Nỗi ám ảnh từ đền Yasukuni

yas_2093707b

Nguồn: Rana Mitter, “The Shadow from Yasukuni”, Project Syndicate, 14/08/2013.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới ngôi đền Yasukuni (năm 2013) đã gây tức giận cho Chính phủ Trung Quốc và Hàn Quốc, đồng thời, không có gì bất ngờ khi nó đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình khắp châu Á. Ngôi đền, nơi vinh danh hơn 1.000 tội phạm chiến tranh, những người đã tham gia cuộc chiến thảm khốc của Nhật ở châu Á, hiện nay vẫn là nơi thắp lửa cho phe cánh hữu Nhật Bản, những người kiên trì cho rằng cuộc chiến ở Châu Á của Nhật Bản là một cuộc chiến giải phóng chống lại chủ nghĩa đế quốc Phương Tây.

Tuyên bố này đặc biệt không có giá trị tại Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi phải hứng chịu những hậu quả khủng khiếp từ cuộc xâm lược và chiếm đóng phần lớn Châu Á của Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn luôn có điểm mâu thuẫn trong các phản đối chính thức của Trung Quốc đối với các chuyến viếng thăm đền Yasukuni. Continue reading “Nỗi ám ảnh từ đền Yasukuni”

Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?

rakuten

Nguồn: Hiroshi Mikitani, “Japan’s New Business Language”, Project Syndicate, 21/04/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm năm trước, tôi đứng diễn thuyết bằng tiếng Anh trước hàng ngàn người Nhật. Tôi nói với họ rằng từ đó trở đi, Rakuten – chợ trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản nơi tôi làm CEO – sẽ thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh bằng tiếng Anh, từ các cuộc họp chính thức tới thư điện tử nội bộ. Tôi vẫn nhớ vẻ ngạc nhiên trên khuôn mặt các thính giả.

Phản ứng của họ thật dễ hiểu. Chưa từng có một công ty lớn nào của Nhật Bản thay đổi ngôn ngữ chính thức của mình. Nhưng có một sự thật đơn giản rằng việc áp dụng tiếng Anh có tính chất sống còn đối với sức cạnh tranh dài hạn của các công ty Nhật Bản. Continue reading “Tại sao các công ty Nhật cần ‘Anh văn – hóa’?”

Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông

20140911ran8531447_044.jpg

Nguồn: Tomohiko Satake, “Japan and Australia ramp up defence engagement in the South China Sea”, East Asia Forum, 26/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giữa lúc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, Hoa Kỳ đã kêu gọi các đồng minh trong khu vực hỗ trợ tích cực hơn cho các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải (TDHH) của nước này. Nhưng dù bày tỏ ủng hộ chính trị các chiến dịch này, dường như cả Tokyo và Canberra đều không sẵn sàng biến sự ủng hộ đó thành hành động trực tiếp.

Lâu nay Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã công khai loại trừ khả năng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (LLPV) trực tiếp tham dự vào các chiến dịch đảm bảo TDHH, dù ông không bác bỏ khả năng cử LLPV đến Biển Đông nếu xảy ra biến cố trong tương lai. Và mặc dù có tin là Australia đã cân nhắc thực hiện hoạt động đảm bảo TDHH của riêng họ, đến nay chính phủ của Thủ tướng Turnbull vẫn tránh khiêu khích Trung Quốc – đối tác thương mại chính của Australia – bằng việc mở rộng các hoạt động quân sự trong khu vực. Continue reading “Nhật và Úc tăng cường can dự quân sự ở Biển Đông”

Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới

taiwan_s_tsai_meets_with_dpj_execs_53174823

Nguồn:Japan, Taiwan poised for new era in ties”, The Straits Times, 03/05/2016.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một Đài Bắc do bà Thái đứng đầu thân thiện với Tokyo thay vì Bắc Kinh sẽ làm thay đổi địa chính trị của khu vực.

Theo các nhà phân tích, việc chuyển giao quyền lực tại Đài Loan vào ngày 20 tháng 5 tới sẽ đánh dấu sự bắt đầu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Nhật Bản – Đài Loan và cùng với đó là một sự thay đổi trong động lực địa chính trị Đông Bắc Á theo hướng có lợi cho Tokyo.

Ngay cả trước khi Tổng thống-đắc-cử của Đài Loan Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đưa đảng có xu hướng ủng hộ độc lập của bà là Dân Tiến Đảng đến chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội hồi tháng Giêng, các tin đồn về một cuộc gặp giữa bà và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi bà tới thăm Tokyo vào mùa thu năm ngoái đã tạo nên xu hướng chung cho một mối quan hệ song phương chặt chẽ. Continue reading “Nhật – Đài sẵn sàng cho một kỷ nguyên quan hệ mới”

Tại sao đường sắt cao tốc của Nhật lại tốt như vậy?

tau cao toc

Nguồn:Why Japan’s high-speed trains are so good“, The Economist, 09/06/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê hồng Hiệp

Nhiều quốc gia dường như bị ám ảnh bởi đường sắt cao tốc. Vào ngày 04/06/2014, trong bài phát biểu khai mạc Quốc hội Anh năm 2014-15 của Nữ hoàng, chính phủ Anh khẳng định cam kết xây dựng một tuyến đường cao tốc gây tranh cãi có tên là HS2. Pháp đang dần mở rộng các tuyến đường sắt cao tốc (được gọi là TGV) trong khi các quốc gia khác, chẳng hạn như Tây Ban Nha và Trung Quốc, đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới tàu cao tốc của mình. Tàu cao tốc của Nhật Bản thường được những người ủng hộ phát triển đường sắt coi là ví dụ điển hình, và các chính phủ vô cùng quan tâm đến việc có được những con tàu mới bóng loáng cho riêng quốc gia mình. Vậy Nhật Bản đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đường sắt cao tốc như thế nào? Continue reading “Tại sao đường sắt cao tốc của Nhật lại tốt như vậy?”

Sự từ bỏ Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản

925012-japan-self-defence-forces-day

Nguồn: Emily S. Chen, “The Surrender of Japan’s Peace Constitution”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Chu Tuấn Việt | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hồi tháng 2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề nghị Quốc hội Nhật sửa đổi Điều 9 Hiến pháp, trong đó quy định Nhật Bản từ bỏ việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp. Được Hoa Kỳ soạn thảo sau Thế chiến II, Hiến pháp này, theo lời ông Abe, có “một số nội dung không còn phù hợp tình hình hiện tại”. Ông đặc biệt quan ngại về điều khoản cấm Nhật duy trì “các lực lượng lục quân, hải quân và không quân” với lập luận rằng quy định này trực tiếp mâu thuẫn với sự tồn tại của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Nếu nhìn thoáng qua thì đề xuất của ông Abe dường như không phù hợp với quan điểm của người dân. Theo kết quả thăm dò, khoảng 50,3% công chúng Nhật phản đối sửa đổi Điều 9. Chỉ 37,5% số người được hỏi ủng hộ. Tuy nhiên, tin tốt lành với ông Abe là sự phản đối, dù chiếm đa số, lại không quá mạnh mẽ. Có vẻ như người dân không lo ngại về việc Abe muốn lèo lái đất nước theo hướng nào bằng việc tại sao ông lại đưa đề xuất này làm ưu tiên hàng đầu. Continue reading “Sự từ bỏ Hiến pháp Hòa bình của Nhật Bản”

Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông

jpan

Nguồn: Yoji Koda, “Japan’s Perceptions of and Interests in the South China Sea“, The National Bureau of Asia Research, 01/2016.

Biên dịch: Trần Quang

Đối với Nhật Bản, Biển Đông không đơn giản chỉ là liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước ven biển, nó còn đặt ra một vấn đề lớn có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự trực tiếp, làm xói mòn sự ổn định hiện tại và có khả năng đưa khu vực và thế giới rơi vào tình trạng hỗn loạn chưa từng có.

Các hành động quyết đoán và cậy quyền của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á – đặc biệt là ở biển Hoa Đông và Biển Đông – đang gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an ninh trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, lập trường không giống ai và đơn phương của Trung Quốc đối với các vấn đề về biển, mà họ khẳng định được hỗ trợ bởi cách diễn giải rộng lớn hơn, và đôi khi tự cho mình là trung tâm của nước này về Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các nguyên tắc quốc tế được thiết lập khác, đã làm cho các nước khu vực và các bên quyền lợi khác như Mỹ, khó xử. Đồng thời, những tranh chấp ở Biển Đông có nguy cơ leo thang thành những xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm và lợi ích của Nhật Bản ở Biển Đông”

Ai là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku?

quan dao senkaku

Nguồn:Who really owns the Senkaku islands?”, The Economist, 03/12/2013.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm vừa qua, quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), một nhóm năm hòn đảo nhỏ không người ở giữa biển Hoa Đông, đã cho thấy chúng có khả năng làm rung chuyển mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc lớn nhất châu Á. Chúng thậm chí đã gợi lên bóng ma của một cuộc xung đột quân sự, điều mà Mỹ lo ngại có thể bị kéo vào. Các nguy cơ là rất cao. Vậy, ai mới là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku? Continue reading “Ai là chủ sở hữu thực sự của quần đảo Senkaku?”

Cú sốc lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản

japan-bank

Nguồn: Masahiko Takeda, “The Bank of Japan’s sub-zero shock”, East Asia Forum, 08/02/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa đông này không quá lạnh ở Nhật Bản, nhưng ít nhất trong thị trường tài chính thì nhiệt độ lại dưới con số không. Thống đốc Haruhiko Kuroda của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã công bố vào ngày 29/01 rằng BoJ sẽ áp dụng mức lãi suất âm 0,1% cho các khoản tiền gửi mà các định chế tài chính gửi tại Ngân hàng này, bắt đầu từ ngày 16/02.

Bị tác động bất ngờ bởi động thái này, tỷ giá JPY-USD, vốn đã tăng lên mức cao 117-118 yên cho mỗi đô la Mỹ hồi đầu năm nay, ngay lập tức suy yếu về mức 121 yên cho mỗi đô la Mỹ. Lợi tức Trái phiếu Chính phủ Nhật bản (JGB) kỳ hạn 10 năm, ở mức 0,22% vào ngày trước thời điểm công bố, đã giảm mạnh xuống mức thấp lịch sử 0,06%. Lợi tức của các trái phiếu ngắn hạn dưới 8 năm rơi xuống mức âm. Rõ ràng tác động đối với thị trường là rất đáng kể. Continue reading “Cú sốc lãi suất âm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản”

Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản

yasukuni

Tác giả: Đỗ Trọng Quang

Tháng 8/1985, Thủ tướng Nhật Bản là Nakasone Yasuhiro đến thăm đền Yasukuni ở Tokyo đã làm bùng phát một vụ rắc rối về ngoại giao giữa nước ông với một số quốc gia Châu Á. Sáu năm sau, cuộc thăm đền của Thủ tướng Koizumi Junichiro lại làm nảy sinh mâu thuẫn với Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngay trong nước Nhật, cuộc chính thức thăm đền của người đứng đầu chính phủ cũng gây tranh cãi dữ dội giữa phái tả và phái hữu. Vậy đền Yasukuni có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội Nhật Bản cũng như đối với quan hệ giữa nước đó với các quốc gia láng giềng? Continue reading “Cuộc tranh cãi xung quanh đền Yasukuni ở Nhật Bản”

Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử

fuso

Tác giả: Phạm Thị Thu Giang

Không hiểu từ đâu và bao giờ, “Phù Tang” đã mặc nhiên trở thành một mỹ từ để chỉ nước Nhật trong tiếng Việt. Từ này thường được người ta dùng trong các áng văn chương, các bài báo, các chương trình truyền hình hay trong cả các văn bản mang tính chất ngoại giao khi muốn ca tụng vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Nhật Bản. Qua một cuộc điều tra nhỏ tiến hành với 50 người Việt và 50 người Nhật đã cho thấy hầu hết người Việt đều khẳng định “Phù Tang” là Nhật Bản hoặc một vùng của Nhật Bản, trong khi những người Nhật được hỏi lại tỏ ra lúng túng khi phải lựa chọn câu trả lời trắc nghiệm mà một trong số đó là đất nước của họ. Trong một lần phải làm phiên dịch cho cuộc nói chuyện giữa những người Việt và những người Nhật, người viết bài này đã dịch trực tiếp từ “Phù Tang” ra thành Fusō (扶桑) nhưng đã vấp phải phản ứng của phía Nhật bởi có lẽ họ nghi ngờ tính chính xác của từ dùng đó. Vậy, khoảng cách giữa hai cách nhìn nhận này là do đâu, thực chất “Phù Tang” là gì, “đất nước Phù Tang” nằm ở đâu? Đây là những vấn đề thú vị, trong đó chứa đựng những bí ẩn của lịch sử mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời đủ sức thuyết phục. Continue reading “Xứ Phù Tang và những bí ẩn lịch sử”

Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản

ask-Seppuku-2-E

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuốn Chuyện Nhật Bản ngày xưa (Tales of Old Japan), nhà văn Milford đã tả lại quang cảnh vụ hành quyết một phạm nhân được phép chết theo phương thức mổ bụng tự sát seppuku mà chính ông được chứng kiến:

… Bảy đại biểu người nước ngoài chúng tôi được các quan chức Nhật Bản chứng kiến vụ hành quyết dẫn vào hondo, tức chính điện một ngôi chùa sắp sửa tiến hành nghi thức hành quyết. Khung cảnh ngôi chùa vô cùng thâm nghiêm. Một gian phòng rộng, mái cao đỡ bằng các cột gỗ màu sẫm. Trần nhà treo đầy những chiếc đèn lồng lớn màu vàng và những vật trang hoàng độc đáo của một ngôi chùa thờ Phật. Phần sàn nhà trước bàn thờ Phật được kê cao khoảng 3-4 tấc, làm thành một cái bục, trên có trải những chiếc chiếu trắng rất đẹp, chính giữa phủ một tấm thảm dạ màu đỏ. Continue reading “Seppuku: Tập tục mổ bụng tự sát của samurai Nhật Bản”

Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?

seppuku

Nguồn:What is Seppuku?”, History.com, 14/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thường được gọi là “hara-kiri” ở phương Tây, seppuku (mổ bụng) là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh samurai cổ xưa của Nhật Bản. Hành động ghê rợn này thường bao gồm việc tự đâm vào bụng mình bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong. Một số người thực hành nghi lễ này chấp nhận chết từ từ, nhưng họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của một “kaishakunin”, hay người giúp đỡ thứ hai, người sẽ giúp chặt đầu họ bằng một thanh kiếm ngay sau khi họ mới bắt đầu mổ bụng. Toàn bộ quá trình được tổ chức thành một nghi lễ trang trọng. Trong số các nghi lễ có việc cá nhân chuẩn bị mổ bụng thường uống rượu sake và sáng tác một bài thơ ngắn nói về cái chết của mình trước khi cầm dao. Continue reading “Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”