Thế giới hôm nay: 23/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga cho biết nguyên nhân của vụ hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu Novoshakhtinsk nằm sát biên giới Ukraine là bị tấn công bởi hai máy bay không người lái. Còn ở Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, ít nhất 20 người đã thiệt mạng bởi tên lửa Nga. Cuộc sống ở thành phố này chỉ mới tương đối trở lại bình thường gần đây. Trong khi đó, tình báo quân sự Anh nói các lực lượng dân quân thân Nga và quân chính quy Nga ở vùng Donbas đang hứng chịu “tỉ lệ thương vong cao khác thường.”

Trong phát biểu trước phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell “cam kết mạnh mẽ” giảm lạm phát, vốn đang ở mức cao nhất 40 năm qua. Ông cũng cho biết cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và phong tỏa vì covid-19 kéo dài sẽ tiếp tục đẩy lạm phát lên cao. Nhưng ông nói kinh tế Mỹ đủ mạnh để “chịu đựng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/06/2022”

Thế giới hôm nay: 20/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ​​sẽ mất thế đa số ở nghị viện, theo kết quả sơ bộ sau khi thùng phiếu đóng vào Chủ nhật. Dù liên minh theo đường lối trung dung của ông vẫn thắng, họ có thể sẽ mất hàng chục ghế trong Quốc hội 577 ghế của Pháp, khiến tổng thống khó thúc đẩy các cải cách hơn.

Nga nói cuộc tấn công vào Severodonetsk ở miền đông Ukraine đang diễn ra như kế hoạch và tuyên bố đã chiếm được khu dân cư Metyolkine ở rìa phía đông thành phố. Trong khi đó tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo cuộc chiến có thể sẽ kéo dài “nhiều năm.” Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước ông “chắc chắn sẽ chiến thắng” khi đi thăm mặt trận phía nam. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/06/2022”

Thế giới hôm nay: 17/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chứng khoán Mỹ sụt giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1994, 3/4 điểm phần trăm, và dự kiến lãi suất mục tiêu tăng lên ít nhất 3% trong năm nay. Dữ liệu lạm phát gần đây đáng lo ngại đã buộc Fed phải hành động.

Ngân hàng Trung ương Anh tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm, đồng thời dự báo tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm mạnh. Họ cũng cho rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên 5,5% vào năm 2025, từ 3,8% hiện nay. Một số nhân vật trong ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng muốn tăng lãi suất nhanh hơn, khoảng 0,5 điểm phần trăm, nhưng với dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm, quan điểm đối lập đã chiến thắng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/06/2022”

Thế giới hôm nay: 16/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ đẩy nhanh nghiên cứu một công cụ mới để giải quyết tình trạng phân mảnh trong khu vực đồng euro, tức hiện tượng lợi suất trái phiếu của một số nước tăng cao hơn nhiều so với các nước khác. Thông báo này được đưa ra tại một cuộc họp đột xuất hôm thứ Tư để “thảo luận về các điều kiện thị trường hiện tại,” sau khi lợi suất trái phiếu của Ý và Tây Ban Nha đạt mức cao nhất nhiều năm qua. Tin này đã giúp xoa dịu thị trường.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất lên 0,75 điểm phần trăm, bước tăng cao nhất kể từ năm 1994. Lãi suất mục tiêu hiện tại của họ nằm trong phạm vi từ 1,50% đến 1,75%. Động thái này đến ngay sau đợt công bố dữ liệu lạm phát đáng báo động vừa qua, mà Fed nói xuất phát từ cuộc chiến ở Ukraine và việc Trung Quốc phong tỏa. Chủ tịch Jerome Powell cho biết Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa vào cuộc họp tiếp theo vào tháng 7. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/06/2022”

Thế giới hôm nay: 14/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nỗ lực giữ lại thế đa số ở quốc hội sau vòng đầu của cuộc bầu cử lập pháp ngày 12 tháng 6 vừa qua. Liên minh trung dung của ông, Ensemble, đạt gần ngang số phếu với liên minh cánh tả cực đoan của Jean-Luc Mélenchon, NUPES. Vòng hai sẽ được tổ chức vào ngày 19 tháng 6.

Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc Nga phạm tội ác chiến tranh ở Ukraine. Tổ chức phi chính phủ này cho biết họ có bằng chứng cho thấy quân Nga đã giết hàng trăm thường dân ở Kharkiv khi pháo kích bừa bãi và sử dụng đạn chùm, một loại vũ khí bị cấm bởi luật pháp quốc tế. Trong khi đó trên thực địa, Nga đã phá hủy cây cầu cuối cùng còn lại nối Severodonetsk với một thành phố khác ở miền đông Ukraine, khiến không còn có thể sơ tán dân thường, một quan chức Ukraine cho biết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/06/2022”

Thế giới hôm nay: 13/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Mỹ đã đạt đồng thuận về một thỏa thuận kiểm soát súng. Đề xuất này sẽ cung cấp nguồn lực cho các bang nhằm ngăn những người bị coi là nguy hiểm không được tiếp cận súng. Nó cũng sẽ tăng tài trợ cho chăm sóc sức khỏe tâm thần và khiến mua súng khó khăn hơn cho người dưới 21 tuổi. Với sự ủng hộ của mười đảng viên Cộng hòa, đề xuất nhiều khả năng sẽ được thông qua tại Thượng viện. Tổng thống Joe Biden cho biết thỏa thuận lẽ ra nên tiến xa hơn, nhưng cũng đủ hàm chứa “các bước quan trọng và đúng hướng.”

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã yêu cầu Mỹ “ngừng bôi nhọ và ngăn chặn Trung Quốc,” đồng thời tuyên bố triển vọng cải thiện quan hệ song phương là tùy thuộc vào thiện chí của Mỹ. Trước đó cũng tại thượng đỉnh Shangri-La ở Singapore, ông Ngụy nói Trung Quốc sẽ “không ngần ngại tiến hành chiến tranh” nếu bất kỳ ai muốn chia tách Đài Loan khỏi đại lục. Đáp lại, người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin cáo buộc Trung Quốc có “cách tiếp cận cưỡng bức và hung hăng hơn đối với yêu sách lãnh thổ của mình.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/06/2022”

Thế giới hôm nay: 10/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ba người đàn ông, gồm hai công dân Anh và một người Maroc, đã bị các lực lượng thân Nga ở Ukraine tuyên án tử hình. Cộng hòa Nhân dân Donetsk, một nước cộng hòa tự xưng tại vùng tranh chấp ở phía đông Ukraine, cáo buộc những người này phạm tội làm lính đánh thuê. Được biết hai người Anh đang phục vụ trong quân đội Ukraine khi bị bắt. Chính phủ Anh yêu cầu đối xử với họ theo luật tù binh chiến tranh.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết “trận chiến tàn bạo” ở Severodonetsk sẽ quyết định số phận của vùng Donbas, tiền tuyến hiện nay của cuộc chiến. Khoảng 15.000 dân thường được cho là vẫn còn mắc kẹt ở Severodonetsk và thành phố Lysychansk gần đó. Trong khi ấy, thị trưởng Mariupol cho biết cứ mỗi dãy nhà bị san phẳng tại đây người ta lại tìm ra 100 xác chết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/06/2022”

Thế giới hôm nay: 09/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc Luhansk của Ukraine cho biết các lực lượng Ukraine hiện chỉ kiểm soát vùng ngoại ô của Severodonetsk, thành phố công nghiệp đang là tiền tuyến trong cuộc chiến tranh với Nga. Ông Serhiy Haidai cho biết thành phố bị pháo kích không ngừng, đồng thời dự đoán Nga sẽ tăng cường bắn phá Lysychansk gần đó.

Thủ tướng Đức Angela Merkel giai đoạn 2005-2021 đã bảo vệ các quyết sách của bà trước Vladimir Putin. Bà Merkel đã bị chỉ trích vì thúc đẩy đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 nhằm kết nối Đức và Nga; bà cho rằng thương mại với Nga “không thể bị bỏ qua.” Bà giữ nguyên quan điểm phản đối kế hoạch đưa Gruzia và Ukraine vào NATO hồi năm 2008, vì làm vậy chẳng khác gì một “lời tuyên chiến”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/06/2022”

Thế giới hôm nay: 08/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói “thế bế tắc không phải là một lựa chọn” trong cuộc chiến tranh với Nga, và Ukraine phải giành lại “toàn bộ” lãnh thổ của mình. Ông cũng cho biết NATO nên mời Ukraine tham gia, dù trước đó chính ông thừa nhận Ukraine không thể trở thành thành viên của liên minh này. Nga kịch liệt phản đối việc Ukraine trở thành thành viên NATO.

Ngân hàng Thế giới hạ 1,2 điểm phần trăm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ 4,1% xuống 2,9%. Báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” của ngân hàng cảnh báo thế giới đang bước vào “thời kỳ tăng trưởng yếu kéo dài và lạm phát gia tăng” sau khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga “làm trầm trọng” suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2022”

Thế giới hôm nay: 07/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Với tỉ lệ 211-148, đảng Bảo thủ đã không đạt đủ phiếu cần để miễn nhiệm ông Johnson khỏi vị trí lãnh đạo đảng. Song nó gây nhiều thiệt hại cho ông. Ít nhất 54 nghị sĩ đảng Bảo thủ đã gửi thư mật để kích hoạt cuộc bỏ phiếu. Một cuộc khảo sát các đảng viên Bảo thủ của trang web ConservativeHome cũng cho thấy đa số ủng hộ việc loại bỏ ông Johnson. Jeremy Hunt, người được coi là ứng cử viên kế nhiệm ông Johnson, đã cho biết sẽ bỏ phiếu chống lại thủ tướng, tương tự là Douglas Ross, lãnh đạo đảng Bảo thủ ở Scotland.

Trong một chuyến công tác hiếm hoi ra ngoài thủ đô Kyiv, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến thăm hai thành phố gần tiền tuyến ở vùng Donbas. Cụ thể, ông đã đến Lysychansk ngay phía nam của Severodonetsk, nơi quân Ukraine đang giao tranh ác liệt, và Soledar. Người Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi bảy cuộc tấn công trên toàn bộ khu vực trong 24 giờ qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/06/2022”

Thế giới hôm nay: 06/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thống đốc Luhansk cho biết Severodonetsk hiện đã bị chia đôi “ít nhiều” giữa quân đội Ukraine và Nga. Có thông tin cho thấy 70% thành phố chiến lược này đã bị Nga chiếm, nhưng Ukraine đã phản công. Trong khi đó, thủ đô Kyiv ghi nhận vài vụ nổ vào đầu giờ sáng Chủ nhật.

Emmanuel Macron nhấn mạnh Vladimir Putin không nên bị “làm nhục” ở Ukraine, dù ông cũng nói tổng thống Nga đã mắc sai lầm “lịch sử” khi xâm lược nước láng giềng. Tổng thống Pháp, người đã dành hàng trăm giờ nói chuyện với Putin, muốn để ngỏ khả năng ngoại giao nhằm kết thúc chiến tranh. Đáp lại, ngoại trưởng Ukraine nói ông Macron có thể làm bẽ mặt nước Pháp và chỉ có “đưa Nga về đúng vị trí của họ” mới đem lại hòa bình. Sau đó, ông Putin đe dọa sẽ tấn công các mục tiêu tới nay chưa bị nhắm đến nếu Mỹ cung cấp cho Ukraine tên lửa tầm xa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/06/2022”

Thế giới hôm nay: 03/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nga cáo buộc Mỹ “cố tình đổ thêm dầu vào lửa” khi hứa viện trợ tên lửa dẫn đường chính xác cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự 700 triệu USD mới đây. Điện Kremlin nói động thái này khiến Ukraine không còn sẵn sàng đàm phán hòa bình. Trước đó vào hôm thứ Tư, Đức cũng cam kết gửi một hệ thống phòng không tiên tiến của mình tới Ukraine. Trong khi đó trên thực địa, quân Nga đã kiểm soát khoảng 70% thành phố công nghiệp Severodonetsk ở miền đông Ukraine, theo thống đốc khu vực. Ở một diễn biến khác, tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố khoảng 200.000 trẻ em Ukraine đã bị cưỡng bức đưa vào lãnh thổ Nga kể từ đầu cuộc chiến.

Tổng thống Joe Biden dự kiến ​​sẽ kêu gọi luật kiểm soát súng nghiêm ngặt hơn trong bài phát biểu của ông vào tối thứ Năm. Đây là phản ứng của ông sau ba vụ xả súng hàng loạt chỉ trong vòng 18 ngày — ở Buffalo, New York; Uvalde, Texas; và Tulsa, Oklahoma – khiến 35 người thiệt mạng. Hiện một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang tìm cách tiến đến một thỏa thuận kiểm soát súng, song việc hầu hết các đảng viên Cộng hòa phản đối đồng nghĩa khó có thể có đột phá nào. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2022”

Thế giới hôm nay: 02/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa tầm xa có tầm bắn 50 dặm (80 km), trong một phần của gói viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD. Để được nhận loại vũ khí này, các quan chức cấp cao của Ukraine đã phải hứa với Mỹ là sẽ không bắn vào bên trong lãnh thổ Nga. Trong một bài viết trên tờ New York Times, Joe Biden cho biết ông không muốn xảy ra chiến tranh giữa NATO và Nga hay có ý định lật đổ Vladimir Putin. Mục tiêu của Mỹ là một Ukraine “dân chủ, độc lập” với các phương tiện đủ để “tự vệ trước hành động xâm lược.”

Quân Nga ngày càng chiếm được nhiều phần của thành phố công nghiệp Severodonetsk ở miền đông Ukraine. Quân đội Ukraine nói Nga đang nã pháo vào các khu vực xung quanh. Hôm thứ Ba, thống đốc tỉnh Luhansk ở miền đông Ukraine cho biết Nga đã bắn trúng một xe bồn chứa đầy axit nitric ở Severodonetsk. Hậu quả là người dân được yêu cầu tìm nơi trú ẩn để tránh nhiễm độc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2022”

Thế giới hôm nay: 01/06/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine sẽ bắt đầu truy tố 80 tội phạm chiến tranh người Nga trong số 600 người bị nước này liệt vào danh sách, theo tổng công tố viên Iryna Venediktova. Bà cũng cho biết Estonia, Latvia và Slovakia sẽ tham gia một cuộc điều tra quốc tế về tội ác chiến tranh vốn được Litva và Ba Lan khởi động từ tháng 3. Trong khi đó, quân Nga tiếp tục tấn công khu vực Donbas ở miền đông và đã chiếm được “khoảng một nửa” thành phố Severodonetsk, theo giới chức địa phương.

Giá dầu tăng sau khi Liên minh châu Âu đồng ý cấm vận một phần đối với dầu Nga. Thỏa thuận tạm thời cho phép dầu đi qua đường ống dẫn nhằm xoa dịu Hungary, quốc gia luôn phản đối lệnh cấm vì nó làm gián đoạn nguồn cung năng lượng của họ. Dù vậy, lệnh cấm vẫn tác động tới 2/3 lượng dầu nhập khẩu của khối từ Nga. Ngoài ra gói trừng phạt còn bao gồm cam kết cắt Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, khỏi SWIFT, một hệ thống chuyển tiền liên ngân hàng. Cuối cùng, EU đồng ý viện trợ 9 tỷ euro (9,7 tỷ USD) cho nền kinh tế Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2022”

Thế giới hôm nay: 31/05/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ sẽ không viện trợ tên lửa tầm xa có thể vươn tới Nga cho Ukraine, trong bối cảnh nước này chuẩn bị gửi gói viện trợ quân sự mới. Trước đó giới chức Ukraine liên tục hối thúc các nước phương Tây viện trợ cho họ các hệ thống tầm xa có thể bắn xa hàng trăm dặm. Trong khi đó, bộ quốc phòng Anh nói Nga đã chịu tổn thất nghiêm trọng về binh sĩ ở các cấp thấp và cấp trung, qua đó làm suy yếu lực lượng của nước này trong tương lai. Bộ trích dẫn “nhiều báo cáo đáng tin cậy về các vụ bất tuân cục bộ trong quân đội,” cùng với sự thiếu kinh nghiệm của các chỉ huy Nga, có thể làm suy giảm tinh thần và kỷ luật quân đội.

Lạm phát năm của Đức lên mức 7,9% trong tháng 5, cao nhất gần nửa thế kỷ qua. Cơ quan thống kê của Đức nói nguyên nhân là do chiến tranh Ukraine làm giá lương thực và năng lượng tăng, lần lượt là 11,1% và 38,3%, kể từ tháng 5 năm 2021. Lạm phát theo năm của Tây Ban Nha cũng tăng trong tháng 5 lên 8,7%, từ mức 8,3 % của tháng 4. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/05/2022”