AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”

Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ

DA1AAA18-A7D2-4E4A-8132-B3428809BCC5_w640_r1_s_cx0_cy16_cw0

Nguồn: Guonan Ma, “Time to unpeg the renminbi”, East Asia Forum, 29/03/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đã quá lớn để có thể tiếp tục duy trì việc neo đồng nhân dân tệ vào đô la Mỹ, biện pháp từng một thời hữu ích. Đã đến lúc phải bỏ nó đi.

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã mất giá 2,5 phần trăm so với đồng đô la Mỹ trong năm 2014. Đây là lần rớt giá hàng năm lớn nhất kể từ năm 2005, khi Bắc Kinh bắt đầu nới lỏng một cách rụt rè neo tỉ giá gắn chặt với đồng đô la của nó. Gần đây, đồng tiền Trung Quốc đã nhiều lần chạm ngưỡng dưới (weak side) biên độ tỉ giá giao dịch hàng ngày bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) trong việc ra tín hiệu về một tỷ giá đồng đô la Mỹ – Nhân dân tệ ổn định hơn thông qua can thiệp hàng ngày của mình. Continue reading “Đã đến lúc Trung Quốc bỏ neo nhân dân tệ vào Đô la Mỹ”

Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?

spi

Nguồn: Michael Porter, “Why Social Progress Matters,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào sự tiến bộ của nền kinh tế không thôi là chưa đủ. Một xã hội mà thất bại trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công. Tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả người dân (inclusive growth) đòi hỏi cả tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Những cạm bẫy của việc chỉ tập trung vào một mình GDP là rõ ràng nếu nhìn vào các phát hiện của Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) năm 2015 được đưa ra vào ngày 9 tháng 4. Continue reading “Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?”

Sự thao túng tiền tệ của châu Âu

franken-euro-manipulation

Nguồn: Stefan Kawalec, “Europe’s Currency Manipulation,” Project Syndicate, 01/04/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hiệp định Hợp tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) mà Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ hiện đang đàm phán được cho là sẽ thúc đẩy phúc lợi và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả hai nền kinh tế này, cũng như ở các nước khác. Đồng thời, TTIP cũng giúp khôi phục niềm tin vào châu Âu và vào Cộng đồng xuyên Đại Tây Dương. Nhưng có một rào cản lớn trong việc hiện thực hóa những lợi ích đó: đồng euro.

Vấn đề bắt nguồn từ việc thao túng tiền tệ. Trong ba thập niên qua, trên thực tế, Mỹ đã dung thứ cho việc thao túng tiền tệ của các đối tác thương mại lớn của nó ở châu Á, điều đem lại cho họ mức thặng dư thương mại và tài khoản vãng lai lớn bằng cách kìm hãm giá trị tiền tệ. Continue reading “Sự thao túng tiền tệ của châu Âu”

Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?

TPP-Latintelligence

Nguồn: Roger C. Altman & Richard N. Haass, “Why the Trans-Pacific Partnership Matters”, The New York Times, 03/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau năm năm, các cuộc đàm phán do Mỹ dẫn dắt về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận tự do thương mại với 11 quốc gia khác vốn chiếm 40% nền kinh tế thế giới – gần như đã hoàn tất. Bước tiếp theo là Quốc hội cần cho phép  quyền bỏ phiếu đồng ý hay bác bỏ trọn gói đối với thỏa thuận này – quy trình từng được áp dụng cho các hiệp định thương mại gần đây, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1993 và Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ-Hàn Quốc (KORUS FTA) năm 2011.

Nhưng triển vọng của quốc hội đối với cách tiếp cận này – được gọi là Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) hay quyền đàm phán nhanh vì nó không cho phép sửa đổi hoặc cản trở thông qua hiệp định ở quốc hội – đã bị làm mờ đi. Nếu không có nó, hiệp định này sẽ sụp đổ, trở thành nạn nhân của các sửa đổi bất tận. Do đó, cuộc bỏ phiếu sắp tới (của Quốc hội Mỹ về TPA – NHĐ) là tương đương với cuộc bỏ phiếu cho chính TPP. Nếu như không thành công, tác động bất lợi đến an ninh quốc gia của Mỹ sẽ vô cùng lớn. Continue reading “Tại sao Hiệp định TPP lại quan trọng với Hoa Kỳ?”

Sai lầm của trường phái trọng tiền

download

Nguồn: J. Bradford Delong, “The Monetarist Mistake”, Project Syndicate, 30/03/2015.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng là điều quan trọng. Đó là bài học được đúc rút từ cuốn Hall of Mirrors (Phòng gương) của nhà kinh tế học người Mỹ Barry Eichengreen ghi lại diễn tiến hai cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong vòng 100 năm qua: Đại Khủng hoảng (Great Depression, 1929-1933) thế kỷ 20 và Đại Suy thoái (Great Recession) hiện nay mà chúng ta vẫn đang phải vật lộn để phục hồi trong vô vọng.

Eichengreen là người bạn, người thầy và là người bảo trợ của tôi (tác giả của bài viết), và cuốn sách của ông đã để lại trong tâm trí tôi lời giải thích tốt nhất từ trước đến nay về lý do tại sao, trong gần bốn thế hệ qua, các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu và Hoa Kỳ lại đưa ra những biện pháp và cách thức can thiệp nửa vời để đối phó với sự sụp đổ kinh tế mạnh mẽ nhất như vậy. Continue reading “Sai lầm của trường phái trọng tiền”

Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?

asian-infrastructure-investment-bank-800x534

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Will China’s Infrastructure Bank Work?”, Project Syndicate, 06/04/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Khi Trung Quốc khởi xướng một định chế tài chính quốc tế mới trị giá tới 50 tỉ USD là Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), phần lớn các cuộc tranh luận đều tập trung vào những nỗ lực vô vọng của nước Mỹ nhằm ngăn chặn các nền kinh tế phát triển khác tham gia vào ngân hàng này. Có quá ít người chú ý đến việc tìm hiểu xem tại sao việc cho vay phát triển đa phương lại thất bại nhiều như thế, và liệu chúng ta có thể làm gì để tăng cường hiệu quả của hoạt động này hay không.

Có lẽ thành tựu nhất quán nhất của các cơ chế (viện trợ) phát triển đa phương là chúng đóng vai trò như các ngân hàng “tri thức” giúp các khu vực chia sẻ kinh nghiệm, các quy chuẩn chung, và tri thức kĩ thuật với nhau. Ngược lại, thất bại lớn nhất của chúng là việc cấp vốn cho các dự án hoành tráng đem lại lợi ích cho giới tinh hoa hiện thời, nhưng lại không cân nhắc đến các ưu tiên về môi trường, xã hội và phát triển một cách thích đáng. Continue reading “Liệu Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á có thành công?”

Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?

rwcvmb0swcfs3imn

Nguồn: Robert Heller, “The Fed Versus Price Stability,” Project Syndicate, 19/3/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có một sự khác biệt lớn giữa nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là duy trì “giá cả ổn định” – như được đề ra trong Đạo luật Dự trữ Liên bang – và mục tiêu mà Fed tự đề là đạt tỉ lệ lạm phát ở mức 2% một năm. Vậy làm thế nào mà các nhà hoạch định chính sách có thể thay thế mục tiêu thứ nhất bằng mục tiêu thứ hai?

Thuật ngữ “giá cả ổn định” có thể hiểu được mà không cần giải thích: một nhóm hàng hóa sẽ có giá như nhau trong 10, 50, hoặc thậm chí 100 năm kể từ bây giờ. Ngược lại, nếu một nước có tỷ lệ lạm phát hàng năm ở mức 2% trong thời gian 10 năm, những mặt hàng có thể mua được với 100 đô la hôm nay sẽ có giá 122 đô la vào cuối thập kỷ. Sau 100 năm, nhãn giá của những mặt hàng ấy sẽ là một con số rất lớn: 724 đô la. Continue reading “Mục tiêu lạm phát 2% của Fed ra đời như thế nào?”

Tác động của thông tin lên chính sách tiền tệ

nyse026_16x9

Nguồn: Will Hickney, “Currency Wars Fool Few in the Age of Social Media”, YaleGlobal, 03/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bảo Trân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Chiến tranh tiền tệ” đang quay trở lại tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Về lý thuyết, bằng cách hạ giá đồng tiền một cách đáng kể, một quốc gia có thể đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, làm cho các sản phẩm và dịch vụ của mình hấp dẫn khi xuất khẩu, từ đó kích thích tăng trưởng và tạo thêm việc làm. Công cụ đang được sử dụng rộng rãi là QE, hay còn gọi là nới lỏng định lượng, thực chất là in thêm tiền. Giải pháp này được Nhật Bản thử nghiệm vào năm 2001 và được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sử dụng rộng rãi vào năm 2008, chủ yếu nhằm nỗ lực giải quyết tỷ lệ thất nghiệp cao của thị trường lao động Mỹ.

Vào năm 2014, Tạp chí Economist chỉ ra rằng vẫn còn những hoài nghi về chương trình nới lỏng định lượng. Một số người lo ngại “cơn lũ tiền mặt đã khuyến khích những hành vi tài chính thiếu thận trọng và hướng dòng tiền ồ ạt chảy sang các nền kinh tế mới nổi vốn không thể quản lý nổi khối lượng tiền mặt này” và sự phục hồi sẽ chỉ mang tính chất tạm thời cho đến khi “các ngân hàng trung ương bán ra các tài sản mà họ đã tích lũy.” Continue reading “Tác động của thông tin lên chính sách tiền tệ”

Công ty đa quốc gia (Multinational corporations)

multinational-corporations-mncs-2-638

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Các công ty đa quốc gia, hoặc công ty xuyên quốc gia (transnational corporations), là những công ty có hoạt động diễn ra tại hai quốc gia trở lên. Các công ty đa quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Hiện nay, 500 công ty đa quốc gia lớn nhất kiểm soát hơn hai phần ba thương mại thế giới, trong đó phần lớn là các trao đổi được thực hiện giữa các công ty con, chi nhánh của chúng với nhau. Bên cạnh đó, 100 công ty đa quốc gia lớn nhất chiếm khoảng một phần ba tổng số đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu. Tuy nhiên, sự phân bổ của các công ty đa quốc gia không đồng đều, với phần lớn trong tổng số hơn 63.000 công ty đa quốc gia trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu hoặc Nhật Bản. Continue reading “Công ty đa quốc gia (Multinational corporations)”

Đồng euro còn có thể giảm sâu đến đâu?

currency-pairs

Nguồn: Anatole Kaletsky, “How Far will the Euro Fall?”, Project Syndicate, 17/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Nhật Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Suốt 12 năm qua đồng đô la Mỹ lập trần mới gần như mỗi ngày, trong khi đồng euro dường như trượt dốc không phanh thậm chí xuống dưới mức tương đương với đô la Mỹ. Các xu hướng tiền tệ thường được mô tả là khó dự báo nhất so với các biến tài chính khác. Dù vậy những sự kiện gần đây ở thị trường ngoại hối lại lần đầu tiên tỏ ra tương đối dễ lí giải – một điều được hầu như mọi nhà kinh tế học và nhà làm chính sách thừa nhận. Continue reading “Đồng euro còn có thể giảm sâu đến đâu?”

Nới lỏng định lượng là gì?

20101106_fnd001

Nguồn:What is quantitative easing?The Economist, 09/03/2015.

Biên dịch: Đào Quỳnh Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã khởi động chương trình nới lỏng định lượng (Quantitative easing – QE) vốn được chờ đợi từ lâu, bổ sung thêm nhiều khoản nợ công vào số các khoản nợ tư nhân mà nó đã mua trước đây. Tới ít nhất là tháng 9 năm 2016, khối lượng mua vào hàng tháng sẽ tăng từ khoảng 13 tỉ euro (gần 14 tỉ đô la Mỹ) lên đến 60 tỉ euro. ECB chỉ là ngân hàng trung ương mới nhất ủng hộ chương trình nới lỏng định lượng. Hầu hết ngân hàng trung ương của các nền kinh tế giàu có đã bắt đầu in tiền để mua tài sản trong thời kỳ Đại suy thoái, và một số, ví dụ như Ngân hàng Nhật Bản, vẫn đang áp dụng phương pháp này. Nhưng chính xác thì nới lỏng định lượng là gì, và nó hoạt động ra sao? Continue reading “Nới lỏng định lượng là gì?”

Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?

_78104276_40gffz6e

Nguồn: Stephen S. Roach, “Steady on the Renminbi”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Hà Thị Quỳnh Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc chiến tranh tiền tệ đang diễn ra dữ dội trên toàn thế giới, và Trung Quốc đang chịu đựng gánh nặng chủ yếu. Đồng nhân dân tệ đã lên giá đáng kể trong vài năm vừa qua, xuất khẩu đang chùng xuống, và rủi ro về giảm phát đang tăng. Trong hoàn cảnh này, nhiều người gợi ý rằng một sự đảo ngược trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc nhằm làm suy yếu đồng nhân dân tệ là cách giải quyết hợp lý nhất. Đó sẽ là một sai lầm nghiêm trọng.

Thực tế, khi Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu nhằm đảm bảo tăng trưởng liên tục, việc ép giảm giá đồng tiền là điều cuối cùng nước này cần đến. Điều này cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề cho kinh tế toàn cầu. Continue reading “Trung Quốc có nên giảm giá đồng Nhân dân tệ?”

Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro

150105_Open_Europe_Blog_Greece

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “The Costs of Grexit,” Project Syndicate, 28/02/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tuần này (cuối tháng 2), sau những ngày thảo luận căng thẳng, chính quyền mới ở Athens đã đạt được một thỏa thuận với các nước chủ nợ của nó ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bao gồm một gói cải cách cấp tốc và gia hạn chương trình hỗ trợ tài chính thêm 4 tháng. Nhưng dù cả cộng đồng châu Âu đã thở phào nhẹ nhõm, thỏa hiệp này không loại trừ sự cần thiết phải có các cuộc đàm phán cứng rắn hơn nữa về một chương trình hỗ trợ tài chính mới mà các bên sẽ phải đưa ra vào cuối tháng 6.

Trong bất cứ cuộc đàm phán nào, biến số quan trọng nhất ảnh hưởng đến hành vi của các bên chủ chốt, và từ đó ảnh hưởng đến kết quả đàm phán, là cái giá mỗi bên phải trả nếu không đạt được một thỏa thuận chung. Trong trường hợp này, vấn đề là cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro (“Grexit”) – một viễn cảnh được bàn thảo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong suốt quá trình đàm phán gần đây, với nhiều suy đoán đáng kể về lập trường của các bên trong cuộc, đặc biệt là chính phủ Hy Lạp và Đức. Continue reading “Cái giá của việc Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng euro”

Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu?

_80114218_80109225

Nguồn: Daniel Gros, “Why Deflation is Good News for Europe,” Project Syndicate, 11/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Vũ Nhật Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giá dầu thô được xem là chỉ số giá quan trọng nhất trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Hơn 80 triệu thùng được sản xuất (và tiêu thụ) mỗi ngày, và phần lớn sản lượng này được giao dịch trên thị trường thế giới. Vì vậy, mức sụt giảm mạnh của giá dầu thô – từ khoảng 110 USD/thùng năm ngoái xuống còn khoảng 60 USD/thùng hiện nay – đang giúp những nhà nhập khẩu dầu tiết kiệm hàng trăm tỉ đô la. Với Liên minh châu Âu và Mỹ, khoản tiết kiệm thu được từ mức giá dầu giảm tương đương 2-3% GDP.

Với châu Âu, những lợi ích từ giá dầu rẻ có thể còn gia tăng trong tương lai, bởi lẽ các hợp đồng cung ứng khí đốt dài hạn phụ thuộc đáng kể vào giá dầu. Điều này cho thấy một lợi thế khác của châu Âu, nơi giá khí tự nhiên cho đến thời gian gần đây vẫn cao hơn nhiều lần so với ở Mỹ, quốc gia được hưởng lợi từ dầu đá phiến vốn có chi phí khai thác thấp hơn. Continue reading “Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu?”

Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone

Martin-Sutovec-Slovakia-FULL

Nguồn: Alberto Bagnai, Brigitte Granville, Peter Oppenheimer, “The Economic Opportunity of Greece’s Exit”, Project Syndicate, 24/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang Dũng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Dòng đầu tiên trong Hiệp ước Rome 1957—văn bản thành lập cho tổ chức rốt cuộc trở thành Liên minh Châu Âu sau này—“kêu gọi một liên minh mãi bền vững giữa các dân tộc Châu Âu.” Tuy nhiên, quan niệm đó gần đây đang bị đe doạ, bị phá hoại bởi chính giới tinh hoa chính trị Âu Châu, những người đã thiết lập một đồng tiền chung nhưng không quan tâm tới những đường đứt gãy báo hiệu sự đổ vỡ của nó.

Ngày nay, những vết rạn đó đã dần lộ ra và ngày càng tồi tệ hơn bởi cuộc khủng hoảng triền miên của Hy Lạp. Và không ở đâu sự rạn nứt này rõ ràng hơn là trong mối quan hệ giữa Hy Lạp và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Cơ hội kinh tế từ việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone”

Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại

hands_2785083b

Nguồn: George Friedman, “Population Decline and the Great Economic Reversal”, Stratfor, 17/02/2015.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Những tuần vừa qua, chúng ta tập trung sự chú ý vào các nước Hy Lạp, Đức, Ukraine, và Nga. Tất cả đều là những vấn đề nóng bỏng. Nhưng trong mỗi trường hợp, các độc giả muốn tôi chú ý vào điều mà họ coi là khía cạnh ẩn đằng sau và thậm chí mang tính quyết định đối với những vấn đề ấy – nếu không phải bây giờ thì cũng sẽ không bao lâu nữa. Khía cạnh ấy là sự suy giảm dân số và tác động của nó đến những quốc gia kể trên. Lập luận được đưa ra là sự suy giảm dân số sẽ tạo ra những cuộc khủng hoảng ở các nước này và những nước khác, làm suy yếu nền kinh tế và quyền lực quốc gia của họ. Đôi khi chúng ta cần dừng lại và bỏ qua những cuộc khủng hoảng trước mắt để đến với những vấn đề rộng lớn hơn. Hãy bắt đầu với một vài suy nghĩ trong cuốn sách “Thế giới 100 năm tới” (The Next 100 Years) do tôi viết. Continue reading “Suy giảm dân số và sự đảo chiều kinh tế vĩ đại”

Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản

610915599_o

Nguồn: Yuriko Koike, “Thomas Piketty’s Japanese Tour,” Project Syndicate, 01/03/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuốn Capital in the Twenty-First Century (Tư bản trong thế kỷ 21) của Thomas Piketty đã trở thành cuốn sách bán chạy ở Nhật Bản 6 tháng sau khi tạo nên một làn sóng tranh luận tại Hoa Kỳ và Châu Âu. Nhưng sự khác biệt lớn giữa Nhật Bản và các nước phát triển khác ở phương Tây đã làm cho các lập luận của Piketty có thêm những ý nghĩa độc đáo mới, giống như đã từng xảy ra với nhiều món hàng xuất khẩu khác của phương Tây sang đất nước này.

Luận đề cơ bản của Piketty cho rằng nhân tố hàng đầu làm bất bình đẳng gia tăng ở các nước phát triển là sự tích lũy của cải của những người vốn đã giàu có nhờ tỷ lệ lợi nhuận trên vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, Nhật Bản lại có mức độ bất bình đẳng thấp hơn so với hầu hết các nước phát triển khác. Thật vậy, dù từ lâu Nhật Bản đã là một cường quốc công nghiệp, nó vẫn thường được gọi là đất nước cộng sản thành công nhất thế giới. Continue reading “Lý thuyết của Piketty và trường hợp Nhật Bản”

Bài toán khí đốt của Putin

pipeline29

Nguồn: Paul R. Gregory, “Putin’s Gas Problem”, Project Syndicate, 26/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà quan sát Nga hiện đang tập trung vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Ukraine, nhằm tìm cách mổ xẻ những ý định của Tổng thống Vladimir Putin tại đây. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra – điều sẽ gây nên những hậu quả lâu dài sâu sắc cho châu Âu và cho khả năng gây áp lực lên lục địa này của Putin.

Cuối tháng 12 vừa qua, công ty khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và một công ty đường ống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” mới này là sự thay thế cho “Dòng chảy phương Nam” – đường ống từ Nga sang Bulgaria qua Biển Đen – một dự án mà Điện Kremlin đã hủy bỏ cũng trong tháng 12 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU sau sự kiện Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Continue reading “Bài toán khí đốt của Putin”

Sự lên ngôi của các chính sách tiền tệ trái lệ

monetary-policy

Nguồn: Nouriel Roubini, “An Unconventional Truth”, Project Syndicate, 01/02/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ai nghĩ rằng sáu năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn các nền kinh tế phát triển vẫn sẽ bơi trong nồi súp chữ cái các chính sách tiền tệ trái lệ – ZIRP, QE, CE, FG, NDR và U-FX Int? Trước năm 2008, không có ngân hàng trung ương nào cân nhắc đến bất kỳ biện pháp nào như vậy: ZIRP – zero interest rate policy (chính sách lãi suất 0%), QE – quantitative easing (nới lỏng định lượng), CE – credit easing (nới lỏng tín dụng), FG – forward guidance (định hướng thị trường tiền tệ), NDR – negative deposit rate (lãi suất tiền gửi âm), U-FX Int – unlimited foreign exchange intervention (can thiệp không hạn chế vào tỉ giá hối đoái). Ngày nay, những biện pháp này lại trở thành phần chủ yếu trong bộ công cụ của người làm chính sách. Continue reading “Sự lên ngôi của các chính sách tiền tệ trái lệ”