Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ

shutterstock_194883113

Biên dịch: Dạ Lãm

Thuyết liên bang và Thuyết Chống liên bang – những viên gạch đầu tiên của hệ thống lưỡng đảng

Sau khi Tuyên ngôn độc lập (1776) được công bố và trước sự thành công của cuộc đấu tranh giành độc lập (1783), các tiểu bang thuộc địa quyết định “liên minh” như một sự lựa chọn tốt nhất, với mục tiêu gia nhập vào các liên minh chiến lược cùng các cường quốc châu Âu và có thể tiến hành chiến tranh với mẫu quốc. Điều này đã dẫn đến sự hình thành bản Điều lệ Liên bang (1781), bản hiến pháp đầu tiên của “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ”. Nhưng Điều lệ này sớm được cho là không thỏa đáng và một Hội nghị Lập hiến khác đã được triệu tập (1787), nơi cho ra đời bản Hiến pháp Hoa Kỳ (1789). Continue reading “Lược sử hệ thống lưỡng đảng ở Hoa Kỳ”

Một vài kinh nghiệm cải cách phong tục trong lịch sử VN

phunuVN

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Các nhà nghiên cứu văn học sử về thời nửa đầu thế kỷ thứ 19 đều chú ý đến dòng văn học hoài Lê. Bàn về dòng văn học này, những bài thơ thất ngôn của bà huyện Thanh Quan thường được nhắc đến, tiêu biểu là bài “Thăng Long hoài cổ”:

Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương.
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.
Ðá cũng trơ gan cùng tuế nguyệt,
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,
Kẻ đấy người đây luống đoạn trường.

Tuy rằng thơ rất hay, lại nặng lòng nhớ đến triều cũ, nhưng loại thi ca này chỉ lưu hành trong phạm vi nhỏ với một ít kẻ sĩ cùng chí hướng; hoặc đôi khi tác gỉả giữ trong lòng, Một mảnh tình riêng ta với ta [1] , nên tầm ảnh hưởng của nó lúc bấy giờ chưa đạt đến mức báo động đối với nhà cầm quyền. Continue reading “Một vài kinh nghiệm cải cách phong tục trong lịch sử VN”

Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?

us-military-bans

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có một đặc điểm quan trọng là luôn luôn giữ được sự cảnh giác chiến lược cao độ đối với các thế lực nước ngoài. Truyền thống chiến lược này bắt đầu từ nhà lãnh đạo khai quốc công thần Washington.

Washington nói: phải luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu quỷ kế của nước ngoài

Trong diễn văn từ biệt năm 1796, Washington từng nhắc nhở nhân dân Mỹ như sau: “Nên xoá bỏ phản cảm thâm căn cố đế có nguồn gốc từ lâu với một số quốc gia cá biệt cũng như tình cảm tốt đẹp mạnh mẽ đối với các quốc gia khác, không có gì quan trọng hơn điều này …… Để đối phó với mọi âm mưu quỷ kế của các thế lực nước ngoài …… một dân tộc tự do nên luôn luôn giữ đầu óc cảnh giác.” Continue reading “Nước Mỹ cảnh giác với “bẫy chiến lược” như thế nào?”

Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ

newyork

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm là tốc độ nhanh, chi phí thấp, trả giá nhỏ, nếu so với một số nước lớn trả giá đắt nhưng “trỗi mà không dậy được” thì có thể nói sự trỗi dậy của Mỹ là sự trỗi dậy ít tốn kém nhất.

Hoàn cảnh địa lý được thiên nhiên ưu đãi là một nhân tố quan trọng khiến nước Mỹ có thể trỗi dậy một cách ít tốn kém. Hầu như ai đến Mỹ lần đầu đều cảm thấy choáng ngợp trước điều kiện thiên nhiên của nước này. Nước Mỹ ở giữa hai đại dương lớn nhất thế giới, lãnh thổ rộng hơn 9,3 triệu km2, có những con sông dài dọc ngang đất nước, những cánh rừng um tùm, đồng bằng màu mỡ, đồng cỏ bao la, các hồ nước phân bố khắp nơi, khoáng sản dồi dào, và tài nguyên biển giàu có ẩn giấu trong hai đại dương. Nước Mỹ chiếm hết mọi “địa lợi”. Lê-nin từng nói, nước Mỹ “ở vào địa vị an toàn nhất xét về điều kiện địa lý”. Continue reading “Nghệ thuật “trỗi dậy chi phí thấp” của Mỹ”

Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?

20151128_blp522

Nguồn:Presidential pardons”, The Economist, 25/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi ông Barack Obama ngồi xuống dự bữa tiệc nhân lễ Tạ Ơn vào ngày 26 tháng 11 (2015), đó sẽ là lần gần cuối cùng ông thưởng thức bữa ăn trong cương vị Tổng thống Hoa Kì. Ngày hôm trước, ông đã ban lệnh “ân xá tổng thống” cho một con gà tây, tên là Abe, một truyền thống mà một số người cho là có từ thời John F. Kennedy (mặc dù George H. W. Bush mới là người đầu tiên phóng sinh cho một con gà tây). “Nước Mỹ trên hết là một đất nước của cơ hội thứ hai, và con gà này đã có được cơ hội thứ hai để sống phần còn lại của cuộc đời mình một cách thoải mái”, ông Obama nói về vận may của Abe. Đằng sau buổi lễ đầy hài hước này, việc thực thi nghiêm túc những lệnh ân xá của tổng thống lại bị sa lầy trong tranh cãi. Vậy lệnh ân xá của tổng thống ở Mỹ là gì và nó hoạt động như thế nào? Continue reading “Lệnh ân xá tổng thống ở Mỹ áp dụng như thế nào?”

Tự do và chủ nghĩa xã hội

freedom

Tác giả: Vũ Ngọc Hoàng

Khi nào và ở đâu mà những người lãnh đạo lãng quên vấn đề tự do, hạn chế tự do cũng có nghĩa là vô tình rời bỏ mục tiêu XHCN.

1. Các nhà tư tưởng, triết học đã bàn về tư do cách đây 500 năm, và từ đó đến nay liên tục bổ sung, hoàn thiện. Tự do là phạm trù thuộc về và gắn liền với cuộc sống xã hội của con người. Tự mình lựa chọn và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của mình, đó là tự do, cũng chính là cuộc sống, đang sống, không phải đã chết. Sự tự do của con người là một tất yếu, đương nhiên, vốn có, do tạo hóa ban tặng, từ khi con người được sinh ra, nó là bất khả xâm phạm. Continue reading “Tự do và chủ nghĩa xã hội”

Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ

american-symbols-dale-jackson

Tác giả: Lưu Minh Phúc (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Trong số tất cả các nước lớn trỗi dậy, kinh nghiệm của Mỹ có ý nghĩa nhất đối với Trung Quốc. Sự trỗi dậy của Mỹ có đặc điểm nhanh, thuận lợi, trả giá nhỏ, hiệu ích cao, là sự trỗi dậy thông minh nhất, trí tuệ nhất, nghệ thuật nhất, ly kỳ nhất. Sự trỗi dậy của nước Mỹ đứng trước tình trạng các đối thủ cạnh tranh vừa nhiều lại vừa hùng mạnh. Đức, Nhật, Liên Xô lần lượt tiến hành cạnh tranh chiến lược và đua tài với Mỹ, nhưng cuối cùng Mỹ thắng.

Kinh nghiệm trỗi dậy của Mỹ chủ yếu thể hiện trên ba mặt: một là Mỹ có kinh nghiệm vượt qua sự ngăn chặn, trỗi dậy thành công; hai là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn kẻ khác, bảo vệ bá quyền; ba là Mỹ có kinh nghiệm ngăn chặn chia rẽ, giữ gìn sự thống nhất quốc gia. Con đường nước Mỹ đi qua trên ba phương diện này đều là tài sản chiến lược quý giá Trung Quốc có thể tham khảo. Continue reading “Lịch sử phát triển tư duy chiến lược của Mỹ”

Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do

1362728303_0

Nguồn: Andrés Velasco, “Two blows against illiberal democracy”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Số chính phủ dân cử cạnh tranh cho danh hiệu tồi tệ nhất thế giới hiện đã giảm đi hai. Robert Mugabe của Zimbabwe vẫn nắm quyền, cũng như Viktor Orbán của Hungary. Ba Lan đang dần trở nên phi tự do, và các chế độ khắp từ Bắc Phi đến dãy Hindu Kush (ở Afghanistan) vẫn còn nằm trong danh sách các ứng cử viên đó.

Nhưng 12 năm chuyên quyền ngạo mạn dưới thời Néstor và Cristina Kirchner vừa kết thúc tại Argentina. Và một thất bại đáng kinh ngạc trong các cuộc bầu cử quốc hội chắc chắn sẽ đánh dấu khởi đầu của việc kết thúc 16 năm chủ nghĩa Chavez gây bất ổn ở Venezuela. Chừng đó là đủ lý do để ăn mừng. Continue reading “Đằng sau hai đòn giáng vào nền dân chủ phi tự do”

Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?

Saudia-Arabia-vs-Iran

Nguồn: Ian Buruma, “Carpet Bombing History in America”, Project Syndicate,  08/01/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ted Cruz, một trong những ứng cử viên Đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ, mới đây phát biểu rằng giải pháp của ông đối với những bất ổn ở Trung Đông là “rải thảm bom” lên Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và để xem liệu “cát có thể phát sáng trong bóng tối” được hay không. Donald Trump, người đang dẫn đầu phía Đảng Cộng hòa, hứa sẽ “rải bom đánh bật ISIS”. Một ứng cử viên thứ ba, Chris Christie, đe dọa chiến tranh với Nga.

Với luận điệu như vậy từ các ứng cử viên, không có gì bất ngờ khi theo một cuộc thăm dò gần đây, khoảng 30% cử tri đảng Cộng hòa (và 41% số người ủng hộ Trump) ủng hộ việc ném bom Agrabah, một địa điểm trung tâm (và hư cấu) trong bộ phim hoạt hình Disney Aladdin. Tên của nơi này nghe rất Ả Rập, và thế là đủ. Continue reading “Các cuộc chiến ở Trung Đông có phải là về tôn giáo?”

Chính sách tị nạn của Đức từ góc độ chính trị và pháp lý

0,,18705980_303,00

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Khủng hoảng tỵ nạn là hậu quả của chính sách sai lầm của các cường quốc khi can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các nước trong khu vực trong suốt nhiều thập kỷ qua. Và nay châu Âu đang phải đối mặt với vấn đề đó ngay tại sân nhà. Nước Đức và châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị chia rẽ sâu sắc.

Nước Đức chào đón người tị nạn

Sự việc bắt đầu bằng dòng người tỵ nạn từ Syria tràn ngập nhà ga trung tâm thủ đô Budapest của Hungari cuối tháng 8 năm 2015 đòi được đi tiếp sang Đức và Áo. Ban đầu chính quyền Badapest còn ngăn cản, cố giữ trật tự trong chừng mực có thể, nhưng rồi họ cũng “đầu hàng” trước sức ép của dòng người di cư lớn chưa từng có. Trong bối cảnh đó Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố sẵn sàng tiếp nhận những người này, chính thức kích hoạt cho dòng di cư từ các nước Bắc Phi và Trung Đông, đặc biệt là từ Syria, tràn vào Đức và châu Âu. Cho đến cuối năm 2015 đã có 1,1 triệu người tỵ nạn đến Đức, chưa kể số người không đăng ký, vượt xa số 800 ngàn mà chính quyền dự đoán trước đó. Continue reading “Chính sách tị nạn của Đức từ góc độ chính trị và pháp lý”

7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ

stateoftheunion

Tổng hợp: Nguyễn Quốc Tấn Trung

Vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai hằng năm, đương kim Tổng Thống Nhà Nước Liên Bang Hoa Kỳ có trách nhiệm gửi đến Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ một bài diễn văn chính thức với tên gọi Thông Điệp Liên Bang – State of the Union. Đây là một sự kiện thú vị lẫn một trách nhiệm pháp lý truyền thống từ thời lập quốc của Hoa Kỳ cho đến nay.

  1. Vì sao phải có Thông Điệp Liên Bang?

Tổng thống là chế định chính trị quyền lực nhất của Hoa Kỳ, và ở một góc nhìn rộng hơn – quyền lực nhất thế giới, vậy nên có thể nói rằng bất kỳ bài diễn văn nào của họ đều đáng được chú ý.  Continue reading “7 sự thật thú vị về Thông Điệp Liên Bang Hoa Kỳ”

Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta

TQ-VN

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Một nông dân sống nơi hẻo lánh, thường bị trộm cướp viếng thăm, ắt phải nghĩ cách rào dậu vườn nhà, đề phòng cẩn mật. Một nước trải qua mấy ngàn năm lịch sử bị kẻ thù truyền kiếp tiếp tục dòm ngó xâm lăng, thì những người lo việc quân sự hoặc thiết tha với tiền đồ đất nước cần phải biết trong quá trình lịch sử quân giặc đã từ ngõ ngách nào tới. Nhắm ôn chuyện cũ để biết việc hiện tại, bài viết này đề cập đến những điều thiết yếu, mà những người có trách nhiệm không thể không quan tâm.

Qua lịch sử, phần lớn các cuộc tiến công xâm lăng nước ta đều sử dụng con đường dịch trạm chiến lược được Trương Phụ mô tả khi tâu lên vua Minh Thành Tổ, nhân đánh thắng nhà Hồ mang quân khải hoàn về nước: Continue reading “Ðường tiến quân của kẻ thù phương Bắc khi xâm lăng nước ta”

Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?

20160116_blp533

Nguồn:Why is Poland’s government worrying the EU?”, The Economist, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Ba Lan đang khiến cho châu Âu đau đầu. Kể từ khi Đảng Công  lý và Pháp luật (viết tắt là PiS trong tiếng Ba Lan) có xu hướng bảo thủ về mặt xã hội và có phần bài châu Âu giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 25 tháng 10, nước này đã không còn là gương mặt tiêu biểu của hội nhập châu Âu nữa mà trở thành một “đứa con hư” của tổ chức này. Chính phủ mới đã bất chấp các cảnh báo của Liên minh châu Âu, thông qua các đạo luật mà các nhà phê bình coi là đã làm suy yếu cơ chế kiểm soát và cân bằng của hiến pháp cũng như tự do báo chí. Những nhà chính trị theo hướng trung dung và tự do cảnh báo về khả năng “Orban hóa” vì sợ rằng Ba Lan đang đi theo con đường phi tự do của Viktor Orban, Thủ tướng Hungary. Continue reading “Tại sao EU đang đau đầu vì Ba Lan?”

Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ

en092614williams

Nguồn: Javier Solana, “Turkey’s Syrian Tangle”, Project Syndicate, 31/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối năm 2015, một bước tiến mới – dù nhỏ và chỉ là dự kiến – đã được thúc đẩy nhằm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2254 để thể hiện sự ủng hộ đối với quá trình chuyển đổi nhằm xóa bỏ các cuộc xung đột, và Nhóm Hỗ trợ Syria Quốc tế (ISSG) đã định ngày cho cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức vào tháng tới. Nhưng ISSG bao gồm cả các đồng minh và các quốc gia đối địch – chẳng hạn như Ả-rập Xê-út và Iran – đồng nghĩa với việc đạt được tiến bộ tiếp theo sẽ là một thách thức.

Hiện nay, hai quốc gia khác tham gia quá trình này, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, dường như cũng đang tiến tới viễn cảnh thù nghịch lẫn nhau. Với vị trí tiếp giáp Syria vốn tạo ra cả những thách thức và cơ hội, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành xu thế diễn biến của tiến trình hòa bình. Nhưng việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga trên biên giới với Syria hồi tháng trước đã châm ngòi cho một sự suy giảm nhanh chóng và rõ rệt trong quan hệ song phương, với việc Kremlin áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế trả đũa. Continue reading “Mớ bòng bong Syria của Thổ Nhĩ Kỳ”

Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?

20151205_map505

Nguồn: “Why the Middle East’s Sunnis feel they are victims”, The Economist, 3/12/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm    | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Đã có thời kỳ các tín đồ Hồi giáo dòng Shia, phân nhánh nhỏ hơn trong hai nhánh chính của đạo Hồi, than vãn rằng địa vị của họ chẳng khác gì kẻ thua cuộc bị truy đuổi khắp nơi và cầu nguyện đức Mahdi[1] quay trở lại để khôi phục vinh quang cho họ. Các vụ đánh bom tự sát đầu tiên trong những năm 1980 là do những người Shia thực hiện, với mong muốn rằng thế giới sau đó sẽ được cải thiện. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, chính những tín đồ dòng Sunni, chiếm khoảng 85% trong tổng số 1,6 tỷ người theo đạo Hồi trên thế giới, lại thể hiện hình ảnh của mình như những nạn nhân. Làm thế nào mà bộ phận chiếm đa số trong tôn giáo lớn thứ hai thế giới lại đi đến tình trạng than thân trách phận như vậy? Continue reading “Tại sao người Hồi giáo dòng Sunni thấy mình thua thiệt?”

Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez

CHAVEZ-SALUD

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Stopping Venezuela’s Harvest of Sorrow“, Project Syndicate, 29/12/2015.

Biên dịch: Lê Thị Hiền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai năm trước, các cuộc biểu tình của công chúng đã nổ ra ở cả Kyiv (Ukraine) và Caracas (Venezuela). Trong khi Cách mạng Nhân phẩm ở Ukraine nhanh chóng giành được thắng lợi thì thay đổi chính trị ở Venezuela diễn ra với tốc độ chậm chạp hơn rất nhiều. Thế nhưng, cuộc bầu bầu cử quốc hội ở Venezuela vào ngày 06 tháng 12 vừa qua, trong đó phe đối lập đã giành được đến hai phần ba số ghế, đang làm cho những biến chuyển chính trị ở đất nước này diễn ra nhanh hơn.

Mặc dù Tổng thống Nicolás Maduro đã chấp nhận thất bại trong đêm bầu cử, chính phủ của ông đã tuyên bố sẽ bác bỏ bất kỳ đạo luật nào mà Quốc hội thông qua, đồng thời bổ nhiệm một Hội đồng các Công xã (Assembly of the Communes), một thể chế không được quy định trong Hiến pháp. Hơn thế nữa, ông Maduro đã sử dụng phiên họp của Quốc hội cũ sau khi có kết quả bầu cử để đưa vào Tòa án tối cao những người ủng hộ đảng mình và kêu gọi những người ủng hộ ngăn chặn Quốc hội mới đắc cử nhóm họp vào ngày 5 tháng 1.  Tương tự như Ukraine hai năm trước, Venezuela đang hướng tới một cuộc khủng hoảng hiến pháp. Continue reading “Thảm họa nhân tạo xưa và nay: Từ Stalin tới Chavez”

Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa

saudi-arabia-oil

Nguồn: Gassan Al-Kibsi, “The Kingdom Beyond Oil”, Project Syndicate, 23/12/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng |Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Trong mấy tuần qua, chính phủ Saudi Arabia đã tiến hành một cuộc tổng kết chính sách chiến lược chưa từng có tiền lệ có thể ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội của quốc gia này. Chi tiết đầy đủ của cuộc tổng kết này được dự kiến công bố vào tháng 1/2016 nhưng rõ ràng là Saudi Arabia – nền kinh tế lớn thứ mười chín trên thế giới – đang cực kì cần một cuộc cải cách sâu rộng.

Có hai nguyên nhân lý giải tại sao việc thay đổi chính sách lại trở nên cấp thiết. Nguyên nhân đầu tiên là do giá dầu thế giới giảm đột ngột, từ trên 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 xuống dưới 40 USD/thùng hiện nay. Với việc xuất khẩu dầu mỏ chiếm gần 90% thu nhập của chính phủ, nền tài chính của Saudi Arabia đang phải chịu áp lực cực lớn; cán cân tài chính chuyển từ thặng dư thấp năm 2013 sang thâm hụt hơn 21% GDP trong năm 2015, theo các dự đoán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Continue reading “Saudi Arabia: Nỗ lực thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu lửa”

“Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ

21akyol-master675

Nguồn: Mustafa Akyol, “The Medieval Antidote to ISIS”, The New York Times, 21/12/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tàn sát gần đây ở Paris và San Bernardino, California một lần nữa cho thấy khả năng của cái gọi là Nhà nước Hồi Giáo trong việc lôi kéo những người Hồi Giáo bất mãn. Bằng cách sử dụng một sự pha trộn giữa việc diễn giải kinh Quran sát theo nghĩa đen và tự khẳng định “chính nghĩa” của mình, nhóm cực đoan này đã có thể thuyết phục các thanh niên, thiếu nữ từ khắp Pakistan đến Bỉ tuyên bố trung thành với nó và hành động bạo lực nhân danh nó.

Đây là lý do mà hệ tư tưởng tôn giáo của Nhà nước Hồi Giáo cần phải được xem xét nghiêm túc. Sẽ là sai lầm khi cho rằng những tư tưởng của nhóm này đại diện cho Hồi Giáo chính thống, như những người bài Hồi Giáo thường hay làm, và cũng không đúng khi nghĩ rằng Nhà nước Hồi Giáo “không liên quan gì đến đạo Hồi” như là những người Hồi Giáo sợ những người bài Hồi Giáo thường nói. Thực tế, những kẻ cầm đầu thánh chiến rất am hiểu tư tưởng và giáo lý Hồi Giáo cho dù chúng sử dụng hiểu biết của mình cho những mục đích lầm lạc và tàn ác. Continue reading ““Giải độc” IS bằng tư tưởng thần học Trung Cổ”

Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản

cn tu ban

Tác giả: Huỳnh Thế Du

Với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thế giới, rất có thể, nhận xét tương tự hoặc gay gắt hơn về chủ nghĩa tư bản (CNTB) lại xuất hiện.

Trên thực tế, mô hình TBCN luôn tiến hóa và phát triển để tạo dựng cuộc sống giàu có cho nhiều cộng đồng và tiến bộ nhân loại. Nhìn vào hai thái cực là thị trường tự do ở Mỹ và xã hội thị trường ở các nước Bắc Âu cho thấy rất rõ điều này.

Mô hình thị trường tự do kiểu Mỹ

Hoa Kỳ là một hình mẫu của thị trường tự do với những trục trặc cứ lặp đi lặp lại (nhất là các cuộc khủng hoảng do sự vị kỷ của con người gây ra). Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là nước Mỹ liên tục phát triển và khẳng định vị trí siêu cường của mình. Continue reading “Cần nhìn nhận một cách biện chứng về chủ nghĩa tư bản”

Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ

smith

Tác giả: Đức Việt

Trong bộ phim kinh điển “Mr. Smith Goes to Washington” năm 1939, tài tử James Stewart vào vai một thượng nghị sĩ Mỹ trẻ tuổi, ngây thơ, nhưng đầy lý tưởng. Vì đối địch với lợi ích của bộ máy chính trị và giới tư sản lũng đoạn tại bang quê nhà, nhân vật ngài Jefferson Smith của James Stewart đã bị các đồng nghiệp tại Thượng viện gài bẫy và đối mặt với nguy cơ bị luận tội (impeach) – là thủ tục duy nhất theo Hiến pháp Mỹ để phế truất một thượng nghị sĩ liên bang. Trong thế đường cùng, Jefferson Smith đã chọn một giải pháp điên rồ nhưng tạo được tiếng vang lớn. Ngay trước lúc Thượng viện tiến hành luận tội, Smith giơ tay giành quyền phát biểu và đã phát biểu liên tục trong gần 24 tiếng đồng hồ, bất chấp sự phản đối của các thượng nghị sĩ khác. Continue reading “Thủ tục Filibuster và sự điên rồ của nền dân chủ Mỹ”