#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?

Bundesarchiv_DVM_10_Bild-23-61-17,_Untergang_der_-Lusitania-

Nguồn: G. Edward Griffin, “Sinking Lusitania”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 12.

Biên dịch: Phạm Thị Thu Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Vai trò của J.P. Morgan trong việc cấp những khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến I; việc những khoản vay này gặp rủi ro vào thời điêm Đức gần như chắc chắn chiến thắng; việc từ bỏ một con tàu Anh và hy sinh những hành khách Mỹ – một chiến lược để kéo Mỹ vào cuộc chiến; Sử dụng tiền thuế của người dân Mỹ để trả cho các khoản vay.

Nguồn gốc của Thế chiến I thường được quy cho sự kiện Hoàng tử Francis Ferdinard của Đế chế Áo- Hung bị ám sát bởi một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục đối với nước Áo nhưng chưa đủ là lý do để đưa thế giới lún sâu vào một cuộc xung đột chết chóc khiến hơn 10 triệu người bị chết và 20 triệu người bị thương. Trẻ con trong tuổi đi học ở Mỹ được dạy rằng Chú Sam nhảy vào cuộc chiến “để làm thế giới an toàn hơn cho dân chủ”. Nhưng như chúng ta sắp thấy sau đây, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những người mang những mục tiêu ít tính lý tưởng hơn nhiều. Continue reading “#202 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 12): Tại sao Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I?”

#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ

this_one_142662286

Nguồn: Alan Wheatley (2013). “Chapter one: The origins and use of currency power”, Adelphi Series, 53:439, pp. 17-44.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Khía cạnh kinh tế chính trị của quan hệ tiền tệ quốc tế

“Các cường quốc đều có những đồng tiền vĩ đại”

                                                                   Robert Mundell

Khả năng triển khai sức mạnh về quân sự, kinh tế và tiền tệ là một đặc điểm tiêu biểu của những quốc gia hàng đầu. Mỗi một khía cạnh của sức mạnh đều tăng cường cho những khía cạnh còn lại. Chẳng phải ngẫu nhiên khi mà khoảng 150 năm trở lại đây, đất nước nào có đồng tiền thống trị thế giới cũng là quốc gia có lực lượng hải quân hùng hậu nhất. Continue reading “#198 – Nguồn gốc và cách thức vận dụng sức mạnh tiền tệ”

#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh

rothschild

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Rothschild Formula”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 11.

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Sự trỗi dậy của gia tộc Rothschild ở châu Âu; truyền thống của các nhà tài chính trong việc thu lợi từ cả hai phía của xung đột vũ trang; công thức chuyển chiến tranh thành nợ và chuyển nợ quay ngược lại chiến tranh.

Cho đến giờ chúng ta đã theo sát các nhà khoa học chính trị và tiền tệ trong chủ đề về tiền cùng với lịch sử thao túng nó. Bây giờ ta sẽ vòng lại một chút dọc theo con đường song song để xem xét cùng khung cảnh lịch sử đó dưới một góc độ khác. Continue reading “#196 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 11): “Công thức Rothschild” giúp trục lợi từ chiến tranh”

#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực

business-comment_04_temp-1338448209-4fc71951-620x348

Nguồn: Walter Mattli (2000). “Sovereignty Bargains in Regional Integration”, International Studies Review, Vol. 2, No. 2, pp. 149-180.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Giới thiệu

Mô hình nhà nước Westphalia thường được định nghĩa là một hệ thống quyền lực chính trị dựa trên lãnh thổ và quyền tự trị. Tính lãnh thổ hàm ý rằng quyền lực chính trị được xác định dựa trên một không gian địa lý nhất định, và quyền tự trị có nghĩa là không một chủ thể bên ngoài nào có thể có quyền lực trong biên giới của một quốc gia (Krasner 1990: 115 – 116). Như Stephen Krasner (1990) đã chỉ ra gần đây, những sự xâm phạm chống lại mô hình Westphalia – thông qua các hiệp định, giao ước, cưỡng ép, hay áp đặt – đã trở thành một đặc điểm lâu bền của môi trường quốc tế.[1] Continue reading “#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực”

#188 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.10): Cơ chế tạo ra tiền của Cục Dự trữ Liên bang

backsdone-notfront1

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Mandrake Mechanism”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 10.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Phương pháp Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ tạo ra tiền từ con số không; khái niệm cho vay nặng lãi là tiền lãi từ những khoản nợ không có thật; nguyên nhân thật sự của thứ thuế ẩn gọi là lạm phát; cách Cục Dự trữ Liên bang tạo ra những vòng tuần hoàn bùng nổ – suy thoái của nền kinh tế.

Trong những năm của thập niên 1940, có một nhân vật truyện tranh vui trên báo tên là Nhà ảo thuật Mandrake. Chuyên môn của ông là tạo nên mọi thứ từ hư không và làm chúng biến mất vào hư không ở thời điểm thích hợp.  Điều đó giống với quá trình sắp được miêu tả trong chương này, vì thế quá trình này được đặt theo tên của ông. Continue reading “#188 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.10): Cơ chế tạo ra tiền của Cục Dự trữ Liên bang”

#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Secret Science”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 9.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Tóm tắt lịch sử của hoạt động dự trữ bắt buộc; kỷ lục về gian lận, bùng nổ, phá sản, hỗn loạn kinh tế; sự hình thành của Ngân hàng Trung ương Vương Quốc Anh, ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới vốn trở thành mô hình của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên”

#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng

Nguồn: G. Edward Griffin, “Fool’s Gold”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 8.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Lịch sử tiền giấy – loại tiền không được đảm bảo ngang giá trị với kim loại quý và công chúng bị ép buộc sử dụng bằng quy định luật của chính phủ; sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng dựa trên dự trữ theo tỷ lệ ngày nay vốn dựa vào việc phát hành một số lượng lớn các biên lai cho vàng nhiều hơn số lượng vàng mà ngân hàng nắm giữ để đảm bảo cho chúng. Continue reading “#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng”

#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Barbaric Metal”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 7.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính:Lịch sử và sự tiến hóa của đồng tiền; sự xuất hiện của vàng với tư cách là nguồn cung tiền phổ quát; những nỗ lực của chính phủ trong việc qua mặt người dân bằng cách cắt rìa hoặc hạ thấp giá trị tiền xu vàng; thực tế rằng hệ thống tiền tệ không phụ thuộc vào số lượng vàng nhiều hay ít, và rằng “[in] nhiều tiền hơn” không có nghĩa là phải cần nhiều vàng hơn. Continue reading “#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ”

#167 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.6): Xây dựng Trật tự Thế giới Mới

Nguồn: G. Edward Griffin, “Building the New World Order”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 6.

Biên dịch: Nguyễn Đức Chánh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Trò chơi Giải cứu đã được kiểm tra lại và cho thấy không chỉ là một phương tiện được dùng vào việc lấy tiền từ những người nộp thuế để bù vào chi phí của những khoản vay xấu; cuộc chơi cuối cùng được tiết lộ như là nhằm sáp nhập các quốc gia vào một chính phủ toàn cầu; sự hé mở của chiến lược đã từng được áp dụng cho Panama, Mexico, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Đông Âu và Nga. Continue reading “#167 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.6): Xây dựng Trật tự Thế giới Mới”

#163 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 5): Lý do ra đời IMF và WB

Nguồn: G. Edward Griffin, “Nearer to Heart’s Desire”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 5.

Biên dịch và Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Cuộc họp năm 1944 tại Bretton Woods, New Hampshire, nơi những nhà xã hội có ảnh hưởng nhất thế giới thành lập Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới như là những cơ chế nhằm loại bỏ vàng khỏi nền tài chính thế giới; chương trình nghị sự được che giấu của IMF/Ngân hàng Thế giới là việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế giới; vai trò của Cục Dự trữ Liên bang trong vấn đề này. Continue reading “#163 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 5): Lý do ra đời IMF và WB”

#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)

marx_engels2

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics 

Marx trong đời thường: Một thất bại buồn thảm

Engels đã phải chờ cho tới thế kỷ 20 trước khi những tác động của Marx có ảnh hưởng. Năm 1883, nó mới chỉ là sự hoang tưởng tự đại. Tại thời điểm ông qua đời, Marx gần như là một người bị lãng quên. Chỉ có chưa đến hai mươi người tới dự đám tang của ông. Ông đã không nhận được sự tiếc thương từ những người công nhân thợ mỏ ở Siberia, như Engels từng nói, chỉ một số ít người còn nhớ Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, chứ chưa nói gì đến Tư bản. Continue reading “#162 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (Phần 2)”

#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Karl Marx Leads a Revolt Against Capitalism”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 64-104 (Ch. 3).

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics 

Jenny! Nếu linh hồn của chúng ta có thể hòa quyện cùng nhau, thì anh có thể bất chấp mà đấm thẳng vào bộ mặt của thế gian, rồi sải bước qua đống đổ nát như một đấng tạo hóa!

Karl Marx nói với hôn thê của mình (Wilson 1940)

Karl Marx sở hữu tố chất thiên tài đầy ma lực để biến đổi thế giới hiện đại.

Saul K. Padover (1978)

Nếu nghiên cứu của Adam Smith là khởi thủy của kinh tế học hiện đại thì Karl Marx là nơi kết thúc của nó. Nếu triết gia người Scotland là nhà sáng lập vĩ đại của tự do kinh tế, thì nhà cách mạng Đức là người hủy diệt vĩ đại của nó. Continue reading “#161 – Karl Marx dẫn đầu cuộc nổi dậy chống lại chủ nghĩa tư bản (P1)”

#156 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.4): Các quỹ tín dụng và bong bóng nhà đất

Nguồn: G. Edward Griffin, “Home, Sweet Loan”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 4.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương trước của cuốn The Creature from Jekyll Island

CHƯƠNG 4: NHÀ Ở, MÓN NỢ NGỌT NGÀO

Nội dung chính: Lịch sử sự can thiệp của chính phủ ngày càng tăng trong ngành bất động sản, việc bóp nghẹt các lực lượng thị trường tự do trong ngành bất động sản dân dụng; cuộc khủng hoảng xuất hiện sau đó trong ngành quỹ tín dụng; sự giải cứu ngành này với khoản tiền từ thuế của người dân. Continue reading “#156 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.4): Các quỹ tín dụng và bong bóng nhà đất”

#152 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.3): Các vụ giải cứu ngân hàng và công ty trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: G. Edward Griffin, “Protectors of the Public”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 3.

Biên dịch và Hiệu đính: Khương Dư Kim

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

CHƯƠNG 3: NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ CÔNG CHÚNG

Nội dung chính: Trên thực tế, trò chơi Giải cứu đã được áp dụng với Penn Central, Lockheed, thành phố New York, Chrysler, Ngân hàng Commonwealth Bank of Detroit, Ngân hàng First Pennsylvania Bank, Continental Illinois; và bắt đầu từ năm 2008, hầu như tất cả các ngân hàng lớn, AIG, các công ty sản xuất ô tô, và thậm chí là ngân hàng của các quốc gia khác cũng được áp dụng trò chơi này. Continue reading “#152 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.3): Các vụ giải cứu ngân hàng và công ty trong lịch sử Hoa Kỳ”

#147 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.2): Nghiệp vụ ngân hàng chuyển lỗ sang người đóng thuế

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Name of the Game is Bailout”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 2.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Bài liên quan: Quái vật đảo Jekyll (Chương 1)

CHƯƠNG 2: TÊN CỦA TRÒ CHƠI LÀ GIẢI CỨU

Nội dung chính: Hình ảnh khán giả đang dự khán một sự kiện thể thao là một cách so sánh để giải thích những quy tắc mà theo đó người đóng thuế phải chịu chi phí cho việc giải cứu các ngân hàng khi các khoản cho vay trở thành nợ xấu. Continue reading “#147 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.2): Nghiệp vụ ngân hàng chuyển lỗ sang người đóng thuế”

#143 – Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Journey to Jekyll Island”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 1.

Biên dịch và Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn sách

Lời giới thiệu: Kể từ hôm nay, Nghiencuuquocte.net sẽ lần lượt giới thiệu tới bạn đọc 26 chương của cuốn sách “The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve” (5th edition, 2010). Đây là một cuốn sách thú vị, đã được cập nhật qua 5 phiên bản và tái bản 14 lần. Cuốn sách nói về bản chất và vai trò của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và giới tài phiệt ngân hàng trong các thăng trầm lịch sử kinh tế – chính trị của Hoa Kỳ và thế giới trong suốt một thế kỷ qua. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng cám ơn một độc giả hảo tâm đã giúp cung cấp tư liệu cho việc biên dịch cuốn sách này.  

Continue reading “#143 – Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)”

#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro

Nguồn: Paul De Grauwe (2013). “The Political Economy of the Euro”, Annual Review of Political Sciences, 16, pp. 153–170.

Biên dịch: Bùi Thu Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

Tình trạng khủng hoảng của các nước khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định được đưa ra khi thành lập khối này. Quyết định tạo lập một liên minh tiền tệ được thúc đẩy bởi những mục đích chính trị mà không cân nhắc đến khía cạnh kinh tế của liên minh tiền tệ. Lãnh đạo của các quốc gia đã không thấy được những điều kiện kinh tế cần thiết cho một liên minh tiền tệ vững mạnh, và cũng không nhận ra những bất ổn tồn tại trong chính liên minh mà họ tạo lập. Họ cũng cho thấy một sự thiếu hiểu biết đáng quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ công của các nền kinh tế trong năm 2010. Họ đã nhìn nhận sai vấn đề và đưa ra những quyết định tai hại khiến cuộc khủng hoảng càng thêm trầm trọng. Bài viết này sẽ giải thích những sai lầm đó và kết luận bằng một vài khuyến nghị nhằm giải cứu đồng Euro.
Continue reading “#133 – Kinh tế chính trị của đồng Euro”

#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển

Nguồn: Mark Skousen (2007). “From Smith to Marx: The Rise and Fall of Classical Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 46-63.

Biên dịch và Hiệu đính: Viện Chiến lược Phát triển

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Có tài nhưng ngoan cố, David Ricardo đã lái bánh xe khoa học kinh tế đi chệch hướng theo con đường mà sau đó nó đã được một người ngưỡng mộ ông, có tài và ngoan cố không kém là John Stuart Mill, đẩy tới mức gây bối rối hơn.

(William Stanley Jevons, (1965, li)

Thời kỳ giữa Adam Smith và Karl Max được đánh dấu bởi cả sự chiến thắng tưng bừng cũng như sự thất bại thảm hại của kinh tế học. Hai đại diện của trường phái ủng hộ tự do kinh tế nước Pháp, Jean-Baptiste Say và Frederic Bastiat, đã phát triển mô hình Smith lên mức cao hơn nhưng đã không tồn tại được lâu dài do mô hình cổ điển của Thomas Robert Malthus, David Ricardo, và John Stuart Mill đã đưa kinh tế học lâm vào tình trạng bế tắc. Chương này sẽ kể về câu chuyện ảm đạm này. Continue reading “#130 – Từ Adam Smith tới Marx: Sự thăng trầm của kinh tế học cổ điển”

#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

euro-crisis-and-america-76496

Nguồn: Philip R. Lane (2012). “The European Sovereign Debt Crisis”, Journal of Economic Perspectives, Vol. 26, No. 3 (Summer), pp. 49–68.>>PDF

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp[1]

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc;  #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Ngay từ đầu, năng lực chống đỡ những cú sốc vĩ mô và tài chính tiêu cực của các nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu đã được xác định là thử thách chính đối với sự thành công của đồng tiền chung này (chẳng hạn trong tạp chí này, xem Feldstein 1997; Wyplosz 1997; Lane 2006). Thông qua việc bỏ đi lựa chọn làm mất giá đồng tiền quốc gia, một cơ chế truyền thống để điều chỉnh sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia đã bị loại bỏ. Hơn nữa, khu vực đồng euro không giống với mô hình khối “liên minh đô-la” của Mỹ trên nhiều khía cạnh mấu chốt, bởi vì liên minh tiền tệ (châu Âu) không đi kèm với mức độ liên minh ngân hàng hoặc liên minh tài khóa đáng kể. Thay vào đó, việc giữ lại trách nhiệm quốc gia đối với các quy định tài chính và chính sách tài khóa được cho là khả dĩ hơn. Continue reading “#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu”

#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20

Nguồn: Mark Skousen (2007). “A Turning Point in Twentieth-Century Economics” in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 163-190.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan:  Các chương khác của cuốn The Big Three in Economics

Kinh tế học Keynes là … đòn chí mạng nhất mà quyền lực của kinh tế học chính thống phải hứng chịu

– W.H. Hutt (1979,12)

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc cách mạng Keynes đã càn quét qua toàn bộ giới kinh tế học. Đã có hai nhân tố tạo ra bầu không khí sôi sục này. Thứ nhất, ảnh hưởng sâu sắc và rộng lớn của cuộc đại khủng hoảng dường như đã chứng minh sự có lý của quan điểm Keynes – Mác khi cho rằng bản thân chủ nghĩa tư bản thị trường vốn dĩ bất ổn và rằng thị trường có thể bị sa lầy tại mức cân bằng thất nghiệp một cách vô hạn định. Continue reading “#80 – Bước ngoặt trong kinh tế học thế kỷ 20”