Việt Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại như thế nào?

Tác giả: Hồ Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Trang, & Trần Ngọc Thơ

Lời mở đầu

Báo cáo World Economic Outlook tháng 10 năm 2018 cho thấy căng thẳng thương mại, với Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là một trong những trung tâm, là một trong những rủi ro lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mặc dù một số phân tích cho rằng Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, một phân tích của FT Confidential Research cho rằng Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh thương mại do mức độ phụ thuộc lớn của nền kinh tế vào xuất khẩu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam, cả về tích cực và tiêu cực. Chúng tôi cũng đưa ra nhìn nhận về quan điểm ứng phó với chiến tranh thương mại của giới lãnh đạo Việt Nam thông qua các phát biểu chính thức của thủ tướng. Cuối cùng, chúng tôi thảo luận một số điểm quan trọng mà Việt Nam cần chú ý trong chiến lược ứng phó với chiến tranh thương mại. Continue reading “Việt Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại như thế nào?”

Bẫy nợ của Tập Cận Bình

Nguồn: Gordon Chang, “Xi Jinping’s Debt Trap“, The National Interest, 16/10/2018.

Biên dịch: Văn Cường

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump – việc áp đặt thuế quan – có khả năng làm rung chuyển nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Tháng 12/2018 đánh dấu dịp kỷ niệm 40 năm ngày diễn ra phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, vốn mang ý nghĩa lịch sử to lớn và được coi là khởi đầu của cái gọi là “thời kỳ cải cách” của Trung Quốc. Như mọi người đều biết, cải cách đã thúc đẩy Trung Quốc vươn tới những tầm cao phi thường.

Tuy vậy, đất nước này đã đạt tới đỉnh cao của mình. Ban lãnh đạo chính trị của Trung Quốc, được dẫn dắt bởi một Tập Cận Bình đầy ý chí, giờ đây đang phủ nhận chính những chính sách theo đường lối cải cách vốn là nguyên nhân dẫn tới sự trỗi dậy đáng ngạc nhiên của nước này. Continue reading “Bẫy nợ của Tập Cận Bình”

Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?”

Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet

Tác giả: Jyrki Lyytikkä & Teemu Hallamaa | Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm giám sát mạng internet mà các nước thiếu dân chủ quan tâm.

Ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có tất cả 1800 camera giám sát cuộc sống hàng ngày của thành phố. Mạng lưới camera giám sát công cộng và tư nhân liên tục cung cấp những hình ảnh chính xác cho dịch vụ đám mây. Luồng hình ảnh được phân tích bằng thiết bị thông minh nhận diện các khuôn mặt.

Huawei đã quảng cáo việc thiết lập hệ thống thông minh cho thành phố một cách an toàn của mình. Tội phạm ở Nairobi gần như đã giảm đi một nửa khi hệ thống này được lắp đặt.  Bên cạnh việc ngăn ngừa và chống tội phạm, việc sử dụng kỹ thuật thông minh cho còn giúp tiết kiệm nước. Ở một số thành phố, các chuyến xe buýt có thể trả tiền vé bằng thiết bị nhận diện khuôn mặt. Hệ thống cũng có thể dùng để giám sát người dân và giúp giảm chống đối về chính trị. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet”

Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Nguồn: Minxin Pei, “The Sino-American Cold War’s Collateral Damage”, Project Syndicate, 19/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được xem như chiến dịch mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu tiếp tục leo thang, “cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ” này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả hai phe tới mức kẻ thắng cuộc (khả năng cao là Mỹ) cũng chỉ giành được một chiến thắng cay đắng.[1]

Nhưng chính phần còn lại của thế giới sẽ phải trả cái giá đắt hơn cả. Trên thực tế, mặc dù ít khả năng xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ đem lại những thiệt hại ngoài dự kiến sâu rộng và nặng nề tới mức gây nguy hại cho tương lai toàn bộ nhân loại. Continue reading “Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung”

Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump

Nguồn: Mari Pangestu, “How to save the world trading system from Trump”, East Asia Forum, 15/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bất chấp kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng lãi suất, dòng vốn chảy vào Mỹ đã làm cho đồng đô la tăng giá so với đa số các đồng tiền chủ chốt.

Những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất là Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước vốn đang gặp khó khăn về tài khóa có nguyên nhân từ bối cảnh chính trị. Brazil, Nam Phi và các quốc gia mới nổi của châu Á cũng bị ảnh hưởng – mặc dù đồng tiền của những quốc gia này giảm giá ở mức thấp hơn trong khoảng 10 đến 12 phần trăm. Và cả đồng nội tệ Australia và Trung Quốc cũng lần lượt giảm giá khoảng 8 phần trăm và 5 phần trăm.

Mức độ giảm giá đồng tiền tại các nền kinh tế khác nhau phản ánh nhận thức của các nhà đầu tư về sự khác biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô nền tảng của những nền kinh tế này, đặc biệt là mức độ thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt ngân sách, cũng như triển vọng chính sách của các nước này. Continue reading “Cách bảo vệ hệ thống thương mại thế giới khỏi Trump”

Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ

Biên dịch: Hương Trà

Đài Loan đang bị “mắc kẹt” trong cuộc chiến tranh thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tình trạng cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc này. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đe dọa nền kinh tế xuất khẩu và phát triển công nghệ của hòn đảo tự trị Đài Loan, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chuỗi cung ứng của Trung Quốc đại lục trong việc tìm kiếm cơ hội xuất khẩu và thâm nhập thị trường, nhất là đối với ngành công nghiệp điện tử và bán dẫn (đang chi phối 25% tổng sản phẩm quốc nội của Đài loan). Một khó khăn nữa là chiến lược song song hai hướng của Bắc kinh nhằm cô lập hòn đảo này về ngoại giao, đồng thời mua chuộc các công ty cũng như những nhân tài Đài Loan nhằm đưa hòn đảo này trở lại là một phần của Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ”

Trump và sự bất mãn đối với đồng đô la Mỹ

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Dollar and its Discontents“, Project Syndicate, 10/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chính sách đơn phương của Tổng thống Donald Trump đang định hình lại thế giới theo nhiều chiều hướng sâu sắc và không thể đảo ngược. Ông ta đang phá hoại quy tắc hoạt động của các tổ chức đa phương. Về phần mình, những quốc gia khác cũng không còn coi nước Mỹ như một đối tác đồng minh đáng tin cậy, và họ cảm thấy phải xây dựng năng lực địa chính trị cho riêng mình.

Hiện tại chính quyền Trump đang làm xói mòn vai trò toàn cầu của đồng đô la. Sau khi tái áp dụng trừng phạt đơn phương lên Iran, chính quyền Trump đang đe dọa xử phạt những công ty có hoạt động kinh doanh với nhà nước Cộng hòa Hồi giáo này bằng cách từ chối không cho họ sử dụng các ngân hàng của Mỹ. Continue reading “Trump và sự bất mãn đối với đồng đô la Mỹ”

Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?

Nguồn: Andrew Ross Sorkin, “The Unknowable Fallout of China’s Trade War Nuclear Option”,  The New  York Times, 09/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt nhân” của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Lâu nay các nhà kinh tế và nhà đầu tư đang cố gắng làm rõ vấn đề: Mỹ và Trung Quốc  sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình ra sao trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này. Ít nhất là cho tới gần đây hầu như mọi dự đoán đều xoay quanh cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa hai bên.

Cho dù trong giả thiết bi quan nhất kiểu “ngày tận thế” của cuộc chiến đó thì một thứ vũ khí vẫn luôn được cho là không tưởng: Là kẻ nắm giữ khoản nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, hơn 1000 tỷ đô la, Trung Quốc sẽ có thể công khai ngừng mua trái phiếu Mỹ – hoặc tệ hơn nữa là  sẽ bán tháo lượng trái phiếu họ đang nắm giữ trên thị trường mở. Continue reading “Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?”

Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?

Nguồn: David A. Andelman, “Trump tariffs only a weak blow to China”, Reuters, 18/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị để chiến thắng mọi kiểu chiến tranh thương mại mà Donald Trump có thể tung ra với một số kế sách đơn giản gói gọn dưới tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền (Autocratic Capitalism).

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Hai, Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ áp 10% thuế lên các mặt hàng xuất khẩu giá trị 200 tỷ đô của Trung Quốc tới Mỹ – một nửa số lượng dự tính trước đây, nhưng được thiết kế để thuyết phục Bắc Kinh hướng tới đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc đến bàn đàm phán, Trump công bố rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm, sau đợt mua sắm Giáng sinh của Mỹ. Continue reading “Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?”

Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Trump’s Currency Confusion Continues”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Donald Trump đã vu khống Trung Quốc về việc định giá đồng nhân dân tệ thấp một cách nhân tạo. Trong thực tế, chính chính sách kinh tế của Trump đang đẩy giá đồng đô la Mỹ – một kết quả có thể nhận thấy bởi bất kỳ cá nhân nào có hiểu biết cơ bản về kinh tế.

Tháng tới, Bộ Tài chính Hoa Kỳ sẽ phải nộp bản báo cáo sáu tháng một lần tới Quốc hội Mỹ về những quốc gia, nếu có, đang thao túng đồng tiền của mình để nhận được lợi thế thương mại không công bằng. Về phía bản thân mình, Tổng thống Trump đang cáo buộc Trung Quốc làm như vậy như ông đã từng làm trong cuộc tranh cử năm 2016. Và có nhiều báo cáo cho rằng Trump đang cố gắng gây tác động đến báo cáo của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Continue reading “Sự bối rối kéo dài của Trump về vấn đề tiền tệ”

Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hiện nay cả nước Trung Quốc đều quan tâm tình hình cọ xát thương mại Trung-Mỹ. Giáo sư Ngụy Kiệt ở Học viện Thương mại Trường Giang cho rằng chiến tranh thương mại Trung-Mỹ chủ yếu có ba vấn đề: 1) Vì sao vào lúc này Mỹ gây ra chiến tranh thương mại? 2) Chiến tranh thương mại Trung-Mỹ có ảnh hưởng gì đối với Trung Quốc? 3) Trung Quốc cần hành động như thế nào?

Dưới đây là ý kiến của GS Ngụy Kiệt.

Vì sao Mỹ gây ra chiến tranh thương mại vào lúc này?

Nhìn bên ngoài là do buôn bán Trung-Mỹ không cân bằng gây ra. Theo Mỹ, năm 2017 Mỹ nhập siêu 400 tỷ USD; theo cách tính của Trung Quốc thì chỉ có 200 tỷ. Cách tính của Mỹ không chính xác, vì có một nửa là các công ty đa quốc gia sản xuất tại Trung Quốc sau đó bán sang Mỹ. Chính phủ Trung Quốc có thái độ tích cực nhằm giảm nhập siêu vào Mỹ, sẵn sàng tăng nhập khẩu nông phẩm và năng lượng từ Mỹ. Nhưng vì sao Mỹ vẫn tiếp tục đánh thuế? Có 4 mục đích thực sự. Continue reading “Chiến tranh thương mại: Hết đạn rồi, Trung Quốc làm gì đây?”

Chính trị tốt, kinh tế tồi

Nguồn: Robert Skidelsky, “Good Politics, Bad Economics”, Project Syndicate, 20/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế xấu sẽ dẫn đến nền chính trị xấu. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự hồi phục khó khăn sau đó đã tạo thuận lợi cho chủ nghĩa chính trị cực đoan. Từ năm 2007 đến 2016, sự ủng hộ dành cho các đảng cực đoan ở Châu Âu đã tăng gấp đôi. Các đảng như Đại hội Quốc gia Pháp (National Rally) tiền thân là Mặt trận Quốc gia (National Front), đảng Sự Lựa chọn cho Nước Đức [Alternative für Deutschland (AfD)], đảng Liên hiệp Italia (Italy’s League), đảng Tự do Áo [Freedom Party of Austria (FPÖ)], và đảng Dân chủ Thụy Điển (Sweden Democrats) đều giành được các bước tiến trong bầu cử hai năm qua. Đấy là còn chưa kể đến Donald Trump hay Brexit. Continue reading “Chính trị tốt, kinh tế tồi”

Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư

Nguồn: Ricardo Hausmann, “The PPP Concerto”, Project Syndicate, 30/04/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có câu chuyện xưa kể rằng có một cuộc so tài giữa hai nghệ sĩ dương cầm. Sau khi nghe người nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn, ban giám đã khảo trao giải ngay cho người thứ hai. Chẳng cần phải nghe thêm, bởi liệu ai có thể chơi tệ hơn người thứ nhất?

Một logic giống như vậy dường như cũng đang được áp dụng cho mô hình đối tác công – tư (PPP) nhằm cung cấp các cơ sở hạ tầng như đường, điện, nước, sân bay hoặc phát triển các khu du lịch lớn. Trên thực tế, việc lắng nghe cả hai thí sinh, và đánh giá điểm mạnh điểm yếu của họ, là vô cùng cần thiết. Continue reading “Lợi và hại của mô hình Đối tác Công – Tư”

Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 2010 tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu chỉ sau Mỹ, và tăng trưởng tiếp với tốc độ nhanh hơn Mỹ. Dư luận bắt đầu bàn về thời điểm kinh tế Trung Quốc sẽ soán ngôi số một. Theo một dự báo của phương Tây, đó là khoảng năm 2030. Nhật báo Kinh tế Trung Quốc ngày 13/12/2017 đưa ra dự đoán lạc quan hơn: trước năm 2028.

Khoảng hơn chục năm nay dư luận Trung Quốc ngày càng bàn thảo sôi nổi về vấn đề vượt Mỹ. Dường như từ sau ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền, một số học giả và viện nghiên cứu chính sách nhà nước Trung Quốc càng hăng hái đưa ra các kết quả nghiên cứu khoa học chứng minh sức mạnh của Trung Quốc trên một số mặt đã vượt Mỹ từ rất sớm. Những công bố đó làm nức lòng dân chúng trong nước, hình thành “Thuyết Trung Quốc vượt Mỹ”. Nhân vật tiêu biểu của thuyết này là Giáo sư Hồ An Cương, một trong các học giả khoa học xã hội uy tín nhất ở Trung Quốc hiện nay. Continue reading “Thực hư chuyện ‘Trung Quốc vượt Mỹ’”

Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Phó Thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ gần đây đã chỉ thị cho Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan chính phủ có liên quan tìm cách kiểm soát các dịch vụ ví điện tử của Trung Quốc như WeChat Pay và AliPay, cũng như các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng bất hợp pháp tại các điểm tham quan thường xuyên có khách du lịch Trung Quốc lui tới. Chính phủ lo ngại rằng việc sử dụng các phương thức thanh toán như vậy, trong đó các giao dịch được thực hiện giữa các tài khoản ngân hàng tại Trung Quốc của khách du lịch và chủ doanh nghiệp, có thể đi vòng qua hệ thống ngân hàng và quy định của Việt Nam, dẫn đến thất thoát nguồn thu thuế và các vấn đề tiềm tàng khác.

Đây là một trong nhiều thách thức mà chính quyền Việt Nam phải xử lý để gặt hái được những lợi ích từ sự gia tăng số lượng du khách Trung Quốc trong khi giảm thiểu các tác động không mong muốn mà họ có thể tạo ra cho đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Trong nửa đầu năm 2018, 2,5 triệu du khách Trung Quốc đã đến Việt Nam, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam. Tuy nhiên, những lợi ích mà du khách Trung Quốc mang lại cho Việt Nam có thể không thực sự lớn như vẻ bề ngoài. Continue reading “Làn sóng du khách TQ gây ra thách thức mới cho VN”

Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0

Nguồn: Alissa Amico, “State Capitalism 2.0”, Project Syndicate, 05/09/2018

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Sự sụp đổ của Bức tường Berlin gần 30 năm trước là một dấu ấn tiêu biểu cho thấy sự rút lui của nhà nước khỏi nền kinh tế toàn cầu, báo hiệu sự thất bại của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Từ nền kinh tế nhà nước chỉ đạo (dirigiste) ở  Pháp đến nhà nước Trung Quốc cộng sản, các quốc gia với các mô hình kinh tế rất khác biệt đã bắt đầu cùng áp dụng một cách tiếp cận chính sách theo hướng tự do (laisez-faire) hơn, dựa trên ý tưởng rằng sự can thiệp của nhà nước càng ít thì càng tốt cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh thoái lui trên toàn cầu của mô hình kinh tế nhà nước và xã hội chủ nghĩa này, một số doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được tư nhân hóa hoàn toàn. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp lớn chủ chốt vẫn nằm một phần trong tay chính phủ, với một đối tác chiến lược tư nhân hoặc các nhà đầu tư tư nhân mua cổ phần thông qua thị trường vốn. Bất kể hình thức của nó là gì, tư nhân hóa không chỉ thể hiện một xu hướng tư duy; nó còn gây ra những hậu quả kinh tế rộng lớn, ít nhất là trên các sàn giao dịch chứng khoán vốn được hồi sinh thông qua việc niêm yết các DNNN ở các nước rất khác nhau như Ý và Ai Cập. Continue reading “Chủ nghĩa tư bản nhà nước 2.0”

Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’

Nguồn: Simon Johnson, “Saving Capitalism from Economics 101”,  Project Syndicate, 31/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Trên khắp nước Mỹ sinh viên đang nhập học tại các trường đại học – và bắt đầu làm quen với môn “Econ 101” (Nhập môn Kinh tế học). Khóa học đại cương này thường được giảng dạy với một thông điệp khiến người ta yên tâm: nếu thị trường được phép làm việc thì những kết quả tốt – chẳng hạn như tăng trưởng năng suất, tăng tiền lương, và nói chung là thịnh vượng chung – chắc chắn sẽ được tạo ra.

Thật không may, như đồng tác giả James Kwak của tôi chỉ ra trong cuốn sách gần đây của ông, Economism: Bad Economics and the Rise of Inequality, Econ 101 quá xa thực tế đến mức nó thực sự có thể bị coi là gây hiểu lầm – ít nhất là trong vai trò một hướng dẫn cho việc hoạch định chính sách hợp lý. Thị trường có thể tốt, nhưng nó cũng rất dễ bị lạm dụng, bao gồm cả những chủ thể nổi bật trong khu vực tư nhân. Đây không phải là một mối quan ngại về mặt lý thuyết; nó đã là trung tâm trong các cuộc tranh luận chính sách hiện tại của chúng ta, bao gồm cả các dự luật mới quan trọng của Hoa Kỳ vừa mới được đề xuất. Continue reading “Sự cần thiết của ‘Chủ nghĩa tư bản có trách nhiệm’”

Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?

Nguồn: Pheakdey Heng, “Are China’s gifts a blessing or a curse for Cambodia?”, East Asia Forum, 29/08/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Campuchia – Trung Quốc, và mối quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ gần gũi như hiện nay. Trung Quốc ngày càng trở thành đối tác kinh tế và ngoại giao quan trọng nhất của Campuchia. Chỉ riêng trong hai năm qua, Campuchia đã ký hơn 30 hiệp định song phương với Trung Quốc.

Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Campuchia trong 5 năm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2017, với tổng giá trị đầu tư đạt 5,3 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn đó. Trong năm 2017, Campuchia đã thu hút 1,4 tỷ USD đầu tư vào tài sản cố định từ Trung Quốc, tương đương 27% tổng giá trị đầu tư vào Campuchia. Continue reading “Tiền Trung Quốc: May mắn hay gánh nặng đối với Campuchia?”