Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?

trump-sea

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Southeast Asia Gets Trumped?”, Project Syndicate, 12/11/2016.

Với chiến thắng gây sốc trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Donald Trump đã làm nên lịch sử – và làm rất nhiều người e ngại. Thực tế là sự trỗi dậy của ông đe dọa kích động một cuộc cách mạng làm lung lay nền tảng không chỉ của nền chính trị Mỹ, mà còn của cả hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Một khu vực có thể sớm bắt đầu cảm nhận được tác động này chính là khu vực Đông Nam Á.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump đã đưa ra một thế giới quan “nước Mỹ trước tiên”, nhấn mạnh rằng ông sẽ theo đuổi các cam kết quốc tế của Mỹ chỉ khi cảm thấy phù hợp với lợi ích của mình. Điều này đã làm rúng động nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm các nước Đông Nam Á, những nước lo sợ rằng họ sẽ bị bỏ qua bởi quốc gia lâu nay vẫn là người bảo đảm quan trọng nhất cho sự ổn định khu vực. Continue reading “Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?”

‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?

 trump-fotercom-cc-by-nc-n

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Taming of Trump”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức tổng thống Hoa Kỳ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cực đoan như trong chiến dịch của mình hay sẽ lựa chọn một cách tiếp cận thực dụng và hợp lý hơn.

Nếu Trump lãnh đạo theo đúng như chiến dịch đã giúp ông đắc cử, thì những gì sẽ diễn ra là nỗi sợ hãi của thị trường trên đất Mỹ và toàn thế giới, cũng như những tổn thất to lớn tiềm tàng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Trump sẽ quản lý theo một cách rất khác. Continue reading “‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?”

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

trump-gl

Nguồn: Francis Fukuyama, “US against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial Times, 11/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Continue reading “Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới”

Trung Quốc là kẻ thắng trong cuộc bầu cử Mỹ

trump-cn-1

Nguồn: James Palmer, “China Just Won The U.S. Election,” Foreign Policy, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang mong chờ một Tổng thống Trump, người mang lại ít sự đối đầu và thái độ đạo đức giả nhiều hơn. Nhưng chiến thắng của Bắc Kinh có thể khiến họ phải trả giá vào phút cuối.

Việc Donald Trump đắc cử sẽ là một thảm họa đối với bất kỳ ai quan tâm đến nhân quyền, sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, và tự do truyền thông. Điều đó có nghĩa đây là một chiến thắng cho Bắc Kinh, nơi mà khi tôi đang ngồi viết bài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong khuôn viên Trung Nam Hải nguy nga chắc hẳn đang khui rượu và kể những câu chuyện đùa không hay (về Trump). Continue reading “Trung Quốc là kẻ thắng trong cuộc bầu cử Mỹ”

Donald Trump: Một bi kịch Mỹ

trumpvic

Nguồn: David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Donald Trump đắc cử tổng thống không khác gì một bi kịch đối với nền cộng hòa Mỹ, một bi kịch đối với hiến pháp Mỹ, và một chiến thắng đối với các lực lượng, trong nước và ngoài nước, của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chủ nghĩa chuyên chế, sự kỳ thị nữ giới, và phân biệt chủng tộc. Chiến thắng chấn động của Trump, việc ông leo lên ghế tổng thống, là một sự kiện đáng thất vọng trong lịch sử nước Mỹ và nền dân chủ tự do. Ngày 20 tháng 1 năm 2017, chúng ta sẽ chia tay vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên – một con người của liêm chính, phẩm giá và tinh thần hào sảng – và chứng kiến lễ nhậm chức của một con người giả dối đã không làm gì nhiều để cự tuyệt sự ủng hộ của các lực lượng bài ngoại và thượng tôn da trắng. Không thể nào phản ứng lại thời khắc này với bất cứ điều gì khác ngoài sự ghê tởm và lo lắng sâu sắc. Continue reading “Donald Trump: Một bi kịch Mỹ”

Những thách thức đối ngoại của Donald Trump

donald_trump_25218642186

Nguồn: Joseph S. Nye, “Donald Trump’s Foreign-Policy Challenges,” Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chiến dịch tranh cử của mình, tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã nghi ngờ những liên minh và các thể chế vốn làm nền tảng cho trật tự thế giới tự do, nhưng chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ câu hỏi quan trọng nhất dấy lên từ chiến thắng của ông là liệu giai đoạn toàn cầu hóa kéo dài bắt đầu từ cuối Thế chiến II về cơ bản đã qua rồi hay chưa.

Không nhất thiết như vậy. Dù các hiệp định thương mại như TPP và TTIP có thất bại và toàn cầu hóa về mặt kinh tế chậm lại đi chăng nữa thì công nghệ cũng đang thúc đẩy toàn cầu hóa về mặt sinh thái, chính trị, và xã hội dưới hình thức biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia, và di cư – bất kể Trump có thích điều đó hay không. Trật tự thế giới không chỉ có kinh tế, và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của nó. Continue reading “Những thách thức đối ngoại của Donald Trump”

Lý giải chiến thắng của Donald Trump

trump-gettyimages

Nguồn: Janine R. Wedel, “Donald Trump and a World of Distrust”, Project Syndicate, 07/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc khủng hoảng lòng tin của công chúng với các thể chế dân chủ – trong đó có chính phủ, cơ quan lập pháp, toà án và truyền thông – là nhân tố trung tâm dẫn đến sự thắng thế của Donald Trump và các nhân vật giống như ông trên toàn thế giới. Và chừng nào cuộc khủng hoảng này còn tiếp diễn thì các vị lãnh đạo như Trump vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cử tri, bất chấp các kết quả bầu cử chung cuộc.

Cuộc hủng hoảng lòng tin này không mới. Một nghiên cứu năm 2007, do một diễn đàn của Liên Hợp Quốc đặt hàng, đã cho thấy một mô hình mang tính “rộng khắp”: Trong 4 thập niên gần đây, gần như mọi nền dân chủ được coi là công nghiệp hóa và phát triển đều gặp phải sự suy giảm niềm tin của công chúng đối với chính phủ. Trong những năm 1990, ngay cả các đất nước từ lâu đã nổi tiếng về lòng tin công chúng như Thụy Điển và Na Uy, chỉ số lòng tin của người dân với chính phủ cũng suy giảm. Continue reading “Lý giải chiến thắng của Donald Trump”

Tương lai nước Mỹ sau bầu cử tổng thống 2016

us-ele-2016

Nguồn: Richard N. Haass, “America After the Election,” Project Syndicate, 25/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra ở Hoa Kỳ nổi bật vì sự thiếu nhã nhặn và những khác biệt quá lớn giữa các ứng cử viên: doanh nhân chống lại nền chính trị dòng chính Donald Trump ở phía Đảng Cộng hòa và chính trị gia bóng bảy Hillary Clinton đại diện cho Đảng Dân chủ. Cuộc cạnh tranh đã phơi bày những chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ và làm tổn hại danh tiếng toàn cầu của đất nước này. Không có gì ngạc nhiên khi một trong số ít điều mà người Mỹ dường như đều đồng thuận là việc chiến dịch này đã kéo dài quá lâu. Nhưng nó sẽ sớm kết thúc. Câu hỏi là: điều gì sẽ xảy đến tiếp theo? Continue reading “Tương lai nước Mỹ sau bầu cử tổng thống 2016”

Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới

clinton-trump-n2

Nguồn: Chris Patten, “Two Lesson for the Next US President”, Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Phan Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhìn ra ngoài cửa sổ dọc khắp bến cảng thành phố đặc biệt Nagasaki, Nhật Bản, có hai suy nghĩ liên quan đáng kể tới vị tổng thống Mỹ sắp tới xuất hiện trong đầu tôi.

Nagasaki đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất của nhân loại. Vào tháng 8 năm 1945, một quả bom nguyên tử đã tàn phá thành phố, gây ra thiệt hại vật chất to lớn và nỗi đau về con người không kể xiết.  Thế nhưng, từ sau đó, thành phố này đại diện cho sự tốt đẹp nhất của thành tựu loài người, đi lên từ tro tàn nhờ vào tinh thần và khả năng kinh doanh của những người dân Nhật Bản, những người đã giao thương những thứ họ gây dựng được – ví dụ, tại xưởng tàu Mitsubishi – với các nước còn lại trên thế giới. Continue reading “Hai bài học cho Tổng thống Mỹ sắp tới”

Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?

yellen

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Is the Fed Playing Politics?,” Project Syndicate, 03/10/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc tranh luận gần đây với đối thủ Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump khẳng định Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Janet Yellen có động cơ chính trị. Cụ thể, ông Trump tố Fed đang lạm dụng kích thích tiền tệ để mê hoặc cử tri và khiến họ tin rằng việc phục hồi nền kinh tế Mỹ đang diễn ra.

Đây không hoàn toàn là một ý tưởng điên rồ, nhưng bản thân tôi lại không nhận thấy điều đó. Nếu Yellen quyết tâm đến vậy trong việc duy trì lãi suất siêu thấp thì tại sao trong những tháng gần đây bà lại liên tục tuyên bố theo hướng tăng các mức lãi suất dài hạn hơn bằng cách khẳng định Fed rất có thể sẽ nâng lãi suất nhanh hơn những kỳ vọng hiện tại của thị trường? Continue reading “Có phải Fed đang tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?”

Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ

us-election

Nguồn: Elizabeth Drew, “America’s Race to the Ballot’s Bottom”, Project Syndicate, 01/11/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử Tổng thống của Hillary Clinton đã bị chia rẽ giữa hai mục tiêu là cố gắng bảo đảm chiến thắng lớn nhất có thể cho cá nhân bà Clinton và việc trực tiếp giúp đỡ các đảng viên Dân chủ khác đang ứng cử vào các vị trí thống đốc bang và các cơ quan lập pháp cấp thấp hơn. Câu hỏi là liệu bà Clinton có thể giúp các ứng viên cấp thấp nhiều hơn bằng cách giành chiến thắng một cách thuyết phục – và tạo đà cho họ – hay bằng cách dành thời gian và tiền  bạc để giúp đỡ từng người một.

Phe Clinton đã quyết định theo đuổi cả hai chiến lược. Trong thời gian chỉ một tuần trước bầu cử, hai ứng viên tổng thống đang chạy ngang chạy dọc khắp đất nước: trong khi ứng viên của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vật lộn nhằm gom đủ 270 lá phiếu của Đại cử tri đoàn để giành thắng lợi thì bà Clinton lại nỗ lực bảo đảm một chiến thắng càng lớn càng tốt – đó là giành đa số phiếu từ cả cử tri phổ thông lẫn Đại cử tri đoàn. Continue reading “Cuộc đua song song vào Nhà Trắng và Quốc hội của Mỹ”

Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?

populism

Nguồn: Joseph Nye, “Putting the Populist Revolt in Its Place”, Project Syndicate, 06/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở nhiều nền dân chủ phương Tây, năm nay là năm của những cuộc nổi loạn chống lại giới tinh hoa. Sự thành công của chiến dịch Brexit ở Anh, chiến thắng bất ngờ của Donald Trump trong Đảng Cộng hòa ở Mỹ, thắng lợi của các đảng dân túy ở Đức và những nơi khác đã được nhiều người coi là báo hiệu cho sự kết thúc của một kỷ nguyên. Theo nhà bình luận của tờ Financial Times Philip Stephens, “trật tự toàn cầu hiện nay – hệ thống tự do dựa trên các luật lệ được thiết lập năm 1945 và mở rộng sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc – đang ở trong tình trạng căng thẳng chưa từng có. Toàn cầu hóa đang thoái trào.”

Thực ra, có thể hơi vội vàng khi đưa ra những kết luận bao quát như vậy. Continue reading “Chủ nghĩa dân túy trỗi dậy chỉ là vì lý do kinh tế?”

Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử

h-clinton-1

Nguồn: Edward Luce, “Hillary Clinton’s woes really begin if she wins, Financial Times, 01/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Không, FBI không phải tay sai của Donald Trump – mặc dù Hillary Clinton có lý do chính đáng để nghi ngờ điều đó. Nhưng thực tế còn đáng lo ngại hơn nhiều.

James Comey, Giám đốc FBI, đã hoảng sợ mà phải đưa ra tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton. Ông buộc phải làm điều này vì lo sợ rằng nếu ông không chịu đưa ra quyết định này, Đảng Cộng hòa sẽ buộc tội ông đang làm việc cho bà Clinton. Comey, người lính gác hoảng loạn, dường như đã đi quá xa.

Các công chức nhà nước không bao giờ nên có những hành động có thể ảnh hưởng đến một cuộc bầu cử tổng thống. Bất cẩn của Comey là do Trump đã nêu tên ông này như là một phần của một “hệ thống gian lận.” Trong một đất nước vốn dĩ đã chia rẽ sâu sắc như vậy, sự trung lập sẽ bị xem là thông đồng. Continue reading “Tai họa của Hillary Clinton sẽ bắt đầu nếu bà đắc cử”

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới

trump0

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “How Trump Happened”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?

Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây. Continue reading “Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới”

Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?

obama-duterte

Nguồn: Greg Raymond, What’s wrong with the United States’ Southeast Asian allies?, East Asia Forum, 18/10/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động của Philippines và Thái Lan hiện nay không giống với những gì mà các đồng minh hiệp ước của Mỹ nên làm. Dù Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dường như là một trường hợp cá biệt, nhưng tư tưởng chống Mỹ của ông ta chỉ là một phần mới nhất trong sự bất ổn của quan hệ Mỹ – Philippines. Quan hệ Mỹ – Thái cũng đã xấu đi kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2014, và dường như người Thái còn đang có ý định thắt chặt quan hệ quân sự với Trung Quốc. Nhưng bất đồng của hai nước này với Mỹ không nhất thiết có nghĩa là họ muốn thay đổi nguyên trạng ở châu Á. Continue reading “Điều gì đang xảy ra với các đồng minh Đông Nam Á của Mỹ?”

Sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước ở Mỹ đang bị xói mòn ra sao?

77-how-americas-separation-of-church-and-state-is-fraying

Nguồn:How America’s separation of church and state is fraying“, The Economist, 02/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Bức tường giữa nhà nước và giáo hội”, Thẩm phán Hugo Black đã viết trong vụ Everson vs. Hội đồng Giáo dục, một vụ án từ năm 1947, “phải được giữ cao và bất khả xâm phạm”. Thẩm ván Black đã trích dẫn một câu mà Thomas Jefferson đã sử dụng vào năm 1802 để trấn an một nhóm tín đồ Baptist rằng, với vai trò là tổng thống, ông sẽ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các giáo phái thiểu số. Ẩn dụ nổi tiếng về bức tường (Jefferson đã mượn nó từ Roger Williams, một nhà Thần học Thanh giáo thế kỷ 17) đã được sử dụng hàng thế kỷ, nhưng nó đang trở nên ngày càng ít phù hợp hơn để mô tả về mối quan hệ đặc biệt giữa các tôn giáo và các thể chế nhà nước của Mỹ. Vậy điều gì đang xảy ra? Continue reading “Sự tách biệt giữa giáo hội và nhà nước ở Mỹ đang bị xói mòn ra sao?”

Mổ xẻ Trump dưới lăng kính văn hóa chính trị Nga

trump_16

Nguồn: Nina L. Khruschcheva, “Trump Through Russian Eyes”, Project Syndicate, 27/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là một người Mỹ được sinh ra tại Moskva. Và cũng vì lí do đó, chất Mỹ trong tôi, không giống như Augie March trong tác phẩm của Saul Bellow, đã từng châm ngòi cho một cuộc tranh luận ở cấp độ quốc gia tại Nga. Ở vài nơi, sách giáo khoa từng đặt câu hỏi cho học sinh rằng việc Nina Khrushcheva trở thành công dân Mỹ là đúng hay sai (tác giả Nina Khrushcheva là cháu của Nikita Khrushchev, cố tổng bí thư ĐCS Liên Xô – NBT). Tôi sẽ để các bạn tự đoán xem thử hầu hết mọi người, đặc biệt là những người thuộc thế hệ Xô Viết, có quan điểm gì.

Mặc dù một người Nga có thể rời tổ quốc nhưng cuối cùng bạn vẫn không thể bỏ được chất Nga của cô ấy. Vì vậy vào lúc nền chính trị Mỹ trải qua một cuộc chuyển giao kì lạ, có lẽ lăng kính đậm chất Nga của tôi có thể giúp người dân Mỹ nhìn thấu được phần nào. Continue reading “Mổ xẻ Trump dưới lăng kính văn hóa chính trị Nga”

Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu

mgid-uma-image-vh1

Nguồn: Jeffrey Frankel, “Voting for a Better US Political System,” Project Syndicate, 23/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Con tàu chính trị Mỹ đã trật khỏi đường ray, và có vẻ như việc trở lại đúng hướng của nó đang xa vời hơn bao giờ hết. Đã có rất nhiều sự chỉ trích, với việc giới bình luận đổ lỗi cho các vấn đề như điều chỉnh gian lận ranh giới khu vực bầu cử (gerrymandering), bất bình đẳng kinh tế gia tăng, hệ thống tài chính của chiến dịch tranh cử, và nền báo chí mất cân bằng. Nhưng công chúng không thể trực tiếp giải quyết những khiếm khuyết thực sự trong hệ thống này. Điều họ có thể làm là giải quyết một vấn đề cơ bản khác: tỷ lệ cử tri bỏ phiếu thấp.

Vẻ đẹp của nền dân chủ là nếu bỏ phiếu, người dân có thể mang lại sự thay đổi. Có thể điều đó không xảy ra nhanh chóng như họ mong muốn, và có thể các ứng cử viên không phải lúc nào cũng là lý tưởng. Nhưng cử tri vẫn có thể giúp định hình tương lai của đất nước mình. Continue reading “Bầu cử tổng thống Mỹ: Hệ lụy của việc không đi bỏ phiếu”

Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump

steve-bannon-kellyanne-conway-840x440

Nguồn: Elizabeth Drew, “Trump’s Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, lại một lần nữa cải tổ hệ thống vận động tranh cử của mình. Bằng cách đó, ông ta đang bộc lộ nhiều về mình và về phong cách quản trị của mình hơn những gì mà ông muốn người ta nhìn thấy. Ít có chiến dịch tranh cử nào lại hỗn độn và náo loạn trong công tác nhân sự như vậy.

Hai người chưa từng điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống nào, và có thiên hướng chính trị mâu thuẫn với nhau, lại đang điều hành cuộc vận động của Trump. Continue reading “Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump”

Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”