Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước

hongrie_imre-1

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Giáo sư Pozsgay Imre, một lãnh đạo cộng sản theo xu hướng cải tổ, một trong những yếu nhân của biến chuyển dân chủ 1989 tại Hungary vừa qua đời hôm qua, 25/03/2016, hưởng thọ 83 tuổi. Pozsgay Imre thuộc hàng những nhà lãnh đạo cộng sản cấp tiến Hungary, đã có đóng góp quyết định cho cuộc chuyển đổi sang dân chủ tại quốc gia cộng sản Đông Âu này. Tên tuổi của giáo sư Pozsgay Imre gắn với một công bố đặc biệt, gây chấn động chính giới Hung đầu năm 1989.

Continue reading “Imre: Người cộng sản Hungary yêu nước”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”

Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)

nazi-1

Tác giả: Mai Lễ Nô En

I. NHỮNG ĐỘNG THÁI NHẰM XÓA BỎ HÒA ƯỚC VERSAILLES (1933-1936)

Trong quan hệ quốc tế từ năm 1933 đến năm 1936, mối quan tâm duy nhất của Hitler là làm sao để Đức có thể trở thành một cường quốc nhằm thực hiện mục tiêu địa chính trị lâu dài, thống trị Tây Âu và mở rộng lãnh thổ về phía Đông. Một trong những bước đầu tiên hướng tới mục tiêu này là vô hiệu hóa Hòa ước Versailles. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, Hitler chú trọng thực hiện chính sách ngoại giao theo hướng từng bước một xóa bỏ Hòa ước Versailles

Hitler rút lui khỏi Hội nghị giải trừ quân bị và Hội Quốc liên trên cơ sở cho rằng Pháp không đồng ý bình đẳng vũ khí cho Đức. Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng Đức đã sẵn sàng để giải giới nếu như các nước khác cũng làm như vậy và ông chỉ muốn hòa bình. Đây là một trong những chiến thuật “yêu chuộng hòa bình” của Hitler. Hitler luôn có những hành động táo bạo, trong khi đó lại đưa ra hàng loạt bài phát biểu yêu chuộng hòa bình vì ông biết họ muốn nghe. Hơn nữa, hành động đó có thể hạn chế sự kiểm soát của nước ngoài đối với Đức. Continue reading “Chính sách đối ngoại của Đức Quốc xã trước Thế chiến II (1933-39)”

Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George

07

Tác giả: Nguyễn Đình

Ngày 4/10/2015, kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Richard George, anh hùng tình báo vĩ đại của Liên Xô nhưng cho tới tận hôm nay những bí mật về cuộc sống và hoạt động tình báo của ông vẫn còn được giữ kín.

Đa số những câu chuyện về ông đều được viết giống như các tiểu thuyết huyền thoại với nhiều tình tiết hư cấu và xuất hiện sau khi Nhật Bản công bố quyết định treo cổ ông, Trưởng nhóm tình báo Liên Xô ở Nhật, tại nhà tù Tokyo vào ngày 7/11/1944. Continue reading “Cuộc đời anh hùng tình báo Liên Xô Richard George”

Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô

yekaterina-furtseva-1

Bà Yekaterina Furtseva không chỉ xinh đẹp, mà còn là người phụ nữ duy nhất được giữ những chức vụ cao nhất ở Liên Xô trước đây. Có lẽ vì vậy, những câu chuyện về sắc đẹp, tình yêu, con đường công danh của bà đã và vẫn luôn được quan tâm.

Con đường đến với đỉnh cao quyền lực

Dười thời Xôviết, nhiều phụ nữ đã được giữ những chức vụ cao, nhưng phần lớn không có thực quyền. Yekaterina Furtseva là một ngoại lệ, bà từng giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên Xô: Bí thư thứ nhất Thành ủy Moskva (1954-1957), Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị (1956-1957), Ủy viên Bộ Chính trị (1957-1961), Bí thư Trung ương Đảng (1956 – 1960), Phó Chủ tịch Xô viết Tối cao (1950-1962) và Bộ trưởng Bộ Văn hóa (1960-1974). Continue reading “Cuộc đời thăng trầm của người phụ nữ quyền lực nhất Liên Xô”

Sự trở lại của chính sách ngăn chặn

putinrus

Nguồn: Dominique Moisi, The Return of Containment,” Project Syndicate, 26/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

“Nhân tố chính của bất kỳ chính sách nào của Mỹ đối với Liên Xô đều phải mang tính kiềm chế lâu dài, kiên nhẫn nhưng cứng rắn và cảnh giác,” nhà ngoại giao người Mỹ George Kennan nói trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs năm 1947 với bút danh nổi tiếng “X”. Nếu lấy “Nga” thay cho “Liên Xô,” “chính sách kiềm chế” của Kennan vẫn hoàn toàn có giá trị ngày nay. Cứ như thể trong gần 70 năm qua không có thứ gì thay đổi, ngay cả khi mọi thứ đã thay đổi. Continue reading “Sự trở lại của chính sách ngăn chặn”

Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin

russia-press

Nguồn: Nadezda Azhgikhina, “The Kremlin’s War on Liberalism,” Project Syndicate, 17/10/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ, cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” được phát động. Nhưng những cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều nước cũng đẩy mạnh việc giám sát và theo dõi truyền thông trong nước và dân thường. Các chính phủ tuyên bố rằng tự do ngôn luận và quyền riêng tư cá nhân phải được hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia.

Thiệt hại thể hiện đặc biệt rõ ở Nga, nơi các quy định chống khủng bố thường được sử dụng như một công cụ để bóp nghẹt tiếng nói của những người có quan điểm độc lập hoặc khác biệt, đặc biệt là những quan điểm chỉ trích chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Bằng cách lấy an ninh làm cái cớ để coi thường đạo luật truyền thông của Nga, trong đó có việc bảo vệ các nhà báo khỏi kiểm duyệt, chính phủ đã làm suy yếu đáng kể ngành báo chí. Continue reading “Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”

Nước Nga đương đầu với thảm họa chảy máu chất xám

russia-brain-drain

Nguồn: Yelena Mukhametshina, “Russia Must Deal With Catastophic Brain Drain”, The Moscow Times, 07/10/2016.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với thảm nạn chảy máu chất xám, chỉ có kẻ cai trị và người ra đi là kẻ thắng: đất nước là kẻ thảm bại.

Sau đợt chảy máu chất xám của những năm 1990, Nga lại một lần nữa chứng kiến nạn bỏ nước ra đi ngày càng tăng.  Người ta bỏ đi khi đó vì kinh tế đang sụp đổ, giờ đây mặc dù chính phủ đang cố gắng đa đạng hóa nền kinh tế nhưng người dân vẫn ra đi, một chuyên gia thuộc Ủy ban Sáng kiến Dân sự (CCI) viết như vậy trong báo cáo mang tiêu đề “Di cư khỏi nước Nga cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21”.

Đối với một nước Nga có dân cư thưa thớt, nạn di cư là mối đe dọa ngày càng tăng vì những mất mát về nguồn lực nhân khẩu học, xã hội, kinh tế, và tri thức. Theo Cục Thống kê Nga (SSS), từ 1989 đến 2014 có khoảng 4,5 triệu người Nga rời bỏ đất nước. Số người ra đi thấp nhất là vào năm 2009 với 32.500 di dân, nhưng con số bắt đầu tăng từ 2011, và đến 2014 thì con số một lần nữa ngang bằng mức năm 1995. Continue reading “Nước Nga đương đầu với thảm họa chảy máu chất xám”

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

rusvainobigafp12aug16

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “All the President’s Eunuchs”, Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thanh lọc một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình. Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – nạn nhân là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã bị thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino. Continue reading “Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin”

Cuộc cách mạng dân chủ mùa thu đẫm máu của Hungary

hungaryrev

Tác giả: Hoàng Nguyễn

Ngày 23/10/2016, Hungary kỷ niệm lần thứ 60 cuộc cách mạng dân chủ mùa thu 1956. Một sự kiện mà như lời đánh giá của một nhân sĩ nổi tiếng đương thời của nước Hung, ông Bibó István – “Dân Hung đã đổ máu đủ nhiều để chứng tỏ cho thế giới thấy ước nguyện tự do và công lý của họ”. Lễ kỷ niệm năm 2016 được gọi bằng cái tên như “Năm của tự do Hungary“.

Từ khoảng cách sáu thập niên, nhìn lại, vẫn có thể bình tâm mà tán đồng với nhận định sau của tổng thống Mỹ John F. Kennedy dành cho Hungary: “Tự thuở khai thiên lập địa đến nay, chưa hề có một giờ khắc nào lại chứng tỏ rõ ràng hơn sự kiện năm 1956, rằng ước vọng tự do của con người là vĩnh cửu và bất diệt, cho dù nó phải đứng trước một kẻ thù mạnh hơn gấp bao nhiêu lần đi nữa…”. Continue reading “Cuộc cách mạng dân chủ mùa thu đẫm máu của Hungary”

Mổ xẻ Trump dưới lăng kính văn hóa chính trị Nga

trump_16

Nguồn: Nina L. Khruschcheva, “Trump Through Russian Eyes”, Project Syndicate, 27/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là một người Mỹ được sinh ra tại Moskva. Và cũng vì lí do đó, chất Mỹ trong tôi, không giống như Augie March trong tác phẩm của Saul Bellow, đã từng châm ngòi cho một cuộc tranh luận ở cấp độ quốc gia tại Nga. Ở vài nơi, sách giáo khoa từng đặt câu hỏi cho học sinh rằng việc Nina Khrushcheva trở thành công dân Mỹ là đúng hay sai (tác giả Nina Khrushcheva là cháu của Nikita Khrushchev, cố tổng bí thư ĐCS Liên Xô – NBT). Tôi sẽ để các bạn tự đoán xem thử hầu hết mọi người, đặc biệt là những người thuộc thế hệ Xô Viết, có quan điểm gì.

Mặc dù một người Nga có thể rời tổ quốc nhưng cuối cùng bạn vẫn không thể bỏ được chất Nga của cô ấy. Vì vậy vào lúc nền chính trị Mỹ trải qua một cuộc chuyển giao kì lạ, có lẽ lăng kính đậm chất Nga của tôi có thể giúp người dân Mỹ nhìn thấu được phần nào. Continue reading “Mổ xẻ Trump dưới lăng kính văn hóa chính trị Nga”

Ba con đường dẫn tới sự tan rã của EU

eu-disintegration

Nguồn: Philippe Legrain, “Three paths to European disintegration”, Project Syndicate, 09/08/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Marine Le Pen, lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia Pháp cực hữu, có thể đã đúng lần này. Bà đã gọi cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh về việc rời Liên minh châu Âu (EU) là sự kiện chính trị lớn nhất ở châu Âu kể từ sau sự sụp đổ Bức tường Berlin. Nhận định này có thể chính xác: Brexit (việc Anh rời khỏi EU) đã làm bất ổn bản thân nước Anh và cuối cùng sẽ phá hủy Liên minh châu Âu.

Những người ủng hộ xu hướng liên bang châu Âu cổ điển cho rằng câu trả lời cho Brexit nên là một EU hội nhập hơn nữa. Nhưng câu trả lời này vừa xa vời vừa nguy hiểm. Đức và Pháp thường xuyên mâu thuẫn, và cả hai đều có những người lãnh đạo yếu thế khi phải đối diện với cuộc bầu cử năm sau, và khó có thể tập hợp được sự ủng hộ cho một “liên minh thậm chí còn khăng khít hơn”. Và làn sóng chống đối EU thì quá rộng và quá sâu để có thể trao nhiều quyền lực hơn nữa cho những quan chức EU không qua dân cử để họ áp đặt thêm những ràng buộc cho việc ra quyết định của các quốc gia mà không làm cho tình hình xấu đi. Continue reading “Ba con đường dẫn tới sự tan rã của EU”

Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh

ukmuslimhistory

Nguồn: Jerry Brotton, “England’s Forgotten Muslim History,” The New York Times, 17/09/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vương quốc Anh đang chia rẽ hơn bao giờ hết. Đất nước này đã quay lưng lại với châu Âu, và nữ hoàng đã đặt mục tiêu (tập trung vào) thương mại với phương Đông. Mặc dù điều này nghe có vẻ giống nước Anh ngày nay, nhưng nó cũng mô tả đất nước này vào thế kỷ 16, trong thời kỳ hoàng kim của quốc vương nổi tiếng nhất nước Anh, Nữ hoàng Elizabeth I.

Một trong những phương diện bất ngờ nhất của nước Anh thời Elizabeth là chính sách ngoại giao và thương mại của nó được dẫn dắt bởi một liên minh sâu sắc với thế giới Hồi giáo, một sự thật dễ dàng bị ém đi bởi những người đang thúc đẩy luận điệu dân túy về chủ quyền quốc gia ngày nay. Continue reading “Lịch sử Hồi giáo bị lãng quên của nước Anh”

Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan

obran-kaczynski

Nguồn: Sławomir Sierakowski, “The Illiberal International,” Project Syndicate, 09/09/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong thập niên đầu nắm quyền lực ở Liên Xô, Stalin đã ủng hộ ý tưởng “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia,” nghĩa là, cho đến khi điều kiện chín muồi, chủ nghĩa xã hội chỉ dành cho Liên Xô. Khi thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố hồi tháng 7 năm 2014 ý định xây dựng một “nền dân chủ phi tự do,” nhiều người cho rằng ông đang tạo ra “chủ nghĩa phi tự do trong một quốc gia.” Hiện nay, Orbán và Jarosław Kaczyński, lãnh đạo Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan, người kiểm soát chính phủ nước này (dù không giữ chức vụ nào), đã tuyên bố một cuộc phản cách mạng với mục tiêu biến Liên minh Châu Âu thành một dự án phi tự do.

Sau một ngày vui vẻ, nồng nhiệt, và thân thiện tại Hội nghị Krynica năm nay, lấy phong cách như một diễn đàn Davos của khu vực, nơi vinh danh Orbán là “Nhân vật của năm,” Kaczyński và Orbán tuyên bố rằng họ sẽ dẫn dắt 100 triệu dân châu Âu trong một nỗ lực tái tạo EU theo những ranh giới dân tộc chủ nghĩa/tôn giáo. Continue reading “Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan”