Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?

Nguồn: Rayhan Asat & Yonah Diamond, “The World’s Most Technologically Sophisticated Genocide Is Happening in Xinjiang”, Foreign Policy, 05/07/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hai sự việc chấn động gần đây cuối cùng đã làm thế giới thức tỉnh về quy mô và sự kinh hoàng của những tội ác chống lại người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở Tân Cương, Trung Quốc. Sự việc đầu tiên là một báo cáo đáng tin cậy tiết lộ hành vi triệt sản có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ. Sự việc còn lại là vụ Hải quan Mỹ thu giữ 13 tấn sản phẩm làm từ tóc người, nghi là tóc của những người Duy Ngô Nhĩ bị giam trong các trại tập trung. Cả hai sự việc đều gợi lên mối tương đồng đáng sợ với những tội ác đã từng xảy ra ở những nơi khác trong quá khứ, sự triệt sản cưỡng bức đối với những nhóm người thiểu số, người khuyết tật và người bản địa cũng như hình ảnh những ngọn núi tóc được trưng bày tại Auschwitz. Continue reading “Nạn diệt chủng công nghệ cao đang diễn ra như thế nào tại Tân Cương?”

Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?

Nguồn: Colm Quinn, “The U.S. Declared China’s South China Sea Claims ‘Unlawful.’ Now What?”, Foreign Policy, 14/07/2020.

Biên dịch:  Nguyễn Thanh Hải

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo đưa quan điểm của Hoa Kỳ trở nên tương đồng với luật pháp quốc tế, mở ra con đường cho các biện pháp trừng phạt cũng như một phản ứng thống nhất hơn đối với “kẻ bắt nạt” Trung Quốc trên tuyến hàng hải huyết mạch này.

Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công khai quan điểm thằng thắn nhất của Hoa Kỳ từ trước đến nay đối với hành động chiếm đóng bất hợp pháp các thực thể trên Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền trên biển quá mức của Trung Quốc cũng như việc đe dọa các nước láng giềng nhỏ hơn là bất hợp pháp. Điều nàyđánh dấu sự kết thúc của những phát ngôn ngoại giao thận trọng trong nhiều năm qua và có thể mở đầu cho sự đáp trả cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Trung Quốc. Continue reading “Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông: Tiếp theo là gì?”

Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G

Nguồn: A ban on Huawei further worsens Britain’s relations with China”, The Economist, 11/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào tháng 11 năm 2010, khi nói chuyện với các sinh viên tại Đại học Bắc Kinh, David Cameron đã được hỏi ông sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại chủ nghĩa đa nguyên đang nở rộ. “Một tiếng ồ đáng kinh ngạc vang lên khắp khán phòng, một nửa ngưỡng mộ, một nửa sốc”, sau đó  ông nhớ lại. “Khi tôi nhìn quanh các khuôn mặt, tôi nghĩ: hệ thống này có thực sự tồn tại lâu được không? Kết luận của tôi là, nếu trong hình thức hiện tại thì không thể”.

Cameron hy vọng nhiệm kỳ thủ tướng của mình sẽ là buổi bình minh của một kỷ nguyên vàng trong quan hệ Anh-Trung. Đằng sau khái niệm này là niềm tin rằng Anh có thể định hình cách tiếp cận của Trung Quốc đối với thương mại và nhân quyền bằng cách làm ăn với Trung Quốc. Hy vọng đó đã không sống sót được hết thập niên. Thương mại và đầu tư đã tăng lên, nhưng Trung Quốc đã trở nên đàn áp hơn ở trong nước và quyết đoán hơn ở nước ngoài. Continue reading “Tác động của việc Anh loại Huawei khỏi mạng 5G”

Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan

Nguồn: Kate Sullivan-Walker, “The semiconductor industry is where politics gets real for Taiwan”, The Interpreter, 09/07/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các sản phẩm nhỏ bé nhưng mang vai trò chiến lược này có thể thay đổi mạnh mẽ thế giới khi Mỹ và Trung Quốc đấu đá nhau để giành lấy “bộ não” của ngành điện tử.

Người ta có thể tự hỏi vì sao mà một thứ có kích chỉ cỡ 5 nanomét, bằng chiều rộng của 2 đoạn DNA, lại có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ chính trị phức tạp giữa Mỹ, Trung Quốc, và Đài Loan đến vậy.

Chíp bán dẫn là bộ não của tất cả các thiết bị điện tử, từ điện thoại di động đến xe hơi và máy bay chiến đấu. Và các chíp tiên tiến nhất trên thị trường ngày nay có hàng tỷ các vi mạch cỡ 5 nanomét. Continue reading “Khía cạnh địa chính trị của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan”

Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc

Nguồn:South-East Asian tycoons’ high-wire act”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Các đế chế kinh doanh gốc Hoa đang gặp khó trước những đòi hỏi trái ngược đến từ một nơi họ đã xem là nhà và một nơi là quê hương của tổ tiên, một quốc gia ngày càng quyết đoán.

Năm 1919, Chia Ek Chor chuyển nhà đến Bangkok và mở một cửa hàng nhỏ nhập khẩu hạt giống từ quê nhà tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc. Hai thế hệ sau, doanh nghiệp này, Charoen Pokphand (CP), đã trở thành tập đoàn thống trị Thái Lan, kinh doanh mọi mặt hàng từ thịt gà, thịt heo, đến ô tô, điện thoại. Người ông sáng lập công ty, đã mất năm 1983, lấy họ Thái là Chearavanont. Nhưng ông vẫn có tình cảm sâu đậm đối với quê hương mình. Khi nói bằng tiếng Hoa, chữ đầu tiên trong tên của bốn con ông, Zhengmin (Chính Minh), Daimin (Đại Minh), Zhongmin (Trung Minh), Quốc Minh (Goumin), ghép lại sẽ thành “chính đại Trung Quốc”. Continue reading “Giới tài phiệt Hoa kiều Đông Nam Á và quan hệ nhạy cảm với Trung Quốc”

Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”

Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Hong Kong cannot be another Singapore”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, tôi có nói chuyện với một bộ trưởng trong chính phủ Singapore. Trong một khoảnh khắc thẳng thắn, ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã cố tình gây khó khăn cho các đối thủ chính trị – và sau đó cười khẽ: “Nhưng ở Singapore, chúng tôi sử dụng dụng cụ nha khoa. Ở Trung Quốc, họ dùng búa tạ”.

Tôi nhớ về cuộc trò chuyện đó khi Bắc Kinh tuần trước áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Trong giới tinh hoa của lãnh thổ này có nhiều người hy vọng rằng – một khi mọi người đã quen với đạo luật mới – Hồng Kông có thể trở lại vị thế là một trong những thành phố kinh doanh hàng đầu thế giới. Họ cho rằng một năm bất ổn và biểu tình đã khiến Hồng Kông tan nát trên bờ vực vô chính phủ. Lập luận ấy cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã hành động để khôi phục trật tự và Hồng Kông có thể quay trở lại làm ăn. Continue reading “Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?”

Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?

Tác giả: Robert Beckman | Giới thiệu: Hồng Quyên

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009. Continue reading “Tại sao Mỹ tham gia cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông?”

Trung Quốc có thể trở thành cường quốc tài chính có trách nhiệm hay không?

Nguồn:Can China be trusted to be a responsible financial power?“, The Economist, 07/05/2020.

Giới thiệu: Minh Anh

Ngay cả khi thế giới vẫn đang đóng cửa, Vịnh Đồng La – trung tâm bán lẻ của Hong Kong, nơi thực hiện việc phong tỏa từ sớm – đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa hoàn toàn bình thường. Chi nhánh của Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) tại Hong Kong, một biểu tượng cho sức ảnh hưởng của Bắc Kinh, vẫn chưa dỡ bỏ rào chắn. Các nhà quản lý chi nhánh ICBC này lo ngại rằng những người biểu tình được tự do sau nhiều tuần bị cách ly, có thể lại nhắm mục tiêu vào ngân hàng này. Điều này thể hiện rõ sự căng thẳng trong các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể nhanh chóng áp chế các vấn đề bằng cách huy động mọi nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu. Nhưng điều đó cũng tạo ra các cuộc khủng hoảng và khiến chúng trở nên sục sôi. Continue reading “Trung Quốc có thể trở thành cường quốc tài chính có trách nhiệm hay không?”

Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi

Nguồn: The grim racial inequalities behind America’s protests”, The Economist, 03/06/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày thứ tám của các cuộc biểu tình phản đối việc sát hại George Floyd, Donald Trump đã khoe thành tích củamình về việc giảm đói nghèo và thất nghiệp của người da đen cũng như việc thông qua các cải cách tư pháp hình sự. “Chính quyền của tôi”, ông tweet, “đã làm được nhiều điều cho Cộng đồng Da đen hơn so với bất kỳ tổng thống nào khác kể từ thời Abraham Lincoln.” Điều đó có chính xác không? Người Mỹ gốc Phi có cuộc sống tốt hơn dưới thời ông Trump không, và điều đó có liên quan gì đến các cuộc biểu tình? Continue reading “Bất bình đẳng tư pháp và tác động tới địa vị kinh tế của người Mỹ gốc Phi”

Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Nguồn:  Aaron L. Friedberg, “The United States Needs to Reshape Global Supply Chains”, Foreign Policy, 08/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chính sách của Hoa Kỳ cần phải định hình lại quá trình toàn cầu hóa để làm giảm sức mạnh của Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ những mối nguy của việc năng lực sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về thiết bị y tế số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là khi nguồn cung đến từ một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc. Những nỗ lực của các công ty Mỹ nhằm mở rộng sản xuất máy trợ thở trở nên khó khăn do phải nhập các bộ phận quan trọng từ Trung Quốc và các nơi khác. Các lệnh hạn chế xuất khẩu do Bắc Kinh đặt ra đã khiến nhân viên y tế trên khắp thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang và mặt nạ do chúng phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Việc các mặt hàng thiết yếu do các công ty Mỹ sản xuất nhưng lại dựa vào nguồn nhân công giá rẻ tại Trung Quốc chính là một lời nhắc nhở đầy đau đớn về những mặt trái tiềm tàng của toàn cầu hóa. Continue reading “Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?”

Con đường tới thế giới bền vững

Tác giả: Lê Trung Kiên & Lê Đình Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng trở nên bất định, chủ nghĩa bảo hộ, dân túy gia tăng, tác động nhiều mặt tới quá trình  toàn cầu hóa, hội nhập và liên kết kinh tế, đồng thời đặt ra những vấn đề cơ bản về quản trị và mô hình phát triển của từng quốc gia. Sự xung đột giữa các mô hình phát triển khác nhau không chỉ ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu mà còn liên quan tới đời sống của hảng tỷ người dân của các quốc gia liên quan. Tháng 1/2020, Tạp chí Foreign Affairs xuất bản Chuyên san “Con đường tới thế giới bền vững” tổng hợp hơn 20 bài báo đáng chú ý nhất đã xuất bản trên Tạp chí liên quan tới các chủ đề thảo luận của Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2020. Bài viết này giới thiệu tóm lược các nội dung của Chuyên san trên liên quan đến chủ đề  mô hình phát triển kinh tế thế giới, các vấn đề đặt ra và giải pháp để ứng phó. Continue reading “Con đường tới thế giới bền vững”

Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?

Nguồn: America’s latest salvo against Huawei is aimed at chipmaking in China“, The Economist, 22/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Mỹ đã trừng phạt Huawei không chỉ vì một số chính trị gia của họ sợ công ty thiết bị mạng khổng lồ này của Trung Quốc cho phép các cơ quan tình báo ở Bắc Kinh nghe lén các liên lạc của khách hàng. Công ty này, người đi đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông 5G của tương lai, cũng tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump không thích nó một chút nào. William Barr, tổng chưởng lý của ông, đã cảnh báo rằng nước Mỹ có nguy cơ “phải từ bỏ vị trí dẫn đầu” cho Trung Quốc nếu không thể “chặn bước Huawei” trên con trường thống trị 5G.

Một nỗ lực như vậy trước đây, cấm bán linh kiện do Mỹ sản xuất cho Huawei, bao gồm cả các chip (bộ vi xử lý) tiên tiến mà Huawei cần, không phải là đòn nốc-ao mà Nhà Trắng hy vọng thành công. Các nhà sản xuất chip vẫn có thể tiếp tục bán chip cho Huawei từ các nhà máy bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, vào ngày 15 tháng 5, chính quyền Trump đã mở rộng các hạn chế từ chip sang các công cụ được sử dụng để sản xuất chip, trong đó phần nhiều đến từ Mỹ. Nếu các nhà sản xuất chip lớn, như Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất, thì họ sẽ không còn có thể chế tạo các con chip theo thiết kế của Huawei ở bất cứ đâu trên thế giới. Continue reading “Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?”

Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ

Tác giả: Wang Jisi (Vương Tập Tư) ~ Giới thiệu: Minh Anh

Dịch COVID-19 đã đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ vào một giai đoạn tồi tệ mới. Quan hệ thương mại song phương trên đà suy thoái, rơi vào trạng thái dường như đóng băng; sự thiếu hụt lòng tin chiến lược ngày càng nghiêm trọng; bầu không khí giữa hai bên ngột ngạt chưa từng có.

Sau khi Donald Trump lên cầm quyền, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 2009, quan hệ Trung-Mỹ dần phát triển theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là quan hệ hai nước bắt đầu thay đổi dưới thời Barack Obama, tuy nhiên nó đã không được thể hiện một cách rõ ràng như sau khi Donald Trump lên làm tổng thống. Các vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay bao gồm va chạm kinh tế-thương mại, Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, tách rời công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ… trên thực tế những vấn đề này đã xuất hiện trước khi Donald Trump lên cầm quyền. Continue reading “Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ”

Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tin tức gần đây về việc Apple tuyển dụng nhân sự cho các vị trí quản lý và kỹ thuật khác nhau tại Việt Nam đã khiến các fan Apple tại Việt Nam phấn khích. Động thái này cho thấy người khổng lồ công nghệ Mỹ đangcó kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Apple không phải là công ty đầu tiên làm như vậy. Trước Apple, các tập đoàn đa quốc gia (MNC) công nghệ cao như Microsoft, Google, Samsung, LG, Nintendo và Kyocera cũng đã công bố kế hoạch bắt đầu hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ những nỗ lực của các MNC nhằm đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của họ bên ngoài Trung Quốc để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra và sự gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19 gần đây tại Trung Quốc. Continue reading “Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?

Nguồn: Has covid-19 killed globalisation?”, The Economist, 14/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trước đại dịch, toàn cầu hóa đã gặp rắc rối. Hệ thống thương mại mở thống trị nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên đã bị phá hủy bởi sự sụp đổ tài chính và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bây giờ nó đang quay cuồng trước cú đánh chí mạng thứ ba trong hàng chục năm khi các đợt phong toả làm đóng cửa biên giới và gây gián đoạn thương mại. Số hành khách tại sân bay Heathrow đã giảm 97% so với năm trước; Xuất khẩu ô tô củaMexico giảm 90% trong tháng 4; 21% các chuyến tàu container xuyên Thái Bình Dương trong tháng Năm đã bị hủy. Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, hoạt động sẽ phục hồi, nhưng đừng mong đợi sự trở lại nhanh chóng với một thế giới vô tư với đi lại không bị cản trở và thương mại tự do. Đại dịch sẽ chính trị hóa việc đi lại và di cư, và tạo nên cảm giác lâu dài muốn tự lực. Sự hướng nội từ từ này sẽ làm suy yếu sự phục hồi, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương và lây lan bất ổn địa chính trị. Continue reading “Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?”

Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới

Nguồn: Barry Eichengreen, “Managing the Coming Global Debt Crisis”, Project Syndicate, 13/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nước đang phát triển sắp sửa rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Thời đó, phải mất ba năm trước khi các nước chủ nợ thực hiện một phản ứng có phối hợp được gọi là Kế hoạch Baker, đặt theo tên của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker. Lần này, may mắn thay, chính phủ các nước G20 đã phản ứng nhanh hơn, kêu gọi tạm ngừng việc thanh toán nợ cho các nước thu nhập thấp.

Có lẽ có thể dự đoán được là tuyên bố của G20 có nhiều điểm tương tự như Kế hoạch Baker. Chỉ có một vấn đề duy nhất: Kế hoạch Baker đã không có hiệu quả. Continue reading “Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới”

Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế

Nguồn: Anthony Glees, “Is Huawei’s 5G national security threat or economic opportunity?”, East Asia Forum, 06/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi tháng Giêng, chỉ vài tuần trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát gây chết người ở Anh, Hội đồng An ninh Quốc gia đã trao cho công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei một hợp đồng phát triển mạng 5G của Anh. Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã tuyên bố rằng đây là “một chiến thắng chiến lược rất quan trọng” sẽ thúc đẩy nền kinh tế, và hứa rằng nó sẽ “không gây hại cho cơ sở hạ tầng trọng yếu của quốc gia”.

Nhưng các cơ hội kinh tế có lớn hơn các rủi ro đối với an ninh quốc gia hay không? Liệu cuộc khủng hoảng COVID-19 có bổ sung thêm một khía cạnh mới và thậm chí đáng sợ hơn vào việc hợp tác với một công ty hàng đầu của Trung Quốc không? Continue reading “Huawei và bài toán lựa chọn an ninh quốc gia và kinh tế”

Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020

Tác giả: Nguyễn Thị Lan Hương

Ngày 30/3/2020, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi Công hàm số 22/HC-2020 tới Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) để trình bày một cách có hệ thống về lập trường của Việt Nam đối với các vấn đề pháp lý chính trên Biển Đông. Công hàm này ra đời trong bối cảnh cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn khi Malaysia nộp báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa mở rộng khu vực phía bắc. Trên thực địa, tình hình cũng trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt sau việc tàu Địa chất Hải Dương 8 và các tàu cá của Trung Quốc xâm phạm Vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia ven biển, trong đó có Indonesia, Malaysia và Việt Nam. Continue reading “Phân tích công hàm Việt Nam gửi Tổng Thư ký LHQ ngày 30/03/2020”