So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Sỹ Thành (*)

Vào ngày 1-12-2021, Ủy ban châu Âu phát đi một thông cáo báo chí nêu rằng tổ chức này sẽ dành EUR (euro) để thành lập sáng kiến Cổng toàn cầu (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nằm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù không có từ “Trung Quốc” nào xuất hiện trong thông cáo này, nhưng nhiều phân tích cho rằng thật khó để không coi Global Gateway là một phản ứng chính sách của châu Âu đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Continue reading “So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?

Nguồn: “Zapfenstreich für Angela Merkel: Rententipps für die Bundeskanzlerin aus dem Ausland”, WELT, 3/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Với 16 năm làm thủ tướng, bà Angela Merkel có nhiều đồng nghiệp ở nước ngoài hơn bất kỳ người đứng đầu chính phủ nào khác. Hầu hết trong số họ đã nghỉ hưu về chính trị từ lâu. Tuy nhiên bà Thủ tướng không nên lấy tất cả các vị này làm hình mẫu cho mình.

Khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng liên bang, bà Angela Merkel được Quân đội Cộng hòa Liên bang Đức tiễn đưa bằng một nghi lễ truyền thống của nước Đức dành cho các vị nguyên thủ. Chính thức bà thủ tướng sẽ nghỉ hưu trong tuần tới, khi chính phủ mới lên nắm quyền. Vậy bà Markel sẽ định hình việc nghỉ hưu của mình ra sao? Các cựu nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ ở các nước khác, những người mà bà Merkel đã cộng tác trong 16 năm qua, cho thấy điều đó có thể được thực hiện như thế nào. Continue reading “Các chính khách thế giới trước bà Merkel đã nghỉ hưu như thế nào?”

Putin có muốn một cuộc chiến tranh mới với Ukraine?

Nguồn: Pavel Lokshin, Ukraine: Will Putin einen neuen Krieg?, WELT, 04/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nga đưa một lực lượng lớn quân đội đến biên giới Ukraine. Chưa bao giờ Vladimir Putin lại có cơ hội tốt như thế này để thôn tính Ukraine trong mùa đông năm nay. Một phần cũng do sự yếu kém của phương Tây. Nhưng cuộc tấn công này cũng có nhiều rủi ro đáng kể.

Tình hình biên giới với Ukraine đang hết sức nghiêm trọng. Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga đã bao vây quân sự ở nước này. Gần biên giới, Điện Kremlin đã tập trung 115.000 binh sĩ, hơn 4.000 xe tăng và xe bọc thép, hàng trăm máy bay chiến đấu và trực thăng. Có 75 tàu chiến và 6 tàu ngầm ở Biển Đen ngoài khơi Crimea, nơi đang bị chiếm đóng. Báo chí Mỹ đưa tin, theo tình báo Mỹ, Điện Kremlin đã lên kế hoạch cho cuộc xâm lược Ukraine với 175.000 binh sĩ, có thể được thực hiện sớm nhất là vào đầu năm sau. Continue reading “Putin có muốn một cuộc chiến tranh mới với Ukraine?”

Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?

Nguồn: Changing the clocks is unpopular. Why do it?”, The Economist, 04/11/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đôi khi quyết định thay đổi múi giờ của một quốc gia có thể mang tính chính trị. Mặc dù có diện tích rộng lớn, nhưng cả nước Trung Quốc đều vận hành theo giờ Bắc Kinh – một quyết định do Mao Trạch Đông đưa ra vào năm 1949 nhằm tăng cường đoàn kết quốc gia. (Tội nghiệp cho những người dân Tân Cương ở vùng viễn tây của Trung Quốc, nơi đôi khi mặt trời vẫn chưa mọc cho đến tận 10 giờ sáng.) Trong gần ba năm, cho đến năm 2018, Triều Tiên duy trì một múi giờ riêng của mình, chậm hơn nửa giờ so với Hàn Quốc, điều phù hợp với khuynh hướng “ẩn dật” của nước này. Tuy nhiên, các quốc gia thường điều chỉnh thời gian trong ngày vì những lý do thực tế. Khoảng 70 quốc gia, chủ yếu ở Châu Mỹ và Châu Âu, áp dụng Giờ tiết kiệm ánh sáng ban ngày (Daylight Savings Time) trong những tháng mùa hè. Hầu hết các bang ở Mỹ (trừ Arizona và Hawaii) sẽ vặn ngược đồng hồ trở lại một lần nữa vào cuối tuần này (7/11). Nhưng liệu điều đó có cần thiết không? Continue reading “Tại sao việc đổi giờ để tiết kiệm ánh sáng ban ngày gây tranh cãi?”

Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng

Nguồn:  Gideon Rachman, “UK-French rivalry puts the west at risk”, Financial Times, 01/11/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đây là tuần mà Boris Johnson phải kêu gọi thế giới đoàn kết chống lại biến đổi khí hậu. Nhưng vị thủ tướng Anh tham dự COP26 trong khi bị phân tâm bởi một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp về vấn đề đánh cá.

“Bắn tỉa” và cạnh tranh nhau giữa Anh và Pháp đang trở thành một vấn đề quốc tế nghiêm trọng. Hội nghị thượng đỉnh G7 hồi tháng 6 diễn ra trong bối cảnh một tranh chấp khác giữa Pháp và Anh – lúc đó là về vấn đề Bắc Ireland.

Mọi bất đồng nhỏ giữa hai nước dường như đều leo thang thành một cuộc cãi vã đầy những lời đe dọa và lăng mạ. Vấn đề cơ bản không phải là cá, hay Bắc Ireland. Mà là về Brexit. Nói một cách đơn giản, Johnson muốn Brexit thành công trong khi Emmanuel Macron, tổng thống Pháp, lại muốn nó thất bại. Continue reading “Đối đầu Anh – Pháp khiến Mỹ và phương Tây lo lắng”

Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?

Nguồn: Nima Sanandaji, “Nordic Countries Aren’t Actually Socialist”, Foreign Policy, 27/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nước Bắc Âu thường được quốc tế sử dụng để chứng minh rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động. Đúng là các đảng dân chủ xã hội đang thành công ở khu vực này của thế giới. Tuy nhiên, trong khi các quốc gia Bắc Âu đang chứng kiến ​​sự trở lại một phần của các đảng dân chủ xã hội, các chính sách của họ trên thực tế không phải là xã hội chủ nghĩa, mà là trung dung.

Các quốc gia Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển, đã theo đuổi chủ nghĩa xã hội từ khoảng năm 1970 đến 1990. Tuy nhiên, trong suốt 30 năm qua, cả các chính phủ bảo thủ và dân chủ xã hội đều hướng về phía trung dung. Ngày nay, các nhà dân chủ xã hội Bắc Âu đã áp dụng các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn, thắt chặt các điều kiện hưởng phúc lợi xã hội, có lập trường cứng rắn hơn đối với tội phạm và thực hiện các chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Continue reading “Tại sao các nước Bắc Âu không còn là ‘thiên đường xã hội chủ nghĩa’?”

Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có một số khoảnh khắc chính trị thật khó quên. Tôi vẫn nhớ rõ từng đứng ở quảng trường Place de l’Opéra ở Paris chứng kiến Jean-Marie Le Pen phát biểu tại một cuộc mít tinh trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002. Bên cạnh tôi là các thành viên của đảng Forza Nuova, một đảng cực hữu của Ý. Đó có vẻ là một thời điểm mới và nguy hiểm đối với nền dân chủ của châu Âu.

Gần 20 năm sau, các đảng cực hữu đã là một thành phần quen thuộc hơn trong bối cảnh chính trị châu Âu. Tại Pháp, Marine Le Pen, con gái của Jean-Marie, hiện lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia (Rassemblement National). Đảng này đã thất vọng vào cuối tuần này khi không giành được quyền kiểm soát bất kỳ vùng nào của Pháp sau các cuộc bầu cử. Nhưng đảng của Le Pen đã mạnh hơn đáng kể so với 20 năm trước. Marine sẽ đại diện đảng tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới và vẫn có cơ hội chiến thắng dù mong manh. Continue reading “Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?”

Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?

Nguồn: Why Belarus is called Europe’s last dictatorship”, The Economist, 25/05/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Quyết định của tổng thống Belarus Alexander Lukashenko buộc một chuyến bay chở khách từ Hy Lạp đến Litva phải hạ cánh ở Minsk, thủ đô Belarus, để bắt giữ một nhà báo trên máy bay đã gây sốc cho thế giới. Nhưng có lẽ mức độ gây sốc sẽ không nhiều như khi bất kỳ lãnh đạo châu Âu nào khác làm như vậy. Sự sẵn sàng đàn áp người dân trong khi không sẵn lòng từ bỏ quyền lực của Lukashenko đã khiến ông nổi tiếng là nhà độc tài cuối cùng của châu Âu. Năm ngoái, ông đã “đánh cắp” một cuộc bầu cử và đàn áp các cuộc biểu tình lớn sau đó. Lukashenko đã cai trị Belarus trong 26 năm qua như thế nào?

Lukashenko được bầu làm tổng thống Belarus vào năm 1994, ba năm sau khi đất nước tuyên bố độc lập khi Liên Xô giải thể. Không giống như các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, ông đã bảo tồn các di tích của chủ nghĩa cộng sản. Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1917 vẫn là một ngày lễ quốc gia, và các nhà máy quốc doanh vẫn nằm dưới sự kiểm soát của ông. Sự tiến bộ của nền dân chủ và thị trường tự do đã rất chậm chạp. Continue reading “Tại sao Belarus được gọi là nền độc tài cuối cùng của châu Âu?”

Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?

Nguồn: Victor Mallet, “Belarus hijack echoes events in Libya 50 years ago”, Financial Times, 26/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ngay sau khi Belarus buộc một chuyến bay của hãng Ryanair đang trên đường bay đến Litva phải hạ cánh ở Minsk trong tuần này để nhà chức trách có thể bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn đời của ông, một người nào đó đã hỏi trên Twitter: “Đã có tiền lệ nào về việc một quốc gia buộc máy bay dân dụng bay qua không phận của họ phải hạ cánh để bắt giữ một người bất đồng chính kiến chưa?”

Tôi biết câu trả lời là có, bởi vì tôi đã có mặt trên một chuyến bay cách đây 50 năm khi một hành động bắt cóc máy bay do nhà nước tổ chức tương tự đã xảy ra. Chuyến bay 045 của hãng BOAC đang bay từ London đến Khartoum nối chuyến ở Rome vào ngày 22 tháng 7 năm 1971 thì được lệnh phải hạ cánh xuống Benghazi bởi chính quyền Libya Muammar Gaddafi khi nó đang băng qua không phận nước này. Continue reading “Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?”

Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?

Nguồn: How to deal with China”, The Economist, 09/01/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Các nền dân chủ trên thế giới rất cần một cách tiếp cận thống nhất để đối phó với Trung Quốc. Đó là cường quốc đang lên của thế kỷ 21, nhưng cũng là một chế độ chuyên chế vốn không tin vào thị trường tự do và lạm dụng nhân quyền. Tuy nhiên, những sự kiện gần đây cho thấy chính sách của phương Tây đã trở nên kém hiệu quả như thế nào. Vào ngày 30 tháng 12, Liên minh châu Âu đã đồng ý về một hiệp định đầu tư với Trung Quốc nhằm giành được một số lợi ích nhỏ nhưng trao cho Trung Quốc một chiến thắng ngoại giao lớn. EU đã làm như vậy bất chấp những nghi ngờ trong đội ngũ của Joe Biden. Sở giao dịch chứng khoán New York đã cấm cổ phiếu của một số công ty Trung Quốc, để rồi lại đổi ý hai lần chỉ trong vài ngày. Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn chưa thông qua được dự luật bảo vệ người Uyghurs khỏi lao động cưỡng bức. Continue reading “Liệu phương Tây có thể củng cố lại liên minh đối phó Trung Quốc?”

Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Pháp thời nào cũng có những nhà trí thức nổi tiếng trong nước và thế giới. Ở đây xin giới thiệu sơ qua một gương mặt được gọi là nhà trí thức siêu sao, triết gia siêu sao (super star intellectual, super star philosopher) của nước Pháp thời nay.

Đó là Bernard-Henri Lévy mà người Pháp ưa nói ngắn thường gọi tắt là BHL.

Triết gia kiêm nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim và đạo diễn điện ảnh sinh năm 1948 này là tác giả của hàng tá đầu sách và nhiều bộ phim. Trong đó ba cuốn sách Ngỡ ngàng nước Mỹ (American Vertigo), Sự man rợ mang bộ mặt con người (Barbarism with a Human Face), Ai giết Daniel Pearl? (Who Killed Daniel Pearl?) và hai bộ phim tài liệu Bosna!Một ngày tại Sarajevo chết chóc (A Day in the Death of Sarajevo) từng làm châu Âu và khắp thế giới biết đến tên tuổi Bernard-Henri Lévy. Continue reading “Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay”

Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU

Nguồn: Robert Shrimsley, “The Brexit deal is just the end of the beginning”, Financial Times, 24/12/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuối cùng Anh và EU cũng đạt được một thỏa thuận thương mại – và trước hạn chót cả một tuần. Chỉ sau khi văn bản thỏa thuận được công bố chúng ta mới có thể hiểu đầy đủ về việc bên nào đã đưa ra nhượng bộ và trên những vấn đề gì. Nhưng sau bốn năm rưỡi hỗn loạn, căng thẳng và thường đi kèm những rối loạn chính trị đáng xấu hổ, Vương quốc Anh cuối cùng đã có một hình dung ổn định về việc Brexit sẽ trông như thế nào.

Thực tế là việc đạt được thỏa thuận là một tin tốt. Hậu quả của việc không đạt được thoả thuận sẽ là tồi tệ cho cả hai bên, nhưng còn tồi tệ hơn đối với Anh. Continue reading “Đánh giá tác động của thoả thuận thương mại Anh – EU”

Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ai đến thăm Toà Thánh Vatican đều không thể không tìm đến ngắm nhìn đội vệ binh Thuỵ Sĩ cao lớn oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã dùng họ suốt 5 thế kỷ qua? Đây thật là một câu hỏi thú vị không phải bất cứ ai cũng biết lời giải đáp. Continue reading “Những điều ít biết về đội vệ binh Thụy Sĩ của Tòa Thánh Vatican”

Bài học quân sự từ cuộc chiến Nagorno – Karabakh

Nguồn: Gustav Gressel, “Military lessons from Nagorno-Karabakh: Reason for Europe to worry”, European Council on Foreign Affairs, 24/11/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Suốt một thập niên qua, việc Azerbaijan dần xây mạnh lực lượng vũ trang không phải là điều gì bí mật. Song không mấy chuyên gia đoán được trước chiến thắng quân sự tuyệt đối trong tháng này của Azerbaijan trước Armenia. Phần lớn chiến thắng được cho là xuất phát từ khía cạnh kỹ thuật và tài chính của cuộc chiến: Azerbaijan có khả năng chi nhiều hơn và có công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Israel tốt hơn hẳn trang bị của Armenia. Nhưng những bài học của cuộc chiến Nagorno-Karabakh 2020 sâu sắc và phức tạp hơn chuyện công nghệ, đồng thời mang lại những bài học đặc biệt cho quốc phòng châu Âu. Continue reading “Bài học quân sự từ cuộc chiến Nagorno – Karabakh”

30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn

Nguồn: Thirty years after reunification, Germany is shouldering more responsibility”, The Economist, 03/10/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Margaret Thatcher sợ hãi và công khai phản đối việc thống nhất Đông và Tây Đức. François Mitterrand được cho là đã chia sẻ những lo lắng của bà, mặc dù ông chấp nhận đó là điều không thể tránh khỏi. Giulio Andreotti lặp lại một câu nói nổi tiếng: rằng ông rất yêu nước Đức, nên thật “thích khi có hai nước Đức”. Tuy nhiên, bất chấp sự dè dặt của các nhà lãnh đạo Anh, Pháp và Ý vào năm 1990, một quốc gia mới đã ra đời cách đây 30 năm vào ngày 3 tháng 10. Với 80 triệu dân, Đức ngay lập tức trở thành quốc gia đông dân nhất và nền kinh tế hùng mạnh nhất châu Âu mà cho đến thời điểm đó đã có tới bốn nước dẫn đầu gần như xấpxỉ nhau. Kể từ đó, các chính khách và học giả đã phải vật lộn với vấn đề làm thế nào để đối phó với mộtquốc gia bá chủ bất đắc dĩ ở trung tâm châu Âu. Đức nên dẫn dắt châu Âu như thế nào mà không tỏ ra thống trị? Thật vậy, sau tất cả những tai ương của chủ nghĩa Quốc xã, liệu Đức có thể được tin tưởng để lãnh đạo tiếp không? Continue reading “30 năm sau ngày thống nhất, Đức gánh vác trách nhiệm lớn hơn”

Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?

Nguồn: Armenia and Azerbaijan fight over Nagorno-Karabakh again”, The Economist, 28/09/2020.

Người dịch: Phan Nguyên

Armenia và Azerbaijan đang đứng trên bờ vực chiến tranh vào ngày 28 tháng 9 khi các cuộc đụng độ chết người tiếp tục xảy ra tại tỉnh tranh chấp Nagorno-Karabakh một ngày trước đó. Hàng chục người đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh vốn bao gồm các cuộc tấn công bằng pháo binh và không quân. Sự kiện này đánh dấu việc hai nước đối đầu nhau lần thứ hai trong vòng chưa đầy ba tháng.

Cả hai bên đều đổ lỗi cho nhau về vụ bạo lực, đánh thức ký ức về một cuộc chiến tàn phá khu vực trong thời kỳ Liên Xô sụp đổ và giờ đây có nguy cơ kéo theo hai cường quốc bên ngoài là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Bộ ngoại giao Armenia đã công bố đoạn phim quay cảnh xe tăng bị lửa thiêu rụi và cho biết họ đã bắn rơi một máy bay trực thăng của Azerbaijan. Azerbaijan tuyên bố đã chiếm được một số ngôi làng ở Nagorno-Karabakh. Cả hai nước đã tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên quân đội. Continue reading “Tại sao xung đột tái bùng phát giữa Armenia và Azerbaijan?”

EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?

Nguồn: Andreas Kluth, “Europe Just Declared Independence From China”, Bloomberg, 05/09/2020.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở Châu Âu, nhưng tuần này họ còn làm mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Cứ đà này thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được “thành tích” làm phật lòng Châu Âu cònnhanh hơn và nhiều hơn so với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mục đích tổng quát của ông Tập trong khu vực là ngăn Liên minh Châu Âu và Mỹ bắt tay chống Trung Quốc. Ông mong muốn đạt được đột phá tại một cuộc gặp thượng đỉnh với giới lãnh đạo EU được lên lịch vào ngày 14 tháng 9. Ban đầu thì hội nghị được lên kế hoạch diễn ra ở Leipzig, nhưng do đại dịch giờ nó sẽ là một hội nghị trực tuyến. Có nhiều lợi ích dễ gặp rủi ro ở đây. Vì thế tuần vừa qua ông Tập đã cử bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đến năm quốc gia châu Âu nhằm chuẩn bị cho một cuộc họp suôn sẻ. Tuy vậy, dù có những hội đàm, nhưng kết quả thì không hề suôn sẻ. Continue reading “EU vừa “tuyên bố độc lập” khỏi Trung Quốc?”

Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?

Nguồn: Tony Barber, “Belarus sheds the carapace of dictatorship”, Financial Times, 18/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Belarus đã chạm đến một sự đồng cảm sâu sắc, đầy cảm xúc đối với tất cả người dân Trung và Đông Âu, những người đã trải qua các cuộc cách mạng rất ôn hòa diễn ra khắp khu vực vào năm 1989. Với lòng dũng cảm, phẩm giá và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn, những đám đông khổng lồ tập hợp hôm Chủ nhật ở Minsk không khác nhiều so với những người biểu tình đã tràn ngập Alexanderplatz ở Đông Berlin và Quảng trường Wenceslas của Praha vào tháng 11 năm đó.

Rõ ràng, bước ngoặt hướng về phía tự do vốn đã biến năm 1989 trở thành một năm huy hoàng trong lịch sử hiện đại của châu Âu nay đã chùn bước ở một số quốc gia trong khu vực. Nhưng ở Belarus, hóa ra những người dân bình thường cũng ước ao chính những thứ mà những người dân khu vực đã mong muốn 31 năm về trước. Họ muốn nhìn thấy sự ra đi của một nhà độc tài, Alexander Lukashenko, người đã bêurếu những người biểu tình là “lũ chuột” và “kẻ cướp”, chứng tỏ rằng ông ta hoàn toàn lạc lõng, rời xa xã hội của mình, tương tự như nhà độc tài Nicolae Ceausescu của Romania trước khi bị lật đổ. Continue reading “Biểu tình chống Lukashenko: Tương lai nào cho Belarus?”

Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?

Nguồn: Gideon Rachman, “How Brexit may strengthen the west”, Financial Times, 03/08/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc bỏ phiếu Brexit năm 2016 là điều được mong chờ ở Moskva. Vladimir Putin tin rằng việc Anh rời EU sẽ làm suy yếu liên minh phương Tây. Nhưng bây giờ có vẻ như tổng thống Nga đã nhầm.

Không những không làm suy yếu phương Tây, Brexit cuối cùng có thể giúp củng cố liên minh ấy. Khi Anh không còn là thành viên, EU một lần nữa tiến tới hình thành một liên minh ngày một chặt chẽ hơn. Và một EU mạnh hơn sẽ là đối tác hiệu quả hơn cho một nước Mỹ thời hậu Donald Trump. Continue reading “Tại sao Brexit rốt cuộc giúp củng cố liên minh phương Tây?”