Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’

Nguồn: Farah Stockman, “新加坡式的威权制度比民主制度更好吗?”, New York Times, 24/4/2023.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Các chế độ chuyên chế nhân từ [benevolent autocracies] có mang lại kết quả tốt hơn các chế độ dân chủ hay không? Tôi luôn suy nghĩ về điều này từ mùa hè vừa qua, khi nghe những người Kenya có trình độ giáo dục cao nói với tôi rằng chế độ dân chủ không mang lại sự phát triển kinh tế mà họ đang rất cần. Họ hết lời ca ngợi Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore hiện đại, người chỉ trong vòng một thế hệ đã biến quốc gia-thành phố nghèo khổ của ông thành một trong những xã hội giàu có nhất Trái Đất.

Thử nghĩ xem, năm 1960, GDP bình quân đầu người của Singapore tương đương Jamaica, vào khoảng 425 đô la (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới). Đến năm 2021, GDP bình quân đầu người của Singapore tăng lên đến 72.794 đô la, còn Jamaica chỉ có 5.181 đô la. Thảo nào Lý Quang Diệu đã trở thành một anh hùng của nhân dân. Ở Nam Phi, Lebanon và Sri Lanka, người ta cầu nguyện xuất hiện một Lý Quang Diệu của riêng họ. Continue reading “Rạn nứt trong gia đình Lý Quang Diệu và dấu hỏi về chế độ ‘chuyên chế nhân từ’”

Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi

Tác giả: Hồ Sĩ Quý*

Lời Ban Biên tập: Lý thuyết Hệ thống thế giới hiện đại (Modern World-Systems Theory) mà trong đó, quan niệm về trung tâm và ngoại vi (Core – Peripheral Theory) đóng vai trò là cách tiếp cận chủ yếu, khám phá những quan hệ hiện thực đã kiến tạo nên hệ thống thế giới ngày nay, là một trong những lý thuyết khoa học xã hội đồ sộ nhất thế kỷ 20. Người đề xuất lý thuyết này là Wallerstein, nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ. Continue reading “Immanuel Wallerstein với lý thuyết Hệ thống Thế giới Hiện đại và Trung tâm-Ngoại vi”

Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin

Nguồn: Alexander Gabuev, “Russia ’s reliance on China will outlast Vladimir Putin, says Alexander Gabuev”, The Economist, 18/03/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai

Khi Tập Cận Bình đến Moscow trong chuyến thăm chính thức vào ngày 20 tháng 3, các nghi lễ của Điện Kremlin đã tập trung vào việc thể hiện không chỉ sự tôn trọng đối với vị khách nước ngoài quan trọng nhất mà Nga từng tiếp đón kể từ khi bắt đầu cuộc chiến với Ukraine, mà còn là sự bình đẳng giữa nhà lãnh đạo Trung Quốc và chủ nhà, Tổng thống Vladimir Putin. Tuy nhiên, nghi thức ngoại giao phức tạp này không thể che giấu sự bất cân xứng ngày càng tăng giữa hai nước. Continue reading “Sự phụ thuộc của Nga vào Trung Quốc sẽ còn kéo dài sau thời kỳ Putin”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?

Nguồn: Xi Jinping’s next overseas-lending revolution The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?

Nguồn: Matt Schrader và J. Michael Cole, “China Hasn’t Given Up on the Belt and Road,” Foreign Affairs, 07/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch viện trợ phát triển của Bắc Kinh đã không còn hào nhoáng như trước – nhưng vẫn không kém phần tham vọng.

Sau 10 năm kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), chương trình đầu tư và cơ sở hạ tầng khổng lồ của Bắc Kinh đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Trong những năm đầu thực hiện BRI, hàng chục nền kinh tế mới nổi ở châu Phi, châu Á, và Mỹ Latinh đã hoan nghênh chương trình này, nguyên nhân phần lớn là do cách tiếp cận của Bắc Kinh, đồng ý cho vay mà không áp đặt điều kiện đối với các siêu dự án như cảng container, mạng lưới đường sắt, và các con đập lớn, cùng với nguồn lực tài chính dường như vô hạn của nước này. Hành động cho vay mạnh tay đã khiến Washington và các đối tác dân chủ của họ phải bất ngờ, dẫn đến quan ngại rằng Bắc Kinh đang tạo ra gánh nặng cho các quốc gia khác bằng những khoản nợ không thể trả nổi, đồng thời hỗ trợ tài chính cho những đồng minh chuyên chế của họ. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”

Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu

Nguồn: Edward Alden, “Biden’s ‘America First’ Economic Policy Threatens Rift With Europe,” Foreign Policy, 5/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người châu Âu coi các khoản trợ cấp khổng lồ của Mỹ dành cho xe hơi, năng lượng sạch và chất bán dẫn là mối đe dọa đối với nền kinh tế của họ.

Sau gần hai năm yên bình kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden, những rạn nứt lớn về chính sách kinh tế đang dần xuất hiện giữa Washington và các đồng minh châu Âu. Trừ phi những rạn nứt này được xử lý khéo léo, tầm nhìn của chính quyền Biden về một trật tự kinh tế toàn cầu mới, trong đó Mỹ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở châu Âu và châu Á để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc và Nga, có thể biến thành một trật tự gồm các khối kinh tế cạnh tranh với nhau. Continue reading “Chính sách kinh tế ‘Nước Mỹ trên hết’ của Biden có thể gây rạn nứt với châu Âu”

Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu

Nguồn: Zhou Xiaoming, “Disregard for WTO shows US is a destructive force for the rules-based global economic order,” South China Morning Post, 12/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đạo luật Giảm Lạm phát (Inflation Reduction Act) của Washington, một gói trị giá 430 tỷ USD cung cấp các khoản trợ cấp và tín dụng thuế cho các hàng hóa do Mỹ sản xuất, đang khiến các quốc gia khác – bao gồm cả các đồng minh của Mỹ – phải điêu đứng. Chẳng hạn, Pháp và Đức đang xem xét kiện Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên, động thái mới nhất của Washington chỉ là một ví dụ khác cho việc Mỹ phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu dựa trên luật lệ.

Nhiều thập niên trước, Mỹ đã dẫn đầu việc tạo ra các quy tắc thương mại cho thế giới. Giờ đây, bất ngờ thay, họ lại đang dẫn đầu việc phá hoại chính các quy tắc và thể chế đa phương này. Dù họ yêu cầu các quốc gia khác tuân thủ luật lệ, Washington lại thường xuyên bỏ qua các quy tắc thương mại đa phương không phù hợp với lợi ích của mình. Continue reading “Cựu quan chức Trung Quốc: Mỹ là lực lượng phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu”

‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Putin Is Onto Us,” New York Times, 25/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine, thế giới đang lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều đó là có thể – nhưng hiện tại, tôi cho rằng Putin đang chuẩn bị một loại vũ khí khác. Đó là một quả bom dầu khí mà ông ta đang chế tạo ngay trước mắt chúng ta và với sự giúp đỡ vô tình của chúng ta, và ông ta sẽ kích nổ nó trong mùa đông này.

Nếu ông ta làm vậy, giá dầu sưởi ấm nhà ở và giá xăng sẽ bị đẩy lên trời. Putin hy vọng rằng thất bại chính trị đó sẽ chia rẽ liên minh phương Tây và thúc đẩy nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ, nơi những thành viên ủng hộ Trump của Đảng Cộng hòa và những người cấp tiến đều bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng của cuộc xung đột Ukraine – vội vã tìm kiếm một thỏa thuận với ông chủ Điện Kremlin. Continue reading “‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin”

Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến 

Nguồn: Philipp Fritz, “Deutschland war gestern, jetzt kommt das Europa des Ostens”, WELT, 11/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mặc dù có cơ hội lịch sử Berlin không muốn đảm đương vai trò lãnh đạo.Thay vào đó, các quốc gia Đông Âu đang thế chân vào khoảng trống và trở thành trung tâm mới của lục địa này. Ngoài việc mất quyền lực, điều này còn để lại hậu quả cho nền kinh tế và sự thịnh vượng của nước Đức.

Kaja Kallas (nữ Thủ tướng Estonia – NBT) là “Tương lai của Châu Âu”. Trên mạng xã hội nhiều người bày tỏ sự tin tưởng về điều này. Người ta chia sẻ một bức ảnh của vị Thủ tướng Estonia cùng với Sanna Marin, Thủ tướng Phần Lan. Bên cạnh đó, họ đặt một bức chân dung cựu Thủ tướng Angela Merkel, phía dưới có hàng chữ: “Quá khứ của Châu Âu”. Continue reading “Nước Đức là quá khứ, thời điểm của Đông Âu đã đến “

Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?

Nguồn: “Are sanctions on Russia working?”, The Economist, 25/8/2022

Biên dịch: Phạm Quốc Hào

Những bài học từ kỷ nguyên mới của chiến tranh kinh tế.

Sáu tháng trước, Nga xâm lược Ukraine. Trên chiến trường, một cuộc chiến tranh tiêu hao đang diễn ra dọc theo hàng nghìn km tiền tuyến của sự chết chóc và tàn phá. Ngoài ra, một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra gay gắt, đó là xung đột kinh tế khốc liệt với quy mô chưa từng thấy kể từ những năm 1940. Các nước phương Tây cố gắng làm tê liệt nền kinh tế trị giá 1,8 nghìn tỷ đô la của Nga bằng một  kho vũ khí trừng phạt mới. Hiệu quả của lệnh cấm vận này là chìa khóa cho cục diện cuộc chiến tại Ukraine. Nhưng nó cũng tiết lộ rất nhiều về năng lực của các nền dân chủ tự do trong việc thể hiện quyền lực trên toàn cầu trong giai đoạn từ nay tới cuối những năm 2020 và xa hơn nữa, bao gồm cả việc chống lại Trung Quốc. Một điều đáng lo ngại là cho đến nay cuộc chiến cấm vận vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Continue reading “Các lệnh trừng phạt Nga có hiệu quả không?”

Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga

Nguồn: Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.

Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt. Continue reading “Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga”

Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc

Nguồn: „Keiner lacht hier über Europa“, WELT, 30/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Oleg Vyugin là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới tài chính Nga. Vị cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương và giám đốc điều hành cấp cao giải thích liệu có bất kỳ lựa chọn thay thế nào cho các lệnh trừng phạt hay không, tại sao Moscow cắt giảm khí đốt bán cho châu Âu, giới thượng lưu nghĩ như thế nào về các lệnh trừng phạt, và nơi những người Nga giàu có đang cất giữ tiền của họ.

Khó có ai hiểu rõ lĩnh vực tài chính của Nga hơn Oleg Vyugin. Nhà toán học và kinh tế gia hiện 69 tuổi này là Chủ tịch ban kiểm soát của Sở Giao dịch Chứng khoán Moscow cho đến cuối tháng 6 và, cùng với Gerhard Schröder, tham gia ban kiểm soát công ty dầu khí hàng đầu của Nga Rosneft cho đến giữa năm 2021. Trước đó, vị chuyên gia ngân hàng cũng từng làm Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương, trưởng ban quản lý thị trường tài chính, và thứ trưởng tài chính. Continue reading “Tình hình kinh tế Nga từ góc nhìn một người trong cuộc”

Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử

Nguồn: Minxin Pei, “China can turn debt trap of its own making into historic opportunity,” Nikkei Asia, 24/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh nên “cắt lỗ” và tập trung vào việc lấy lại danh tiếng.

Khi nói đến sự gắn kết của nền kinh tế Trung Quốc với các nước đang phát triển, khía cạnh gây tranh cãi nhất là các chương trình cho vay khổng lồ, thứ đã bơm hàng trăm tỷ USD tiền vay vào các nước nghèo trong vòng 15 năm qua.

Các nhà phê bình đã lên án hoạt động cho vay ở nước ngoài của Bắc Kinh là một hình thức bẫy nợ nham hiểm, sẽ dần biến những nước đi vay thành chư hầu kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay, mặt còn lại của câu chuyện này đã được hé lộ: chính Trung Quốc đang rơi vào cái bẫy nợ mà họ đã đào cho người khác. Continue reading “Trung Quốc có thể biến bẫy nợ do chính họ tạo ra thành cơ hội lịch sử”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF

Tác giả: Huỳnh Tâm Sáng

Việc tham gia vào sáng kiến mới của Mỹ thể hiện khát vọng đạt được lợi ích kinh tế cũng như vị thế vững chắc của Việt Nam trong cấu trúc kinh tế khu vực. Tuy nhiên, sự can dự một cách toàn diện của Việt Nam là không chắc chắn.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khởi động việc thành lập Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF), vốn đã được mong đợi từ lâu, nhằm tăng cường cam kết kinh tế của Washington với các đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Để đạt được mục tiêu đề ra, IPEF tập trung vào “bốn trụ cột” để thúc đẩy các tương tác kinh tế mang tính kết nối, linh hoạt, trong sạch và công bằng với các đối tác trong khu vực. Continue reading “Việt Nam tìm kiếm lợi ích thực dụng từ IPEF”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?

Tác giả: Nghê Nguyệt Cúc | Biên dịch: Vũ Tú Nam

Theo các báo cáo truyền thông, ông Peter Tolstoy, Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, mới đây đã tiết lộ rằng Nga đã rút khỏi Ủy ban châu Âu và bước tiếp theo sẽ là rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì tổ chức này đang phớt lờ các nghĩa vụ của mình đối với Nga. Trước đó, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu tuyên bố sẽ hủy bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc dành cho Nga.

Nga gia nhập WTO năm 2012. Sau 19 năm đàm phán gian khổ, Nga hiện muốn rút khỏi WTO, một mặt là “đòn phản công tự vệ” chống lại “nỗ lực không ngừng” của các nước phương Tây nhằm kiểm soát Nga, mặt khác là do thất vọng với cơ chế của WTO. Kể từ sau khi nổ ra xung đột giữa Nga và Ukraine, Mỹ và các đồng minh liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bao gồm hủy bỏ quy chế tối huệ quốc và đình chỉ tư cách thành viên WTO. Continue reading “Nếu rút khỏi WTO, Nga sẽ làm gì tiếp theo?”

CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa

sách no

Nguồn: Takenori Miyamoto (phỏng vấn), “Invasion of Ukraine will ‘re-imagine’ globalization: BlackRock CEO,” Nikkei Asia, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Toàn cầu hóa, như những gì chúng ta biết, đã kết thúc với việc Nga xâm lược Ukraine bởi vì những lo ngại về chính trị và an ninh đang đóng một vai trò lớn trong quá trình ra quyết định của các công ty, theo lời Larry Fink, Giám đốc điều hành BlackRock, trong cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei.

“Tiếp cận vốn là một đặc ân,” Fink nói về sự cô lập của Nga với thị trường toàn cầu trong thời chiến. Ông lưu ý rằng, sự trỗi dậy của “chủ nghĩa tư bản vì lợi ích của tất cả các bên liên quan” (stakeholder capitalism) đang thúc đẩy các công ty đưa ra các phản ứng của riêng họ trước tình hình. Continue reading “CEO BlackRock: Cuộc xâm lược Ukraine sẽ ‘tái hình dung’ toàn cầu hóa”