Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?

trp

Nguồn: Joseph S. Nye, “How Trump Would Weaken America”, Project Syndicate, 10/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, người gần như sẽ là ứng viên của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đã bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về giá trị của các liên minh của nước này. Quan điểm của ông ta thể hiện một thế giới quan rất “thế kỷ 19”.

Vào thời đó, Mỹ đi theo lời khuyên của George Washington – tránh xa “những liên minh rắc rối” (entangling alliances), và theo đuổi Học thuyết Monroe – chỉ tập trung vào lợi ích của Mỹ ở Tây Bán cầu. Nước Mỹ bấy giờ thiếu vắng một đội quân thường trực lớn (và lực lượng hải quân trong những năm 1870 vẫn còn nhỏ hơn hải quân của Chile). Vì vậy, họ chỉ có vai trò khá nhỏ trong cán cân quyền lực toàn cầu vào thế kỷ 19. Continue reading “Trump sẽ làm nước Mỹ suy yếu như thế nào?”

Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay

Islamists-Danger-Europe

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Making of Euro-Jihadism”, Project Syndicate, 05/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà sử học người Bỉ Henri Pirenne đã liên hệ việc châu Âu trở thành một lục địa Thiên chúa giáo vào thế kỷ thứ 8 với sự tuyệt giao với Hồi giáo. Pirenne có lẽ sẽ không bao giờ ngờ được rằng sẽ xuất hiện một khu ổ chuột Hồi giáo ở Brussels, chứ chưa nói đến việc nó sẽ trở thành  trung tâm của chủ nghĩa thánh chiến, với những tín đồ Hồi giáo trẻ tuổi giận dữ và bị gạt ra rìa – những người nổi loạn chống lại châu Âu ngay bên trong biên giới của nó.

Sự tách biệt (với Hồi giáo) không phải là lựa chọn ở ngày nay.  Nhưng một kiểu kết hợp hài hòa được học giả Hồi giáo Tariq Ramadan ủng hộ cũng không phải là một lựa chọn. Ramadan, cháu trai của nhà sáng lập nên Tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, là một công dân Thụy Sỹ và trú tại Vương quốc Anh, người đã biện luận rằng các đạo đức và giá trị Hồi giáo nên được đưa vào hệ thống châu Âu. Sau đó, châu Âu sẽ không chỉ khoan dung với Hồi giáo, mà còn xem nó như một phần không thể thiếu. Continue reading “Nguồn gốc chủ nghĩa thánh chiến ở châu Âu hiện nay”

Làn sóng thánh chiến thứ tư

PX*3924134

Nguồn: Carl Bildt, “The Fourth Jihadist wave”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các ngôn từ mạnh mẽ đã xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc tranh luận về việc làm thế nào để chống lại mối đe dọa khủng bố thánh chiến. Những người dẫn các chương trình tọa đàm trên truyền hình dự đoán về thời điểm giành lại quyền kiểm soát Raqqa thuộc Syria hay Mosul thuộc Iraq từ tay Nhà nước Hồi giáo (ISIS), hàm ý rằng việc giải phóng những thành phố này ít nhất là sẽ đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt vấn đề. Và vào tháng 12, Ted Cruz, một ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ, còn đi xa tới mức nói về những cuộc tấn công hạt nhân (nhằm vào ISIS) như sau: “Tôi không biết liệu cát có thể phát sáng trong bóng tối không, nhưng chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời cho điều đó,” ông nói. Continue reading “Làn sóng thánh chiến thứ tư”

Siêu cường (Superpower)

sc

Tác giả: Nguyễn Hồng Bảo Thi

“Siêu cường” là khái niệm dùng để chỉ một quốc gia đứng hàng đầu trong hệ thống quốc tế, có khả năng gây ảnh hưởng tới nền kinh tế – chính trị quốc tế và phô trương sức mạnh của mình trên phạm vi toàn thế giới. Trong địa chính trị thế giới, người ta phân biệt hai khái niệm siêu cường và cường quốc trong đó siêu cường thường được coi có mức quyền lực cao hơn cường quốc.

Khái niệm “siêu cường” bản thân nó đã mang hàm ý rằng tồn tại một hệ thống thứ bậc giữa các quốc gia trên thế giới. Trong hệ thống đó, quốc gia siêu cường đóng vai trò lãnh đạo chủ chốt và có khả năng giành được sự tôn trọng và trung thành của các quốc gia khác. Trong phạm vi ảnh hưởng của mình, quốc gia siêu cường có thể áp đặt ý chính chính trị của mình lên các quốc gia nhỏ khác mà không e ngại bị trả đũa hay trừng phạt. Continue reading “Siêu cường (Superpower)”

Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan

rtr4bew2

Nguồn: Christopher Hill, “The Kingdom and the Power”, Project Syndicate, 27/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Barack Obama được cho là đã “giải quyết xong bất đồng” với Nhà vua Ả-rập Xê-út Salman trước cuộc họp gần đây nhất của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh tại thủ đô Riyadh của nước này. Nếu xét mức độ căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai bên – vốn đã kéo dài trong nhiều năm – thì đây có lẽ là kết quả tích cực nhất mà người ta có thể trông đợi. Nhưng như thế là chưa đủ.

Mối quan hệ giữa Mỹ và Ả-rập Xê-út dựa trên phương thức tiếp cận cho-và-nhận thực dụng, nhằm mục đích thúc đẩy các lợi ích chung, trong đó quan trọng nhất là duy trì hòa bình và an ninh tương đối tại khu vực bất ổn nhưng có tầm quan trọng sống còn đối với nền kinh tế toàn cầu này. Song, phương thức này nhanh chóng trở nên lỗi thời. Quả thực, chúng ta đã bước vào một thời đại tư tưởng mới mà ở đó, việc dựa trên chủ nghĩa thực dụng, thay vì các giá trị chung, ngày càng khó khăn hơn. Continue reading “Trách nhiệm của Ả-rập Xê-út với chủ nghĩa cực đoan”

Răn đe (Deterence)

det

Tác giả: Lê Hồng Hiệp & Trương Thanh Nhã

Răn đe là biện pháp dùng việc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản đối thủ thực hiện một hành động nhất định. Đối tượng bị đe dọa, khi nhận thấy hành động dự kiến của mình nếu xảy ra sẽ phải trả giá đắt, sẽ kiềm chế và giảm động lực thực hiện hành động đó. Chính vì vậy có thể nói răn đe chính là một dạng thuyết phục trong chiến lược quân sự. Khi thực chiến lược răn đe, quốc gia răn đe phải quyết định hành động nào của đối phương xứng đáng được đáp trả và sự đáp trả cần ở mức độ như thế nào để đối phương cảm thấy đủ sợ hãi mà không dám thực hiện hành động đó. Continue reading “Răn đe (Deterence)”

Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường

20160409_map503

Nguồn: The superpowers’ playground, The Economist, 09/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Huyền & Vũ Hồng Trang

Cứ đến 2 giờ chiều, cuộc sống bắt đầu dừng lại tại đất nước Châu Phi nhỏ bé mang tên Djibouti. Mặt trời thiêu đốt trên cao khiến người dân phải về nhà tránh nắng, ngoại trừ một số ít người nằm tận hưởng bóng râm trên các lối đi được xây từ thời thuộc địa, nhai lá qat (một loại lá gây kích thích – NBT) để rồi chìm vào trạng thái ngà ngà say.

Trong cái nóng dễ đưa người ta vào giấc ngủ, sẽ là điều dễ hiểu nếu cho rằng thời gian đã bỏ quên đất nước có kích thước chỉ bằng tiểu bang New Jersey này. Tuy nhiên sự ổn định yên bình dù nằm ở khu vực Sừng Châu Phi đầy biến động lại khiến quốc gia chỉ với 875.000 dân này trở thành nơi tập trung của các siêu cường. Continue reading “Djibouti: Điểm hẹn của các siêu cường”

Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông

_85857073

Nguồn: Schlomo Ben – Ami, Russia’s Middle East Success, Project Syndicate, 12/4/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều năm bị gạt ra bên lề, nước Nga đã trở lại trung tâm của cuộc chơi địa chính trị ở Trung Đông. Trong bối cảnh chính sách mập mờ của Hoa Kỳ, sự can thiệp có tính toán của Nga trong cuộc nội chiến ở Syria là một trường hợp hiếm hoi mà ở đó việc sử dụng sức mạnh hạn chế ở khu vực đã đem lại một sự biến đổi lớn về cục diện ngoại giao.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Jeffrey Goldberg, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiết lộ suy nghĩ của ông về một số lĩnh vực đối ngoại then chốt, đặc biệt là Trung Đông. Không màng tới những đồng minh châu Âu và những cố vấn an ninh của mình, bao gồm cả cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người ủng hộ can thiệp quân sự ở Syria, ông Obama không ngần ngại nói thẳng khi miêu tả về khu vực đầy bất ổn này. Continue reading “Thắng lợi chiến lược của Nga ở Trung Đông”

Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á

str2_gnshunger2_cb_1(leadpic)-770x470

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s Troubled Water”, Project Syndicate, 22/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình trạng khan hiếm nước tại châu Á đang ngày càng xấu đi. Vốn đã là lục địa khô nhất tính theo lượng nước bình quân đầu người, châu Á hiện còn phải đối mặt với hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên một khu vực rộng lớn, kéo dài từ miền Nam Việt Nam đến miền Trung Ấn Độ. Điều này đã làm trầm trọng thêm những căng thẳng chính trị, bởi vì nó làm nổi bật tác động của chính sách xây đập của Trung Quốc đối với môi trường và đối với các quốc gia nằm ở hạ lưu sông Mekong.

Đợt hạn hán hiện nay ở các nước Đông Nam Á và Nam Á là đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt nhiều thập niên qua. Trong đó, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (một vựa lúa của châu Á) và Tây Nguyên của Việt Nam; 27 trong số 76 tỉnh của Thái Lan; một vài nơi tại Campuchia; hai thành phố lớn nhất của Myanmar, Yangon và Mandalay; và nhiều khu vực ở Ấn Độ, vốn là nơi sinh sống của hơn một phần tư dân số nước này. Continue reading “Nguy cơ từ tình trạng khan hiếm nước ở châu Á”

5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố

kbo

Nguồn:These 5 Facts Explain Why Europe Is Ground Zero for Terrorism, Time Magazine, 22/03/2016

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Vụ đánh bom hôm thứ ba tại Brussels đánh dấu cuộc tấn công khủng bố lớn thứ ba trong vòng 15 tháng qua. 5 lý do dưới đây giải thích vì sao Châu Âu là nạn nhân hàng đầu của khủng bố Hồi giáo.

  1. Khởi điểm

Chuỗi khủng bố bạo lực bắt đầu tại Brussels vào tháng 5 năm 2014, khi một chiến binh người Pháp liên quan tới ISIS nã súng vào một bảo tàng Do Thái ở Brussels làm thiệt mạng 3 người. Tiếp theo là vụ nổ súng tại tòa soạn báo Charlie Hebdo ở Paris, rồi một cuộc tấn công vào một diễn đàn tự do tại Đan Mạch, những cuộc tấn công tại nhà hát Bactaclan và sân vận động Stade de France tại Paris, và giờ đây là vụ đánh bom ở Brussels. Continue reading “5 lý do châu Âu là mục tiêu hàng đầu của khủng bố”

Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass

ukr

Nguồn: Paul Gregory, “Putin’s Government in Donbass”, Project Syndicate, 13/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 3 vừa qua, tờ Bild của Đức cho đăng một bài báo dựa trên một tài liệu mật tiết lộ cách những vùng ly khai tại miền đông Ukraine đã “được xem là những phần nằm trong lãnh thổ có chủ quyền của Nga” như thế nào. Các phát hiện này đã mở ra một cách nhìn nhận mới về các cuộc thương lượng hòa bình Minsk 2 đang diễn ra, qua đó lột tả được nỗi thất vọng của chính phủ Ukraine.

Tài liệu mà tờ Bild có được là bản báo cáo từ cuộc họp vào tháng 10 năm ngoái của “Ủy ban Liên bộ về Cung cấp Cứu trợ Nhân đạo cho các Khu vực chịu ảnh hưởng ở miền Đông Nam khu vực Donetsk và Luhansk” của Nga. Bản báo cáo mô tả những người tham gia cuộc họp không chỉ tập trung vào hỗ trợ nhân đạo, mà còn đóng vai trò như một chính phủ ngầm. Các nhóm công tác phối hợp với giới chức Nga được thành lập nhằm quản lý nguồn tài chính, các chính sách kinh tế, hạ tầng giao thông và năng lượng, thương mại của khu vực này. Continue reading “Chính phủ bù nhìn của Putin ở Donbass”

Nguyên nhân xung đột ở Nagorno-Karabakh là gì?

Nagorno-Karabakh

Nguồn: The conflict in Nagorno-Karabakh“, The Economist, 15/04/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chỉ ít người chú ý tới cuộc giao tranh dữ dội nổ ra vào đầu tháng Tư ở Nagorno-Karabakh, một vùng đất bị tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Khoảng 50 người đã thiệt mạng trong bốn ngày khi xe tăng, máy bay trực thăng và đạn pháo thắp sáng một mặt trận đã bị lãng quên từ lâu. Sự hồi sinh của cuộc xung đột đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi tất cả các quan chức của Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga đều kêu gọi các bên bình tĩnh nhằm ngăn chặn sự bùng phát của một cuộc chiến tranh trên diện rộng. Sau khi Moskva giúp làm cầu nối cho một thỏa thuận ngừng bắn, chiến sự đã chậm lại; tuy nhiên, hoà bình lâu dài vẫn là một ảo tưởng. Vậy mục đích của cuộc xung đột Nagorno-Karabakh là gì? Continue reading “Nguyên nhân xung đột ở Nagorno-Karabakh là gì?”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay

t1larg.erdogan.afp_.gi_

Nguồn:  “Alone in the world, The Economist, 06/02/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có quốc gia nào có không gian địa chính trị nhạy cảm hoặc đóng nhiều vai trò quốc tế quan trọng và chồng chéo như Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này là cửa ngõ và là cầu nối đến châu Âu, đặc biệt là cho hàng trăm ngàn người tị nạn Syria trong những tháng gần đây, cũng như con đường dẫn đến các nguồn cung cấp năng lượng. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một vùng đệm cách ly một Iran luôn tràn đầy khí thế cách mạng và là một rào cản đối với những tham vọng về phía nam của Nga từ trước khi nước này gia nhập NATO năm 1952 (và thậm chí mạnh mẽ hơn kể từ khi Vladimir Putin quyết định can thiệp vào một Syria hỗn loạn). Đây vẫn luôn là một mỏ neo cho vùng Trung Đông luôn bất ổn, và xét về một số phương diện cũng là một mô hình cho các quốc gia Hồi giáo khác do có chính phủ tương đối bao dung, khá dân chủ và nền kinh tế vận hành khá hiệu quả. Continue reading “Lý giải chính sách đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay”

Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan

extr

Nguồn: Diego Gambetta & Steffen Hertog, “Extremism’s Strange Bedfellow”, Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày nay, chúng ta đang gắn các đảng chính trị cực hữu với làn sóng chống Hồi giáo (Islamophobia) sôi sục. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Trên thực tế, mối liên hệ giữa phe cực hữu, đặc biệt là ở châu Âu, và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan vô cùng sâu sắc, với việc những người trung thành của cả hai nhóm đều cùng có chung một số đặc điểm.

Những mắt xích này thường rất rõ ràng. Amin al – Husseini, một học giả Hồi giáo (mufti)[1] ở Jerusalem từ 1921 đến 1937, duy trì mối quan hệ gần gũi với chế độ phát xít ở Ý và Đức. Nhiều thành viên Đảng Quốc xã ẩn náu ở Trung Đông sau Thế chiến II, và một số người thậm chí còn cải sang đạo Hồi. Và Julius Evola, nhà tư tưởng phản động người Ý, người truyền cảm hứng cho cánh hữu thời hậu chiến ở châu Âu, tuyệt đối ngưỡng mộ tư tưởng thánh chiến Hồi giáo và sự hy sinh quên mình mà nó đòi hỏi. Continue reading “Các kỹ sư: Đồng minh kỳ lạ của chủ nghĩa cực đoan”