Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?

pca

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện có lẽ là quan trọng nhất trong năm 2016 đối với tranh chấp Biển Đông sẽ diễn ra khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Haye dự kiến ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến một số yêu sách của nước này trên Biển Đông. Kết quả vụ kiện sẽ có tác động quan trọng tới không chỉ hai nước mà còn cả tình hình tranh chấp Biển Đông và an ninh khu vực nói chung.

Sơ lược về vụ kiện

Vào ngày 22/01/2013, Philippines đã khởi đầu quy trình trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tại PCA bằng cách gửi cho Trung Quốc Thông báo và Bản yêu sách “liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc về quyền tài phán trên biển của Philippines” ở Biển Đông. Vào ngày 19/02/2013, Bắc Kinh  đưa ra “quan điểm của Trung Quốc đối với các vấn đề ở Biển Đông”, qua đó bác bỏ và trả lại Thông báo của Philippines, đồng nghĩa với việc từ chối tham gia quá trình trọng tài. Continue reading “Phán quyết của PCA: Bước ngoặt tranh chấp Biển Đông?”

Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN

EXODUS-VI-West-Lamma-Channel-South-China-Sea-2011

Tác giả: Nguyễn Hồng Quân

Từ hơn 60 năm qua, Trung Quốc lúc âm thầm, lúc trắng trợn thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bằng nhiều thủ đoạn, chiến thuật. Bài viết làm rõ một số chiến thuật mà Trung Quốc áp dụng đối với ASEAN, hòng độc chiếm Biển Đông, đồng thời kiến nghị một số giải pháp ASEAN cần và có thể thực hiện nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN

Chia rẽ các nước ASEAN

Trung Quốc tiến hành chia rẽ, phân hóa các nước ASEAN, nhất là chia rẽ ASEAN với Việt Nam, nhằm phân tán sức mạnh đoàn kết của ASEAN. Một khi ASEAN bị chia rẽ, không coi Biển Đông là vấn đề chung của Hiệp hội mà chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với một nước ASEAN thì Trung Quốc có thể dễ đạt được các thoả hiệp có lợi nhất về vấn đề Biển Đông. Continue reading “Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của TQ và đối sách của ASEAN”

TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’

artisland

Nguồn: Bethany Allen-Ebrahimian, “Beijing Calls South China Sea Island Reclamation a ‘Green Project’, Foreign Policy, 26/05/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đã có những chứng cứ mạnh mẽ về việc xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông hủy hoại các rặng san hô. Tuy nhiên Bắc Kinh lại tuyên bố không có thiệt hại nào.

Cát, xi măng và các cơ sở quân sự của Trung Quốc hiện đang nằm trên những địa điểm vốn trước đây là các rặng san hô tuyệt đẹp trên Biển Đông. Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo mới nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ tại khu vực tranh chấp nóng bỏng này. Việc cải tạo các bãi đá như vậy đã hủy hoại môi trường biển trong khu vực. Nhưng theo Trung Quốc, các hoạt động đó không gây ra thiệt hại lớn về sinh thái. Bắc Kinh tuyên bố mạnh mẽ rằng các đống cát và xi măng với diện tích bằng cả hòn đảo mà hiện đang nhấn chìm các rặng san hô đầy đa dạng sinh học là thân thiện với môi trường. Continue reading “TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là ‘dự án xanh’”

VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?

2014-07-16t013058z2013317671gm1ea7g0o0p01rtrmadp3china-vietnam-rig

Tác giả: Lê Thọ Bình (phỏng vấn TS. Trần Việt Thái)

Việc Mỹ tuyên bố xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể là vấn đề cực kỳ quan trọng và sẽ có ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến môi trường ổn định ở khu vực, đặt ra cho Việt Nam cách tiếp cận mới trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

Ông Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược (Học viện Ngoại giao) chia sẻ như vậy với VietTimes.

Mỹ xây dựng một mạng lưới an ninh tập thể

Theo ông thì Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á (Diễn đàn Shangri-La) lần thứ 15 vừa kết thúc có những điểm gì đặc biệt so các hội nghị trước đây?
Continue reading “VN có thể gia nhập mạng lưới an ninh tập thể của Mỹ?”

Trung Quốc: Đại quốc – Tiểu nhân

fde68e92deaf48cc96bededbea797d5c_18

Tác giả: Hoàng Việt

Chiều 3-6-2016, bên lề khuôn khổ Diễn đàn đối thoại Shangri-La tại Singapore, ngay sau cuộc gặp giữa đoàn Việt Nam và Trung Quốc, phía Trung Quốc đã phát tờ rơi bằng hai thứ tiếng Trung và tiếng Anh, nhằm tuyên truyền cho luận điệu dối trá của họ về vấn đề Biển Đông.

Hành động này rõ ràng không xứng đáng với tầm vóc của một cường quốc – đàn anh trong khu vực được.

Chúng ta ai cũng biết Trung Quốc là một cường quốc ở châu Á, tuy nhiên “làm anh khó lắm, phải đâu chuyện đùa”, người Trung Quốc có bao giờ tự hỏi tại sao sức hấp dẫn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc (một phần của sức mạnh mềm) không được cộng đồng thế giới đón nhận và tin tưởng là mấy? Đó chính là cách hành xử của một “đại quốc – tiểu nhân”, không có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và cư xử một cách thô lỗ. Continue reading “Trung Quốc: Đại quốc – Tiểu nhân”

Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông

JAPAN - U.S.  PACKTS  AND TREATIES

Nguồn: Masahiro Matsumura, “From San Francisco to the South China Sea”, Project Syndicate, 08/03/2013

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Những tranh chấp biển và lãnh thổ giữa Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á đang tạo ra nhiều bất ổn trong khu vực Biển Đông; với rất ít triển vọng rằng các vấn đề này sẽ được giải quyết trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, nguyên trạng dù khó khăn hiện nay sẽ vẫn có thể được duy trì miễn là các bên tranh chấp thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin thông qua các diễn đàn đa phương, đồng thời tiếp tục kiên trì những chính sách răn đe đối với Trung Quốc và cam kết không sử dụng vũ lực.

Dễ hiểu là Trung Quốc rất muốn loại bỏ sự can thiệp vào tranh chấp bởi các cường quốc ngoài khu vực, đặc biệt là Mỹ, và nước này thích đàm phán song phương với những bên tuyên bố chủ quyền yếu thế hơn trong khu vực vốn dễ bị áp đảo. Nhưng các cường quốc ngoài khu vực lại viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, đặc biệt là điều khoản về tự do hàng hải và quyền qua lại vô hại, để biện luận cho việc can dự vào tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Hiệp ước San Francisco và tranh chấp Biển Đông”

Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông

chi_nav12

Nguồn: Miles Maochun Yu, “Understanding China’s Strategic Culture Through Its South China Sea Gambit”, Hoover Institution, 09/05/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông. Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Continue reading “Văn hóa chiến lược Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông”

Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori

Okinotori-570x360

Nguồn: Jerome A. Cohen & Peter A. Dutton, “Japan’s important sideshow to arbitration decision in the South China Sea”, East Asia Forum, 16/5/2016

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Trong khi căng thẳng tiếp tục leo thang trên Biển Đông và chính phủ các bên tranh chấp đang chờ đợi phán quyết từ Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một sự việc bên lề quan trọng đã nổi lên giữa Nhật Bản và Đài Loan giữa biển Philippines.

Ngày 24/4, Lực lượng Tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ một tàu đánh cá Đài Loan cùng toàn bộ thủy thủ do đánh bắt cá tại vùng biển thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (EEZ) mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố vùng EEZ của Nhật dựa trên quyền kiểm soát của nước này với hai đảo đá nhỏ được bao quanh bởi một bãi san hô cách Tokyo khoảng hơn 1.000 dặm (tương đương 1.600km) về phía nam. Mặc dù tàu tuần tra quân sự Nhật Bản đã bắt đầu đuổi các tàu cá Đài Loan khỏi khu vực này từ hai năm trước, sự việc lần này được ghi nhận là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ năm 2012. Continue reading “Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori”

Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN

25776537

Nguồn: Tang Siew Mun, “China’s dangerous divide and conquer game with ASEAN“, Today, 27/04/2016.

Biên dịch: Anh Thư

Trong khi Bắc Kinh cẩn trọng gây dựng quan hệ gần gũi với ASEAN, dường như họ đang để mất động lực này khi tranh chấp lãnh thổ nảy sinh ở vùng biển chiến lược. Diễn biến mới nhất đã diễn ra hôm 23/4 khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị thông báo rằng Trung Quốc, Brunei, Campuchia và Lào đạt được một “sự đồng thuận” về Biển Đông. Bốn điểm trong cái gọi là sự đồng thuận này bao gồm:

– Trước tiên, những bất đồng trên Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN, và vấn đề này sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-ASEAN.

– Thứ hai, quyền lợi của tất cả các quốc gia là độc lập lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế cần được xác nhận. Áp đặt một cách tiếp cận đơn phương là sai. Continue reading “Trò ‘chia để trị’ nguy hiểm của Trung Quốc với ASEAN”