Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “The Rebirth of Russian Spycraft,” Foreign Affairs, ngày 27/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Ukraine đã thay đổi cuộc chơi như thế nào đối với các điệp viên Điện Kremlin – và các đối thủ phương Tây của họ?

Tháng 4/2023, một công dân Nga nổi tiếng bị nghi ngờ có quan hệ với tình báo nước này đã có một cuộc đào tẩu ngoạn mục khỏi đất Ý. Artem Uss, một doanh nhân và là con trai của một cựu thống đốc Nga, đã bị giam giữ tại Milan vài tháng trước đó, với cáo buộc buôn lậu công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ sang Nga. Theo bản cáo trạng do tòa án liên bang ở Brooklyn, New York, công bố vào tháng 10/2022, Uss đã buôn bán trái phép loại chất bán dẫn cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo và nhiều loại vũ khí khác, một vài trong số đó đã được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tuy nhiên, trong lúc đang chờ dẫn độ sang Mỹ, Uss đã trốn khỏi Ý với sự giúp đỡ của một băng nhóm tội phạm người Serbia và trở về Nga. Continue reading “Sự hồi sinh của ngành tình báo Nga”

Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Putin promises Xi to ‘fight for five years’ in Ukraine,” Nikkei Asia, 28/12/2023.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo tiết lộ từ các nguồn tin, trong cuộc gặp ở Moscow hồi tháng 3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Nga “sẽ chiến đấu [ít nhất] 5 năm” ở Ukraine.

Đó chắc hẳn là cách để Putin tóm tắt tình hình không thuận lợi đối với Nga vào thời điểm đó, và đảm bảo với Tập rằng cuối cùng Nga sẽ giành chiến thắng. Continue reading “Tác động từ việc Putin tiết lộ với Tập chiến tranh Ukraine sẽ kéo dài 5 năm”

Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine

Nguồn: Nicolai N. Petro, “Ukraine Has a Civil Rights Problem,” Foreign Policy, 18/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình đoàn kết thời chiến cũng không thể giúp hàn gắn vết thương trong quá khứ.

Nửa cuối năm 2022, khi việc Ukraine chiến thắng Nga vẫn còn là một viễn cảnh xa vời, những tiếng nói chất vấn các chính sách đối nội của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là rất hiếm. Tuy nhiên, giờ đây, dù những lời chỉ trích chiến lược quân sự của Kyiv vẫn là điều cấm kỵ, chúng ta đã bắt đầu chứng kiến những cuộc tranh luận thẳng thắn trên mạng xã hội Ukraine về tương lai của đất nước sau chiến tranh, và ai sẽ là người xây dựng tương lai ấy. Continue reading “Vấn đề dân quyền và sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Ukraine”

Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “What a Russian Victory Would Mean for Ukraine,” Foreign Policy, 19/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người Ukraine sẽ phải đối mặt với nạn khủng bố ở quy mô chưa từng thấy tại châu Âu kể từ kỷ nguyên toàn trị hồi thế kỷ 20.

Trong lúc cuộc phản công của Ukraine bị đình trệ và Quốc hội Mỹ còn đang tranh cãi về khoản viện trợ quân sự quan trọng, một số nhà phân tích đã bắt đầu lo ngại về một bước ngoặt trong cuộc chiến có thể dẫn đến thất bại của Ukraine. Dù tình hình trên chiến trường vẫn chưa đến mức nghiêm trọng, nhưng nó có thể nhanh chóng xấu đi nếu không có khoản viện trợ quân sự đáng kể mà Mỹ dành cho Ukraine. Continue reading “Nếu Nga thắng, điều gì sẽ xảy ra với Ukraine?”

“Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?

Nguồn: Thomas Grove, Alan Cullison & Bojan Pancevski,How Putin’s Right-Hand Man Took Out Prigozhin”, Wall Street Journal, 22/12/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trên đường băng của một sân bay ở Moscow vào cuối tháng 8, Yevgeny Prigozhin đã đợi chiếc Embraer Legacy 600 của mình kiểm tra an toàn trước khi cất cánh. Vị chỉ huy nhóm lính đánh thuê đang trên đường trở về nhà ở St. Petersburg với chín người khác. Do sự chậm trễ, không ai trong cabin nhận thấy có một thiết bị nổ nhỏ đã được cài dưới cánh máy bay.

Khi chiếc máy bay cuối cùng cất cánh, nó đã leo lên độ cao 8,53km sau 30 phút, trước khi cánh nổ tung, khiến máy bay rơi xuống đất. Tất cả 10 người thiệt mạng, bao gồm Prigozhin, chủ sở hữu của nhóm bán quân sự Wagner. Continue reading ““Cánh tay phải” của Putin đã giúp ám sát Prigozhin như thế nào?”

Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “Putin’s War Party,” Foreign Affairs, 01/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc bầu cử ở Nga sẽ xác thực chế độ chuyên chế và định hình xung đột vĩnh viễn với phương Tây.

“Nếu có Putin thì có nước Nga; nếu không có Putin thì không có nước Nga,” chủ tịch đương nhiệm của Duma Quốc gia, đồng thời là phụ tá trung thành của Putin, Vyacheslav Volodin, đã phát biểu như vậy vào năm 2014. Volodin khi đó đang nói về một chế độ chuyên chế lý tưởng, một chế độ mà trong đó đất nước được đánh đồng với người cai trị và ngược lại. Vào thời điểm Volodin nói những lời đó, Điện Kremlin đang đắm chìm trong hân hoan vì đã sáp nhập thành công Crimea. Nhờ cái gọi là “đa số ủng hộ Putin,” chính phủ đã có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một chế độ chuyên chế như vậy với sự tán thành rộng rãi của công chúng. Continue reading “Triển vọng nước Nga sau cuộc bầu cử thời chiến của Putin”

Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Did Putin’s tip lead Xi to purge his foreign minister?,” Nikkei Asia, 14/12/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi Tần Cương biến mất, Bắc Kinh đã thay đổi lập trường về cuộc chiến Ukraine.

Những vấn đề thúc đẩy các quyết định chính trị đôi khi có thể kịch tính hoặc kỳ lạ đến mức khó tin.

Theo tiết lộ từ các nguồn tin quen thuộc với quan hệ Trung-Nga, vụ thanh trừng bất ngờ và bí ẩn đối với Ngoại trưởng Tần Cương hồi mùa hè này nhiều khả năng là do Moscow chỉ điểm. Continue reading “Phải chăng Putin là người đã khiến Tập thanh trừng Ngoại trưởng Tần Cương?”

Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?

Nguồn: Hanna Notte, “Putin Is Getting What He Wants,” New York Times, 26/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi Israel và Hamas dần bước vào một cuộc chiến tổng lực, Nga trông giống như kẻ đứng bên lề hơn là vai chính. Không có bằng chứng nào cho thấy Moscow trực tiếp hỗ trợ hoặc tiếp tay cho cuộc tấn công khủng bố của Hamas chống lại Israel vào ngày 7/10, bất chấp một số gợi ý ban đầu. Tương tự, về mặt ngoại giao, Điện Kremlin có tầm quan trọng không đáng kể, không thể xoa dịu căng thẳng đang lan rộng. Continue reading “Nga đang hưởng lợi từ xung đột Israel – Hamas như thế nào?”

Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ

Nguồn: Oz Katerji và Vladislav Davidzon, “Ukraine’s Counteroffensive Is More Successful Than You Think,” Foreign Policy, 20/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc tập trung vào những trì trệ của cuộc chiến trên bộ đã che khuất những thành công lớn ở Crimea và Biển Đen.

Gần đây, việc đưa tin về chiến tranh Ukraine trên các phương tiện truyền thông phương Tây đã tập trung nhiều vào chiến dịch trên bộ của Kyiv, đặc biệt là những nỗ lực tiến về phía bờ Biển Đen. Phần lớn các phân tích, dù đúng hay sai, đều tập trung vào việc Kyiv đã không đạt tiến bộ đáng kể nào từ đầu năm đến nay, chẳng gì có thể so sánh được với các cuộc tấn công mang tính đột phá năm ngoái ở Kharkiv và Kherson. Continue reading “Ukraine đã phản công thành công hơn chúng ta nghĩ”

Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU

Nguồn: Carl Bildt, “The Promise and Peril of EU Expansion,” Foreign Affairs, 28/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Liên minh châu Âu cần phải kết nạp Ukraine – nhưng mọi chuyện sẽ không đơn giản.

Trong sáu thập niên vừa qua, không có khía cạnh nào trong quá trình hội nhập châu Âu gây tác động lớn như việc mở rộng dần dần tổ chức mà ngày nay là Liên minh châu Âu. Sự mở rộng của EU đã mang nền dân chủ đến những nơi từng chỉ biết đến độc tài. Nó đã biến một lục địa thường xuyên xung đột trở thành một trong những khu vực thịnh vượng nhất trên thế giới. Continue reading “Lợi và hại của việc kết nạp Ukraine và Moldova vào EU”

Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin

Nguồn: Mikhail Zygar, “The Man Behind Putin’s Warped View of History,” New York Times, 19/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kể từ tháng này, tất cả học sinh trung học ở Nga sẽ bắt đầu học sách giáo khoa lịch sử mới. Trên các trang sách ấy, các em sẽ tìm thấy một bản tường thuật cực kỳ đơn giản về quãng thời gian 80 năm qua – từ cuối Thế chiến II đến nay – tất cả đều có dấu ấn của Điện Kremlin.

Người ta chẳng buồn che giấu chủ nghĩa xét lại. Trái ngược với những mô tả tiêu chuẩn trong sách giáo khoa Nga hơn 30 năm qua, Stalin được thể hiện như một nhà lãnh đạo khôn ngoan và hiệu quả, người có công giúp Liên Xô giành chiến thắng trong thế chiến và giúp dân thường có cuộc sống tốt hơn. Những đợt đàn áp vẫn được đề cập, nhưng dưới dạng những lời cáo buộc. Người đọc sẽ có cảm giác rằng các nạn nhân của Stalin đều có tội và phải chịu trừng phạt tương xứng. Continue reading “Vladimir Medinsky: Người đứng sau những trang sử bị bóp méo của Putin”

Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?

Tác giả: Chen Yang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đêm 24/9, quân đội Nga đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn vào Odessa do Ukraine kiểm soát. Quân đội Ukraine thừa nhận cuộc tấn công đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở vật chất của cảng Odessa. Sau cuộc bắn phá, bến tàu “gần như bị phá hủy” và một hầm chứa ngũ cốc cũng bị hư hại. Ngày 25, CNN đưa tin: Hành động của quân đội Nga nhằm mục đích trả đũa việc quân đội Ukraine tấn công Bộ Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga. Đối mặt với các cuộc tấn công liên hợp thường xuyên do quân đội Ukraine phát động gần đây, con đường tương lai của Hạm đội Biển Đen Nga, lực lượng từng gây tranh cãi trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đã trở thành chủ đề được thế giới quan tâm. Continue reading “Liên tiếp bị tấn công, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ đi về đâu?”

Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?

Nguồn: Liana Fix và Michael Kimmage, “Will the West Abandon Ukraine?,” Foreign Affairs, 12/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kyiv phải chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm có thể xảy ra ở Mỹ và châu Âu.

Khi Nga sáp nhập Crimea và xâm chiếm miền đông Ukraine năm 2014, Kyiv có rất nhiều người ủng hộ. Pháp, Đức, Anh, và Mỹ đều tìm cách khôi phục chủ quyền của Ukraine qua các biện pháp trừng phạt đối với Nga hoặc qua con đường ngoại giao, nhưng họ từ chối can thiệp quân sự trực tiếp. Và rất lâu sau đó họ mới cung cấp viện trợ quân sự sát thương – trong trường hợp của Washington là đến tận năm 2019. Continue reading “Liệu phương Tây có bỏ rơi Ukraine?”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Continue reading “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?

Nguồn: Margarita Konaev và Owen J. Daniels, “The Russians Are Getting Better,” Foreign Affairs, 06/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Moscow đã học được gì ở Ukraine?

Cuộc phản công mùa hè của Ukraine đã diễn ra chậm hơn nhiều so với kỳ vọng của các đồng minh và những người ủng hộ nước này. Quân đội Ukraine đã tỏ ra cực kỳ thành thạo trong việc nhanh chóng kết hợp các khả năng và công nghệ mới vào hoạt động của mình, chiến đấu dũng cảm và tương đối hiệu quả để chống lại kẻ thù có quân số vượt trội và không thực sự quan tâm đến tổn thất của chính mình hay các luật về chiến tranh. Dù vậy, mỗi bước tiến đều diễn ra rất chậm và mỗi phần lãnh thổ được giải phóng đều phải trả giá đắt. Phải sau ba tháng chiến đấu cam go, Ukraine mới bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể, xuyên thủng một số phòng tuyến của Nga ở phía đông nam đất nước, và giành lại lãnh thổ ở các tỉnh Zaporizhzhia và Donetsk. Continue reading “Quân Nga đang tiến bộ như thế nào?”

BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc

Nguồn: C. Raja Mohan, “BRICS Expansion Is No Triumph for China,” Foreign Policy, 29/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng là phát súng cảnh báo để phương Tây chấm dứt giấc ngủ chiến lược ở thế giới phương Nam.

Những người tin rằng thế giới đang dịch chuyển sang trật tự toàn cầu hậu phương Tây đã tìm thấy bằng chứng cho niềm tin của mình vào tuần trước. Tại thượng đỉnh thường niên ở Johannesburg, diễn đàn BRICS gồm năm nền kinh tế mới nổi lớn – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi – đã công bố mở rộng quy mô bằng cách mời thêm sáu thành viên mới. Sang tháng 1 năm sau, Argentina, Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) sẽ tham gia tổ chức. Nếu dùng sức nặng kinh tế làm thước đo quyền lực, thì đây sẽ là một khối có sức mạnh phi thường. Cùng nhau, 11 quốc gia BRICS sẽ có tỷ trọng GDP toàn cầu dựa trên sức mua tương đương (purchasing power parity) cao hơn các nước công nghiệp G-7. Continue reading “BRICS mở rộng không phải là thắng lợi cho Trung Quốc”

Chuyên gia phương Tây: Putin thất bại lớn trong công tác tình báo

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Có thể bạn cho rằng việc Nga xâm chiếm Ukraine là một chiến dịch quân sự được lên kế hoạch công phu, là cơ hội để Tổng thống Putin thể hiện sự cứng rắn và trí tuệ của mình. Thế nhưng bạn đã nhầm rồi. Tờ “The Times” [Anh Quốc] có đăng bài của một chuyên gia gián điệp Anh, gọi việc Nga xâm lược Ukraine là “thất bại tình báo lớn nhất” của Putin và là một “thảm họa tình báo” đối với cơ quan tình báo của ông. Tác giả bài báo cũng tiết lộ rằng các hoạt động gián điệp của Nga ở châu Âu đã giảm bớt một nửa và nhiều điệp viên “bất hợp pháp”của Nga tại Brazil, Hy Lạp, Na Uy và các nước khác đã bị lộ. Continue reading “Chuyên gia phương Tây: Putin thất bại lớn trong công tác tình báo”

Yevgeny Prigozhin tử nạn, tương lai của Wagner sẽ ra sao?

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tối 23 tháng 8 giờ địa phương, Cơ quan Vận tải hàng không Nga Rosaviatsia phát tin xác nhận Yevgeny Prigozhin, người sáng lập Tổ chức Wagner – Tập đoàn quân sự tư nhân Nga, đã gặp nạn trong sự cố máy bay rơi xảy ra cùng ngày. Đài Truyền hình Al Jazeera ngày 24 trích dẫn tin của Thông tấn xã Đức cho biết một nhân vật thạo tin nói với Đài Truyền hình Nga Tsargrad rằng thi thể của Yevgeny Prigozhin đã được bước đầu xác nhận, nhưng việc phân tích DNA còn đang tiến hành. Continue reading “Yevgeny Prigozhin tử nạn, tương lai của Wagner sẽ ra sao?”

Tác động từ việc trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tử nạn

Nguồn:Yevgeny Prigozhin’s reported death may consolidate Putin’s power”, The Economist, 24/08/2023.

Biên dịch: Phan Nguyên

Bill Burns, giám đốc CIA, gần đây đã bình luận về số phận có thể đang chờ đợi Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh nhóm lính đánh thuê đã gây ra một cuộc nổi loạn ngắn ngủi ở Nga hồi tháng 6. Theo ông, Vladimir Putin, Tổng thống Nga, “nói chung là người nghĩ rằng trả thù là món ngon nhất khi được ăn nguội. Theo kinh nghiệm của tôi, Putin là bậc thầy về trả thù nên tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu Prigozhin có thể thoát khỏi đòn thù.” Vào ngày 23 tháng 8, đúng hai tháng sau cuộc binh biến đó, máy bay phản lực của Prigozhin đã lao xuống đất. Continue reading “Tác động từ việc trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tử nạn”

Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine

Nguồn: Justin Scheck và Thomas Gibbons-Neff, “Zelensky Called Him a Criminal. Now Ukraine Calls Him for Guns and Ammo,” New York Times, 12/08/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong công cuộc tìm kiếm vũ khí của mình, Ukraine đã ngó lơ các quy tắc chống tham nhũng và quay sang người từng được coi là hiện thân của một kỷ nguyên vô trật tự.

Trong những tuần đầu tiên của chiến tranh Ukraine, khi quân xâm lược Nga đang tiến về Kyiv, chính phủ Ukraine cần vũ khí một cách nhanh chóng. Vì vậy, Bộ Quốc phòng nước này đã thực hiện một cuộc điện thoại trong tuyệt vọng.

Ở đầu dây bên kia là Serhiy Pashinsky, một cựu nghị sĩ nghiện thuốc lá, người đã giám sát chi tiêu quân sự của đất nước trong nhiều năm. Trong phần lớn thời gian đó, ông đã bị điều tra vì nghi ngờ tham nhũng hoặc tư lợi (self-dealing). Giờ đây, ông gần như đang sống trong cảnh lưu vong chính trị ở ngay căn nhà của mình, bị gạt bỏ bởi Tổng thống Volodymyr Zelensky và lời hứa diệt trừ tham nhũng của vị tổng thống. Continue reading “Serhiy Pashinsky: Nhân vật tranh cãi trong đường dây cung cấp vũ khí cho Ukraine”