Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?

Nguồn: Who owns the Northwest Passage?The Economist, 22/05/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã làm Canada nóng mặt hồi đầu tháng này khi ông nói trong một bài phát biểu tại Phần Lan rằng yêu sách của Canada đối với Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là “bất hợp pháp”. Ông đã có mặt ở đó để tham dự phiên họp của Hội đồng Bắc Cực, một cơ quan được thành lập bởi tám quốc gia xung quanh Bắc Băng Dương để giải quyết những bất đồng và tranh chấp liên quan đến khu vực địa cực này. Nhưng nếu Canada không sở hữu Hành lang Tây Bắc (xem bản đồ), vậy thì là quốc gia nào? Continue reading “Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?”

Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?

Nguồn: What is China’s “one country, two systems” policy?The Economist, 30/06/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Hàng trăm ngàn người biểu tình đã liên tục xuống đường ở Hồng Kông vào tháng 6 vừa qua để phản đối một dự luật được đề xuất cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Các cuộc biểu tình này nằm trong số những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông, và đã đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục Đặc khu trưởng Hồng Kông, bà Carrie Lam, đình chỉ dự luật này. Để thực hiện hành động phản đối này, người Hồng Kông đã sử dụng các quyền tự do vốn bị từ chối ở Trung Quốc đại lục. Nguồn gốc của các quyền tự do này là gì? Continue reading “Chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’ là gì?”

Tại sao EU muốn chấm dứt việc điều chỉnh thời gian?

Nguồn: Why the EU wants to stop moving the clocks forwards and backThe Economist, 29/03/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Bất chấp diện tích rộng lớn, toàn bộ Trung Quốc đều hoạt động theo múi giờ Bắc Kinh – một quyết định được Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 để tạo ra sự thống nhất. (Tội nghiệp người dân tỉnh Tân Cương nằm ở mạn viễn tây Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời không mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong ba năm gần đây, Bắc Triều Tiên sống trong múi giờ riêng của mình, chậm nửa giờ so với Hàn Quốc, nhằm giữ vững khuynh hướng ẩn dật của mình. Nhưng thường thì các quốc gia điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do mang tính thiết thực hơn. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (hay giờ mùa hè – DST) trong những tháng mùa hè. Đồng hồ châu Âu sẽ một lần nữa được điều chỉnh lên một tiếng vào cuối tuần này. Tuy nhiên, tuần trước, Liên minh châu Âu đã bỏ phiếu để chấm dứt thói quen lâu đời này kể từ năm 2021. Continue reading “Tại sao EU muốn chấm dứt việc điều chỉnh thời gian?”

Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?

Nguồn: Why is Jair Bolsonaro commemorating a coup that happened 55 years ago, The Economist, 05/04/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1964, những người lính Brazil đóng quân tại thành phố Juiz de Fora ở phía đông nam đất nước bắt đầu hành quân về phía Rio de Janeiro, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đảo chính quân sự. Trong những ngày sau đó, João Goulart, vị tổng thống dân cử dân chủ, đã trốn sang Uruguay. Ông được thay thế bởi một vị tướng. Nhiều người dân Brazil ủng hộ những người lính, tin rằng Goulart, một người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính của riêng mình để thành lập một chính phủ lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Peron của nước láng giềng Argentina. Continue reading “Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?”

Dầu thô Brent là gì?

Nguồn: What is Brent crude?The Economist, 29/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Dầu thô Brent (Brent Crude) là tiêu chuẩn để dựa vào đó định giá phần lớn trong số 100 triệu thùng dầu thô được giao dịch mỗi ngày. Vào đầu tháng 10/2018, giá dầu thô Brent đã tăng trên 85 USD/thùng, mức cao nhất trong bốn năm qua. Nhưng thứ chất lỏng màu đen tạo nên tiêu chuẩn Brent chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng dầu được khai thác của thế giới. Vậy tại sao nó được sử dụng để xác định giá trị của 60% lượng dầu trên thị trường quốc tế? Continue reading “Dầu thô Brent là gì?”

Điều gì đã xảy ra với chế độ quân chủ Romania?

Nguồn: What happened to Romania’s monarchy?, The Economist, 12/10/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Chế độ quân chủ Romania đã không còn tồn tại từ năm 1947. Nhưng gia đình hoàng tộc vẫn được hưởng phần lớn các đặc quyền danh nghĩa vốn có. Họ chủ trì các sự kiện trong Lâu đài Peles đẹp như truyện cổ tích, từng là nhà của họ, giờ là một bảo tàng. Hồi năm 2016, lễ kỷ niệm 150 năm thành lập triều đại đã được tổ chức với sự phô trương đáng kể: những người lính bồng súng, một ban nhạc lớn và máy bay để lại những vệt khói mang màu quốc kỳ. Nhiều người Romania vẫn quan tâm đến các vấn đề hoàng gia. Tháng 12/2017, hàng chục ngàn người đã xếp hàng trên đường phố Bucharest để theo dõi lễ quốc tang long trọng được tổ chức cho vị vua cuối cùng, Michael. Thành viên của một số gia đình hoàng tộc nước ngoài cũng tham dự. Continue reading “Điều gì đã xảy ra với chế độ quân chủ Romania?”

Điều gì sẽ xảy ra với báo cáo của Mueller?

Nguồn: What happens with the Mueller report, The Economist, 04/03/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 17/05/2017, Rod Rosenstein, Phó Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, đã ký một lệnh bổ nhiệm Robert Mueller, cựu công tố viên liên bang và giám đốc FBI, làm điều tra viên đặc biệt, chịu trách nhiệm về việc điều tra “bất kỳ mối liên hệ và/hoặc sự hợp tác nào giữa chính phủ Nga và các cá nhân liên quan tới chiến dịch tranh cử của Donald Trump”, cũng như “bất kỳ vấn đề nào phát sinh hoặc có thể phát sinh trực tiếp từ cuộc điều tra.” Cuộc điều tra của ông cho đến nay đã đưa ra 37 cáo trạng và cáo buộc phạm tội. Trong số những người đưa ra lời buộc tội có năm người từng làm việc cho Trump, bao gồm chủ tịch chiến dịch cũ của ông (Paul Manafort), cố vấn an ninh quốc gia (Michael Flynn) và cựu luật sư (Michael Cohen). Một bản báo cáo cuối cùng từ ông Mueller dự kiến ​​sẽ sớm được công bố. Điều gì xảy ra sau đó? Continue reading “Điều gì sẽ xảy ra với báo cáo của Mueller?”

Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?

Nguồn: What the change of emperor means for Japan”, The Economist, 29/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 30/04/2019, Hoàng đế Nhật Bản Akihito (trong ảnh, bên phải) sẽ thoái vị sau 30 năm cai trị. Quyết định của vị hoàng đế 85 tuổi xảy đến như một cú sốc vì đây là lần đầu tiên một hoàng đế Nhật Bản thoái vị kể từ năm 1817. Con trai cả của Akihito, Thái tử Naruhito (trong ảnh, bên trái), sẽ trở thành hoàng đế thứ 126 của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới, mà theo huyền thoại Nhật Bản có nguồn gốc trực tiếp từ nữ thần mặt trời Amaterasu trong Thần đạo (Shinto). Sự thay đổi ngôi vị hoàng đế có ý nghĩa như thế nào đối với Nhật Bản? Continue reading “Sự thay đổi hoàng đế có ý nghĩa như thế nào với Nhật Bản?”

Tuyến đường biển phía Bắc là gì?

Nguồn: What is the Northern Sea Route?, The Economist, 24/09/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 23 tháng 08 năm 2018, tàu Venta Maersk rời cảng Vladivostok ở Viễn Đông của Nga trong một hành trình rất quan trọng. Đi qua Biển Đông Siberia và Biển Laptev, dự kiến đến St Petersburg vào ngày 27 tháng 09, Venta đang đi theo một hải trình đánh dấu sự phát triển mới nhất trong giao thông hàng hải ở các vùng biển phía bắc này. Con tàu được gia cố đặc biệt này là tàu container đầu tiên trên thế giới thực hiện hành trình xuyên qua khu vực Bắc Cực của Nga. Chuyến đi chỉ là một thử nghiệm. Mục đích của nó là thu thập dữ liệu và xác định xem liệu tuyến đường này có khả thi hay không, chứ không nhằm thực sự tìm kiếm một giải pháp thương mại thay thế cho các tuyến đường vận tải biển hiện tại của Maersk. Nhưng các chuyên gia cũng xem xét chuyến thám hiểm này từ góc độ sự quan tâm quốc tế ngày càng tăng đối với Bắc Cực. Continue reading “Tuyến đường biển phía Bắc là gì?”

Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?

Nguồn: What is Good Friday?, The Economist, 05/11/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Ngô Việt Nguyên

Đối với hàng trăm triệu Ki-tô hữu trên khắp thế giới, Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday, hay ngày Thứ sáu Tốt lành – ND) là ngày thiêng liêng nhất trong lịch phụng vụ của Giáo hội. Đó là dịp họ tưởng nhớ và đôi khi diễn lại việc Giê-su bị đóng đinh. Ở Rome, có một cuộc diễu hành được dẫn đầu bởi Giáo Hoàng, với 14 chặng của bi kịch đau đớn được tưởng nhớ. Còn những người Ki-tô hữu dòng Chính thống, những người sẽ đón lễ Phục sinh theo ngày khác, sẽ đánh dấu dịp này với những nghi lễ hoành tráng. Nhưng ngoại trừ điều hiển nhiên rằng nó sẽ dẫn đến sự Phục sinh của Giê-su hai ngày sau, nhiều Kitô hữu không hiểu rõ ý nghĩa chính xác bi kịch ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Continue reading “Thứ Sáu Tuần Thánh là gì?”

Điều gì đã xảy ra với thần học giải phóng?

Nguồn: What happened to liberation theology?”, The Economist, 05/11/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các giáo dân gặp phải hai kết luận trái ngược nhau khi họ chứng kiến các nghi thức hân hoan tại lễ phong thánh vào tháng trước tại Rome cho Oscar Romero, một tổng giám mục El Salvador, người đã bị giết trên bàn lễ thánh bởi một nhóm ám sát cánh hữu vào năm 1980. Đây hoặc là minh chứng tối hậu cho sự đúng đắn của thần học giải phóng, hoặc là tiếng thở trần thế cuối cùng của một phong trào đã đi vào lịch sử. Continue reading “Điều gì đã xảy ra với thần học giải phóng?”

Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?

Nguồn: What is birthright citizenship?, The Economist, 02/11/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhập cư là một chủ đề sống động đối với Tổng thống Donald Trump, và là một chủ đề giúp mở rộng vốn từ vựng cho hầu hết người Mỹ. Các cụm từ như di trú chuỗi (chain migration), em bé mỏ neo (anchor baby) và đoàn lữ hành di trú (migrant caravan) đã trở thành cách nói phổ biến dưới thời của ông. Tuần này ông đã thêm vào cụm từ “quyền công dân theo nơi sinh” (birthright citizenship). Ông Trump nói với Axios, một hãng tin Mỹ, rằng ông đang tìm cách chấm dứt quyền này – hiện đã tồn tại 150 năm – bằng một sắc lệnh hành pháp. Đề xuất của ông sẽ từ chối quyền công dân đối với những em bé sinh ra tại Mỹ của những người nhập cư trái phép, và có thể là của cả những người nước ngoài sống tại Mỹ theo thị thực có thời hạn. Continue reading “Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?”

Ai có quyền đưa Mỹ tham chiến ở nước ngoài?

Nguồn: Who takes America to war?”, The Economist, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc chiến của Saudi Arabia tại Yemen là một thảm họa nhân đạo. Các cuộc không kích, dịch tả và nạn đói đã giết chết hàng chục ngàn người. Nước Mỹ là một bên tham gia, dù ở hậu trường, của cuộc xung đột này. Mỹ đã cung cấp máy bay (được bảo trì bởi các thợ cơ khí người Mỹ), vũ khí và tin tức tình báo cho Saudi Arabia. Các nhà lập pháp Mỹ cuối cùng đã nhận thức được thảm họa này. Vụ sát hại Jamal Khashoggi, một nhà báo người Ả Rập, bởi các sát thủ Saudi Arabia và phản ứng yếu ớt của Tổng thống Donald Trump đối với sự kiện này đã làm thay đổi các tính toán chính trị. Bây giờ Quốc hội đã sẵn sàng yêu cầu chấm dứt hỗ trợ quân sự cho chiến dịch của người Saudi: Thượng viện đã bỏ phiếu ủng hộ quyết định này vào ngày 13 tháng 3; Hạ viện sẽ sớm làm theo. Ông Trump có thể sẽ phủ quyết nghị quyết. Cả hai bên nói rằng họ đang thực hiện đặc quyền hiến định của mình. Vậy ai mới có quyền cho phép tiến hành các hành động quân sự – Quốc hội hay tổng thống? Continue reading “Ai có quyền đưa Mỹ tham chiến ở nước ngoài?”

Tại sao Kashmir là điểm nóng trong quan hệ Ấn Độ – Pakistan

Nguồn: Why Kashmir is the flashpoint for Indo-Pakistani confrontations”, The Economist, 01/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Những ngày gần đây đã chứng kiến ​​một cuộc đối đầu nguy hiểm nhất giữa Pakistan và Ấn Độ trong hai thập niên qua. Một vụ đánh bom tự sát ở Kashmir (bởi một người Kashmir Ấn Độ), tiếp theo là các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng của các máy bay chiến đấu Ấn Độ và Pakistan, đã khiến hai cường quốc có vũ khí hạt nhân đứng trước bờ vực của một cuộc đối đầu thảm khốc. Tại sao Kashmir là điểm nóng giữa hai nước? Continue reading “Tại sao Kashmir là điểm nóng trong quan hệ Ấn Độ – Pakistan”

Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?

Nguồn: Why does America still use Soyuz rockets to put its astronauts in space?The Economist, 16/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một thất bại khiến cả thế giới chú ý: hai phút sau khi phóng tàu vũ trụ Soyuz từ một địa điểm ở Kazakhstan, sứ mệnh đi tới Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã bị hủy bỏ. May mắn thay, hai phi hành gia trên tàu, một người Nga và một người Mỹ, đã có thể trở về khí quyển và hạ cánh an toàn. Dmitry Rogozin, người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos), đồng thời là một chính trị gia thận trọng, nói rằng các sứ mệnh sẽ được tạm dừng cho đến khi một cuộc điều tra cho thấy sai sót nằm ở đâu. Vì hệ thống Soyuz của Nga hiện là cách duy nhất để đưa con người vào quỹ đạo, điều này tạo ra một tình huống có thể khiến ISS vắng bóng người từ tháng 12/2018. Và nước Mỹ không thể làm bất cứ điều gì. Vì sao Mỹ lại phải dựa vào tên lửa của Nga để đưa các phi hành gia của mình lên trạm vũ trụ? Continue reading “Tại sao Mỹ phải sử dụng tàu không gian Soyuz của Nga?”

Vì sao dịch cúm năm 1918 lại gây tử vong ở mức cao?

Nguồn: Why the flu of 1918 was so deadlyThe Economist, 09/11/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đại dịch cúm được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1918 có lẽ là thảm họa tồi tệ nhất của thế kỷ 20, nếu không nói là từ trước tới nay. Loại virus gây ra đại dịch đã lây nhiễm cho 500 triệu người, hơn một phần tư dân số Trái Đất vào thời điểm đó, và giết chết khoảng 50 triệu đến 100 triệu người. Đến năm 1921, khi đại dịch cuối cùng cũng thoái lui, nó đã làm giảm 2,5% đến 5% dân số thế giới. Để so sánh, Thế chiến I đã giết chết khoảng 17 triệu người, và Thế chiến II khoảng 60 triệu người. Tại sao dịch cúm năm 1918 lại gây ra số lượng tử vong ở mức cao như vậy? Continue reading “Vì sao dịch cúm năm 1918 lại gây tử vong ở mức cao?”

Học thuyết Monroe là gì?

Nguồn: What is the Monroe Doctrine?”, The Economist, 12/02/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng trước, chủ tịch Quốc hội Venezuela Juan Guaidó đã tự xưng là tổng thống tạm quyền của nước này. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ và hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ Latinh công nhận. Tổng thống đương nhiệm Nicolás Maduro, người có nhiệm kỳ thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 1 sau cuộc bầu cử gian lận năm ngoái, đã mô tả biến động này như một cuộc đảo chính do Mỹ hậu thuẫn. Vào ngày ông Guaidó tuyên bố là tổng thống tạm quyền, ông Maduro cảnh báo những người ủng hộ Guaidó là không nên tin tưởng vào người Mỹ. “Bọn họ không có bạn bè hay lòng trung thành”, ông nói. “Họ chỉ có lợi ích và tham vọng thâu tóm dầu, khí đốt và vàng của Venezuela”. Cảnh báo của Maduro làm người ta nhớ lại những phản ứng trước đây của Mỹ Latinh đối với lịch sử can thiệp của Mỹ vào khu vực. Những can thiệp như vậy thường được biện minh bằng Học thuyết Monroe, một tuyên bố mà Tổng thống James Monroe đưa ra vào năm 1823. Vậy học thuyết này nói gì? Continue reading “Học thuyết Monroe là gì?”

Dẫn độ là gì?

Nguồn: What is extradition?”, The Economist, 04/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joaquín Guzmán Loera là một trùm ma túy người Mexico được biết đến với biệt danh El Chapo (Gã Lùn), người từng cầm đầu băng đảng tội phạm Sinaloa dẫn đến cái chết của hàng ngàn người ở quê nhà. Khi chính quyền Mexico bắt được Loera lần thứ ba vào năm 2016, sau khi anh ta đã vượt ngục hai lần trước đó, họ đã dẫn độ anh ta đến Hoa Kỳ. Kẻ được chính quyền Mỹ gọi là “tên buôn lậu ma túy khét tiếng nhất thế giới” đang bị xét xử tại một tòa án ở New York với các cáo buộc liên quan đến điều hành một tập đoàn tội phạm và có thể sống cả đời trong nhà tù Mỹ nếu bị kết án. Vậy dẫn độ là gì? Continue reading “Dẫn độ là gì?”

Vũ khí siêu thanh là gì?

Nguồn:What are hypersonic weapons?”, The Economist, 03/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 26/12/2018, một cửa hầm tại căn cứ tên lửa Dombarovskiy ở dãy núi Ural mở ra và từ đó một quả tên lửa được phóng lên bầu trời Nga. Nhưng đầu đạn tên lửa không bay ngược xuống trái đất theo hình vòng cung rõ ràng, có thể dự đoán được. Thay vào đó, một thiết bị tái nhập (re-entry vehicle) tách ra khỏi tên lửa và tự hành ngang qua bầu trời với tốc độ khổng lồ và lao vào một mục tiêu ở Kamchatka, cách đó vài ngàn dặm. Tổng thống Vladimir Putin gọi cuộc thử nghiệm tên lửa Avangard, một vũ khí siêu thanh (supersonic) với quỹ đạo dạng tàu lượn (boost-glide), là một món quà năm mới hoàn hảo dành cho đất nước. Cuộc thử nghiệm của Nga làm nổi bật giai đoạn đầu của những gì có thể trở thành một cuộc chạy đua vũ trang siêu thanh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, khi cả ba nước chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới của những quả tên lửa nhanh hơn, thông minh hơn và linh hoạt hơn. Vũ khí siêu thanh là gì và chúng sẽ thay đổi bản chất của chiến tranh như thế nào? Continue reading “Vũ khí siêu thanh là gì?”

Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?

Nguồn: What is the Vienna Convention?”, The Economist, 23/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi đầu tháng này thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách thẩm vấn Michael Kovrig, người đang được Bộ ngoại giao Canada biệt phái sang làm việc cho một tổ chức quốc tế khi Trung Quốc bắt giữ ông này hồi tháng 12. Các vụ bắt giữ ông Kovrig và Michael Spavor, một doanh nhân người Canada, diễn ra sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ông Trudeau nói khi thẩm vấn ông Kovrig, Trung Quốc đã không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này. Năm ngoái, Trung Quốc đã buộc tội Canada vi phạm chính công ước này bằng cách tổ chức viết một lá thư có chữ ký của 15 vị đại sứ phản đối sự đối xử của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo. Vậy Công ước Vienna là gì? Continue reading “Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?”