Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Looking Back on Barack,” Project Syndicate, 13/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất kỳ đánh giá nào về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ kéo dài tám năm của Barack Obama cũng nên bắt đầu từ đầu: lễ nhậm chức đầu tiên của ông, ngày 20 tháng 1 năm 2009. Nền kinh tế Mỹ khi đó đang rơi tự do: các thị trường tài chính đã đình trệ, GDP đang thu hẹp, và tỷ lệ việc làm giảm mạnh, với khoảng 800.000 việc làm bị mất đi mỗi tháng. Và hai cuộc chiến tranh thiếu tính toán và được tiến hành cẩu thả đang diễn ra ở nước ngoài.

Nói ngắn gọn, khi bước vào nhiệm kỳ, Obama phải đối mặt với những điều kiện bất lợi hơn so với bất cứ tổng thống sắp nhậm chức nào trong nhiều thập niên. Đúng là Franklin D. Roosevelt đã thừa hưởng cuộc Đại suy thoái và Abraham Lincoln đã nhậm chức khi nội chiến bùng nổ. Nhưng còn ai nữa bước vào Nhà Trắng mà phải đối mặt với cả một cuộc khủng hoảng kinh tế lẫn một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia? Continue reading “Đánh giá nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama”

Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump

Nguồn: “China, Grappling With Trump, Turns to ‘Old Friend’ Kissinger”, Bloomberg News, 2/12/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cựu ngoại trưởng Mỹ gặp các lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh. Ông vẫn là cầu nối ưa thích của Bắc Kinh trong việc tìm hiểu Mỹ.

Như ông đã làm trong nhiều thập niên qua, Henry Kissinger tiếp tục đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc để tháo gỡ căng thẳng, lần này là khi Chủ tịch Tập Cận Bình nỗ lực quan sát mức độ mà những phát ngôn bài Trung Quốc của tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ theo chân ông vào Nhà Trắng.

Vị cựu ngoại trưởng 93 tuổi, người bí mật dàn xếp chuyến thăm Trung Quốc mang tính bước ngoặt của tổng thống Richard Nixon vào năm 1972, đến Bắc Kinh để gặp các lãnh đạo nhà nước Trung Quốc vào ngày thứ 6 (2/12), chỉ hai tuần sau khi gặp Trump ở New York. Dù không nhiều nội dung của cuộc họp kín với Kissinger được tiết lộ, các quan chức Trung Quốc đang cố gắng xác định xem liệu chính quyền mới có gia tăng đối đầu về các tranh chấp thương mại và lãnh thổ như Trump đã hứa khi vận động tranh cử hay không. Continue reading “Trung Quốc dựa vào Kissinger để tìm hiểu Trump”

Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc

Nguồn:  Tom Zoellner, “China’s High-Speed Rail Diplomacy“, Foreign Affairs, 14/06/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thảo Ngọc & Vũ Hồng Trang

Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ đang xuống cấp trầm trọng khi Hoa Kỳ đang lao đao với những nhà máy hạt nhân lâu đời, những cây cầu cũ kỹ và những xa lộ đầy ổ gà.

Trước kia, Hoa Kỳ xuất sắc trong việc xây dựng các dự án lớn, nhưng giờ đây lại kém xa các quốc gia khác, đặc biệt trong xây dựng đường sắt. Ngay cả việc tìm nguồn tiền bảo trì đường ray cũng là cả một vấn đề. Ngày 12 tháng 5 năm ngoái, vài giờ sau khi một tàu khách trật bánh gần Philadelphia, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu đồng ý cắt 252 triệu đô-la ngân sách dành cho Amtrak, khiến hãng vận tải vốn đã lận đận này ngày càng đói kém. Continue reading “Ngoại giao đường sắt cao tốc của Trung Quốc”

Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?

Nguồn: Joseph S. Nye, “The Kremlin and the US Election ”, Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung 

Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”

Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. Continue reading “Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?”

Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill

Nguồn: Ian Buruma ,“Abusing Churchill,” Project Syndicate, 08/12/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bức tượng bán thân bằng đồng của Winston Churchill, được trưng bày tại Nhà Trắng từ những năm 1960, là chủ đề bàn tán không ngớt của phe cánh hữu tại Washington. Có tin cho rằng khi dọn vào Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama đã trả bức tượng về Đại Sứ quán Anh để thể hiện ông không ưa gì nước Anh. Thật ra Obama chưa từng làm vậy. Bức tượng ấy vẫn luôn nằm trong Nhà Trắng, chỉ trừ một khoảng thời gian ngắn phải mang đi sửa chữa dưới thời Tổng thống George W. Bush.

Nhưng Obama cũng đúng nếu như ông thật sự di dời bức tượng. Việc sùng bái Churchill chưa từng mang đến lợi ích toàn diện cho nước Mỹ. Có quá nhiều tổng thống Mỹ tự cho mình là truyền nhân đích thực của Churchill. Bush cũng có một bản sao của bức tượng, được Tony Blair cho mượn, đặt trong Phòng Bầu dục. Ông thích khắc họa bản thân mình như một “tổng thống thời chiến,” một “nhà hoạch định,” và một “lãnh tụ vĩ đại” như Churchill. Ông thích mặc quân phục. Và ông cũng đẩy đất nước vào một cuộc chiến ngu ngốc. Continue reading “Các tổng thống Mỹ và việc lạm dụng Churchill”

Vĩnh biệt phương Tây?

Nguồn: Joschka Fischer, “Goodbye to the West,” Project Syndicate, 05/12/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Giờ đây khi Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống Hoa Kỳ, sự kết thúc của những gì mà trước đây được gọi là “phương Tây” đã trở nên gần như chắc chắn. Thuật ngữ đó miêu tả một thế giới xuyên Đại Tây Dương nổi lên từ sau hai cuộc thế chiến trong thế kỷ 20, xác định lại trật tự quốc tế trong suốt bốn thập niên Chiến tranh Lạnh, và thống trị toàn cầu – cho đến bây giờ.

Không nên nhầm lẫn “phương Tây” (“the West”) với “bán cầu Tây” (“Occident”). Trong khi văn hóa, tập quán, và tôn giáo chủ đạo của phương Tây nói chung có nguồn gốc bán cầu Tây, nó đã phát triển thành một thứ khác biệt theo thời gian. Đặc điểm cơ bản của bán cầu Tây hình thành qua nhiều thế kỷ ở vùng Địa Trung Hải (dù các vùng châu Âu về phía Bắc dãy Alps có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nó). Ngược lại, phương Tây thì xuyên Đại Tây Dương, và nó là một đứa con của thế kỷ 20. Continue reading “Vĩnh biệt phương Tây?”

Thời Trump: Nước Mỹ ra sao nếu không có ảnh hưởng?

Nguồn: Antony Blinken, “What Is America Without Influence? Trump Will Find Out”, The New York Times, 13/12/2016.

Biên dịch: Lê Hoa | Hiệu đính: Đỗ Thiện

Tháng 2 năm 1945, vào giai đoạn cuối Thế chiến II, Franklin D. Roosevelt, Joseph Stalin và Winston Churchill đã họp tại Yalta, một thị trấn nghỉ mát của người Nga ở Crimea, để bàn cụ thể về tương lai của cuộc chiến và nền hòa bình sau đó. Các nhà lãnh đạo đồng ý với Roosevelt về một trật tự thời hậu chiến được thống trị bởi “Bốn trụ cột”– Mỹ, Anh, Nga và Trung Quốc.

Roosevelt chắc chắn rằng mình có thể thuyết phục được Stalin thực hiện cam kết Yalta về duy trì an ninh khu vực và một châu Âu thống nhất. Stalin lại có một tầm nhìn hoàn toàn khác: thế giới được phân chia theo phạm vi ảnh hưởng của các nước mạnh nhất. Dưới sự thống trị của Liên Xô, bóng tối đã nhấn chìm Đông Âu trong suốt 45 năm. Continue reading “Thời Trump: Nước Mỹ ra sao nếu không có ảnh hưởng?”

Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?

Nguồn:Why Republicans hate Obamacare“, The Economist, 11/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đạo luật cải cách y tế Obamacare đã được gọi là “đạo luật nguy hiểm nhất từng được thông qua”, “có tác động phá hoại tới các quyền tự do con người và cá nhân giống như Đạo luật Xử lý Nô lệ bỏ trốn” và một thứ giết chết phụ nữ, trẻ em và người già. Theo các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa, nguồn của các trích dẫn trên đây, Đạo luật Chăm sóc sức khỏe Hợp túi tiền (ACA), hay Obamacare, là một điều khủng khiếp. Từ khi được thông qua bởi Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát vào năm 2009, nó được xem là đối tượng thù ghét (bête noire) của Đảng Cộng hòa. Đảng này đã thúc đẩy tiến hành hơn 60 phiên bỏ phiếu ở Quốc hội để hủy bỏ đạo luật nhưng không thành công, trong khi Tòa án tối cao đã buộc phải đưa đạo luật ra tranh luận bốn lần trong lịch sử ngắn ngủi của nó. Obamacare cũng là trọng tâm của hai tuần đóng cửa chính phủ vào năm 2013. Vậy tại sao ACA thu hút nhiều sự chỉ trích như vậy từ cánh hữu? Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa ghét Obamacare?”

Donald Trump và tương lai nước Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Chiến thắng của ông Trump và phong trào dân túy tại Mỹ, Anh và nhiều nơi tại Âu châu hiện nay sẽ thay đổi mối bang giao quốc tế trong những năm tới một cách sâu sắc. Nhưng thay đổi như thế nào là điều hoàn toàn không chắc chắn.

Chính ông Trump cũng chưa rõ những chính sách ông sẽ thực hiện khi lên nắm quyền vào ngày 20 tháng Giêng năm 2017 sẽ như thế nào. Trong cuộc tiếp xúc đặc biệt dành cho tờ The New York Times tại văn phòng ở Manhattan vào ngày 22 tháng Mười Một, ông Trump huyên thuyên về những chuyện nhỏ trong khi cả dàn phóng viên chuyên nghiệp cứ vặn hỏi những vấn đề lớn. Qua cuộc phỏng vấn này, những suy nghĩ của ông về các chính sách lớn, từ kinh tế đến biến đổi khí hậu và chính sách ngoại giao của Mỹ, cho thấy ông Trump chỉ muốn thay đổi hiện trạng, thách thức thành trì quyền lực hiện nay, nhưng ông cũng chưa có hoạch định rõ ràng về những thay đổi này. Continue reading “Donald Trump và tương lai nước Mỹ”

Thế giới viễn tưởng của Donald Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Donald Trump’s Brave New World”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chúng ta rồi sẽ bị hủy hoại bởi những gì mình yêu thích”, Aldous Huxley từng viết như vậy vào năm 1932. Trong cuốn Brave New World của mình, ông mô tả xã hội loài người vào năm 2540 – một xã hội đã bị phá hủy bởi sự thiếu hiểu biết, sự đam mê thú vui tức thời, sự thống trị của công nghệ, và sự dư thừa hàng hóa vật chất. Với việc bầu Donald Trump lên làm Tổng thống, nước Mỹ dường như đang đi theo đúng con đường mà Huxley đã chỉ ra sớm hơn 500 năm so với dự đoán của ông.

Lâu nay, văn hóa công chúng Mỹ luôn né tránh những tư tưởng trí thức cao đạo, và thường ca ngợi một loại chủ nghĩa quân bình theo kiểu bình dân và tự do, coi đó là một điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo không bị hạn chế cũng như thứ chủ nghĩa tư bản không kiểm soát mà nước này ủng hộ. Tất cả những gì mọi người cần chỉ là ý chí dám làm và sự kiên trì. Continue reading “Thế giới viễn tưởng của Donald Trump”

Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Ten Consequences of Trump,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với những ai trong chúng ta đã đoán sai về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rất đáng để kiềm chế những phản ứng mang tính cảm xúc, ít nhất là trong một hai tháng, và cố gắng đưa ra một đánh giá khách quan về ý nghĩa có thể có của chính quyền của Donald Trump đối với thế giới. Và đây là mười hệ quả có thể có của việc Trump làm tổng thống, chia đều giữa mặt tốt và mặt xấu.

Các tin tốt bắt đầu với tăng trưởng của Mỹ, gần như chắc chắn tăng cao hơn tỷ lệ trung bình hàng năm 2,2% trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Điều này là do sự phản đối của Đảng Cộng hòa đối với nợ và chi tiêu công chỉ tồn tại khi một người thuộc Đảng Dân chủ như Obama làm chủ Nhà Trắng. Còn khi tổng thống là người của Đảng Cộng hòa, đảng này luôn vui vẻ thúc đẩy chi tiêu công và nới lỏng các giới hạn nợ, giống như dưới thời Ronald Reagan và George W. Bush. Do đó, Trump sẽ có khả năng thực thi việc kích thích tài khóa kiểu Keynes mà Obama thường đề xuất nhưng không thể triển khai. Continue reading “Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump”

Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “Is Donald Trump a Threat to Democracy?The New York Times, Dec. 16, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Donald Trump đắc cử đã đặt ra một câu hỏi mà rất ít người Mỹ từng hình dung là phải hỏi đến: Có phải nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm? Với ngoại lệ khả dĩ là cuộc Nội chiến, nền dân chủ Mỹ chưa bao giờ sụp đổ; quả thật, không nền dân chủ nào phong phú hay lâu đời như nền dân chủ Mỹ. Nhưng sự ổn định trong quá khứ không đảm bảo sự tồn tại trong tương lai của nền dân chủ.

Chúng tôi đã dành hai thập niên để nghiên cứu sự xuất hiện và sụp đổ của nền dân chủ ở châu Âu và châu Mỹ Latinh. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số dấu hiệu cảnh báo. Continue reading “Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?”

Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?

trump-soft-power

Nguồn: Shashi Tharoor, “The End of US Soft Power?” Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chắc chắn, một nạn nhân lớn của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là quyền lực mềm của Mỹ trên toàn thế giới. Đây là một diễn biến khó – thậm chí có lẽ không thể – đảo ngược, đặc biệt là đối với Trump.

Thông thường, quyền lực chính trị toàn cầu của các nước được đánh giá bằng sức mạnh quân sự: nước nào có quân đội lớn nhất thì có quyền lực lớn nhất. Nhưng logic này không luôn đúng trong thực tế. Mỹ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam; Liên Xô thì bị đánh bại ở Afghanistan. Trong những năm đầu ở Iraq, Mỹ đã nhận ra sự thông thái trong câu nói của Talleyrand (thủ tướng đầu tiên của Pháp dưới triều vua Louis XVIII) rằng một điều mà ta không thể làm với lưỡi lê là ngồi lên nó. Continue reading “Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?”

Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam

henry-kissinger-and-le-duc-tho

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “Kissinger: The View From Vietnam,” The Atlantic, November 27, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn của mùa chính trị này đã diễn ra vào ngày 11 tháng 2, trong một cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton. Đáng ngạc nhiên là nó liên quan đến Henry Kissinger. Clinton không hề giấu giếm sự thân thiện của mình với Kissinger – một việc khiến Sanders thấy khó chịu, nói một cách nhẹ nhàng nhất. “Tôi tự hào mà nói rằng Henry Kissinger không phải là bạn tôi. Hãy xếp tôi vào nhóm những người sẽ không lắng nghe Henry Kissinger,” Sanders nói. Continue reading “Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Đảng Cộng hòa có thể thao túng chính trị Mỹ ra sao?

us-politics

Nguồn: Alfred Stepan, “Unchecked Trump?Project Syndicate, 12/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Cuộc bầu cử tại Mỹ năm 2016 – trao cho Đảng Cộng hòa quyền kiểm soát vị trí tổng thống, Thượng viện, và Hạ viện – ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống kiểm soát và cân bằng (checks and balances) vốn được ca ngợi và được đặt ra trong hiến pháp nước này? Theo tôi, nó gần như đã loại bỏ hệ thống này.

Các biện pháp kiểm soát và cân bằng do ngành tư pháp tạo ra chắc chắn đang bị đe dọa. Trừ khi Đảng Dân chủ sử dụng thủ thuật filibuster liên tục, Đảng Cộng hòa sẽ có thể lấp đầy vị trí thẩm phán còn trống trong Tối cao Pháp viện mà họ đã ngăn Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ đề cử. Và Tối cao Pháp viện gồm nhiều thành viên lớn tuổi có thể sẽ sớm để lại nhiều ghế trống hơn – những vị trí hiện do các thẩm phán theo xu hướng tự do chủ nghĩa và trung dung nắm giữ. Do đó, Đảng Cộng hòa có cơ hội tốt để xây dựng một đa số bảo thủ trong Tối cao Pháp viện gồm chín thành viên có thể kéo dài trong nhiều thập niên, đặc biệt là nếu họ tiếp tục giành ghế tổng thống vào năm 2020. Continue reading “Đảng Cộng hòa có thể thao túng chính trị Mỹ ra sao?”

Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Tác giả: Hoàn cầu Thời báo | Biên dịch:  Nguyễn Hải Hoành

Trước thềm Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Lima, Peru, dư luận phương Tây xuất hiện nhiều lời bàn luận về vấn đề quản trị thế giới. Do ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và trong thời gian tranh cử ông đưa ra cương lĩnh chính trị tuyên bố nếu đắc cử thì sẽ hủy bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và rút ra khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nên một số cơ quan truyền thông phương Tây cho rằng Mỹ đang từ bỏ quyền lãnh đạo thế giới. Cũng có thể là lời nói khi tức giận, họ cho rằng “siêu cường mới” Trung Quốc sẽ thay Mỹ “lãnh đạo thế giới”. Continue reading “Trung Quốc thay Mỹ ‘lãnh đạo thế giới’ được không?”

Infographic: Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống

presidential-transition-1

Tác giả: CLB IRNews

Quá trình chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ diễn ra như thế nào? Continue reading “Infographic: Quá trình chuyển giao quyền lực Tổng thống”

Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. Continue reading “Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng”

Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba

cuba-em

Nguồn: Peter Kornbluh & William M. Leogrande, “The Real Reason It’s Nearly Impossible to End the Cuba Embargo“, The Atlantic, 10/05/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bill Clinton đã thử tiếp xúc với Castro. Sau khi Havana bắn rơi hai máy bay Mỹ, tất cả đều tan vỡ.

Sự thù địch của Mỹ đối với Cuba và Dự luật Helms-Burton

Khởi đầu nhiệm kỳ tổng thống của Bill Clinton đánh dấu một sự thay đổi về thái độ (của Mỹ) đối với chính sách Cuba. Cá nhân ông Clinton hiểu sự điên rồ của thái độ thù địch mà nước Mỹ dành cho hòn đảo này. “Bất kỳ ai với nửa bộ não cũng có thể thấy rằng cấm vận là việc làm phản tác dụng,” sau này ông đã nói vậy với một người thân cận tại phòng Bầu Dục. “Điều đó gây khó khăn cho những chính sách tiếp xúc khôn ngoan hơn mà chúng ta đã theo đuổi trong quan hệ với một số quốc gia Cộng sản thậm chí ở thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh lạnh.” Continue reading “Biến cố đằng sau lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba”

Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump

trump-china

Nguồn: Minghao Zhao, “Which Way for US-China Relations Under Trump?”, Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng gây sốc của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả những nguyên tắc chắc chắn vốn định hình nền chính trị Mỹ và cả cách thế giới nghĩ về nước Mỹ. Trump giờ phải đối mặt với bản chất thực sự của công việc quản lý các mối quan hệ đối ngoại của Washington, và có thể nói không mối quan hệ nào quan trọng với thế giới hơn quan hệ Mỹ – Trung. Nhưng đây cũng là mối quan hệ bị đặt nhiếu hoài nghi nhiều nhất nếu xét theo phương hướng chiến dịch tranh cử của Trump. Continue reading “Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump”