Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô

So phan con cai mot so nha lanh dao chop bu cua Lien Xo hinh anh 3

Những người cha của họ từng điều hành đất nước, xây dựng Liên Xô, đưa con người lên vũ trụ, hoặc từng hủy hoại cuộc sống của hàng nghìn người khác.

Sergo Beria: chế tạo tên lửa ở nơi tha hương

Cánh tay phải của Stalin và là người đứng đầu Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), Lavrenty Beria chỉ có một người con trai. Sergo có một sự nghiệp sáng giá khi làm kỹ sư quân sự.

Ở giai đoạn ban đầu của Thế chiến 2, thanh niên trẻ tuổi khi đó mới 20 tuổi gia nhập quân đội, trở thành một kỹ sư quân sự giữ hàm trung úy.

Năm 1941, Sergo được gửi tới Iran trong một chiến dịch đặc biệt tối mật. Năm 1942, Sergo làm việc trong Nhóm các lực lượng Bắc Caucasus, và sau đó, trong một nhiệm vụ đặc biệt, ông tham dự các cuộc họp Tehran và Yalta giữa những người đứng đầu liên minh chống Hitler. Continue reading “Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô”

Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh

Nguồn: Why pro-democracy troublemaker Jimmy Lai is the only Hong Kong multi-millionaire standing up to China”, CNN, 28/08/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jimmy Lai (Lê Trí Anh) đã trở thành tâm điểm của công luận trong nhiều thập niên qua.

Mọi sự bắt đầu khi ông trùm kinh doanh Hồng Kông – một người tị nạn từ Trung Quốc – tự thay đổi mình từ giữa những năm 1990 thành nhà sáng lập của tờ báo khiêu khích, chống Bắc Kinh, có tên gọi Apple Daily (Bình quả Nhật báo, hay Nhật báo Trái táo).

Một trong những quảng cáo giới thiệu tờ báo với thế giới miêu tả quan điểm của Lai theo cách thẳng thừng nhất: Bằng hình ảnh ông Lai ngồi trong nhà kho tối với một trái táo đỏ trên đầu, bị một người đàn ông trong bóng tối bắn tên loạn xạ vào người. Continue reading “Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nỗi ám ảnh dai dẳng

Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình vào năm 2011, nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã dồn dập hỏi ngài Phó Tổng thống Mỹ một loạt các câu hỏi về nền chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống vận hành như thế nào? Quan hệ giữa Nhà Trắng và Quốc hội ra sao? Bắc Kinh nên phân tích các dấu hiệu chính trị từ Washington như thế nào? Đối với Biden và các cố vấn của ông, đây là những câu hỏi rất được hoan nghênh sau gần một thập niên đầy “thất vọng” khi làm việc với người tiền nhiệm kín tiếng, kém sinh động của ông Tập – Hồ Cẩm Đào.

Song trải qua các buổi gặp và dùng bữa tại Bắc Kinh và Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, các vị khách Mỹ ngạc nhiên trước sự hào hứng của ông Tập về một chủ đề hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường rất cẩn trọng tránh sa đà nói về tiểu sử của chính họ. Kể lại các câu chuyện cá nhân của họ trước các quan chức Trung Quốc, chứ đừng nói đến người nước ngoài, đồng nghĩa với việc nhắc lại lịch sử chính trị gần đây của Trung Quốc, một “bãi mìn” đầy rẫy các cuộc thanh trừng, phản bội, và những sự thay đổi ý thức hệ. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)”

Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Viện sĩ Tiền Học Sâm (Qian Xue-sen) là một nhà khoa học lớn của Trung Quốc, nổi tiếng về tài năng và lòng yêu nước, đạo đức chân thành, giản dị khiêm tốn. Ông còn được gọi là Cha đẻ ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Tiền Học Sâm qua đời ngày 31/10/2010, thọ 98 tuổi. Toàn bộ các nhà lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc v.v… đã đến dự đám tang ông, điều đó cho thấy ông từng có một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc. Continue reading “Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm”

Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/02/2007, bà Catherine Drew Gilpin Faust được chính thức bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (president) thứ 28 của Đại học Harvard. Đây là một ngày quan trọng mà người Harvard không thể quên, vì nó đánh dấu sự chấm dứt lịch sử 370 năm cánh đàn ông độc quyền nắm giữ cương vị cao quý nói trên suốt từ ngày Harvard ra đời.

Harvard từ năm 1636 đã chờ đợi ngày này” – bà Patricia Albjerg Graham nguyên hiệu trưởng Trường Cao học về Giáo dục của Harvard xúc động nói. Bà nhớ lại: Năm 1972 khi đến Harvard làm nghiên cứu sau tiến sĩ, bà không được trường này cho vào ăn tại phòng lớn của nhà ăn, lý do chỉ vì bà là phụ nữ. Continue reading “Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard”

Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn

Nguồn:Obituary: Li Peng died on July 22nd”, The Economist, 25/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nhật ký của Lý Bằng vào ngày 27 tháng 4 năm 1989 ghi lại khoảnh khắc sự cố biểu tình Thiên An Môn tác động trực tiếp tới ông. Trên đường về nhà từ văn phòng thủ tướng ở Bắc Kinh, chiếc xe của ông đã bị chặn bởi những người biểu tình. Người lái xe và vệ sĩ của ông – và ông vui mừng vì có họ bên cạnh lúc đó – phải tìm đường khác.

Sau nhiều ngày biểu tình ủng hộ dân chủ của các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn, chính phủ vẫn chưa có hành động nào. Không ai đến đánh đập và bắt giữ những người biểu tình như từng xảy ra một lần duy nhất trước đó trong giai đoạn cai trị của Đảng Cộng sản – trong một đợt biểu tình quy mô lớn cũng tại chính Thiên An Môn. Đó là vào năm 1976, khi người dân đang thương tiếc sự qua đời của Thủ tướng Chu Ân Lai. Lý cũng đã khóc thương ông Chu, có lẽ nhiều hơn nhiều người khác, vì Chu đã chăm sóc ông từ khi ông còn là một đứa trẻ sau khi cha ông bị giết, hi sinh vì cuộc đấu tranh của cách mạng. Đạo đức và nguyên tắc của Chu đã ảnh hưởng sâu sắc đến Lý sau này. Continue reading “Lý Bằng và vai trò gây tranh cãi trong chính biến Thiên An Môn”

Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’

Tác giả: Hồ Anh Hải

Marguerite Duras sinh ngày 4/4/1914 tại Gia Định, cha mẹ đều là giáo viên dạy tiểu học ở miền Nam Việt Nam. Tên khai sinh của bà là Marguerite Donnadieu, khi bắt đầu viết văn (1943) bà lấy tên là Duras – một địa danh ngoại ô Paris, nơi cha bà dưỡng bệnh những ngày cuối đời rồi chết (1918). Mẹ Duras là bà Mary Legrand khi ấy đã dùng toàn bộ tiền dành dụm tậu một khu đất tại Campuchia định lập đồn điền kinh doanh. Về sau bà mới biết mình đã nhầm vì mảnh đất này hàng năm bị ngập nước 6 tháng liền. Phá sản, cuộc sống gia đình khó khăn hơn bao giờ hết – kết cục bi thảm ấy đã ảnh hưởng đến Mary và các con. Continue reading “Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’”

Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nếu các nhà khoa học thuỷ lợi Trung Quốc hồi những năm 1950 đều dám nói thật thì chắc chắn nhân dân hai bờ sông Hoàng Hà sẽ không phải gánh chịu một tai hoạ – hồ nước Tam Môn Hiệp,[1] một công trình xây dựng sai lầm làm cho đời sống nhân dân các vùng liên quan điêu đứng khổ sở mấy chục năm qua và không biết còn bao lâu nữa mới hết.

Những năm gần đây, việc Trung Quốc thừa nhận thất bại của công trình thuỷ lợi Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng đã làm cho người Trung Quốc biết đến cái tên Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli, 黄万里, 1911-2001), được đánh giá là một trong số không nhiều nhà khoa học chân chính của Trung Quốc. Sự vĩ đại của Hoàng Vạn Lý không phải ở chỗ ông dự kiến được công trình Tam Môn Hiệp sẽ thất bại, mà là ở chỗ trong khi tập thể chuyên gia thuỷ lợi Trung Quốc đều đánh mất lập trường đúng đắn, thì một mình ông dám bảo vệ chân lý và lương tâm của mình, dám chống lại “ý dân” và ý kiến của lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật”

Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn.

Một trong những lý do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.

Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội “đàm phán” cho một giải pháp “thứ ba” nào đó ở Sài Gòn với phe cách mạng.

Nhưng còn có ý kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về tình cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích. Continue reading “Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Cuộc đời Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha rẽ ngoặt kể từ khi nơi ông tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát động phong trào Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất chưa từng thấy ở nước ta, có sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc theo đường lối giáo điều không thích hợp với tình hình Việt Nam. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đạo Phật cho rằng bất cứ sinh linh nào chịu khó tu hành tập luyện thì cũng có thể đắc đạo và thành Phật, tức Bậc Giác Ngộ. Vì thế không ai có thể biết xưa nay từng có bao nhiêu vị Phật cùng các chức vị của họ. Có lẽ Bồ Tát là những vị Phật gần dân nhất, “con người” nhất, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Còn có giải thích: Bồ Tát là người đã đắc đạo có thể lên ngôi Phật nhưng tự nguyện không nhập Niết Bàn, không lên cõi Tây phương cực lạc hưởng thú vui nhàn hạ mà nán lại hạ giới để cứu giúp chúng sinh chưa giác ngộ đang còn mê hoặc chìm đắm trong bể khổ.

Từ Bồ Tát thường được dùng để gọi những người có lòng nhân ái vị tha như trời biển. Dân ta có câu tục ngữ “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?

Nguồn: Julian Assange: journalistic hero or enemy agent?”, The Economist, 12/04/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Julian Assange, người bị lôi ra khỏi Đại sứ quán Ecuador ở London vào ngày 11 tháng 4 sau gần bảy năm ẩn trốn ở đó, trông yếu ớt và luộm thuộm, và ông cũng không phải là một vị khách dễ chịu. Ông bị cáo buộc đã trét phân lên tường của tòa đại sứ quán và bỏ bê chú mèo của mình, bên cạnh những hành vi không lành mạnh khác, theo lời vị Bộ trưởng Ngoại giao đầy bức xúc của Ecuador. Mặc dù vậy, những người ủng hộ ông cho rằng việc trục xuất và bắt giữ ông là một cuộc tấn công nghiêm trọng vào tự do báo chí. Những người khác thì nghĩ rằng đó là một sự trả giá quá trễ đối với một người đã tạo ra tình trạng hỗn loạn thông tin lên phương Tây, gây nên sự bất ổn của nền dân chủ Mỹ. Vậy Assange là một nhà báo anh hùng, một nhà hoạt động liều lĩnh hay thậm chí là một đặc vụ của kẻ thù? Continue reading “Julian Assange: Anh hùng hay tội đồ?”