Tại sao nền kinh tế Triều Tiên vẫn đang tăng trưởng?

Nguồn:Why the North Korean economy is growing”, The Economist, 27/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp các lệnh trừng phạt, triều đại của Kim Jong Un vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình.

Triều Tiên đã trở nên ngày càng hung hăng trong năm vừa qua. Cái chết thảm khốc vào ngày 19/6 của Otto Warmbier, một sinh viên Mỹ bị Triều Tiên bắt giữ trong hơn một năm và sau đó rơi vào tình trạng hôn mê rồi tử vong, chỉ là sự khiêu khích mới nhất. Triều Tiên đã tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa cứ mỗi hai tuần kể từ đầu năm. Các lệnh trừng phạt của phương Tây và những lời hứa về hành động của Trung Quốc đã không thành công trong việc kiểm soát chương trình hạt nhân của họ. Ít được chú ý nhưng có lẽ đáng ngạc nhiên hơn cả là việc các biện pháp trừng phạt cũng không gây ra nhiều ảnh hưởng lên nền kinh tế Triều Tiên. Mặc dù việc đo lường nền kinh tế đất nước nghèo nàn này vẫn chỉ dựa trên các phỏng đoán, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nền kinh tế này có thể đang tăng trưởng từ 1% đến 5% mỗi năm. Điều gì đã giúp nền kinh tế Triều Tiên bền bỉ như vậy? Continue reading “Tại sao nền kinh tế Triều Tiên vẫn đang tăng trưởng?”

FBI độc lập đến mức nào?

Nguồn:How independent is the FBI?”, The Economist, 13/07/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự độc lập của FBI phụ thuộc nhiều vào lập trường của giám đốc cơ quan này.

“FBI trung thực, FBI mạnh mẽ và FBI đang và sẽ luôn luôn độc lập”, đây là điều được tuyên bố bởi James Fey, một cựu giám đốc của Cục Điều tra Liên bang (FBI), đưa ra trong một buổi điều trần trước quốc hội gần đây. Ông Comey, người đã bị Donald Trump sa thải hồi tháng 5, thừa nhận rằng người đứng đầu FBI có thể bị sa thải vì bất cứ lý do gì hoặc không vì lý do gì. Tuy nhiên, những lời giải thích mâu thuẫn mà Nhà Trắng đưa ra về việc sa thải ông đã khiến nhiều người kết luận rằng quyết định này có động cơ chính trị: ông Comey là người dẫn đầu cuộc điều tra của cơ quan này về các mối liên hệ giữa các cố vấn thân cận của ông Trump với chính phủ Nga. Vậy FBI độc lập đến mức nào? Continue reading “FBI độc lập đến mức nào?”

Chính sách Một Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is the one-China policy?”, The Economist, 14/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc,” Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 3 như vậy. Đó không phải là cách mà Đài Loan nhìn nhận về vấn đề này. Ít nhất, Đài Loan không chấp nhận rằng nó là một phần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, với thủ đô là Bắc Kinh. Vậy tại sao Mỹ lại nói rằng họ ủng hộ chính sách “một Trung Quốc”? Và tại sao các quan chức Đài Loan lại cảm thấy nhẹ nhõm khi Donald Trump, trước đó đã thách thức quan điểm “một Trung Quốc”, lại bày tỏ sự ủng hộ đối với điều này trong một cú điện thoại với người đồng nhiệm Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, vào tháng 2 vừa qua? Continue reading “Chính sách Một Trung Quốc là gì?”

Tại sao xuất bản khoa học cần được cải thiện?

Nguồn:The problem with scientific publishing”, The Economist, 30/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các tạp chí định kỳ là phương tiện chủ yếu để phổ biến tri thức khoa học kể từ thế kỉ thứ 17. Trong ba thế kỷ rưỡi, các tạp chí đã thành lập các quy ước về xuất bản – chẳng hạn như nhấn mạnh vai trò của các bình duyệt độc lập (và thường là ẩn danh) đối với các bản thảo – nhằm mục đích bảo vệ sự nghiêm cẩn của quy trình khoa học. Nhưng các quy ước đó đã gặp phải ngày càng nhiều chỉ trích trong những năm gần đây. Có điều gì sai với việc xuất bản khoa học trên các tạp chí, và làm thế nào để có thể khắc phục được điều đó?

Các vấn đề này bắt nguồn từ thực tế rằng việc xuất bản tạp chí bây giờ đóng một vai trò nằm ngoài mô tả công việc ban đầu của nó: là một chỉ số về năng lực của một nhà nghiên cứu, và do đó là yếu tố quyết định sự nghiệp học thuật của họ. Động lực để họ giữ kín kết quả trong nhiều tháng hoặc nhiều năm cho đến khi nghiên cứu được công bố là cực kỳ mạnh mẽ. Nhưng những sự chậm trễ như vậy có thể thực sự gây ra tổn hại: trong cuộc khủng hoảng Zika, các nhà tài trợ nghiên cứu phải thuyết phục các nhà xuất bản để họ tuyên bố rằng các nhà khoa học sẽ không bị trừng phạt nếu công bố sớm các phát hiện của họ (trước khi bài được xuất bản). Continue reading “Tại sao xuất bản khoa học cần được cải thiện?”

Tại sao Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu trên dãy Himalaya?

Nguồn:Why India and China are facing off over a remote corner of the Himalayas”, The Economist, 09/08/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 18/06/2017, quân đội Ấn Độ hành quân qua biên giới quốc tế để ngăn chặn sự tiến quân của một nhóm lính biên phòng Trung Quốc. Bảy tuần sau, câu hỏi hóc búa đặt ra là họ đã vượt qua đường biên giới nào. Quân Ấn Độ xuất phát từ bang Sikkim; và tranh chấp ở đây là về việc liệu họ đã xâm nhập vương quốc nhỏ bé núi non hiểm trở Bhutan hay là đã tiến thẳng vào lãnh thổ Trung Quốc. Gần một “ngã ba”, nơi các đường biên giới phân tách Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan gặp nhau, quân tiếp viện gồm hàng trăm lính Trung Quốc và Ấn Độ đã phải đối đầu với nhau kể từ thời điểm đó, bị kẹt trong một cuộc đụng độ vì một khoảng đất không có giá trị ở độ cao cây cỏ không mọc được. Ngày ngày báo chí Ấn Độ và Trung Quốc hăm dọa nhau, nhưng các lãnh đạo chính trị và các nhà ngoại giao của họ hầu như không nói chuyện với nhau. Trung Quốc khăng khăng rằng Ấn Độ phải rút quân trước khi bất kỳ cuộc đàm phán về biên giới nào có thể bắt đầu. Làm thế nào mà mọi thứ lại rơi vào cục diện bế tắc cao độ này? Continue reading “Tại sao Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu trên dãy Himalaya?”

Thâm hụt tài khoản vãng lai là gì?

Nguồn:What is a current-account deficit”, The Economist, 07/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu nó có phải là một nguyên nhân để lo lắng hay không?

Các nhà kinh tế học thường lo lắng về thâm hụt tài khoản vãng lai của một quốc gia. Mức thâm hụt này của Thổ Nhĩ Kỳ là khoảng 4% GDP. Năm ngoái, thâm hụt của nước Anh chiếm khoảng 4,5% GDP. Mỹ cũng phải chịu mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn trong nhiều năm. Điều này có ý nghĩa gì, và liệu mọi người có nên lo lắng về nó? Continue reading “Thâm hụt tài khoản vãng lai là gì?”

Các sultan của Malaysia có nhiều quyền lực không?

Nguồn:How powerful are Malaysia’s sultans“, The Economist, 02/02/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đã hai năm kể từ khi vụ bê bối xung quanh 1MDB, một công ty đầu tư nhà nước của Malaysia đã khiến hàng tỷ USD bị đánh cắp, bắt đầu thu hút sự chú ý trên toàn thế giới. Trong suốt thời gian đó, thủ tướng Malaysia, Najib Razak, đã trụ vững tại vị trí của mình bất chấp các tuyên bố rằng gần 700 triệu USD tiền của công ty này đã được chuyển qua các tài khoản ngân hàng của ông. Phe đối lập sợ rằng các cuộc bầu cử được sắp đặt sẵn, đáng ra được tổ chức vào năm 2018 nhưng dự kiến ​​sẽ diễn ra trong năm nay, sẽ trao cho đảng của ông Najib (đảng đã lãnh đạo Malaysia trong 60 năm qua) thêm một nhiệm kỳ cầm quyền khác. Tất cả điều này đã khiến một số người Malaysia tự hỏi liệu các sultan (vua Hồi giáo) của quốc gia này có thể bị thuyết phục để can thiệp hay không. Nhưng họ thực sự nắm được bao nhiêu quyền lực? Continue reading “Các sultan của Malaysia có nhiều quyền lực không?”

Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?

Nguồn:Why is the Japanese monarchy under threat”, The Economist, 02/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất thế giới đang suy yếu dần.

Chế độ quân chủ cha truyền con nối lâu đời nhất trên thế giới không thuộc về nước Anh. Với 1.200 năm, nó chỉ là một đứa trẻ so với gia đình hoàng tộc Nhật Bản. Các sử gia nói rằng Akihito, Nhật hoàng hiện tại (thứ ba từ trái sang trong hình), có tổ tiên là Hoàng đế Jimmu (hậu duệ của nữ thần mặt trời Amaterasu) 2.600 năm trước. Cha của ông, Nhật hoàng Hirohito trong thời chiến tranh gây nhiều tranh cãi, được coi là arahito-gami – một vị thần trong hình dạng con người. Mặc dù có nguồn gốc tổ tiên thần thánh, vị Nhật hoàng thứ 125 của Nhật Bản đang phải chịu đựng nhiều bệnh tật nặng nề của con người: ở tuổi 83, ông sống sót sau khi mắc ung thư tiền liệt tuyến và một cuộc phẫu thuật tim. Ông đã đề nghị được thoái vị dù vẫn có thể thực hiện được các nhiệm vụ của mình, bao gồm việc khai mạc quốc hội và thực hiện các nghi lễ và nghi thức với tư cách là người đứng đầu Shinto, tôn giáo bản xứ của Nhật Bản. Điều đó đã gây ra nhiều lo lắng cho các nhà truyền thống chủ nghĩa. Tại sao họ lại lo lắng? Continue reading “Tại sao chế độ quân chủ Nhật đang bị đe dọa?”

Tại sao mặt các lãnh đạo đối lập Nga có màu xanh?

Nguồn:Why are Russian opposition leaders’ faces turning green?”, The Economist, 10/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các nhà chỉ trích điện Kremlin đang bị tấn công bằng zelyonka, một chất lỏng màu xanh lá cây

Các nhà lãnh đạo phe đối lập Nga chưa bao giờ gặp được điều kiện thuận lợi. Quấy rối, giám sát và bạo lực từ lâu đã là một phần của bối cảnh chung. Nhưng trong những tháng gần đây, họ cũng phải cẩn trọng với những người ủng hộ thân thiết của chính phủ khi những người này sử dụng một loại thuốc nhuộm xanh gọi là zelyonka. Vào tháng 3/2017, Alexei Navalny, nhà chính trị đối lập hàng đầu của Nga, đã bị hắt loại hóa chất này vào mặt (ảnh) trong chuyến công du tại thành phố Barnaul thuộc Siberia. Đầu tháng 5 vừa qua, ông Navalny tuyên bố rằng một cuộc tấn công thứ hai, với zelyonka trộn lẫn cùng một chất khác, đã khiến ông bị mù một phần. (Ông Navalny đã trải qua cuộc phẫu thuật mắt ở Tây Ban Nha, sau khi chính quyền Nga cấp hộ chiếu cho ông lần đầu tiên trong vòng 5 năm.) “Hiện nay trên trường chính trị nước Nga, màu xanh lá cây là màu báo động” chủ bút của Novaya Gazeta, một tờ báo đối lập hàng đầu, cho biết. Zelyonka là gì, và tại sao nó lại biến gương mặt của những người Nga có tư tưởng đối lập chuyển sang màu xanh? Continue reading “Tại sao mặt các lãnh đạo đối lập Nga có màu xanh?”

Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?

Nguồn:What to call Britain’s Conservative party”, The Economist, 01/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng của Theresa May được biết đến với nhiều tên gọi. Những cái tên này đến từ đâu?

Có những gì trong một cái tên? Một tuần trước cuộc tổng tuyển cử của Anh [8/6/2017], các cử tri đã nên có một ý tưởng tương đối rõ ràng về những gì mà các đảng đại diện, ngoại trừ trường hợp của Đảng Bảo thủ, bởi lẽ nhiều người vẫn có thể đang tự hỏi về tên gọi thực sự của đảng này. Họ thường được gọi là đảng viên “Đảng Bảo thủ” (Conservatives), nhưng tuyên ngôn của họ đã được đưa ra dưới tên gọi “Đảng Bảo thủ và Liên hiệp” (Conservative and Unionist Party). Thường xuyên hơn, họ chỉ đơn giản được gọi là “Tory”. Vậy tên gọi nào là chính xác? Continue reading “Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?”

Tại sao mua bán vũ khí toàn cầu đang bùng nổ?

Nguồn:Why the global arms trade is booming”, The Economist, 07/03/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự bất ổn toàn cầu và một cú huých từ các nhà xuất khẩu đã khiến các quốc gia nhỏ tích trữ vũ khí.

Tháng 2/2017, tiểu vương quốc Abu Dhabi đã tổ chức cuộc Hội thảo và Triển lãm Quốc phòng Quốc tế (IDEX), hội chợ vũ khí lớn nhất Trung Đông. Sự kiện kéo dài bốn ngày là một thành công rực rỡ, tiếp đón 1.235 đơn vị tham gia triển lãm và một số lượng lớn các phái đoàn. Vào ngày cuối cùng, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã tuyên bố lượng đặt mua vũ khí trị giá 5,2 tỷ đô la từ các nhà cung cấp bao gồm Pháp, Nga và Mỹ. Sự khát khao của quốc gia vùng Vịnh đối với những khẩu súng lớn không phải là ngoại lệ. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), một tổ chức nghiên cứu chính sách, gần đây đã công bố dữ liệu cho thấy rằng lượng chuyển giao vũ khí hạng nặng giai đoạn 2012-16 đã đạt mức cao nhất so với bất kỳ giai đoạn 5 năm nào kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Vào thời điểm thương mại quốc tế sụt giảm, tại sao thương mại vũ khí toàn cầu lại hoạt động tốt đến vậy? Continue reading “Tại sao mua bán vũ khí toàn cầu đang bùng nổ?”

Thỏa thuận khung về COC có ý nghĩa như thế nào?

Nguồn:What a new agreement means for the South China Sea”, The Economist, 30/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc và ASEAN đồng ý về một “bộ khung” cho một bộ quy tắc ứng xử.

Tranh chấp lâu dài giữa Trung Quốc và các đối thủ ở Biển Đông xoay quanh một xung đột dường như không thể hòa giải: các yêu sách lãnh hải của Trung Quốc chồng lấn với yêu sách của các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Không quốc gia nào muốn chiến tranh; nhưng cũng không ai muốn nhượng bộ. Để giảm nguy cơ xung đột vũ trang và để cho tất cả các bên yêu sách có cơ hội giữ thể diện, bề ngoài dường như các quốc gia này đang đàm phán một bộ quy tắc được thiết kế để điều chỉnh cách ứng xử và quản lý các căng thẳng trong nhiều thập kỷ. Ý tưởng này đã được Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đưa ra vào cuối những năm 1990, sau khi vào năm 1995 Trung Quốc chiếm giữ một rạn san hô mà Philippines đã tuyên bố chủ quyền. Kể từ đó, các cuộc đàm phán đã diễn ra một cách chậm chạp. Nhưng vào ngày 18/05/2017, hai bên đã đồng ý về một thỏa thuận khung cho “bộ quy tắc ứng xử”. Nó sẽ được trình lên các bộ trưởng ngoại giao vào tháng 8, và sẽ tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Cả hai bên đều bày tỏ sự vui mừng về bước tiến này. Nhưng liệu thỏa thuận khung này sẽ có thể dẫn tới bất kỳ điều gì không? Continue reading “Thỏa thuận khung về COC có ý nghĩa như thế nào?”

Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?

Nguồn:Why is Venezuela’s Nicolás Maduro still in power”, The Economist, 11/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc biểu tình đường phố quy mô lớn, một nền kinh tế hỗn loạn và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng cũng không thể lay chuyển quyền lực của vị tổng thống.

Nicolás Maduro, Tổng thống Venezuela, không được nhiều người ủng hộ. Bốn trong số năm người Venezuela nghĩ rằng chính phủ của ông làm việc không hiệu quả. Họ nói đúng. Đất nước của họ, có trữ lượng dầu mỏ đã được chứng minh là nhiều hơn Ả Rập Saudi, dân số chỉ 31 triệu người, và một vị trí địa lý đáng ghen tị, lại đang ở giữa cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất thế giới, với những hàng người xếp hàng mua bánh mỳ theo phong cách Liên Xô, sự thiếu hụt các loại thuốc cơ bản và sự gia tăng đáng chú ý các chỉ số tiêu cực như tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và sốt rét. Lạm phát đang hướng đến mức 2.000% vào năm tới. Đồng nội tệ bolívar chỉ còn 0,8% giá trị so với đồng USD trong năm năm qua. Các chính phủ đang công khai mô tả rằng những động thái gần đây của Tổng thống Venezuela nhằm tiếm quyền của quốc hội dân cử là một mối đe dọa đối với dân chủ và khu vực. Ngay cả những người ủng hộ ông cũng đang vất vả để có thể mô tả về Maduro như là một người có chút sức hấp dẫn. Vậy tại sao ông ta vẫn đang nắm quyền? Continue reading “Tại sao Nicholás Maduro vẫn nắm quyền ở Venezuela?”

Chủ nghĩa đa nguyên là gì?

Nguồn:What is pluralism?”, The Economist, 24/5/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trung tâm nghiên cứu mới đang vật lộn với một ý tưởng lâu đời, nếu không muốn nói là một ý tưởng luôn luôn thời thượng.

Vào ngày 16/5/2017, Aga Khan (trong hình, bên trái), nhà lãnh đạo tinh thần của 15 triệu người Hồi giáo Shia Ismaili, đã khai trương một Trung tâm Đa nguyên Toàn cầu ở Canada. Trung tâm này, mang trong mình chút tính biểu tượng khi được xây dựng tại nơi đã từng là một bảo tàng chiến tranh ở Ottawa, có ý định trở thành một trung tâm nghiên cứu và hội nghị về chủ nghĩa đa nguyên. Nhưng chính xác thì chủ nghĩa đa nguyên (pluralism) có nghĩa là gì? Continue reading “Chủ nghĩa đa nguyên là gì?”

Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?

Nguồn:How Australia has gone 25 years without a recession”, The Economist, 16/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cải cách đã giúp nền kinh tế chịu đựng được các chu kỳ bùng nổ và suy thoái.

Quặng sắt của bang Tây Australia và than của Queensland là trung tâm của sự bùng nổ ngành khai thác mỏ gần đây của Australia, được nhóm lên bởi sự tăng trưởng nóng của ngành sản xuất thép Trung Quốc. Tại đỉnh cao vào khoảng 5 năm trước đây, đầu tư vào khai thác mỏ chiếm đến 9% GDP toàn quốc. Nhưng khi đầu tư bắt đầu giảm vào năm 2013, nợ của Tây Australia đã tăng vọt. Ở mức 6,5%, tỷ lệ thất nghiệp của bang này giờ đây là mức cao nhất của Australia. Nếu theo cùng một mô hình với những cuộc bùng nổ trước đó, tình hình của Tây Australia sẽ lan rộng trên cả nước và kết thúc bằng một cuộc suy thoái toàn quốc. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn nguyên vẹn, kéo dài 25 năm mà không có bất cứ một cuộc suy thoái nào. Làm thế nào Australia đạt được kỳ tích vốn đã thách thức hầu hết các quốc gia giàu có khác? Continue reading “Tại sao kinh tế Australia 25 năm không suy thoái?”

Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?

Nguồn:What is China’s belt and road initiative?”, The Economist, 15/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan & Lê Xuân Thuận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều động cơ đằng sau chính sách đối ngoại chính của Tập Cận Bình.

Vào giữa tháng 5/2017, Tập Cận Bình đã đón tiếp 28 vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ tới Bắc Kinh cho một bữa tiệc mang tính “giới thiệu” nhằm chào mừng sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, chính sách đối ngoại tham vọng nhất của ông. Được bắt đầu vào năm 2013 với tên gọi “Một vành đai, một con đường”, chính sách này liên quan đến việc Trung Quốc bảo lãnh hàng tỷ đô la để đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia dọc theo Con đường Tơ lụa cổ nối liền quốc gia này với châu Âu. Tham vọng này là vô cùng lớn. Trung Quốc đang chi khoảng 150 tỷ đô la mỗi năm ở 68 quốc gia đã tham gia chương trình này. Cuộc họp thượng đỉnh (được gọi là diễn đàn) đã thu hút số lượng lớn nhất các lãnh đạo cao cấp nước ngoài tới Bắc Kinh kể từ Thế vận hội Olympic năm 2008. Tuy nhiên, chỉ có vài nhà lãnh đạo Châu Âu xuất hiện. Phần lớn họ đã phớt lờ những hàm ý trong sáng kiến này ​​của Trung Quốc. Vậy những hàm ý đó là gì và liệu phương Tây có đúng không khi làm ngơ sáng kiến này?

Continue reading “Sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’ của Trung Quốc là gì?”

Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?

Nguồn:Why Somali piracy is staging a comeback”, The Economist, 18/4/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau 5 năm gián đoạn, cướp biển đã bắt năm tàu ​​trong tháng vừa qua.

Từ 2008 đến 2011, vùng biển ngoài khơi Somalia là những con đường vận chuyển đường biển nguy hiểm nhất trên thế giới. Hơn 700 cuộc tấn công vào các con tàu diễn ra trong giai đoạn này. Vào đầu năm 2011, 758 thuyền viên đã bị cướp biển bắt giữ. Cướp biển đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vận tải biển và các chính phủ tới 7 tỷ USD vào năm 2012. Tuy nhiên, đột nhiên, việc cướp bóc bỗng dừng lại. Vụ cướp cuối cùng xảy ra đối với một tàu buôn là vào tháng 5/2012 và tình hình đó kéo dài cho đến bây giờ. Trong tháng vừa qua, đã có 5 vụ bị cướp biển được xác nhận trên Vịnh Aden, bắt đầu từ vụ bắt cóc một thủy thủ đoàn Sri Lanka của tàu chở dầu Aris 13 vào ngày 13/3 (sau đó họ đã được thả ra mà không bị đòi tiền chuộc). Sau 5 năm gián đoạn, nạn cướp biển dường như đã quay trở lại với vùng Sừng Châu Phi. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao cướp biển Somalia đang quay trở lại?”

Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?

Nguồn:Why Catholic priests practise celibacy”, The Economist, 23/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các quy tắc bắt đầu từ thời Trung Cổ.

Trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Đức vào đầu tháng 3/2017, Đức Giáo hoàng Francis đã gợi ý rằng ngài sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cho phép những người đã kết hôn trở thành linh mục. Một sự thay đổi như vậy, dù rất trọng yếu, sẽ là một sự quay trở lại, chứ không phải là một sự tách rời, truyền thống Cơ Đốc trước đó: kinh Tân Ước rõ ràng không có đoạn nào yêu cầu các linh mục phải độc thân. Trong hàng ngàn năm đầu của Công giáo, không phải là chuyện bất thường khi các linh mục có gia đình. Vị Giáo hoàng đầu tiên, Thánh Peter, là một người đàn ông đã lập gia đình; nhiều vị Giáo hoàng thời đầu cũng có con. Vậy làm thế nào mà độc thân lại trở thành một phần của truyền thống Công giáo? Continue reading “Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?”

Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?

Nguồn:What happens now that Britain has triggered Article 50”, The Economist, 29/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây chỉ là sự khởi đầu của một quá trình đàm phán gay go kéo dài – trong đó Anh Quốc sẽ là người có nhiều đòi hỏi hơn.

Theresa May, thủ tướng Anh, đã kích hoạt Điều 50 (Hiệp ước Lisbon), biện pháp pháp lý mà theo đó một quốc gia có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Dự luật cho bà quyền hiến định để thực hiện điều này đã có hiệu lực vào ngày 16/3. Theo các điều khoản của Điều 50, bất kỳ quốc gia nào viện dẫn điều luật này sẽ tự động rời EU sau hai năm, trừ khi 27 quốc gia còn lại đồng thuận gia hạn thời hạn đó. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán mà có thể mất nhiều hơn hai năm để hoàn thành chi tiết. Việc kích hoạt Điều 50 thậm chí không đảm bảo rằng sẽ có một thỏa thuận giữa Anh và phần còn lại của EU: nó đơn thuần chỉ khởi đầu các cuộc đàm phán. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?”

Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?

Nguồn:Why doesn’t China rein in North Korea?”, The Economist, 05/04/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự sụp đổ chế độ ở Triều Tiên sẽ gây ra những vấn đề gai góc cho Trung Quốc.

Triều Tiên chỉ toàn gây rắc rối cho Trung Quốc, quốc gia bảo trợ chính của nước này trên trường quốc tế. Một ngày trước khi ông Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, dự kiến gặp người đồng nhiệm Mỹ của mình tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa hai bên, Kim Jong Un, lãnh đạo CHDCND Triều Tiên, đã ra lệnh tiến hành một cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo khác, thể hiện thái độ khinh thị đối với cả hai vị lãnh đạo, đồng  thời trình diễn khả năng của nước mình cũng như sự sẵn sàng gây rắc rối. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không kiềm chế Triều Tiên?”