#230 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.15): Lịch sử ra đời đồng đô la Mỹ

DW_1838_10_MLD

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Lost Treasure Map”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 15.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Một trải nghiệm cay đắng về tiền định danh của các thuộc địa Mỹ; quyết tâm của những người khai quốc để ngăn chặn quốc gia mới hình thành sử dụng tiền giấy mà không có (kim loại quý) đảm bảo; việc soạn thảo hiến pháp nhằm mục đích đó; sự ra đời của một đồng đô la Mỹ thực thụ; sự thịnh vượng hình thành sau đó.

Trong thời kỳ vàng son của radio, trên chương trình của Edgar Bergen, ông thường hỏi hình nộm Mortimer Snerd của anh ta rằng “Sao mày có thể ngốc đến thế?”. Và ông luôn nhận được câu trả lời giống nhau. Sau khi suy nghĩ một hồi trong vai Mortimer, ông tự đưa ra câu trả lời “Ừm, cũng không dễ chút nào”. Continue reading “#230 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.15): Lịch sử ra đời đồng đô la Mỹ”

Hillary Clinton trước ngưỡng cửa Nhà Trắng năm 2016

Hillary_Clinton_2016_president_bid_confirmed

Tác giả: Đỗ Duy Hiếu

Nếu như bà Hillary Clinton vượt qua được các ứng cử viên Tổng thống ngay trong nội bộ Đảng Dân chủ và ứng cử viên của Đảng Cộng hòa thì chỉ trong vòng 8 năm, Đảng Dân chủ đã làm được 2 việc hết sức bất ngờ trong lịch sử nền chính trị Hoa Kì. Đó là: Một, vào năm 2008 lần đầu tiên sau hơn 200 năm một người Mỹ da màu, lại sinh ra trong một gia đình bình thường không phải thuộc giới tinh hoa chính trị Hoa Kì được bầu làm Tổng thống. Hai, năm 2016 sẽ là lần đầu tiên nước Mỹ có 1 Nữ Tổng thống.

Tuy nhiên, đó là chuyện của tương lai 2 năm nữa. Trước mắt, trong cuộc chạy đua vào vị trí quyền lực nhất nước Mỹ mà bà nhiều khả năng tham gia, đâu là những lợi thế cũng như điểm yếu mà bà có thể gặp phải? Continue reading “Hillary Clinton trước ngưỡng cửa Nhà Trắng năm 2016”

Vai trò của Hội Tam Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ

hoitamdiem

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi tìm hiểu về lịch sử nước Mỹ, có một điều đáng chú ý là các nguyên tắc, sứ mệnh của Hội Tam Điểm (Freemasonry) có dấu ấn đặc biệt quan trọng từ việc đặt nền móng cho nước Mỹ từ thuở sơ khai đến sự phát triển sau này.

Hội Tam Điểm là gì?

Hội Tam Điểm là một hội kín có lịch sử khá lâu đời, tuy nhiên hiện vẫn chưa có ý kiến thống nhất về lịch sử ra đời của hội này. Có một trường phái khá phổ biến cho rằng hội này có nguồn gốc từ Scotland (Scotish Rite), sau đó lan sang Anh và các nước khác. Một số tài liệu khác “truy ngược” nguồn gốc và cho rằng Hội này ra đời từ trước Công nguyên trong thời kỳ xây dựng Ngôi đền Vua Solomon (King Solomon’s Temple). Continue reading “Vai trò của Hội Tam Điểm trong lịch sử chính trị Mỹ”

Diễn văn của Tổng thống Obama về cải cách nhập cư 2014

USA-immigration

Biên dịch: Lê Xuân Hùng

  1. Thưa các đồng bào Mỹ của tôi, tối nay tôi muốn nói với các bạn về vấn đề nhập cư.
  2. Suốt hơn 200 năm, truyền thống chào đón người nhập cư từ khắp thế giới đã cho chúng ta một lợi thế to lớn trước các quốc gia khác. Điều đó đã giữ cho chúng ta luôn trẻ trung, năng động và tràn đầy tinh thần kinh doanh. Điều đó đã nhào nặn bản sắc của chúng ta như một dân tộc với những tiềm năng vô hạn – một dân tộc không bị níu giữ bởi quá khứ, mà luôn có khả năng tái tạo chính mình theo sự lựa chọn của chúng ta.

Continue reading “Diễn văn của Tổng thống Obama về cải cách nhập cư 2014”

Khái quát về lịch sử nước Mỹ

Flag

Giới thiệu

Khái quát về lịch sử nước Mỹ là ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên (1949-1950) đã được hoàn tất theo sáng kiến của Francis Whitney, lúc đầu thuộc Văn phòng Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao và sau này là Cục Thông tin Hoa Kỳ (USIA). Richard Hofstadter, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Columbia, và Wood Gray, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học George Washington, là tư vấn học thuật. D. Steven Endsley thuộc trường Đại học Berkerley, California, soạn tài liệu bổ sung. Ấn phẩm này đã được cập nhật và hiệu chỉnh rất nhiều lần trong những năm qua bởi Keith W. Olsen, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học Maryland, Nathan Glick, nhà văn và nguyên là biên tập viên tạp chí Dialogue của USIA, cùng nhiều người khác. Alan Winkler, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Miami (Ohio), đã viết các chương về hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho các lần xuất bản trước. Continue reading “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”

“Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ

conservative-liberal-road-sign

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Một nước Mỹ luôn thay đổi

Khi nói đến sinh hoạt chính trị ở nước Mỹ, 2 khái niệm được đề cập khá nhiều là bảo thủ (conservative) và tự do (liberal). Tuy nhiên, “bảo thủ” và “tự do” là những khái niệm có tính tương đối và được hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia cũng như trong các hệ thống chính trị khác nhau.

Vậy ở Mỹ các khái niệm này được hiểu ra sao, và những ai được coi là những người “bảo thủ” hay “tự do”? Theo “truyền thống”, những người Cộng hòa thường được coi là những người có quan điểm “bảo thủ”, còn những người Dân chủ thường được coi là những người có quan điểm “tự do”. Continue reading ““Bảo thủ” và “tự do” trong chính trị Mỹ”

Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

8B47E884-D6E4-4CEC-BD24-7A9F5B0EBA62_mw1024_s_n

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Năm 2015 sắp tới sẽ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình quan hệ Việt – Mỹ, đó là kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995). Trong suốt gần 20 năm qua, quan hệ giữa hai “cựu thù” đã đạt được những tiến triển nhanh chóng khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên, và giờ hai bên đã là “đối tác toàn diện” của nhau. Tuy nhiên, quan hệ song phương nhìn chung vẫn còn mới ở giai đoạn sơ khởi, đã xây dựng được những nền tảng căn bản nhưng vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai phá. Trong năm 2015 cũng như những năm sau đó, hai nước cần phải cùng nhau tiếp tục nỗ lực để quan hệ song phương đạt được những phát triển thực chất và sâu sắc hơn. Continue reading “Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới”

Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính

Dollar-Map-650x360

Tác giả: Andrew Sheng & Xiao Geng | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một thế hệ các nhà kinh tế phát triển nợ Ronald McKinnon, người vừa qua đời hồi đầu tháng này, một khoản nợ tri thức khổng lồ vì quan điểm thấu đáo của ông – được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1973 Tiền và Vốn trong Phát triển Kinh tế (Money and Capital in Economic Development). Quan điểm này nói về việc các chính phủ tham gia vào việc áp chế tài chính (financial repression)[1] làm cản trở phát triển tài chính. Thật vậy, McKinnon cung cấp chìa khóa để hiểu lý do tại sao các khu vực tài chính của các nền kinh tế mới nổi ở tình trạng kém phát triển. Continue reading “Sự áp đảo của đồng Đô-la và tình trạng áp chế tài chính”

Một nước Mỹ luôn thay đổi

download

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Quay trở lại nước Mỹ khi Mùa thu lá vàng 2014 vừa kết thúc. Tiết trời đầu đông chuyển sang se lạnh, cây cối đã trút hết các cành lá cũ và vươn “chân, tay” khẳng khiu, nhưng đầy thách thức lên trời để chuẩn bị “nghênh đón” một mùa đông lạnh giá phía trước. Chứng kiến cảnh cực đẹp của thiên nhiên khi cây lá khoe sắc với đủ “bộ cánh” rực rỡ và lộng lẫy nhất, rồi lại chứng kiến cũng chính những cây hoa ấy với sắc màu “thảm hại nhất” trong thời gian ngắn ngủi chưa đến 2 tuần khiến không nhiều người tránh khỏi cảm giác chạnh lòng và bùi ngùi tiếc nuối. Nó cũng tựa như cảm giác ngắm các hoa hậu vừa đăng quang, rạng ngời với vương miện, cánh áo, rồi lại chứng kiến chính họ ở ngoài đường với khuôn mặt “mộc” và khoác bộ đồ nhầu nhĩ trên người.

Tuy nhiên, tiết trời chính trị Mỹ thì luôn luôn nóng, bất kể tiết trời ra sao. Continue reading “Một nước Mỹ luôn thay đổi”

Tính dễ bị tổn thương và sự lỗi thời của chỉ số GDP

olderwomanwrappedinflag2

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi

Hai nghiên cứu mới đây một lần nữa cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề bất bình đẳng đang tràn lan ở Mỹ. Thứ nhất, theo báo cáo thường niên về thu nhập và đói nghèo của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, bất chấp việc nền kinh tế được cho là đang phục hồi sau cuộc Đại suy thoái, thu nhập của người dân Mỹ nói chung vẫn tiếp tục đình trệ. Thu nhập hộ gia đình trung bình, đã được điều chỉnh theo lạm phát, vẫn thấp hơn so với cách đây một phần tư thế kỷ.

Người ta thường nghĩ sức mạnh lớn nhất của Mỹ không phải là quyền lực quân sự, mà là hệ thống kinh tế khiến cả thế giới phải ghen tị. Nhưng tại sao các nước khác lại cố gắng bắt chước theo một mô hình kinh tế mà trong đó một tỉ lệ lớn, thậm chí là đa số người dân đều nhận thấy mức thu nhập của họ bị đình trệ trong khi của giới thượng lưu lại tăng mạnh? Continue reading “Tính dễ bị tổn thương và sự lỗi thời của chỉ số GDP”

Về “đế quốc Mỹ” của Niall Ferguson

image3992978x

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Niall Ferguson là một sử gia trẻ (sinh năm 1964) người Anh, hiện dạy ở New York, viết hăng và dễ hiểu (gần như mỗi vài tuần là có một bài khá dài trên các tạp chí Anh Mỹ).  Ông chuyên về các vấn đề tài chính quốc tế và đế quốc, có khuynh hướng tân bảo thủ.  Tháng tư vừa qua, tuần báo Time của Mỹ bình chọn Ferguson là một trong 100 nhân vật nhiều ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay.

Bố cục cuốn sách vừa xuất bản của ông (“Người khổng lồ —  Cái giá của đế quốc Mỹ”[1]) không chặt chẽ cho lắm (vì phần lớn quyển này lắp ghép những bài báo ông đã đăng trong hai năm qua), nhiều chi tiết dư thừa, nhưng chung quy có ba luận điểm chính. Continue reading “Về “đế quốc Mỹ” của Niall Ferguson”

Tìm hiểu hệ thống bầu cử Mỹ và bầu cử giữa kỳ 2014

us-capitol

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khái quát về hệ thống bầu cử Mỹ

Ngày thứ Ba, 4/11/2014, là ngày diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Cứ hai năm một lần và vào các năm chẵn là cả nước Mỹ lại sôi động bước vào “Mùa bầu cử”. Theo luật Mỹ, ngày bầu cử được ấn định là ngày Thứ 3, nhưng phải sau ngày Thứ 2 đầu tiên của tháng 11 (nếu ngày Thứ 3 mà rơi vào mùng 1/11 thì không được tính). Theo đó, ngày bầu cử nếu được tổ chức sớm nhất thì cũng phải là ngày 2/11 và muộn nhất là ngày 8/11.

Thực ra luật quy định bầu cử thống nhất cả nước vào ngày Thứ ba trong tháng 11 như nêu ở trên được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1845. Còn trước đó thì Luật cũ (thông qua năm 1792) quy định các bang tùy điều kiện của mình linh hoạt tổ chức bỏ phiếu trong khoảng thời gian 34 ngày trước ngày 1/12. Có nhiều cách lý giải tại sao Quốc Hội Mỹ lại chọn bỏ phiếu chung vào ngày Thứ ba như trên: Continue reading “Tìm hiểu hệ thống bầu cử Mỹ và bầu cử giữa kỳ 2014”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21

global-war-on-terror-main

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 15.

Hy vọng tốt nhất về hòa bình trên thế giới của chúng ta là mở rộng tự do trên toàn thế giới”

– Tổng thống George W. Bush, 2005

Đối với phần lớn người Mỹ, thập niên 90 là giai đoạn của hòa bình, thịnh vượng và những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ. Một số người cho rằng có được điều này là nhờ Cuộc cách mạng của Reagan và việc kết thúc Chiến tranh Lạnh. Một số người khác thì lại cho rằng đó là do Đảng Dân chủ một lần nữa cai quản Nhà Trắng. Trong giai đoạn này, đại đa số người Mỹ – nếu gạt chính trị sang một bên – đều khẳng định sự ủng hộ của họ đối với các giá trị gia đình truyền thống, thường được đặt trong niềm tin của họ. Người phụ trách chuyên mục của tờ New York Times đã bình luận rằng nước Mỹ đang có những sửa chữa về đạo đức khi có những biểu hiện của sự đổ vỡ xã hội, đã từng tăng trầm trọng trong những năm cuối cùng của thập niên 60 và 70, tạm chững lại trong thập niên 1980 giờ đây đang giảm dần. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.15): Cây cầu bắc sang thế kỷ 21”

Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ

CroppedImage608342-decline-and-fall-of-the-american-empire

Tác giả: Joseph S. Nye | Biên dịch: Trương Thị Phương Thanh

Khi những cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ càng gần kề, những câu hỏi về sự vững chắc của các thể chế chính trị và tương lai lãnh đạo toàn cầu của Mỹ càng trở nên nhiều hơn. Trong đó, một số câu hỏi đã lấy sự bế tắc giữa các đảng phái làm bằng chứng cho sự suy yếu của Mỹ. Nhưng tình hình có thật sự xấu như vậy hay không?

Theo nhà khoa học chính trị Sarah Binder, kể từ cuối thế kỷ 19, sự chia rẽ ý thức hệ giữa hai đảng chính trị chính của Mỹ chưa bao giờ lớn như bây giờ. Tuy nhiên, bất chấp sự bế tắc hiện tại, Quốc hội thứ 111 (nhiệm kỳ 3/1/2009 – 3/1/2011 – NBT) đã thông qua một gói kích thích tài khóa lớn, cải cách chăm sóc y tế, điều tiết tài chính, một hiệp ước kiểm soát vũ khí và sửa đổi chính sách của quân đội về tình dục đồng tính. Rõ ràng, hệ thống chính trị Mỹ không thể bị bác bỏ (ngay cả khi sự bế tắc giữa các đảng phái là mang tính chu kỳ). Continue reading “Sự suy yếu bị thổi phồng của Hoa Kỳ”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông

348203_US pivot strategy

Tác giả: Ralf Emmers | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc kinh tế và quân sự số một thế giới, đồng thời cũng tự coi mình là một “cường quốc trực thuộc Thái Bình Dương”. Trong những năm gần đây, chính quyền Tổng thống Obama đã tái đẩy mạnh ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại khu vực thông qua chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” về phía châu Á – Thái Bình Dương. Vào năm 2012, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một bài phát biểu tại Trung tâm Đông – Tây ở Hawaii đã khẳng định: “Tương lai của Mỹ gắn liền với châu Á – Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này cũng phụ thuộc vào Mỹ”.[1] Những công bố chính sách mới do chính quyền Tổng thống Obama khởi xướng có mục đích nhằm duy trì sự hiện diện chiến lược lâu dài của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua việc tập trung sức mạnh hải quân. Continue reading “Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông”

Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương

may_bay_trinh_sat_P3C_Orion

Tác giả: Trương-Minh Vũ & Ngô Di Lân

Quá trình thiết lập mối quan hệ đối tác quân sự “ngầm” giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được một bước tiến quan trọng. Trong chuyến thăm Washington mới đây của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, chính phủ Hoa Kỳ cuối cùng đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì lý do an ninh hàng hải.

Bước tiến này cho thấy rằng cả hai bên đã vượt qua nhiều rào cản trong mối quan hệ song phương. Lâu nay Mỹ luôn cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm bởi sự khác biệt trong hệ thống giá trị và chính trị giữa hai bên. Sự dè dặt trong việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí được thể hiện một cách rõ ràng qua nhiều tiếng nói bày tỏ quan ngại rằng những vũ khí này sẽ được sử dụng với mục đích đàn áp những người “bất đồng chính kiến”. Continue reading “Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương”

Cuộc chiến không hồi kết của Hoa Kỳ

ISIS-US-Airstrikes

Tác giả: Brahma Chellaney | Biên dịch: Lương Khánh Ninh

Thông tin chính thức: Tổng thống Mỹ và người nhận giải Nobel Hòa bình Barack Obama lại một lần nữa tham chiến! Sau khi lật đổ nhà lãnh đạo Muammar el-Qaddafi của Libya và đánh bom các mục tiêu ở Somalia và Yemen, ông Obama đã tiến hành không kích vành đai Syria-Iraq, thực chất là tuyên bố chiến tranh với Nhà nước Hồi giáo (IS) – một quyết định sẽ vi phạm, nếu không thì cũng làm suy yếu, chủ quyền quốc gia của Syria. Trong nỗ lực tích cực can thiệp, Tổng thống Obama một lần nữa đang bất chấp luật pháp Hoa Kỳ và quốc tế vì đã không tìm cách có được sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ cũng như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Continue reading “Cuộc chiến không hồi kết của Hoa Kỳ”

Người giàu nắm quyền như thế nào?

religion_02_temp-1352632194-509f8782-620x348

Tác giả: Dani Rodrik | Biên dịch: Nguyễn Thị Yến Nhi

Chuyện người giàu có nhiều quyền lực chính trị hơn kẻ nghèo vốn dĩ không phải mới mẻ, ngay cả tại những nước dân chủ nơi mỗi người chỉ có một lá phiếu trong các kỳ bầu cử. Tuy nhiên, mới đây, hai nhà khoa học chính trị là Martin Gilens của Đại học Princeton và Benjamin Page của Đại học Northwestern đã công bố những phát hiện đầy thuyết phục về nước Mỹ. Những phát hiện này có ý nghĩa sâu sắc đối với sự vận hành của các nền dân chủ ở Mỹ và những nơi khác.

Nghiên cứu của hai tác giả trên được dựa theo công trình trước đây của Gilens, người đã cẩn thận tổng hợp các cuộc thăm dò ý kiến cử tri về gần 2.000 vấn đề chính sách từ năm 1981 đến năm 2002. Bộ đôi này sau đó đã kiểm nghiệm xem liệu chính phủ liên bang Mỹ có lựa chọn các chính sách đó trong vòng 4 năm sau cuộc khảo sát hay không, và tìm hiểu mức độ gần gũi giữa kết quả lựa chọn chính sách với nguyện vọng của các cử tri có những mức thu nhập khác nhau. Continue reading “Người giàu nắm quyền như thế nào?”

#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson

131025102010-woodrow-wilson-story-top

Nguồn: “Woodrow Wilson’s ‘Fourteen Points’”, in Arthur S. Link et al., eds., The Papers of Woodrow Wilson, vol. 45 (1984), 536.>>PDF

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Ngày 18/1/1918, tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson đã phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ, tuyên bố rằng việc Hoa Kỳ tham gia vào Thế chiến I là do các nguyên nhân về đạo đức. Trong bài phát biểu của mình, ông đã đề xuất 14 điểm tập trung vào các nguyên tắc theo hơi hướng tự do chủ nghĩa, ví dụ như tự do thương mại, thỏa thuận mở, dân chủ và quyền tự quyết của các dân tộc. Các đề xuất của ông sau đó đã trở thành nền tảng cho các điều khoản dẫn tới sự đầu hàng của nước Đức. Bài phát biểu về Chương trình “14 điểm” của Wilson cũng được coi là một bài đọc nền tảng về chủ nghĩa tự do trong các khóa học về Lý thuyết Quan hệ quốc tế. Dự án Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu bản dịch của bài đọc quan trọng này!   Continue reading “#209 – Chương trình “Mười bốn điểm” của Tổng thống Wilson”