Úc nên làm gì ở Biển Đông?

Tác giả: Benjamin Schreer | Biên dịch: Trần Quang

julie-bishop-australia-foreign-minister-dfa-afp-20140220-001

Úc cũng có đồng minh và lợi ích cụ thể tại khu vực Biển Đông. Việc Trung Quốc kiểm soát vùng biển này sẽ làm xói mòn vị thế đồng minh và lợi ích của Úc tại đây. Do đó Canberra cần có chính sách và cách tiếp cận chủ động hơn trong vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc vẫn đang tiếp tục nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông bằng hành vi bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ bé của mình và ngày càng gây ra nhiều sự kiện tại khu vực này. Tháng trước, sau khi hạ đặt giàn khoan trong vùng biển mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều yêu sách chủ quyền, rõ ràng là Bắc Kinh đang có kế hoạch đưa thêm giàn khoan thứ hai vào khu vực này. Continue reading “Úc nên làm gì ở Biển Đông?”

Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng

Tác giả:  Bill Hayton | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Những lời bình luận của Giáo sư Li Dexia về quần đảo Hoàng Sa đã tóm gọn một cách hữu ích những luận điểm ủng hộ “tuyên bố chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với quần đảo này. Tác giả biết rõ về những luận điểm đó; bài viết của bà vào năm 2003, Đường 9 Đoạn trên Bản đồ biển Nam Trung Hoa của Trung Quốc  (The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea) là một trong những tài liệu đầu tiên nói về quan điểm này của Trung Quốc được viết bằng tiếng Anh. Continue reading “Các bằng chứng lịch sử về QĐ Hoàng Sa cần được kiểm tra kỹ lưỡng”

Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ & Lê Phương Cát Nhi

scarborough-china-vs-phil-International-Tribunal-on-the-Law-of-the-Sea-20130122

Những cẳng thẳng trên các khắp các vùng biển Thái Bình Dương, từ Hoa Đông đến Biển Đông, khơi dậy những thảo luận về khả năng một “liên minh pháp lý” đang hình thành giữa ba nước Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. “Liên minh” này bao gồm những nước đang phải chịu đựng áp lực từ sức mạnh đang lên của Trung Quốc, và mong muốn giải quyết các tranh chấp thông qua con đường thương lượng ngoại giao và luật pháp quốc tế. Một sự phối hợp đang vừa là một câu hỏi, vừa là một nhu cầu.

Những động thái hàm ý

Những động thái ngoại giao gần đây cho thấy rõ xu hướng xích gần lại của ba nước. Trong khuôn khổ Hội nghị Shangri-la về an ninh Châu Á – Thái Bình Dương 2014, Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe đã đưa ra lời “tuyên chiến pháp lý” với Trung Quốc khi thách thức Trung Quốc nộp đơn khiếu nại lên toà án quốc tế. Continue reading “Việt Nam nên sử dụng Liên minh pháp lý như một phép thử?”

Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng

Tác giả: Vũ Thành Công

South_China_Sea_Claims

Sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông với giàn khoan Hải Dương 981 đã đẩy Việt Nam vào thế sẵn sàng ứng phó. Tuy nhiên, dù đã bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt, vào cuối tháng 6/2014, Trung Quốc lại tiếp tục hạ đặt 4 giàn khoan nữa trên Biển Đông, trong đó có việc di chuyển giàn khoan Nam Hải 9 tới cửa vịnh Bắc Bộ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Trung Quốc lại tiếp tục “bất chấp đạo lý, pháp lý, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” cùng với thành quả hơn hai thập kỷ “phát triển hòa bình” để thực hiện các hành vi “lợi bất cập hại” như vậy. Continue reading “Ứng phó của Việt Nam về Biển Đông: Công tâm vi thượng”

Vietnam’s South China Sea Disputes with China: The Economic Determinants

Author: Le Hong Hiep

Source: The Korean Journal of Defense Analysis, Vol. 26, No. 2, June 2014, 175–191.

Abstract: This article seeks to provide an investigation of the influence of economic factors on the dynamics of Vietnam’s South China Sea disputes with China as well as the shaping of its related strategy. The article argues that since the late 1980s economic factors have contributed significantly and in different ways to the evolving dynamics of the bilateral disputes. Vietnam’s effective exploitation of the sea’s resources for economic development and China’s moves to counter such efforts have generated constant tensions in their bilateral relationship. Continue reading “Vietnam’s South China Sea Disputes with China: The Economic Determinants”

Biển Đông: Điểm nóng an ninh khu vực

Tác giả: Đinh Thị Hiền Lương (Julia Luong Dinh)| Biên dịch: Tuấn Anh

Tau_Trung_Quoc

Hành động khiêu khích của Trung Quốc hạ đặt  giàn khoan Hải dương 981 (Haiyang Shiyou-981) và triển khai hạm đội tàu quân sự và bán quân sự khoảng 100 chiếc để bảo vệ giàn khoan này tại vùng biển tranh chấp với Việt Nam hồi đầu tháng 5 đã khiến dư luận Việt Nam hết sức bất bình, làm bùng phát làn sóng biểu tình quy mô lớn trong những ngày sau đó. Continue reading “Biển Đông: Điểm nóng an ninh khu vực”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Khi hàng loạt giàn khoan của Trung Quốc đang khuấy động Biển Đông thì một mặt trận khác cũng đang bốc lửa. Cuộc tranh luận xuất phát từ một bài báo của nhà nghiên cứu Sam Bateman – của Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (RSIS, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) đã gặp phải phản biện gay gắt của hai học giả Việt Nam là Dương Danh Huy và Phạm Quang Tuấn. Sau đó cũng trên diễn đàn này, một cuộc tranh luận khác trực diện hơn giửa một học giả Việt Nam từ Học viện Ngoại giao với một học giả của Viện Nghiên cứu Quốc gia Nam Hải Trung Quốc.[1] Những cuộc tranh luận này một lần nửa cho thấy vai trò và tác động của tri thức và giới học giả trong cuộc chiến chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Continue reading “Tri thức: “Vũ khí” quan trọng trong tranh chấp Biển Đông của Việt Nam”

Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Với một nước nhỏ, luật quốc tế là phương tiện tối ưu chống lại bá quyền. Thời đại hiện nay đã khác trước, ít nhất là luật lệ đã có những sức nặng riêng của nó mà không phải lúc nào nước lớn cũng có thể phớt lờ. Cái giá phải trả có thể sẽ rất lớn.

Khi Trung Quốc khước từ đàm phán

Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển 1982. Theo Công ước, biện pháp tiên quyết để giải quyết vấn đề tranh chấp của các thành viên được nêu rõ tại điều 279 là phải sử dụng các biện pháp hòa bình. Các biện pháp hòa bình này được quy định tại điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc từ việc đàm phán giữa các bên tranh chấp đến các biện pháp có sự can thiệp từ một bên thứ thứ là trọng tài quốc tế hay tòa án quốc tế. Continue reading “Luật quốc tế và chiến lược cho Việt Nam”

Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Việc Trung Quốc quyết định di chuyển dàn khoan Hải Nam số 9 (Hai nan jiu hao) vào biển Đông, mà cụ thể là tới tọa độ gần cửa vịnh Bắc Bộ, cho thấy quyết tâm cao độ của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền của mình tại biển Đông. Bất chấp các phản ứng của Việt Nam cũng như bất chấp việc uy tín của mình đang bị giảm xuống nhanh chóng, hành vi của Bắc Kinh đã chứng minh rằng các cách tiếp cận “mềm dẻo” hiện tại của Việt Nam trên thực địa đã không mang lại hiệu quả như mong muốn. Continue reading “Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền”

Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN

Tác giả: René L. Pattiradjawane | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc, Việt Nam phải hết sức vất vả để duy trì một mối quan hệ bình đẳng với người hàng xóm khổng lồ. Chiếc bóng quá lớn của Vương quốc Trung tâm ở phương Bắc sẽ luôn làm suy yếu mọi nỗ lực chính trị của Hà Nội trong việc tìm kiếm các biện pháp chính trị và an ninh khả dĩ cho các yêu sách chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông. Continue reading “Giải pháp cho Biển Đông: Một Cuộc họp không chính thức về Biển ASEAN”

Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung

Tác giả: Chu Công Phùng*

1/ Xin ông lý giải vì sao TQ rầm rộ tiến hành chiến dịch xâm lấn, đặt gian khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 5/2014? Mục đích chính của chiến dịch này là gì?

Trả lời:  Hơn một tháng qua không ít nhà phân tích trong nước và ngoài nước đã phân tích từ nhiều góc độ về nguyên nhân và mục đích Trung Quốc tiến hành chiến dịch hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa Việt Nam. Kết hợp các yếu tố quốc tế, khu vực và nội bộ Trung Quốc, tôi cho rằng có 3 nguyên nhân chính khiến nhà cầm quyền Trung Quốc hạ quyết tâm và hung hăng thực hiện chiến dịch xâm lược vào thời điểm hiện tại, đó là: Continue reading “Đại sứ Chu Công Phùng nói về Giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt – Trung”

VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?

Tác giả: Dương Danh Huy

Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.

Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”. Continue reading “VN cần phản công lại “văn bản lập trường” của TQ như thế nào?”

Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm

Biên dịch & tóm tắt: Hàng Duy Linh | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Lời dẫn: Trong thời gian còn lại của 2014, Biển Đông nhiều khả năng là một đề tài của các chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương. Cụ thể:

  • Tháng 5: Bộ trưởng quốc phòng Hagel tham dự đối thoại Shangri-La tại Singapore
  • Tháng 6: Tổng thống Obama tham dự Thượng đỉnh G7 tại Bỉ
  • Tháng 7: Thứ trưởng ngoại giao Burns tham gia đối thoại an ninh chiến lược với Trung Quốc tại Bắc Kinh
  • Tháng 8: Ngoại trưởng Kerry tham gia ASEAN Regional Forum tại Myanmar

Continue reading “Chính sách Biển Đông của chính phủ Obama 2014: Một đề xuất lịch trình 4 điểm”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974

Tác giả: Ngô Minh Trí & Koh S.L. Collin | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Đã bốn mươi năm trôi qua, nhưng đến hôm nay những bài học từ trận hải chiến Hoàng Sa vẫn còn nguyên giá trị cho quá trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam

Vào ngày 16/01/1974, Lực lượng Hải quân của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) phát hiện nhóm lính thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có mặt trên nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group) ở phía tây quần đảo Hoàng Sa (lúc bấy giờ thuộc sở hữu của chính quyền Nam Việt Nam). Lúc này Nhóm đảo An Vĩnh (Amphitrite Group) ở phía đông Hoàng Sa thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc, còn Nam Việt Nam nắm giữ Nhóm đảo Lưỡi Liềm. Dù vào thời điểm đó Mỹ đã cắt giảm hỗ trợ quân sự dành cho chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Hòa bình Paris năm 1973, dẫn đến việc Nam Việt Nam cũng cho rút dần các lực lượng đồn trú trên quần đảo, nhưng đây thực sự là một diễn biến bất ngờ do Trung Quốc chưa bao giờ tiến hành bất kỳ hành động đơn phương nào để phá vỡ nguyên trạng. Continue reading “Bài học từ Hải chiến Hoàng Sa 1974”

Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông

Tác giả: Arif Havas Oegroseno| Biên dịch: NCQT

Việc Indonessia và Philippines gần đây kết thúc quá trình đàm phán vể ranh giới biển là một bước phát triển có ý nghĩa đối với 2 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Việc đàm phán giữa 2 nước bắt đầu vào tháng 6/1994 và bị ngưng trệ cho đến năm 2003.

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực Biển Đông do các tranh chấp đối kháng về các vùng biển ngày càng xấu đi thì đây là một bước ngoặt tích cực. Việc kết thúc thành công việc đàm phán giữa Jakarta và Manila đã chỉ ra một số bài học quan trọng cho tất cả các quốc gia yêu sách đối với các vùng biển tranh chấp trong khu vực Biển Đông. Continue reading “Hiệp định phân định biển Indonesia – Philippines: Những bài học cho các bên tranh chấp ở Biển Đông”

Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!

Tác giả: Carlyle A. Thayer

Cuộc đối đầu trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan HYSY 981 (HD-981) trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông – bắt đầu từ đầu tháng Năm – đã bước vào tuần lễ thứ bảy. Ngày 09/06/2014, Trung Quốc bất ngờ mở một mặt trận mới, khi ông Vương Dân (Wang Min), Phó Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, chuyển đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon một bản tuyên bố lập trường chính thức về cuộc tranh chấp, với yêu cầu cho lưu hành văn bản đó trong toàn bộ 193 thành viên Liên Hợp Quốc. Continue reading “Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Cứ thử xem!”

Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012

Tác giả: Đỗ Thanh Hải & Nguyễn Thùy Linh*

Tháng 11/2002 tại Phnôm Pênh, các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên ở Biển Đông, mở ra hy vọng mới về khả năng quản lý xung đột, thúc đẩy hợp tác, và về sự hình thành cơ sở chính trị pháp lý mới nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định ở Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuyên bố này về cơ bản giúp xoa dịu căng thẳng giữa các quốc gia liên quan sau tranh chấp Vành Khăn, góp phần ổn định tình hình Biển Đông trong suốt bốn năm sau đó. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2007 đến nay, tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng và nóng bỏng hơn với một số va chạm xảy ra liên quan đến xác lập và bảo vệ chủ quyền, khai thác và bảo tồn tài nguyên biển, và tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn ngoại giao khu vực. Continue reading “Chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông từ 2007 đến 2012”

Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ[1] – Nguyễn Thế Phương[2]

Tóm tắt

“Học thuật hóa” là xây dựng những kiến thức-chuẩn mực chung, tập hợp lý lẽ, thu thập bằng chứng về một hiện tượng hay đối tượng nào đó cần nghiên cứu. Hiện tượng hay đối tượng này trước đây có thể được nói, viết, bàn luận nhiều, nhưng thiếu hoặc chưa có một nền tảng khoa học vững chắc để đưa ra nhận xét hay kết luận. “Ngoại giao học thuật” là công tác tác động, ảnh hưởng hay truyền tải một lý lẽ, lập luận hay quan điểm nào đó trên các diễn đàn thế giới bằng học thuật, hay thông qua cộng đồng khoa học thế giới. Continue reading “Nhu cầu “học thuật hóa” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông”