Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp 

20151107_EUP004_1

Nguồn:Master of emergencies”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang – Nguyễn Thùy Dương

Vị Bộ trưởng Quốc phòng có uy tín là người duy nhất phục vụ cho mọi chính phủ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Sergei Shoigu có thể trở thành vị tổng thống tiếp theo.

Vào ngày sinh nhật của Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 10, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã tặng cho Putin một món quà: đó là báo cáo mới nhất về tình hình chiến dịch quân sự của Nga ở Syria. Báo cáo gồm thông tin về việc tên lửa hành trình phóng đi từ biển Caspi đã đâm trúng các mục tiêu cách xa gần 1.500 km. Tổng thống Putin hài lòng phụ họa “Chúng ta đều biết các hoạt động quân sự như vậy phức tạp đến nhường nào”. Tối hôm đó, tổng thống Nga và ngài bộ trưởng quốc phòng đã ăn mừng bằng việc chơi một ván khúc côn cầu trên băng cùng với câu lạc bộ nghiệp dư của hai người. Tổng thống Putin ghi được 7 bàn thắng và bộ trưởng Shoigu cũng ghi thêm được 1 bàn. Đội của họ đã giành thắng lợi dễ dàng. Continue reading “Sergei Shoigu: Bậc thầy của những tình huống khẩn cấp “

Thách thức cuối cùng của châu Âu?

euro_2253331b

Nguồn: Harold James, “Europe’s Last Straw?Project Syndicate, 05/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Liên minh châu Âu (EU) hiện đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng kinh hoàng. Sau khi khủng hoảng đồng euro và nợ công kéo dài đã chia rẽ châu lục này, tạo ra một sự rạn nứt bắc-nam sâu sắc, sự xuất hiện của hàng trăm ngàn người tị nạn đã khiến Đông Âu (cộng với Vương quốc Anh) bất đồng với Tây Âu. Thêm vào đó là rất nhiều chia rẽ và mâu thuẫn khác, và đối với nhiều người, việc EU sụp đổ dường như nhiều khả năng xảy ra hơn bao giờ hết.

Hãy xem xét những sự khác biệt lớn về chính sách năng lượng của các nước thành viên EU, bắt đầu với các cấu trúc định giá năng lượng không đồng nhất, đi ngược lại ý tưởng về ​​một thị trường chung duy nhất. Các quốc gia cũng đã áp dụng các giải pháp không tương thích, khiến cho việc kết nối các mạng lưới năng lượng quốc gia trở nên vô cùng khó khăn. Continue reading “Thách thức cuối cùng của châu Âu?”

Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU

07212014_Putin_European_Union

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “The Kremlin’s Tragic Miscalculation,” Project Syndicate, 03/11/2015.

Biên dịch: Phạm Phan Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sự gây hấn của Nga đối với Ukraine là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta, không chỉ vì phí tổn nhân lực khổng lồ mà còn vì nó hoàn toàn vô nghĩa. Thực vậy, các nhà lãnh đạo Nga về cơ bản đã đánh giá sai ý định của phương Tây và tạo ra một cuộc đối đầu hoàn toàn không cần thiết khiến lợi ích của cả hai bên đều bị hủy hoại.

Nga và phương Tây – với nền kinh tế liên kết chặt chẽ lẫn nhau và nhiều mục tiêu chính trị chung ở châu Âu và xa hơn nữa – có nhiều lợi ích từ một mối quan hệ hợp tác hòa bình. Nhưng thay vì hợp tác với các cường quốc phương Tây nhằm tăng cường thịnh vượng chung, điện Kremlin lại quay lưng với các đối tác của nó ở nước ngoài. Continue reading “Tính toán sai lầm của Kremlin về NATO và EU”

Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga

01_R15JUD_1192489k

Nguồn: Ben Judah, “Young, rich and grabbing the reins of Russia”, The Sunday Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau một bức màn thép bí mật, cô con gái tỷ phú của Putin và con của những đầu sỏ khác đang tạo dựng nên những triều đại mới. Nhưng có những nỗi lo sợ rằng họ không được trang bị đầy đủ để nắm quyền.

Moskva là thành phố của những bí mật. Không ai biết chắc nơi đặt các tuyến metro bí mật phục vụ điện Kremlin hoặc độ sâu của các hầm quân sự. Gia đình của Putin là một trong những bí mật đó. Vợ cũ Lyudmila và các con gái của Putin, Maria và Katerina, được bảo vệ kỹ lưỡng bởi cục tình báo FSB y như các bí mật kỹ thuật tên lửa của Nga. Continue reading “Giới “con ông cháu cha” và tương lai nước Nga”

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải

Mediterranean_Relief

Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó. Continue reading “Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu

20151107_LDD001_0

Nguồn:The indispensable European”, The Economist, 07/11/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Angela Merkel đang phải đối mặt với thách thức chính trị cam go nhất từ trước tới giờ. Nhưng Châu Âu cần vị nữ thủ tướng này hơn bao giờ hết.

Nhìn khắp châu Âu và chúng ta thấy một nhà lãnh đạo nổi bật hơn cả: Angela Merkel. Tại Pháp, François Hollande đã từ bỏ sự ngộ nhận rằng đất nước của ông là đầu tàu châu lục. David Cameron, tái đắc cử một cách huy hoàng, đang biến Liên Hiệp Anh (Britain) thành một nước Anh (England) nhỏ bé. Matteo Renzi đang bận tâm với nền kinh tế trì trệ của Ý.

Ngược lại, trong mười năm giữ cương vị thủ tướng, bà Merkel ngày một nổi bật hơn sau mỗi biến động. Trong cuộc khủng hoảng nợ, tuy lúc đầu tỏ ra do dự nhưng cuối cùng bà cũng đoàn kết được khu vực đồng euro. Về vấn đề Ukraine, bà đã kêu gọi châu Âu áp đặt cấm vận với nước Nga (trong khi chính tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng bà là người lãnh đạo châu Âu duy nhất đáng để đàm phán). Đối mặt với thách thức người nhập cư, bà đã mạnh dạn phát huy giá trị châu Âu, gần như đơn thương độc mã trong việc cam kết chào đón những người tị nạn. Continue reading “Angela Merkel: Người châu Âu không thể thiếu”

Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập

gse_multipart988

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 30 tháng 6 năm 1945, một chiếc máy bay cất cánh từ Trùng Khánh bay thẳng đi Moskva. Trên máy bay, ngoài các nhà ngoại giao của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc như Tống Tử Văn, Hồ Thế Trạch, Thẩm Hồng Liệt, Tiền Xương Chiếu, còn có Tưởng Kinh Quốc, một người có quan hệ đặc biệt khăng khít với Liên Xô. Ông từng học ở Liên Xô 12 năm, hơn nữa còn lấy vợ là một cô gái Nga.[1] Nói về tình cảm riêng thì nhà họ Tưởng có quan hệ không tồi với Stalin.

Tại sân bay Moskva, phái đoàn Chính phủ Trung Hoa Dân quốc được chủ nhà nhiệt liệt đón chào. Lúc đó Tưởng Kinh Quốc là Trưởng phiên dịch, sau này ông viết trong hồi ký những chi tiết sinh động: “Chúng tôi đến Moskva, lần đầu tiên gặp Stalin. Ông ấy tỏ ra cực kỳ lịch thiệp. Nhưng đến khi bắt đầu chính thức đàm phán thì bộ mặt dữ tợn của ông đã lộ ra …”. Continue reading “Stalin và đàm phán Xô-Trung về việc Mông Cổ độc lập”

Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp

RTX15KW4

Nguồn: Jonathan Laurence, “The Algerian legacy”, Foreign Affairs, 16/01/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Kể từ sau các cuộc tấn công vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher của người Do Thái ở Paris, các nhà lãnh đạo Pháp và thế giới càng khẳng định quan điểm chung rằng những hành vi này đánh dấu một sự leo thang trong cuộc chiến tranh với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu. Để thể hiện sự quyết tâm đương đầu với thách thức chung này, 40 nhà lãnh đạo từ Italia đến Mali, từ Israel đến Palestine đã tham gia diễu hành từ quảng trường Cộng hòa tới quảng trường Dân tộc (tại Paris) Chủ nhật tuần trước (tháng 1/2015 – NBT).

Những điểm giống nhau giữa vụ thảm sát này và những sự kiện xảy ra trước đây nhằm trừng phạt những đối tượng được cho là xúc phạm đạo Hồi và nhà tiên tri Muhammad là không thể phủ nhận. Lệnh truy nã tử hình nhà văn Anh gốc Ấn Độ Salman Rushdie năm 1989, vụ giết hại nhà làm phim người Hà Lan Theo van Gogh năm 2002, và vụ sát hại không thành họa sĩ biếm họa Đan Mạch Kurt Westergaard năm 2010 cũng nhằm vào các nghệ sĩ và nhà văn. Continue reading “Tác động từ di sản thuộc địa Algeria lên nước Pháp”

Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?

1027784751

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “United With Putin Against Terror?Project Syndicate, 18/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa tuyên bố ông sẽ “tìm và trừng phạt” những kẻ chịu trách nhiệm cho việc sử dụng một quả bom tự tạo để hạ một máy bay Nga tại Ai Cập khiến 224 người thiệt mạng hồi tháng 10. Thời điểm ông đưa ra tuyên bố, chỉ vài ngày sau khi những kẻ khủng bố sử dụng bom tự sát và súng AK để sát hại 129 người ở Paris, không phải là tình cờ. Putin thấy một lối dẫn tới phương Tây, và ông muốn tận dụng lợi thế của nó. Phương Tây không nên từ chối Putin.

Trong nhiều tuần qua, chính phủ Nga dường như lúng túng tìm phản ứng thích hợp trước vụ tai nạn máy bay, như thể lo ngại rằng những cái chết kia sẽ được đổ lỗi cho quyết định can thiệp vào cuộc nội chiến Syria của mình. Tuy nhiên, cuộc đổ máu ở Pháp đã làm thay đổi hoàn toàn tính toán, hướng tới khả năng diễn ra một sự xích lại gần nhau giữa Nga và phương Tây. Bằng cách tấn công Paris, Nhà nước Hồi giáo đã biến cuộc chiến ở Syria thành một cuộc xung đột toàn cầu. Và như màn trình diễn của Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ, Nga chắc chắn đang tham chiến. Continue reading “Phương Tây đoàn kết với Putin để chống khủng bố?”

Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất

20141108_EUP001_0

Nguồn:Twenty-five years on, The Economist, 10/11/2015. 

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Kể từ năm 1789, những mảnh vỡ của nhà tù Bastille đã trở thành những vật trang trí trên bệ lò sưởi được yêu thích tại Pháp. Hai thế kỷ sau, những mảnh vụn của Bức tường Berlin đã chu du khắp nơi trên thế giới. Axel Klausmeier, ông chủ một quỹ tại Berlin được lập nên nhằm tưởng niệm bức tường này, cho hay: đó là “đài tưởng niệm duy nhất tồn tại trên tất cả các châu lục,” chắc chỉ ngoại trừ Nam Cực. Điều đó nói lên rất nhiều điều về những gì người Đức gọi là “cuộc cách mạng hòa bình” của họ, mà đỉnh điểm của nó là việc phá vỡ bức tường ngày 9 tháng 11 năm 1989.

Rainer Eppelmann, người đứng đầu một quỹ nghiên cứu chế độ độc tài Đông Đức cho biết: Là cuộc cách mạng tự do thành công đầu tiên trong lịch sử nước Đức, năm 1989 có tầm quan trọng không kém gì năm 1789. Thậm chí hơn thế, không giống như cuộc cách mạng Pháp 200 năm trước đó, cuộc cách mạng Đức là cuộc cách mạng phi bạo lực. Continue reading “Đông và Tây Đức 25 năm sau ngày thống nhất”

Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?

20151010_BLP512

Nguồn: Europe pays homage to Erdogan“, The Economist, 16/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương

Vào thời hoàng kim của đế chế Ottoman, các sứ thần nước ngoài muốn được hưởng đặc ân đều đổ xô tới cung điện vua Ottoman, mang theo những lễ vật cống nạp hậu hĩnh và không tiếc lời ngợi ca nhà vua. Ngày nay các nhà lãnh đạo châu Âu cũng rơi vào tình cảnh tương tự, do tình thế cấp bách trước lượng người nhập cư ồ ạt tràn vào châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ mùa hè năm nay. Những đề nghị họ đưa ra tuần này với Recep Tayyip Erdogan, vị tổng thống ngày càng trở nên độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy không hào nhoáng như những viên đá quý hay những tấm vải thêu, nhưng cũng không hề kém phần giá trị. Continue reading “Tại sao EU o bế Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan?”

Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?

2E7F3D4B00000578-3321369-image

Nguồn: John Sawers, “Intelligence failure or not, Germany and Britain are now at risk”, Financial Times, 15/11/2015.

Biên dịch: Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tấn công khủng bố ở Paris diễn ra ngay sau vụ rơi máy bay Nga ở bán đảo Sinai (Ai Cập), vụ đánh bom vào thành trì của du kích Hizbollah ở Beirut, và vụ tấn công người Kurd ở Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ). Đã có 500 người bị giết và nhiều người bị thương trong mấy tuần qua. Tổ chức nhà nước hồi giáo tự xưng ISIS đứng ra nhận trách nhiệm cho 3 vụ đầu tiên và bị tình nghi đứng sau vụ thứ tư.

Vậy chiến lược của các “chiến binh Hồi giáo” là gì? Chúng muốn thu hút người nước ngoài hay khiến họ sợ hãi rời xa chúng? Tôi không chắc đó là cách suy nghĩ của chúng.

Cái mà ISIS muốn chính là sự hỗ loạn ở Syria, và cả ở Iraq, từ đó, chúng có thể kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên để xây dựng nhà nước Hồi giáo theo kiểu “caliphate”. Chúng chắc hẳn là không có ý định lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đang hữu ích trong vai trò là mục tiêu lật đổ của người Sunni. Continue reading “Vì sao Anh và Đức có thể là mục tiêu tiếp theo của ISIS?”

Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!

20150109Parisattack

Nguồn: Dominique Moisi, “We Are At War,” Project Syndicate, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sau các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo và một siêu thị kosher (bán thực phẩm dành cho người Do Thái – NBT) hồi tháng Giêng, người dân Paris đều biết rằng những kẻ man rợ vẫn còn lẩn khuất đâu đó, và chúng sẽ lại tấn công. Nhưng biết hay dự đoán điều đó và đối mặt với thực tế nghiệt ngã là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đêm thứ 6 tuần trước, thực tế đã khiến chúng ta vô cùng bàng hoàng. Chúng ta đang lâm chiến. Sẽ là sai lầm – thậm chí nguy hiểm – nếu chúng ta không thừa nhận điều này. Và chiến thắng trong cuộc chiến này đòi hỏi sự rõ ràng, đoàn kết, và kiên định.

Điều chúng ta cần nhất hiện nay là sự rõ ràng trong phân tích. Chúng ta gần như không biết rõ kẻ thù, ngoại trừ mức độ hận thù và tàn ác của chúng. Để hiểu chiến lược của chúng, chúng ta phải thừa nhận bản chất của chúng: một đối thủ thông minh, và duy lý theo cách của riêng chúng. Bao lâu nay chúng ta đã xem thường và đánh giá thấp chúng. Giờ chúng ta nhất thiết phải thay đổi cách suy nghĩ. Continue reading “Hậu tấn công Paris: Chúng ta đang lâm chiến!”

Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu

ISIS-Global-Conquest-Map

Nguồn:  Harleen Gambhir , “The Islamic State’s trap for Europe”, The Washington Post, 15/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Tuần trước, Tổng thống Obama nói rằng Nhà nước Hồi giáo (ISIS) đã được “kiềm chế” trong phạm vi Iraq và Syria, nhưng các cuộc tấn công của nhóm này ở Paris ngay sau đó cho thấy chúng đặt ra một mối đe dọa cho phương Tây lớn hơn bao giờ hết. Nhà nước Hồi giáo đang thực hiện một chiến lược toàn cầu để bảo vệ lãnh thổ của mình ở Iraq và Syria, nuôi dưỡng các chi nhánh ở các khu vực có người Hồi giáo chiếm đa số, cũng như khuyến khích và chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trên khắp thế giới. Chúng đã xuất khẩu sự tàn bạo và các biện pháp quân sự sang cho các nhóm ở Libya, Ai Cập, Afghanistan và những nơi khác. Bây giờ chúng đang sử dụng các kỹ năng chiến thuật thu được tại chiến trường Trung Đông để khiêu khích một phản ứng chống Hồi giáo dữ dội, qua đó sẽ tạo ra thêm nhiều tân binh cho ISIS ngay trong các xã hội phương Tây. Hoa Kỳ và các đồng minh của mình phải nhanh chóng phản ứng với mối đe dọa này. Continue reading “Chiếc bẫy của Nhà nước Hồi giáo dành cho châu Âu”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần

40c2da55b0374b89a0982c0fa092bde1_18

Nguồn: Barry Eichengreen, “The Crisis Europe Needs”, Project Syndicate, 14/10/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật khó mà lạc quan về châu Âu. Mùa hè vừa qua, một cuộc đấu tranh chính trị giữa Đức và Hy Lạp đe dọa làm Liên minh châu Âu (EU) tan đàn xẻ nghé. Các đảng phái chính trị cực đoan lần lượt chiếm ưu thế ở các nước. Việc Nga xâm phạm Ukraine, sân sau của châu Âu, đã biến chính sách đối ngoại và an ninh chung của châu Âu thành một trò đùa.

Giờ đến khủng hoảng nhập cư. 28 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu đang tranh cãi về việc phân bổ 120.000 người tị nạn, khi gấp ba số đó đã vượt Địa Trung Hải chỉ trong vòng 9 tháng đầu năm 2015.

Người tị nạn đang đến châu Âu cả bằng đường bộ và đường biển. Chỉ riêng Đức dự kiến sẽ đón đến 1 triệu người xin tị nạn trong năm nay. Thật ngây thơ khi cho rằng các chính phủ châu Âu có thể trục xuất, hay “cho hồi hương” – nói theo ngôn ngữ ngoại giao – một phần đáng kể nào trong số người này. Như một quả bóng cao su, dân tị nạn sẽ chỉ nảy trở lại. Continue reading “Cuộc khủng hoảng mà châu Âu cần”

Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU

brexit

Nguồn: Philippe Legrain, “The Disintegration of Europe,” Project Syndicate, 19/10/2015.

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu như cần một dấu hiệu để thấy Liên minh châu Âu (EU) đang tan rã ở một mức độ đáng báo động thì đó chính là việc Hungary xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới với Croatia – một thành viên EU khác. Cuộc khủng hoảng ở châu Âu rõ ràng đã làm phân mảnh các dòng chảy tài chính, khiến các nền kinh tế tách biệt nhau, làm xói mòn sự ủng hộ chính trị đối với các thể chế thuộc EU, và khiến các nước châu Âu chống lại nhau. Hiện nay, bởi vì chính phủ các nước đang dựng lên những hàng rào và phục hồi kiểm soát đường biên giới, cuộc khủng hoảng người tị nạn đang làm gián đoạn sự dịch chuyển con người và ảnh hưởng đến thương mại. Và bởi vì EU đang dần suy sụp, nguy cơ nước Anh bỏ phiếu rời khỏi EU đang ngày càng tăng lên. Continue reading “Châu Âu tan rã và khả năng Anh rời EU”

Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich

alexievich-large

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Alexievich’s Achievement,” Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đó là năm 1985, sự thay đổi hiện hữu mọi nơi ở Liên Xô. Các tổng bí thư già nua đều rơi rụng như ruồi. Tuyệt tác điện ảnh“Hãy đến và xem” của Elem Klimov tái hiện một Thế chiến II không có những trò anh hùng mà chúng tôi đã được bơm mớm, thay vào đó là làm nổi bật nỗi đau khủng khiếp mà con người phải chịu đựng. Cách tiếp cận của Klimov tương tự như của Svetlana Alexievich – chủ nhân giải Nobel Văn học năm nay – trong cuốn sách đầu tay của bà, Chiến tranh không mang gương mặt phụ nữ, được xuất bản một năm trước đó (1984).

Tuy nhiên, trong khi nhiều người đổ xô đi xem bộ phim của Klimov, cuốn sách của Alexievich có vẻ như không làm kích thích người đọc. Liên Xô, được cho là tiến bộ, vẫn gia trưởng từ gốc rễ. Phụ nữ có công việc, nhưng hiếm khi có sự nghiệp. Các nhà văn nữ làm thơ và viết văn rất tinh tế, và họ chính thức được công nhận (gần như) là ngang hàng với các đồng nghiệp nam; nhưng họ có xu hướng tránh các chủ đề nhất định – và chiến tranh là công việc của đàn ông. Continue reading “Thành tựu của Nobel văn học 2015 Svetlana Alexievich”

Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị

perm 36

Nguồn: Robert Skidelsky, “From Memory to Denial in Russia”, Project Syndicate, 20/10/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trải nghiệm buồn nhất của tôi tại nước Nga là chuyến thăm vào năm 1998 đến Perm-36 – trại lao động cưỡng bức thời Stalin duy nhất còn được bảo tồn. Tôi đến Perm, một thành phố nằm ở dãy Ural để tham gia một hội nghị chuyên đề của Trường Nghiên cứu Chính trị Moskva. Được thành lập bởi người phụ nữ tài năng Lena Nemirovskaya, mục đích của trường là giới thiệu nền dân chủ, chế độ tự trị và chủ nghĩa tư bản đến những thanh niên Nga thời hậu cộng sản.

Vào một ngày tháng Ba lạnh giá, tôi cùng vài người bạn đến tham quan trại Perm-36. Được xây dựng vào giai đoạn đầu những năm 1940 theo kiểu một trại lao động “bình thường”, đến năm 1972, Perm-36 được cải tạo thành trại tập trung dành cho tù chính trị. Continue reading “Nước Nga: Từ ghi nhớ tới chối bỏ quá khứ toàn trị”