Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics

Tokyo
Nguồn:
Koichi Hamada, ”The Renewed Promise of Abenomics,”Project Syndicate, 29/12/2014.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản vừa giành được chiến thắng quyết định trong cuộc bầu cử Hạ viện ngày 14/12/2014, với sự đồng thuận áp đảo của cử tri Nhật Bản dành cho chương trình nghị sự về chính sách kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Shinzo Abe. Dù số lượng cử tri đi bầu là tương đối thấp, chủ yếu do điều kiện kỹ thuật, thông điệp của cuộc bầu cử đã trở nên rõ ràng: phần lớn người dân Nhật Bản đều vô cùng ghét viễn cảnh phải quay về quỹ đạo kinh tế ảm đạm lan khắp đất nước trước khi có “Abenomics.”

Khi “mũi tên” đầu tiên của Abenomics – một chương trình kích thích tài khóa – được đưa ra cách đây gần 2 năm, phản ứng tức thời của các thị trường tài sản là khá tích cực. Mũi tên thứ hai của Abenomics – chính sách nới lỏng tiền tệ – đã tăng cường những tác động này. Continue reading “Những hứa hẹn mới của chính sách Abenomics”

Mức trần mới cho giá dầu

obamarig

Nguồn: Anatole Kaletsky, “A New Ceiling for Oil Prices,” Project Syndicate, Jan. 14, 2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu có một con số quyết định được số phận của nền kinh tế thế giới thì nó chính là giá một thùng dầu. Trước mỗi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu kể từ năm 1970 thì giá dầu ít nhất đều tăng gấp đôi, và mỗi khi giá dầu giảm một nửa và giữ ở mức thấp trong sáu tháng hoặc hơn, chắc chắn sau đó sẽ là một đợt tăng trưởng toàn cầu với tốc độ lớn.

Sau khi giảm từ 100 USD xuống còn 50 USD/thùng, giá dầu hiện đang dao động xung quanh mức then chốt này. Vậy chúng ta nên mong đợi mức giá 50 USD/thùng là sàn hay trần của biên độ giao dịch dầu mới? Continue reading “Mức trần mới cho giá dầu”

#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi

2012.03.30.china-africa

Nguồn: Harry Verhoeven (2014). “Is Beijing’s Non-Interference Policy History? How Africa Is Changing China”, The Washington Quarterly, Vol. 37, No. 2, pp. 55–70.

Biên dịch: Hoàng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Nghiêm Hồng Sơn

Sự thắt chặt nhanh chóng trong mối quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Trung Quốc) với 54 nước châu Phi mang ý nghĩa địa chính trị to lớn. Khó mà có thể hiểu được Trung Quốc đã duy trì được sự tăng trưởng ngoạn mục hàng năm của mình như thế nào nếu không có sự đóng góp của xuất khẩu nguyên liệu từ châu Phi và lợi nhuận của những doanh nghiệp Trung Quốc thu được từ nhu cầu của châu Phi về hàng tiêu dùng, về các dự án xây dựng, và về dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông. Lượng văn liệu đồ sộ về câu chuyện Trung Quốc- châu Phi gồm những nghiên cứu cho rằng chính Bắc Kinh đã dẫn đến sự tái thuộc địa hóa cả châu lục[1] đối  chọi với những phân tích tán dương Trung Quốc như là vị cứu tinh của châu Phi vào lúc mà phương Tây chỉ can dự tới châu lục này qua lăng kính của cuộc chiến quốc tế chống khủng bố và các dự án từ thiện được vận động bởi các ngôi sao nhạc rock.[2]  Continue reading “#239 – Trung Quốc từ bỏ chính sách không can thiệp: Trường hợp châu Phi”

Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc

4th plenum ccp

Tác giả: Timothy Heath, “Fourth Plenum: Implications for China’s Approach to International Law and Politics“, China Brief, Volume Vol.14, Issue No.22, 20/11/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 18 bế mạc gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tập trung các nỗ lực nhằm cải cách các thể chế và luật pháp quốc tế bên cạnh thúc đẩy các giá trị, nguyên tắc chính trị và lập luận pháp lý cho phù hợp hơn với nhu cầu của Trung Quốc. Những định hướng này cho thấy nỗ lực ở quy mô rộng lớn hơn, với sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính quyền, nhằm cạnh tranh tầm ảnh hưởng với Hoa Kỳ, đặc biệt là tại châu Á. Tuy nhiên nó cũng đồng thời mở ra cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác trong những lĩnh vực song trùng lợi ích và mở rộng đối thoại trong những vấn đề còn tồn tại nhiều bất đồng. Continue reading “Tác động quốc tế của Hội nghị TƯ 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08

20130907_SBD001

Nguồn: Eric Helleiner, “Understanding the 2007–2008: Global Financial Crisis: Lessons for Scholars of International Political Economy”, Annual Review of Political Science,  2011,  pp. 67 – 87 (trích dịch trang 69-72).

Biên dịch: Trần Nguyễn Dạ Vi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khía cạnh chính trị của thất bại thị trường và thất bại điều tiết

Cuộc khủng hoảng năm 2007-2008 diễn ra qua nhiều giai đoạn (Roubini & Mihm 2010). Nó bắt đầu ở Hoa Kỳ với bong bóng địa ốc phát nổ và sự vỡ nợ của những khoản vay thế chấp tăng lên, đặc biệt là những khoản vay liên quan đến thế chấp dưới chuẩn vốn được cấp ngày càng nhiều cho những người đi vay có độ tín nhiệm thấp trong giai đoạn đỉnh cao của bong bóng nhà đất. Những trường hợp vỡ nợ ngày càng ảnh hưởng đến tính ổn định của các tổ chức tài chính nắm giữ những khoản thế chấp này cũng như những sản phẩm tài chính gắn liền với chúng (như miêu tả dưới đây). Continue reading “Chứng khoán hóa và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-08”

Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?

Screen shot 2012-10-24 at 10.48.00 PM

Nguồn: Ye Qiang & Jiang Zong-qiang, “China’s “Nine-dash Line” Claim: US Misunderstands”, RSIS Commentaries, 14/1/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tài liệu của Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ về yêu sách biển của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông được phát hành ngày 05/12/2014. Tài liệu này đã hiểu sai yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc.

Yêu sách 9 đoạn gây tranh cãi của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông đã gây ra việc hiểu sai kéo dài trong Chính phủ Mỹ do sự lo lắng và việc xem đi xét lại vấn đề trong thời gian dài. Việc hiểu sai này về cơ bản bắt nguồn từ việc tồn tại các quan điểm khác nhau giữa Trung Quốc và phương Tây về các vấn đề pháp lý liên quan đến lãnh thổ và vùng biển. Continue reading “Mỹ hiểu sai yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc?”

#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)

99-percent

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1) Căn nguyên của phát triển

Sự đồng thuận của chủ nghĩa tự do mới về phát triển

Khi phong trào đòi thiết lập một Trật tự Kinh tế Quốc tế Mới bị khủng hoảng và những nỗ lực đạt được sự tự cung tự cấp lâm vào bế tắc, việc chú trọng những quan điểm tự do đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đã xuất hiện trở lại vào thập niên 1980. Trong khoảng thời gian này, một số nước kém phát triển (đặc biệt ở Châu Phi và Mỹ Latinh) ngập chìm trong nợ nần, đối mặt với sự giảm sút doanh thu từ việc xuất khẩu các hàng hóa cơ bản, năng suất nông nghiệp giảm và nền kinh tế trì trệ toàn diện. Continue reading “#238- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.2)”

Gục ngã vì tài chính

140320140740-large

Nguồn: Dani Rodrik, “Death by Finance”, Project Syndicate, 10/2/2014.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các thị trường mới nổi đổi vận mới nhanh làm sao. Cách đây không lâu, chúng còn được ca tụng như những cứu tinh của nền kinh tế thế giới, là những đầu tàu kinh tế có thể thế chỗ các nền kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu trong khi những nền kinh tế này tỏ ra ì ạch. Các nhà kinh tế tại Citigroup, McKinsey, PricewaterhouseCoopers và nhiều nơi khác đều đưa ra dự đoán về một kỷ nguyên tăng trưởng toàn diện và ổn định ở cả châu Á và châu Phi.

Nhưng hiện tại thì hình ảnh ảm đạm từ các nền kinh tế mới nổi đã quay trở lại. Khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) bắt đầu thắt chặt chính sách tài khóa, đồng tiền của các nước này đã phải hứng chịu một cú đòn đau. Đây mới chỉ là sự khởi đầu. Dường như nhìn vào bất kì đâu ta cũng có thể nhận ra những vấn đề cố hữu. Continue reading “Gục ngã vì tài chính”

Cuộc chiến giành Bắc Cực

ALST-00005425-001

Nguồn: Carl Bildt, “The Battle for Santa Claus’s Home,” Project Syndicate, Dec. 24, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mấy năm trước, có một vị bộ trưởng Canada tự hào tuyên bố Ông già Noel là công dân của nước này. Xét cho cùng thì nhà và xưởng sản xuất đồ chơi của Ông già Noel nằm ở Bắc Cực, mà theo giải thích của vị bộ trưởng nọ thì Bắc Cực thuộc về Canada.

Dù chưa bình luận gì về vấn đề này, rõ ràng là Ông già Noel có thể chọn nhiều hộ chiếu khi đi khắp thế giới tối ngày 24 tháng 12. Năm 2007, một tàu ngầm mini do tư nhân tài trợ đã cắm một lá cờ Nga ngay dưới chỗ được coi là nhà của Ông già Noel. Và hai tuần sau đó, Đan Mạch, nước có chủ quyền đối với đảo Greenland, cũng đưa ra tuyên bố lãnh thổ của mình, và cũng bao trùm cả Bắc Cực. Continue reading “Cuộc chiến giành Bắc Cực”

#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)

140127173656-global-inequality-scales-620xa

Nguồn: Sunil Kukreja, “The Two Faces of Development,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Phát triển (hay kém phát triển) là một vấn đề toàn cầu, không chỉ liên quan đến quốc gia nghèo khó. Nhiều khu vực của các quốc gia công nghiệp phát triển vẫn còn kém phát triển. Bạn chỉ cần đi đến các vùng công nghiệp cũ và suy tàn của bất kì quốc gia công nghiệp hoá nào cũng nhận thấy những khu vực này có nhiều điểm chung với các nước đang phát triển hơn là với các quốc gia phát triển. Tuy nhiên, khi thế kỉ XX sắp kết thúc thì đại đa số dân số trên thế giới sinh sống ở những khu vực kém phát triển nơi mà tiêu chuẩn sống kém hơn nhiều so với các quốc gia công nghiệp hoá. Nền kinh tế chính trị quốc tế được đặc trưng bởi hai khoảng cách thu nhập đáng chú ý. Một là khoảng cách được thừa nhận một cách rộng rãi giữa các quốc gia nghèo và giàu; và khoảng cách còn lại là sự khác biệt ngày càng gia tăng trong nội bộ các quốc gia kém phát triển với nhau. Continue reading “#237- Chênh lệch Bắc – Nam: Hai bộ mặt của phát triển (P.1)”

Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng

20121215_FNP002_0

Nguồn: Dani Rodrik, “Good and Bad Inequality”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Trong ngôi đền của các học thuyết kinh tế, nguyên tắc đánh đổi giữa sự bình đẳng và tính hiệu quả luôn chiếm một vị trí cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun, tác giả của cuốn sách kinh điển về chủ đề này có tên Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Bình đẳng và Hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn), tin rằng các chính sách công chỉ quẩn quanh việc giải quyết quan hệ căng thẳng giữa hai giá trị này. Năm 2007, nhà kinh tế học thuộc trường Đại học New York Thomas Sargent, trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học California, Berkeley, đã tóm lược toàn bộ kiến thức kinh tế học trong 12 nguyên tắc ngắn gọn, và nguyên tắc đánh đổi cũng nằm trong số đó. Continue reading “Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng”

Ảo tưởng về sức mạnh kinh tế của Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Nguồn: Phiippe Legrain, “Germany’s Economic Mirage”,  Project Syndicate, 23/9/2014.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Phượng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong 60 năm qua, các chính phủ kế tiếp nhau của Đức đã xây dựng một nước Đức mang đậm tính châu Âu. Nhưng bây giờ, chính quyền của thủ tướng Angela Merkel muốn định hình lại nền kinh tế châu Âu theo viễn tưởng của nước Đức. Đây là một bước đi thiếu khôn ngoan về mặt chính trị và nguy hiểm về mặt kinh tế. Còn lâu mới là nền kinh tế thành công nhất châu Âu như bộ trưởng tài chính Wolfgang Schäuble và những người khác luôn tự hào, nền kinh tế Đức đang hoạt động kém hiệu quả. Continue reading “Ảo tưởng về sức mạnh kinh tế của Đức”

Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ

20101016_ldp001

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Return of Currency Wars”, Project Syndicate, Dec 1, 2014.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quyết định gia tăng phạm vi nới lỏng định lượng của Ngân hàng Quốc gia Nhật Bản (Bank of  Japan- BOJ) gần đây là dấu hiệu cho thấy một vòng chiến tranh tiền tệ khác có lẽ đã sắp sửa bắt đầu. Nỗ lực làm yếu đồng yên của BOJ là một cách tiếp cận lợi mình hại người, gây ra nhiều phản ứng chính sách khắp châu Á và trên thế giới.

Lo sẽ mất đi sức cạnh tranh tương đối so với Nhật, ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đang nới lỏng chính sách tiền tệ của mình, hoặc sẽ sớm tiếp tục nới lỏng thêm. Ngân hàng Trung ương châu Âu và ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy và một vài nước khác có khả năng sẽ chấp nhận nới lỏng định lượng hoặc sử dụng các chính sách không chính thống khác để ngăn đồng tiền của họ khỏi tăng giá. Continue reading “Sự trở lại của các cuộc chiến tranh tiền tệ”

Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ

democracy

Tác giả:  Trần Hữu Dũng*

Từ cuộc Cách mạng Công nghiệp cuối thế kỷ 18 đến nay, thế giới đã chứng kiến hai sự kiện chưa từng có trong lịch sử:  Một là sự tăng vọt mức sống của con người (nói gọn là phát trỉển kinh tế), và hai là ngày càng nhiều quốc gia trở thành dân chủ.  Tuy hai làn sóng này xảy ra không đồng đều mọi nơi, và thường gián đoạn, có lúc giật lùi, không thể không nghi ngờ rằng chúng có liên hệ ít nhiều với nhau.  Liên hệ ấy, và nói chung là liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị, không những là quan tâm của những người hoạt động chính trị mà còn là một chủ đề học thuật hàng đầu. Trong lịch sử trí thức cận đại, có thể xem nó như  “hậu thân” của cuộc tranh biện giữa “kế hoạch” và “thị trường”, và xa hơn nữa là giữa tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Continue reading “Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ”

Luật Quốc tế và Biển Đông

pen1

Nguồn: Truong-Minh Vu and Trang Pham, “International Law and the South China Sea,” The Diplomat, Dec. 22, 2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Văn bản lập trường của Trung Quốc được công bố hôm mùng 7 tháng 12 năm 2014 là một trong số ít các tài liệu mà qua đó Bắc Kinh chính thức bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề trên Biển Đông, cũng như về quá trình tố tụng mà Philippines đã khởi động tại Toà Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 1 năm 2013. Có thể động cơ (của Trung Quốc khi ra văn bản này) là hạn cuối cùng để đáp lại những cáo buộc của Philippines trước Tòa hôm 15 tháng 12 (mà họ đã bỏ qua).

Quan điểm của Trung Quốc về việc họ từ chối trình diện tại quá trình tố tụng trọng tài có thể được gói gọn trong bốn điểm chính có liên quan đến nhau. Continue reading “Luật Quốc tế và Biển Đông”