

Nguồn:Mark Leonard, “Last Man Standing”, Project Syndicate, 24/05/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Phần lớn địa chính trị hiện đại dường như đều diễn ra theo kịch bản bộ phim nổi tiếng Game of Thrones (Trò chơi vương quyền): nhiều quốc gia chịu áp lực chính trị và kinh tế lớn đến mức hi vọng duy nhất của họ là đối thủ sẽ sụp đổ trước khi bản thân họ sụp đổ. Theo đó, chính phủ những quốc gia này sẽ cố duy trì quyền lực trong khi khai thác điểm yếu nội bộ của đối thủ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin là ví dụ điển hình. Chiến dịch mới đây của Putin ở Syria và Ukraine có vẻ giống như hành động của một tên cướp biển địa chính trị. Tuy nhiên, gốc rễ của những cuộc phiêu lưu này là những bất ổn trong nước. Ví dụ, việc Nga chiếm Crimea về cơ bản là một nỗ lực nhằm tăng cường tính chính danh cho chính quyền Putin sau một mùa đông đầy bất mãn, khi mà người dân xuống đường biểu tình phản đối việc Putin quay lại làm tổng thống. Continue reading “‘Trò chơi vương quyền’ trong địa chính trị hiện đại”

Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra

Piracy

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Cùng với quá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế có sự phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải biển với hệ thống tàu thuyền và lưu lượng vận tải hàng hóa ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các lĩnh vực kinh tế biển quốc tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương (CÁ – TBD) đang gặp nhiều khó khăn do vấn nạn cướp biển và cướp có vũ trang cùng song hành phát triển.[1] Vậy thực trạng vấn nạn này ở khu vực như thế nào? Sự hợp tác giải quyết ra sao đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thực trạng cướp biển, cướp có vũ trang ở khu vực CÁ – TBD

Vấn nạn cướp biển, cướp có vũ trang đã xuất hiện từ lâu gắn với quá trình phát triển của các lĩnh vực kinh tế biển như ngành hàng hải, vận tải biển… Hầu hết các vùng biển trên thế giới đều xuất hiện vấn nạn này. Continue reading “Chống cướp biển, cướp có vũ trang ở CA-TBD: Những vấn đề đặt ra”

Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại

sykespicotmap

Nguồn: Joschka Fischer, “Sykes-Picot, Middle East Underwriter, Dead at 100”, Project Syndicate, 23/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 16 tháng 5 năm 1916, ngay giữa Thế chiến I, Anh và Pháp đã ký một mật ước ở London. Thỏa thuận với tên gọi chính thức là Hiệp định Tiểu Á (Asia Minor Agreement), do hai nhà ngoại giao Mark Sykes và François Georges-Picot đàm phán, đã xác định số phận và trật tự chính trị ở Trung Đông kể từ đó. Nhưng chẳng bao lâu nữa điều này sẽ thay đổi.

Cách đây một thế kỷ, những cường quốc sẽ sớm giành chiến thắng ở châu Âu, quan tâm đến việc phân chia khu vực (lúc bấy giờ là phần lãnh thổ của Đế chế Ottoman), đã vẽ một “đường trên cát” (như tác giả James Barr mô tả) trải dài từ cảng Acre trên bờ Địa Trung Hải thuộc miền Nam Palestine tới Kirkuk ở phía Bắc Iraq, sát biên giới với Iran. Tất cả lãnh thổ nằm phía bắc đường kẻ, cụ thể là Libăng và Syria, sẽ thuộc về Pháp. Các lãnh thổ nằm phía nam gồm Palestine, Transjordan và Iraq sẽ thuộc về Anh, nước chủ yếu tìm cách bảo vệ lợi ích của mình dọc Kênh đào Suez, tuyến hàng hải chính dẫn tới Ấn Độ thuộc Anh (British India). Continue reading “Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại”

Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa

clashx

Nguồn: Edward W. Said: “The Clash of Definitions”, in Reflections on Exile and Other Essays (Harvard University Press, Cambridge, Massachusetts, 2000, pp.569-590). (1)

Biên dịch: Lê Nguyên Long

Tiểu luận Sự đụng độ giữa các nền văn minh?(2) của Samuel P. Huntington xuất hiện trên tờ Foreign Affairs mùa hè năm 1993, tuyên bố ngay trong câu đầu tiên rằng “nền chính trị thế giới đang tiến vào một giai đoạn mới”. Với tuyên bố này, tác giả muốn nói rằng nếu trong trong quá khứ vừa qua, các xung đột trên phạm vi thế giới diễn ra giữa các phe phái ý thức hệ, chia nhóm các thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba ra thành các phe phái đối chọi nhau, thì nền chính trị theo cung cách mới này sẽ dẫn đến các xung đột giữa các nền văn minh khác biệt và có thể coi là đụng độ lẫn nhau: “Những chia rẽ lớn của nhân loại và nguồn gốc chi phối xung đột sẽ là văn hoá… Sự đụng độ giữa các nền văn minh sẽ thống trị nền chính trị toàn cầu”. Sau đó Huntington giải thích rằng cuộc đụng độ chính yếu sẽ là giữa nền văn minh phương Tây với các nền văn minh phi phương Tây, và trên thực tế ông đã dành khá nhiều thời gian trong tiểu luận này để thảo luận về các bất đồng cơ bản, hoặc tiềm tàng hoặc trên thực tế, giữa cái mà ông gọi một bên là phương Tây và bên kia là các nền văn minh Hồi giáo và Khổng giáo. Chi tiết mà nói, Hồi giáo dành được một sự quan tâm đặc biệt lớn hơn bất kì nền văn minh nào khác kể cả phương Tây. Continue reading “Phản biện Huntington: Sự đụng độ của các định nghĩa”

Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)

the_september_11th_terrorist_attacks

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Sự kiện 11/9 là sự kiện liên quan đến một loạt cuộc tấn công cảm tử do nhóm khủng bố al-Qaeda thực hiện tại Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Buổi sáng hôm đó, 11 tên không tặc đã cùng lúc cướp 4 chiếc máy bay dân sự nội địa, 2 trong số đó đã đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center – WTC) tại thành phố New York, khiến tất cả các hành khách trên 2 chiếc máy bay cùng hàng nghìn người khác đang làm việc trong tòa nhà thiệt mạng. Cả 2 tòa tháp đổ sập trong vòng 2 giờ, khiến những tòa nhà gần đó cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chiếc máy bay thứ 3 đâm vào Lầu Năm Góc, tổng hành dinh Bộ Quốc phòng Mỹ, tại Arlington, Virginia, cách thủ đô Washington D.C không xa. Chiếc máy bay thứ 4 rơi xuống một cánh đồng gần Shankvilles thuộc bang Pennsylvania sau khi các hành khách và đội bay chống cự với những tên không tặc để giành quyền kiểm soát chiếc máy bay. Continue reading “Sự kiện 11/9 (September 11 Attacks)”