#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?

Nguồn: Sam Wilkin (2011). “Can Bad Governance be Good for Development?”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 53, No. 1, pp. 61-76.

Biên dịch: Nguyễn Thị Quỳnh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc quản trị tốt vô cùng cần thiết đối với sự phát triển kinh tế cho đến gần đây được xem như lẽ phải thông thường. Ví dụ năm 2002, một nghiên cứu của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) khẳng định rằng “không có sự quản trị tốt, không thể thúc đẩy phát triển.”[1] Năm 2004, Robert Guest – biên tập viên khu vực châu Phi của tờ Economist viết rằng “hầu hết các cuộc chiến tranh ở châu Phi đều do chính phủ yếu kém…Sự quản trị yếu kém cũng là lí do giải thích tại sao châu Phi lại nghèo như vậy”.[2] Thậm chí Milton Friedman, người ủng hộ cho xu hướng tự do hóa thị trường, sau đó cũng tán thành chủ thuyết quản trị tốt: “Tôi đã sai. Hóa ra nền pháp quyền có lẽ còn quan trọng đối với phát triển hơn cả tư nhân hóa.”[3]  Continue reading “#78 – Quản trị kém có lợi cho phát triển hay không?”

#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Nguồn: Devesh Kapur (1998). “The IMF: A Cure or a Curse?” Foreign Policy, No. 111 (Summer), pp. 114-129.>>PDF

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

Vào tháng 11 năm 1996, một ấn phẩm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa tin về một hội nghị ở Jakarta do IMF tài trợ đã loan báo rằng “các điều kiện cơ bản lành mạnh của ASEAN là tín hiệu tốt cho sự phát triển bền vững.” Ấn phẩm nhấn mạnh rằng thông điệp chính của Hội nghị là “khu vực này đã sẵn sàng kéo dài thành công của mình sang thế kỷ 21, và các chính phủ ở đây vẫn tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình này …. Niềm tin của những thành viên tham dự … bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản vững mạnh tại khu vực này; từ truyền thống, và cam kết của các nước ASEAN trong việc phân bổ đầu tư hiệu quả; và từ niềm tin phổ biến rằng môi trường bên ngoài sẽ tiếp tục thuận lợi.” Continue reading “#52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?”

#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó

Nguồn: Mark Skousen (2007). “John Maynard Keynes: Capitalism Faces Its Greatest Challenge”, in M. Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 133-162.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Tôi hy vọng một nghìn năm kể từ thời kỳ 1920-1970 sẽ là khoảng thời gian cho những nhà viết sử. Nó khiến tôi phát cuồng khi nghĩ về nó. Tôi tin rằng nó sẽ khiến những nguyên lý nghèo nàn của tôi, với rất nhiều người bạn nghèo nàn, trở thành trang giấy lộn.[1]

 – Alfred Marshall (1915) 

Keynes không phải là người theo chủ nghĩa xã hội, ông đến để cứu chủ nghĩa tư bản, không phải để chôn nó. . .  Trong lịch sử khoa học xã hội chưa từng có thành tựu nào tương tự như của Keynes.

 – Paul Krugman (2006)

Hệ thống tự do tự nhiên tư bản chủ nghĩa vốn được sáng lập bởi Adam Smith, điều chỉnh bởi cuộc cách mạng lãi suất và đã được cải tiến bởi Marshall, Fisher và những người Áo, đang trong tình trạng khó khăn triền miên. Continue reading “#44 – John Maynard Keynes: Chủ nghĩa tư bản đối mặt với thách thức lớn nhất của nó”

#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776

adamsmith

Nguồn: Mark Skousen (2007). “Adam Smith Declares an Economic Revolution in 1776” (Chapter 1), in Mark Skousen, The Big Three in Economics: Adam Smith, Karl Marx, And John Maynard Keynes (New York: M.E.Sharpe), pp. 3-45.

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Hà

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn The Big Three in Economics

Adam Smith là một nhà cách mạng và cấp tiến trong thời đại của ông – giống như những người truyền bá lý thuyết tự do kinh tế trong thời đại của chúng ta.

–Milton Friedman (1978, 7)

Lịch sử kinh tế học hiện đại được bắt đầu từ năm 1776. Trước thời điểm này, 6.000 năm lịch sử đã trôi qua mà không lưu lại bất kỳ một tác phẩm xuất bản nào có ảnh hưởng mạnh mẽ cho hậu thế về một chủ đề đã từng chi phối mỗi phút giây trong cuộc sống của con người hàng ngày kể từ lúc bắt đầu thức giấc. Continue reading “#25- Tuyên ngôn của Adam Smith về cuộc cách mạng kinh tế năm 1776”

#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc

OB-XG630_bowrin

Nguồn: Corning, Gregory (2000). Managing the Asian Meltdown: The IMF and South Korea. Institute for the Study of Diplomacy School of Foreign Service, Georgetown University, Pew Case Study, 1.

Biên dịch: Lê Thị Mỹ Hương, Châu Ngọc Huyền, Trương Thị Thanh Hiền, Đặng Trang Ngọc Khánh, Lê Hoàng Ngọc Yến, Đỗ Hoài Thương |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953 đã gây nhiều thiệt hại cho Hàn Quốc. Hơn ¼ dân số quốc gia gồm 20 triệu người đã trở thành những người tị nạn vô gia cư và vô tài sản. Việc phục hồi sau chiến tranh đặc biệt khó khăn do sự phân chia bán đảo Triều Tiên với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên nắm giữ hầu hết nguồn tài nguyên thiên nhiên và những cở sở hạ tầng về công nghiệp. Tuy nhiên, hơn 40 năm qua, Hàn Quốc đã phát triển với tỉ lệ tăng trưởng ngoạn mục khi theo đuổi một chính sách phát triển năng động có sự can thiệp của chính phủ. Là một trong bốn con hổ châu Á, Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất tàu, ô tô, hệ thống chip điện tử lớn. Continue reading “#11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc”