Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”

Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới

150824114352-01b-black-monday-restricted-super-169

Nguồn: Richard N. Haass, “The New “Two Chinas” Question”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Phạm Trang Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với bất kì ai đã bước qua tuổi 60 và quan tâm theo dõi tình hình thế giới, cụm từ “hai Trung Quốc” gợi nhắc lại cuộc cạnh tranh nhằm giành được sự công nhận về ngoại giao giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, hay chính thức là giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc, giai đoạn sau 1949. Tới đầu những năm 1970, gần như mọi quốc gia đều đồng ý với yêu cầu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng chỉ có mình nước này được công nhận là chính thể hợp pháp của Trung Quốc. Đơn giản là đại lục quá lớn và quá quan trọng cả về mặt kinh tế và chiến lược để bị cô lập.

Ngày nay, một vấn đề “hai Trung Quốc” mới, và rất khác biệt, đang xuất hiện. Nó tập trung vào việc liệu có thể hiểu Trung Quốc là một quốc gia mạnh, với một tương lai đầy hứa hẹn, bất chấp những khó khăn ngắn hạn, hay nên hiểu nước này là một quốc gia đang phải đối mặt với những vấn đề cấu trúc nghiêm trọng và triển vọng dài hạn không chắc chắn. Tóm lại, hiện nay người ta có thể thấy cả hai hình ảnh rất khác biệt về Trung Quốc. Nhưng hình ảnh nào sẽ chiếm ưu thế? Continue reading “Vấn đề “hai Trung Quốc” kiểu mới”

Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?

world-economy

Nguồn: Dani Rodrik, “The Real Heroes of the Global Economy”, Project Syndicate, 13/11/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nhà hoạch định chính sách kinh tế ngày nay nếu muốn tìm kiếm mô hình thành công để học hỏi theo thì rõ ràng có rất nhiều lựa chọn. Được dẫn dắt bởi Trung Quốc, hàng loạt các nước mới nổi và đang phát triển đã ghi nhận tỉ lệ tăng trưởng cao kỷ lục trong thập niên vừa rồi, đặt ra tiền lệ để các nước khác đi theo. Dù nhìn chung các nền kinh tế phát triển cao đã và đang vận hành kém cỏi hơn nhiều, song cũng có những ngoại lệ nổi bật, ví dụ như Đức và Thụy Điển. Lãnh đạo các nước này thường nói: “Hãy làm như chúng tôi, và các bạn cũng sẽ phát triển”.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng mô hình tăng trưởng vốn được ca tụng của những nước này không thể nào lặp lại được trong mọi trường hợp, vì chúng phải dựa vào nguồn thặng dư thương mại lớn để kích thích các ngành sản xuất hàng hóa cũng như toàn bộ nền kinh tế. Thặng dư tài khoản vãng lai của Thụy Điển đã đạt mức trung bình rất cao là 7% GDP trong thập niên vừa qua; Đức cũng đạt mức trung bình là gần 6% trong cùng khoảng thời gian đó. Continue reading “Ai là người hùng thực sự của nền kinh tế toàn cầu?”

Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin

Putin

Nguồn: Paul R.Gregory, “Putin in the Dock”, Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi chỉ đọc tin trên những trang truyền thông quốc tế, ai đó có thể nghĩ rằng hai năm vừa qua là hai năm tốt đẹp đối với tổng thống Nga Vladimir Putin. Chiến dịch của ông tại Ukraine hầu như đã đạt được mục đích chính; Nga đã giành được quyền kiểm soát Crimea và làm bất ổn phần lớn các khu vực còn lại của đất nước này. Giá dầu sụt giảm có thể đã tàn phá nền tài chính của Nga, nhưng cho đến nay uy tín (trong nước) của Putin dường như vẫn không hề bị ảnh hưởng.

Thế nhưng hàng loạt những vụ thua kiện ít được bình luận đến có thể tác động đáng kể đến vận mệnh của Putin. Ví dụ, vào năm 2014, Tòa án Nhân quyền Châu Âu ( ECHR) đã đưa ra 129 cáo buộc chống lại Nga, và vào tháng Giêng, Hội đồng Châu Âu đã tước quyền bỏ phiếu của Nga vì sự vi phạm luật pháp quốc tế của nước này. Khi những phán quyết ngày càng chồng chất, chúng bắt đầu đe dọa vị thế trên trường quốc tế của Nga, tình hình tài chính của đất nước và cả bản thân Putin. Continue reading “Cuộc chiến pháp lý bủa vây Putin”

Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR

lead11

Nguồn: Andrew Sheng, “What price will China have to pay to make renminbi an international reserve currency?”, South China Morning Post, 10/08/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà ngân hàng và những trung tâm tài chính từ Hồng Kông đến Luân Đôn thèm thuồng hàng nghìn tỷ đô la trong các giao dịch mới, đến từ việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ. Nhưng khi nào điều đó sẽ xảy ra?

Một cột mốc của việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ đầy đủ là việc tham gia vào câu lạc bộ của những đồng tiền thành phần tạo nên Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Không giống như tiền tệ được phát hành bởi các ngân hàng trung ương, tài sản dự trữ này được phát hành bởi IMF đến 188 nước thành viên, để đổi lấy đồng nội tệ của họ và những đồng tiền có thể chuyển đổi khác. SDR có thể được tính là một phần dự trữ ngoại hối của các nước thành viên. Continue reading “Đánh giá khả năng nhân dân tệ tham gia giỏ SDR”

Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm

5v7fb9jb-1369273637

Nguồn: Dani Rodrik, “The Perils of Premature Deindustrialization,” Project Syndicate, 11/10/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay đều phát triển từ con đường công nghiệp hóa quen thuộc. Sự tiến bộ của các ngành công nghiệp chế tạo  – ví dụ như dệt may, thép, sản xuất ô tô  – đã nổi lên từ tàn dư của những ngành nghề truyền thống và hệ thống phường hội, chuyển đổi những xã hội nông nghiệp sang thành thị. Nông dân trở thành công nhân nhà máy, một quá trình tạo cơ sở cho không chỉ sự gia tăng chưa từng có về năng lực sản xuất kinh tế, mà còn cho một cuộc cách mạng lớn trong các tổ chức xã hội và chính trị. Phong trào lao động đã dẫn tới chính trị quần chúng, và cuối cùng là dân chủ chính trị.

Theo thời gian, ngành công nghiệp chế tạo nhượng lại vị thế cho ngành dịch vụ. Ở Anh, nơi ra đời cuộc Cách mạng công nghiệp, số nhân công trong lĩnh vực chế tạo đạt mức cao nhất 45% trước Thế chiến I, sau đó giảm xuống còn khoảng 30% và duy trì cho đến đầu những năm 1970 trước khi giảm mạnh. Ngành chế tạo hiện chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Continue reading “Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone

germany-leading-the-eurozone-out-of-stagnation

Nguồn: Harold James, “Rule, Germania”, Project Syndicate, 30/7/2015

Biên dịch: Trần Văn Thắng, Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đề tài xuyên suốt – và thực sự là nét chủ đạo – trong cách thức các nhà lãnh đạo nước Đức thảo luận về khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), là họ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc. Theo sau điệp khúc này là một đoạn đồng ca từ những nước còn lại trong liên minh tiền tệ này, đòi hỏi được biết lý do tại sao nước Đức lại thực thi đường lối cứng nhắc như vậy. Câu trả lời phản ánh cách thức hệ thống chính phủ liên bang Đức định hình quá trình hoạch định chính sách của nước này cũng như kinh nghiệm lịch sử của họ với các cuộc khủng hoảng nợ. Continue reading “Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone”

Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”