So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông

Nguồn: Thomas Lim và Eric Ang, “Comparing Gray-Zone Tactics in the Red Sea and the South China Sea,” The Diplomat, 20/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các hoạt động của Houthi ở Biển Đỏ và các hành động của Trung Quốc xung quanh Bãi Cỏ Mây có những điểm tương đồng đáng chú ý về chiến thuật và phản ứng của các bên đối đầu.

Trong thời kỳ hỗn loạn trên biển, chiến thuật vùng xám đã trở thành công cụ ưa thích của các chủ thể muốn thúc đẩy lợi ích của mình mà không cần dùng đến xung đột quân sự trực tiếp. Về bản chất, chiến thuật vùng xám có nghĩa là các hoạt động trong ‘khoảng tối’ giữa hòa bình và chiến tranh. Những hành động như vậy có nguy cơ làm suy giảm quyền tự do hàng hải, một khái niệm trung tâm vốn củng cố sự ổn định kinh tế toàn cầu. Continue reading “So sánh các chiến thuật vùng xám ở Biển Đỏ và Biển Đông”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Người chết và kẻ bại trận

Bất chấp thất bại năm 1974, những người lính trở về miền Nam vẫn được chào đón như những anh hùng, trước khi Sài Gòn thất thủ. Một con phố ở Sài Gòn đã được đặt theo tên Trung tá Ngụy Văn Thà, người hy sinh khi chiến đấu ở Hoàng Sa. Sau năm 1975, con đường mang tên người anh hùng đó đã không còn nữa.

Trong cuốn “Nothing is Impossible: America’s Reconciliation With Vietnam” (Không gì là không thể: Hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam) xuất bản năm 2022, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đã chia sẻ câu chuyện cá nhân của ông khi đến thăm nghĩa trang Biên Hòa được kiểm soát gắt gao nằm gần Sài Gòn, nơi duy nhất được dùng để chôn cất các binh sĩ của chế độ cũ. Ông cũng nêu chi tiết những nỗ lực ngoại giao của mình đối với các quan chức Việt Nam, để xin phép thực hiện các hoạt động đơn giản như đào mương và dọn dẹp rễ cây trong nghĩa trang. Osius coi nghĩa trang Biên Hoà là “điểm bản lề” (pivot point) cho sự hòa giải giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P2)”

Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)

Nguồn: Christelle Nguyen, “Vietnam’s Paradox: Commemorating the Battle of the Paracels,” The Diplomat, 19/01/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc đụng độ này là một cột mốc quan trọng đối với tuyên bố chủ quyền của Hà Nội ở Biển Đông – nhưng việc kỷ niệm 50 năm trận chiến đòi hỏi phải thảo luận về chính phủ Việt Nam Cộng hoà.

“Nghĩ cho cùng

Mọi cuộc chiến tranh

Phe nào thắng thì nhân dân đều bại…”

– “Đá ơi”, Nguyễn Duy.

Đường Quốc Cường là một trong những diễn viên Trung Quốc nổi tiếng nhất tại Việt Nam. Ông đã thành danh nhờ các vai diễn nhân vật lịch sử trong các bộ phim cổ trang, vốn là dòng phim thống trị truyền hình Việt Nam vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000. Vai diễn nổi bật nhất của ông có lẽ là vai quân sư Gia Cát Lượng trong tác phẩm kinh điển “Tam Quốc Diễn Nghĩa,” một biểu tượng của trí tuệ thời xưa trong văn hóa đại chúng Việt Nam. Continue reading “Nghịch lý của việc tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa ở Việt Nam (P1)”

Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Tác giả: Hồ Sĩ Qúy*

1. Ít nhất, từ thế kỷ XVII, Hoàng Sa không phải là lãnh thổ vô chủ (Terra Nullius)

Sử sách Trung Hoa suốt từ các đời Tần, Hán đến tận sau Thế chiến thứ II, không có tài liệu nào xác nhận, Biển Đông với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc (Biển Đông được người Trung Quốc và giới hàng hải gọi là中国南海 Trung Quốc Nam Hải, 花南Hoa Nam, South China Sea, người Philippines từ 2012 gọi là biển Tây Philippines, West Philippine Sea; quần đảo Hoàng Sa được người Trung Quốc gọi là西沙Tây Sa, tiếng Anh: Paracels và Trường Sa người Trung Quốc được gọi là 南沙 Nam Sa, tiếng Anh: Spratlys). Trong khi đó, không ít bản đồ phương Tây vẽ trước thế kỷ XIX, thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa viết, lại đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.[1] Continue reading “Quá trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?

Tác giả: Hùng Nguyễn
 
Thời gian vừa qua, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines trở lên căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ đụng độ trực tiếp dẫn đến đối đầu quân sự. Mới đây nhất, ngày 4/10, Trung Quốc đã triển khai tàu Hải cảnh ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế cho binh lính đồn trú trên Bãi Cỏ Mây bằng cách di chuyển cắt mũi tàu tuần tra BRP Sindangan của Philippines ở khoảng cách 4 mét, khiến tàu này buộc phải đảo chiều động cơ để tránh đâm vào tàu Trung Quốc. Trước đó vào ngày 5/8, tàu Hải cảnh Trung Quốc đã tiến hành xịt vòi rồng vào tàu của Philippines để ngăn chặn hoạt động tiếp tế tại đây. Continue reading “Trung Quốc đẩy căng thẳng trên Biển Đông nhằm giảm sức ép nội bộ?”

Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gần đây đã gây ra nhiều phản ứng mạnh ở Việt Nam. Đầu tuần trước, nhà chức trách Việt Nam đã cấm chiếu bộ phim “Barbie” do Warner Bros sản xuất vì có hình ảnh được cho là mô tả đường chín đoạn. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng IME Entertainment, một công ty Trung Quốc đang chuẩn bị tổ chức sô diễn của nhóm Blackpink tại Hà Nội vào cuối tháng này, đã đưa vào trang web của mình một bản đồ thể hiện đường chín đoạn. Do đó, các nhà chức trách Việt Nam hiện đang điều tra vấn đề này, trong khi nhiều cư dân mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay buổi biểu diễn. Trước phản ứng dữ dội, IME Entertainment đã nhanh chóng đóng cửa trang web của mình và CEO của công ty đã đưa ra lời xin lỗi tới công chúng Việt Nam. Continue reading “Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?”

Khủng hoảng mới tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.

Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016). Continue reading “Khủng hoảng mới tại Biển Đông?”

Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Tác giả: Thanh Phương p/v Hoàng Việt

Sau 12 năm đàm phán, ngày 23/12/2022, Indonesia và Việt Nam đã giải quyết được tranh chấp trên biển, cụ thể là đã kết thúc đàm phán về việc phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn giữa hai nước tại khu vực quần đảo Natuna ở Biển Đông. Thỏa thuận giữa Hà Nội và Jakarta sẽ chấm dứt những căng thẳng lâu nay giữa hai nước, nhưng chắc là sẽ khiến Trung Quốc giận dữ, vì Bắc Kinh vẫn tuyên bố chủ quyền đối với một phần khu vực mà Indonesia và Việt Nam tranh chấp.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã công bố thỏa thuận này trong chuyến thăm cấp nhà nước 3 ngày của ông Phúc tại Indonesia tháng 12 năm ngoái. Continue reading “Thỏa thuận Việt Nam – Indonesia: Một hướng giải quyết tranh chấp Biển Đông?”

Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte

Nguồn: Derek Grossman, “New Philippine President Marcos Is No Duterte on Foreign Policy,” Foreign Policy, 10/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm thứ Hai vừa rồi có ý định bảo vệ chủ quyền trước Trung Quốc và ưu tiên liên minh với Mỹ.

Cuộc bầu cử đã đưa Ferdinand Marcos Jr. trở thành tổng thống tiếp theo của Philippines sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Manila. Thường được gọi với biệt danh “Bongbong”, Marcos nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi các chính sách của cha ông, cựu độc tài Ferdinand Marcos, cũng như của người tiền nhiệm, Rodrigo Duterte, dẫn tới sự hình thành một chính phủ mới quan tâm đến việc hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn kề cận với Mỹ. Marcos đã liên tục ca ngợi những thành tựu của cha mình, một trong số đó là duy trì liên minh an ninh mạnh mẽ với Washington bất chấp mâu thuẫn song phương, nhưng đồng thời, ông cũng đồng tình về mặt chính trị với Duterte, người đã tìm cách xoay trục từ Mỹ sang Trung Quốc. Do đó, trong nhiệm kỳ 6 năm sắp tới, Washington nên mong đợi một nhà lãnh đạo thân thiện với Trung Quốc theo kiểu Duterte, nhưng sẽ không thể hiện ý định phá bỏ liên minh Philippines-Mỹ như Duterte đã làm. Marcos thậm chí còn có thể củng cố liên minh với Mỹ nếu Bắc Kinh tiếp tục gia tăng hành động gây hấn ở Biển Đông. Continue reading “Tân tổng thống Marcos sẽ có chính sách đối ngoại khác với Duterte”

TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Sơn

Việc vừa qua phía Trung Quốc tập trận xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam đúng vào thời điểm đang diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc ở Đông Âu đã gây ra những tranh luận và suy luận trong nội bộ nhiều người Việt Nam. Ngày 07/03/2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng đã phải có phản ứng về vấn đề này. Không phải là chuyên gia về Trung Quốc, nhưng do có một thời gian được tham gia đàm phán về biên giới lãnh thổ nên tôi muốn được chia sẻ đôi điều suy nghĩ của mình. Mong rằng sẽ không ai cho là “múa rìu qua mắt thợ”. Continue reading “TS. Nguyễn Bá Sơn: Một vài suy nghĩ về vấn đề Biển Đông”

Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Tham vọng của Indonesia nhằm xây dựng một liên minh hàng hải cùng các quốc gia ASEAN là cách phản ứng phù hợp với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Căng thẳng với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông đã thúc đẩy Indonesia mời các quan chức phụ trách an ninh hàng hải của năm quốc gia ASEAN (Brunei, Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam) tham dự cuộc họp dự kiến tổ chức vào tháng 2/2022. Đại diện các nước sẽ cùng thảo luận về biện pháp ứng xử phù hợp trước thái độ quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Continue reading “Cơ chế tiểu đa phương có hữu ích trong vấn đề Biển Đông?”

Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc

Tác giả: Hoàng Lan

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực (sau đây gọi là Luật 9/2021). Từ 53 điều với 3.539 ký tự trong bản Luật năm 1983 (sửa đổi năm 2016), Luật 9/2021 có độ dài gấp gần 6 lần với 18.322 ký tự và 122 điều khoản quy định những nội dung chi tiết trong việc quản lý và giám sát tàu thuyền trong vùng biển mà Trung Quốc gọi là khu vực thuộc “quyền tài phán” của nước này. Trong bối cảnh Luật Hải cảnh mới có hiệu lực đầu năm nay vẫn còn chưa hết gây tranh cãi, các quốc gia xung quanh lại nhanh chóng phải đặt tiếp câu hỏi: Luật 9/2021 có điểm gì mới? Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Continue reading “Ba điểm đáng chú ý trong Luật An toàn giao thông hàng hải mới của Trung Quốc”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?

Nguồn: Bill Hayton, “Did the allies promise the sea to China?, Philippine Strategic Forum, 27/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Trong số rất nhiều hiểu lầm xoay quanh lịch sử Biển Đông (ở Phillipines gọi là Biển Tây Philippines), một trong những hiểu lầm khó xóa bỏ nhất chính là ý kiến ​​cho rằng trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các đồng minh phương Tây đã hứa giao các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp cho Trung Quốc. Hiểu lầm này tiếp tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận công khai mặc dù thiếu bằng chứng ủng hộ. Ngay cả Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Khê Liên, cũng đã gây nhầm lẫn khi nhắc lại điều đó.

Vào tháng 7 năm 2020, Đại sứ Hoàng nói với Thời báo Manila rằng, “Trung Quốc đã khôi phục và nối lại việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sau chiến tranh theo Tuyên bố Cairo, Tuyên bố Potsdam và các văn kiện hậu chiến khác.” Vị đại sứ đã sử dụng từ “Nam Sa”, là tên tiếng Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa, được Philippines gọi là Quần đảo Kalayaan. Có lẽ ông ấy không biết rằng mình đang nói những điều vô nghĩa. Continue reading “Phe Đồng Minh có hứa trao các đảo ở Biển Đông cho TQ hay không?”

Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Hoạch định và thực thi chính sách biển quốc gia

Ngày 16.11.1994 là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của luật pháp quốc tế khi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 bắt đầu có hiệu lực, trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, học giả về luật pháp xem UNCLOS là hiến pháp của đại dương. Quả thực UNCLOS đã được vận dụng hiệu quả để giải quyết nhiều tranh chấp, bất đồng trên biển, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác cho các quốc gia trong giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, phân định biển, hợp tác quốc tế v.v… Continue reading “Nhìn lại quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ 1994 đến nay”

Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông

Tác giả: Hoàng Lan

Việc chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thúc đẩy nghiên cứu, chế tạo phương tiện tự hành cũng như những thành công bước đầu của các doanh nghiệp Trung Quốc trong lĩnh vực này sẽ khiến cho cục diện Biển Đông càng trở nên phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh quy định của luật pháp quốc tế vẫn còn nhiều “lỗ hổng” quanh khái niệm này.

Tàu tự hành (“tàu không người lái”) không phải là một khái niệm mới xuất hiện, song ở khu vực Biển Đông, ứng dụng công nghệ này mới chỉ đang ở giai đoạn đầu phát triển. Trong đó, Trung Quốc hiện là nước tập trung cao độ vào việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ không người lái vào các hoạt động quân sự và dân sự trên biển. Continue reading “Tàu tự hành Trung Quốc và tác động đến tình hình Biển Đông”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông

Tác giả: Tô Lan Hương p/v Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

“Nhiều người nghĩ quân đội mà chăm chăm hoạt động phi quân sự là thiếu dũng cảm. Nhưng thế giới bây giờ luyện quân để không phải đánh, mua vũ khí để không phải bắn”, Thượng tướng, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn VnExpress.

– Ông vừa bàn giao nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng cho người kế nhiệm. 12 năm đảm nhiệm cương vị này, điều gì là đáng nhớ nhất đối với ông?

– Trước khi đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng vào 12 năm trước, tôi làm tình báo. Và cũng vì thế, tôi được chứng kiến giai đoạn trăn trở, tìm tòi để đổi mới tư duy về bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới cuối những năm 1990, chúng ta tuyên bố với thế giới “Việt Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước, là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế”. Nhưng suốt nhiều năm, chúng ta quan niệm rằng một quốc gia là bạn khi họ hoàn toàn đứng về phía mình, ngược lại tức là thù. Tư duy này vào năm 2000 cơ bản đã lỗi thời, lý do quan trọng nhất là bức màn sắt đã bị gỡ bỏ, thế cục hai phe trên thế giới không còn nữa. Continue reading “Tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về đối ngoại quốc phòng và tình hình Biển Đông”

Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?

Nguồn: Lynn Kuok, “How China’s actions in the South China Sea undermine the rule of Law”, Brooking Institution, 11/2019.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh

Một số người cho rằng “trò chơi” ở Biển Đông đã kết thúc và Trung Quốc đã thắng. Lập luận này không chỉ sai, mà còn nguy hiểm: lập luận này chính là một lời tiên tri tự hoàn thành.[1] Trung Quốc đã giành được lợi thế, nhưng Mỹ và đồng minh, thông qua việc khẳng định các quyền và tự do hàng hải, cho đến nay đã đẩy lùi thành công các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền kiểm soát Biển Đông. Hơn nữa, trong khi Trung Quốc củng cố quyền kiểm soát các thực thể đã chiếm, họ đã không xây dựng được trên bãi cạn Scarborough, bãi đá ngầm cách thủ đô Philippines 200 dặm, mặc dù Trung Quốc đã kiểm soát Scarborough từ năm 2012. Một căn cứ của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough sẽ làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ: vì nó sẽ cho phép Bắc Kinh kiểm soát một tam giác an ninh ở Biển Đông và một đỉnh tam giác gần cơ sở quân sự của Mỹ ở Philippines. Điều này sẽ gây khó khăn cho các kế hoạch quân sự của Mỹ. Continue reading “Mỹ cần phải làm gì để đối phó Trung Quốc trên Biển Đông?”

Lời lẽ hung hăng của một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Đọc xong bài viết này không ai lại không muốn giới thiệu cho bạn đọc nước ta biết về mức độ điên cuồng của những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa ngày nay trên vấn đề Biển Đông. Không rõ họ chiếm bao nhiêu phần trăm trong dân chúng Trung Quốc, nhưng đáng chú ý là bài này đăng trên website Hoàn Cầu, một website do Nhân dân Nhật báo (cơ quan ngôn luận của Đảng CSTQ) phê duyệt. Loại bài tương tự thế này nhan nhản trên báo mạng TQ, chúng ta không thể không cảnh giác. Kinh nghiệm 1979 còn sờ sờ đấy: Từ tạo dư luận tới hành động, thông thường chỉ có một bước rất lặng lẽ, rất bất ngờ.

Dưới đây là lược dịch bài viết có tiêu đề: “Nguy cơ nào lớn hơn nguy cơ Nam Hải ? -– ký sự nổi sóng gió với Chương trình tọa đàm Nhất Hổ của đài truyền hình Phượng Hoàng. Tác giả là Tư Mã Bình Bang, một cây bút tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Bài đăng trên website Hoàn Cầu ngày 30/7/2009. Continue reading “Lời lẽ hung hăng của một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc”

Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?

Nguồn: Derek Grossman, “What Does Vietnam Want from the US in the South China Sea?”, The Diplomat, 04/01/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

Mặc dù luôn tìm kiếm sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, dường như Việt Nam đang mong muốn có quan hệ an ninh vững chắc hơn với Washington.

Khi chính quyền sắp tới của Tổng thống Biden xây dựng chính sách chiến lược ở khu vực Biển Đông, một đối tác quan trọng ở khu vực mà họ cần quan tâm đến đó là Việt Nam. Nhiều năm qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông vẫn duy trì ở mức cao, ảnh hưởng đến việc đánh bắt cá và khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển đang tranh chấp này. Trong khi chính quyền mới của Biden có khả năng sẽ tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực trong quan hệ song phương, thì ở chiều ngược lại, việc Hà Nội đang thực sự muốn tìm kiếm điều gì từ Washington trong việc giúp ngăn chặn Trung Quốc một cách hiệu quả vẫn chưa rõ ràng. Continue reading “Việt Nam muốn gì từ Mỹ trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?”