Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)

4834828-3x2-940x627

Nguồn: Stéphanie Giry, “Autopsy of a Cambodian Election”, Foreign Affairs, September/October 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Campuchia Hun Sen ăn Tết Khmer, một kỳ nghỉ lễ tương tự như Tết Năm mới của người Do Thái (cùng diễn ra vào tháng 4) theo một cách rất riêng. Trong một buổi lễ tổ chức tại khu đền cổ Angkor, Hun Sen và đối thủ chính trị chính của mình, Sam Rainsy, cùng ăn một chiếc bánh gạo nếp khổng lồ đạt kỷ lục Guiness, nặng hơn bốn tấn. Quả lả một sự kiện lạ lùng,  bởi lẽ lần cuối cùng Sam Rainsy xuất hiện tại đây là tháng 9 năm 2013, khi cáo buộc Hun Sen là một kẻ dối trá và tráo trở.

Hôm đó, Sam Rainsy và 55 thành viên đắc cử của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) đối lập đã tẩy chay phiên khai mạc Quốc hội khoá mới để phản đối những gian lận tại cuộc tổng tuyển cử trước đó, khi đảng CNRP thua cuộc một cách sít sao. Với khu đền cổ linh thiêng đằng sau là nơi chứng giám, đảng CNRP kêu gọi một cuộc điều tra, cam kết “không phản bội lại ý chí của nhân dân.” Continue reading “Mổ xẻ chính trường Campuchia qua bầu cử năm 2013 (P1)”

Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?

2015-09-27-02

Nguồn: “How did the Republican and Democratic parties get their animal symbols?”, History.com (truy cập ngày 27/09/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: 07/09/1813: Mỹ được đặt biệt danh là Chú Sam

Hai biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ và con voi của Đảng Cộng hòa đã hiện diện trên chính trường Mỹ từ thế kỷ 19. Biểu tượng con lừa của Đảng Dân chủ có nguồn gốc từ
chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1828 của Andrew Jackson. Trong cuộc chạy đua đó, những đối thủ của Jackson gọi ông là “đồ con lừa”[1]. Tuy nhiên, thay vì chối bỏ tên gọi này, Jackson – vốn là một người hùng trong cuộc Chiến tranh năm 1812 và sau này là Nghị sỹ trong cả Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ – lại thấy thích thú với tên gọi đó và đã cho thêm hình ảnh con lừa vào những tấm áp phích tranh cử của mình. Jackson đã chiến thắng trước Tổng thống đương nhiệm John Quincy Adams và trở thành Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ đầu tiên của nước Mỹ. Trong những năm 1870, Thomas Nast, một họa sĩ chuyên vẽ tranh biếm họa chính trị có ảnh hưởng lớn, đã giúp hình ảnh con lừa trở nên nổi tiếng như là biểu tượng của toàn Đảng Dân chủ. Continue reading “Biểu tượng của Đảng Cộng hòa và Dân chủ có từ đâu?”

Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung

1213

Nguồn: Liam C. Kelley, Beyond The Bronze Pillars, Honolulu: University of Hawiian Press, 2005, pp. 9 – 23.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Beyond The Bronze Pillars (Đi qua những cột đồng) là tên tập sách nghiên cứu do Nxb Đại học Hawaii ấn hành năm 2005. Tác giả tập sách là Liam C. Kelley, giảng viên Trường Đại học Hawaii. Không tán thành quan điểm rằng về mặt lịch sử, người Việt luôn tìm cách duy trì một bản sắc văn hóa riêng tách khỏi Trung Quốc, tác giả xem xét các bài thơ đi sứ trong các thế kỷ 16-19 và đưa ra giả thiết (nhiều khả năng gây tranh cãi) rằng trí thức Việt Nam đã cảm thấy có tồn tại hai thế giới văn hóa, riêng nhưng không bình đẳng, và ở đó, người Việt chấp nhận giữ một vai trò phụ.

Về tựa sách, tác giả giải thích trong một cuộc phỏng vấn: “Người Việt Nam và người Trung Quốc đều biết đến truyền thuyết về việc Mã Viện dựng một cây cột đồng sau đó đọc thần chú để lập ra một biên giới. Sau đó cả người Việt Nam và Trung Quốc đã nói rất nhiều về chiếc cột đồng này nhưng không biết nó nằm ở đâu cả. Do đó tôi xem nó như biểu tượng của một biên giới, và người đi sứ phải vượt qua.” [1]

Bản dịch dưới đây trích từ Lời giới thiệu của tập sách Beyond The Bronze Pillars (Honolulu: University of Hawiian Press, 2005), trang 9 – 23. Continue reading “Thay đổi trong cách nhìn về quan hệ văn hóa Việt-Trung”

Tinh trạng “phá hoại văn hóa” ở Hoa Kỳ

022815_snowball-1

Nguồn: Robert P. Crease, “Cultural Vandalism in America”, Project Syndicate, 03/09/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cứ mỗi khi nghe tin các phiến quân Nhà nước Hồi giáo san bằng các di chỉ khảo cổ, đập vỡ các tác phẩm điêu khắc cùng những bức tượng, tôi lại nghĩ đến cuộc tấn công vào tiến trình khoa học mà các chính khách Mỹ đang tiến hành. Cơ sở hạ tầng khoa học của chúng ta – phương tiện chủ yếu để chúng ta thấu hiểu thế giới, nhận dạng và đẩy lùi các hiểm họa, và theo đuổi một tương lai tốt đẹp hơn – đang phải chịu sự công kích từ các nhà lập pháp, những người xem khoa học như chướng ngại vật trên con đường đạt đến những mục tiêu của mình, và do đó trở thành một mục tiêu phải bị loại bỏ. Continue reading “Tinh trạng “phá hoại văn hóa” ở Hoa Kỳ”

25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời

us-bill-of-rights

Nguồn:Bill of Rights passes Congress,” History.com (truy cập ngày 24/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Quốc hội đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã thông qua 12 tu chính án hiến pháp, và gửi chúng tới các tiểu bang để phê chuẩn. Các tu chính án này, gọi chung là Tuyên ngôn nhân quyền, được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Hoa Kỳ, đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, và tôn giáo; quyền được xét xử công bằng và quyền mang vũ khí; và đảm bảo các quyền không được trao cho chính phủ liên bang thì được bảo lưu cho các tiểu bang và nhân dân.

Chịu ảnh hưởng của Đạo luật về các quyền của Anh năm 1689, Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ được xây dựng trên nền tảng bản Tuyên ngôn nhân quyền của bang Virginia do George Mason soạn thảo từ năm 1776. Mason, công dân Virginia, là người đấu tranh suốt đời cho các quyền tự do cá nhân. Năm 1787, ông tham gia Hội nghị Lập hiến và chỉ trích bản hiến pháp chính thức vì thiếu sự bảo vệ hiến định dành cho các quyền chính trị cơ bản. Trong quá trình phê chuẩn hiến pháp diễn ra sau đó, Mason và các nhà phê bình khác đã đồng ý phê chuẩn hiến pháp để đổi lại sự đảm bảo rằng các tu chính án hiến pháp sẽ lập tức được thông qua. Continue reading “25/09/1789: Tuyên ngôn nhân quyền Hoa Kỳ ra đời”

Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường

china-stock-exchange

Nguồn: Jeffrey Frankel, “China Confronts the Market”, Project Syndicate, 04/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Như Ngọc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những vấn nạn kinh tế của Trung Quốc hiện nay đa phần được nhìn nhận qua một lăng kính duy nhất: chính phủ đã không để cho thị trường hoạt động (tự do). Nhưng quan điểm đó đã khiến các nhà quan sát nước ngoài hiểu sai một số diễn tiến quan trọng nhất trong năm nay trên thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán.

Chắc chắn là chính quyền Trung Quốc đã can thiệp mạnh mẽ (vào thị trường) bằng nhiều biện pháp khác nhau. Từ năm 2004 đến năm 2013, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã mua hàng nghìn tỷ đô la làm dự trữ ngoại hối, qua đó ngăn đồng nhân dân tệ không tăng giá đến mức như khi được thả nổi. Gần đây hơn, các nhà chức trách đã triển khai mọi biện pháp mà họ có thể có trong một nỗ lực vô hiệu nhằm cố gắng hạn chế sự lao dốc của giá cổ phiếu. Continue reading “Biện minh cho việc Trung Quốc can thiệp vào thị trường”

Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?

Part-REF-TS-Par8192334-1-1-0

Nguồn: Ian Buruma, “Necessary Migrants”, Project Syndicate, 07/09/2015.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thật ấm lòng khi đáp xuống nước Đức, nơi các cổ động viên bóng đá giương cao biểu ngữ chào đón dòng người tị nạn từ vùng Trung Đông vốn đang bị chiến tranh tàn phá. Đối với những người tuyệt vọng và bị áp bức, những người sống sót qua chiến tranh và cướp bóc, Đức là vùng đất hứa mới.

Ngay cả những tờ báo lá cải ở Đức vốn không có xu hướng đăng những điều tốt đẹp cũng đang khuyến khích giúp đỡ người tị nạn. Trong khi các chính trị gia ở Anh và các nước khác tỏ vẻ lo lắng nhưng không có hành động thực chất nào và phân bua tại sao chỉ cần một số lượng nhỏ người Syria, Libya, Iraq hay Eritrea nhập cư có thể gây nguy hiểm rất lớn cho tổ chức xã hội của các nước này, thì “Mama Merkel” (Mẹ Merkel) đã hứa rằng Đức sẽ không từ chối bất kỳ một người tị nạn thực sự nào. Continue reading “Tại sao người nhập cư là cần thiết đối với châu Âu?”

24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập

USSC

Nguồn:The First Supreme Court,” History.com (truy cập ngày 23/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1789, Đạo luật Tư pháp 1789 đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống George Washington phê chuẩn, thiết lập nên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, một tòa án liên bang gồm sáu thẩm phán phục vụ trọn đời cho đến khi qua đời hoặc nghỉ hưu. Cũng trong ngày này, Tổng thống Washington đã đề cử John Jay làm chánh án, và John Rutledge, William Cushing, John Blair, Robert Harrison, và James Wilson làm thẩm phán. Cả sáu vị trí bổ nhiệm đều được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào ngày 26 tháng 9 sau đó. Continue reading “24/09/1789: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ được thành lập”

So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19

staff

Tác giả: GS. Li Chuanbin | Biên dịch: NNC Phạm Thị Hảo

Từ thế kỷ XIX trở đi, trong bối cảnh phục hưng tôn giáo phương Tây và mở rộng chế độ thực dân, đạo Cơ đốc phát triển rất mạnh tại các nước phi Cơ đốc giáo. Ở các nước Á châu như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Ấn Độ, việc truyền bá đạo Cơ đốc phát triển với mức độ khác nhau và có những ảnh hưởng rất lớn. Ở bốn nước này, do bối cảnh văn hóa và chính trị tương tự nên đạo Cơ đốc có chỗ giống, chỗ khác.

Hiện nay, giới học thuật đã có nhiều nghiên cứu so sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên, còn việc so sánh tình hình ở Trung Quốc và Việt Nam thì rất ít.

Chuyên luận này sơ bộ so sánh ở phương diện bối cảnh chính trị, phương thức truyền bá và quá trình tiếp nhận đạo Cơ đốc. Continue reading “So sánh việc truyền đạo Cơ đốc ở TQ và VN trong TK 19”

Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?

10383950794_eca2b662f0_b_1

Nguồn: Feng Zhang, “Xi Jinping’s Real Chinese Dream: An ‘Imperial’ China?”, The National Interest, 18/09/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Mổ xẻ siêu quyền lực của Tập Cận Bình

Từ khi nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hồi tháng 11 năm 2012, các tham vọng to lớn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở nên nổi tiếng. Trong nước, ông đã thúc đẩy mục tiêu lớn mà ông gọi là “Trung Quốc mộng”: ‘Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa’. Ông gây ngạc nhiên cho hầu hết giới quan sát bởi tốc độ và hiệu quả trong việc củng cố quyền lực trong đảng và quân đội. Giờ ông Tập được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất của Trung Quốc sau Đặng Tiểu Bình, nếu không nói là sau Mao Trạch Đông. Continue reading “Trung Quốc mộng thực sự của ông Tập: Một Trung Quốc đế quốc?”

Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu

_81048451_tv025906172

Nguồn: Yanis Vaoufakis, “Democratizing the Eurozone”, Project Syndicate, 01/09/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống như Macbeth,[1] những người làm chính sách thường phạm thêm những sai lầm mới để che giấu những tội lỗi cũ. Và các hệ thống chính trị (phải) chứng minh giá trị của chúng bằng việc nhanh chóng chấm dứt các sai lầm chính sách triền miên và chất chồng lên nhau của các quan chức. Nhưng nếu đánh giá bằng tiêu chuẩn nay, thì khu vực Eurozone, bao gồm 19 nền dân chủ lâu đời, bị tụt lại đằng sau nền kinh tế phi dân chủ lớn nhất thế giới.

Sau khi bị suy thoái tấn công sau khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc mất 7 năm để thay thế nhu cầu xuất khẩu giảm dần bằng một bong bóng đầu tư nội địa, được bơm lên bằng việc các chính quyền địa phương bán đất quyết liệt. Và khi thời khắc quyết định đã đến, các lãnh đạo Trung Quốc chi 200 tỉ đôla tiền dự trữ ngoại tệ họ đã cất công tích lũy để đóng vai vua Canute[2] nhằm cố gắng đẩy lùi cơn sóng tạo ra bởi cuộc tháo chạy tán loạn của thị trường chứng khoán. Continue reading “Đằng sau cuộc đối đầu giữa Hy Lạp và châu Âu”

Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin

putin-sv

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Vladimir Putin’s Soviet Dream,” Project Syndicate, 02/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thỏa thuận hạt nhân gần đây được ký kết bởi sáu cường quốc thế giới và Iran là một thắng lợi của chủ nghĩa đa phương. Nếu các cường quốc kể trên – năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức – thể hiện một ý chí chung, cùng làm việc để giải quyết các tranh chấp khác thì thế giới sẽ bước vào một kỷ nguyên mới của sự hợp tác và ổn định.

Thật không may là một kịch bản như vậy dường như là quá xa vời. Từ các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông cho tới việc Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến vào Trung Đông, cạnh tranh và xung đột đang đe dọa các trật tự khu vực đã tồn tại từ lâu. Nhưng có lẽ cuộc xung đột nghiêm trọng nhất – cuộc xung đột mà giải pháp cho nó có ý nghĩa đối với tất cả các nước còn lại – là ở Ukraine, một đất nước đang trở thành trọng tâm trong các tham vọng bành trướng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Continue reading “Giấc mơ Xô-viết của Vladimir Putin”

Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình

2192b7542ed84d4c8fcf7743c3a1a550

Nguồn: MinXin Pei, “When Xi Meets Obama”, Project Syndicate, 21/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm Mỹ tại thành phố Seattle, nơi đóng trụ sở của nhiều hãng công nghệ hàng đầu thế giới, hầu hết các nhà quan sát đều hướng tới cuộc gặp gỡ sau đó của ông với Tổng thống Barack Obama. Liệu cuộc gặp cấp cao này có thể đảo ngược xu hướng suy giảm liên tục trong quan hệ Mỹ – Trung kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2013 hay không?

Đa phần mọi người đều đồng ý rằng mối quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới này đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Với Mỹ, cách hành xử táo bạo tại Biển Đông, những cuộc tấn công mạng không ngừng nhắm vào các mục tiêu Mỹ, các chính sách kinh tế mang tính bảo hộ, và sự đàn áp chính trị trong nước ngày càng gia tăng của Trung Quốc đã phá hủy niềm tin rằng một nước Trung Quốc hội nhập toàn cầu sẽ là một đối tác hợp tác và có trách nhiệm. Thực vậy, những hành động gần đây của Trung Quốc đã trực tiếp thách thức các giá trị cốt lõi và lợi ích sống còn của Mỹ. Continue reading “Triển vọng chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình”

Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?

dragon_2453844b

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Sau khi thị trường chứng khoán (TTCK) Trung Quốc mất hơn 30% giá trị vốn hóa vào tháng 7, đồng Nhân dân tệ (NDT) phá giá hơn 3% vào tháng 8 và các số liệu kinh tế vĩ mô đầy thất vọng vào tháng 9, các tranh luận về triển vọng kinh tế Trung Quốc trong ngắn và trung hạn lại trỗi dậy mạnh mẽ với hai câu hỏi phổ biến “Kinh tế Trung Quốc đang thực sự gặp vấn đề gì?” và “Liệu kinh tế Trung Quốc có sụp đổ hay không?”

Như để trả lời cho sự lo lắng của thị trường, tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính của nhóm G20 diễn ra vào tháng 9, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ) Chu Tiểu Xuyên trấn an các nhà kinh tế của 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới rằng “Hiện tại, tỷ giá hối đoái của đồng NDT đang đi vào ổn định, sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán gần như đã kết thúc, và thị trường tài chính đang cho thấy hy vọng bình ổn… mức độ vay nợ trên thị trường đã giảm nhiều, và chúng tôi nghĩ không còn rủi ro hệ thống”. Continue reading “Kinh tế Trung Quốc: Thúc đẩy hay rời xa nguyên tắc thị trường?”

Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?

p2-reaction-a-20140517

Nguồn: Katsumata Makoto, “Une Constitution pacifiste en péril”, Le Monde diplomatique, 09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Lý Vân Anh

Sáu mươi năm sau kể từ khi Thế chiến II kết thúc, không ai có thể tưởng tượng người Nhật lại có lúc xuống đường mạnh mẽ đến như vậy – từ những người già nhất, đã trải qua chiến tranh, cho đến những người trẻ nhất, thậm chí còn không được chứng kiến bức tường Berlin sụp đổ. Để phản đối “cuộc đảo chính Quốc hội” của chính phủ ông Abe Shinzo, từ hơn một năm nay, ngày nào họ cũng đứng biểu tình trước Tòa nhà Quốc hội, kể cả trong mùa hè nóng nực nhất. Chỉ riêng ngày 18 tháng 7 vừa qua, hơn một trăm ngàn người đã xuống đường.

Thủ tướng Abe muốn thông qua một dự luật về an ninh cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật bản (tên gọi chính thức của quân đội) được tham gia vào các chiến dịch bên ngoài – mà ông gọi là “phòng vệ tập thể” – trong hai trường hợp sau: khi Nhật Bản hoặc một trong số các đồng minh của mình bị tấn công và khi không còn một phương cách nào khác để bảo vệ người dân.[1] Continue reading “Hiến pháp Hòa bình của Nhật đang bị đe dọa?”

21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới

PRCFounding

Nguồn:Mao Zedong outlines the new Chinese government,” History.com (truy cập ngày 20/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1949, trong lễ khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc được tổ chức tại Bắc Kinh, Mao Trạch Đông tuyên bố chính phủ Trung Quốc mới sẽ “được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.”

Hội nghị Hiệp thương tháng 9 năm 1949 tại Bắc Kinh vừa là một lễ kỷ niệm chiến thắng của phe cộng sản trong cuộc nội chiến trường kỳ chống lại các lực lượng Quốc Dân Đảng, vừa là sự ra mắt của chế độ cộng sản đã cai trị Trung Quốc kể từ đó tới nay. Mao và những người cộng sản ủng hộ ông đã chiến đấu chống lại cái mà họ cho là một chính phủ Quốc Dân mục ruỗng và suy đồi ở Trung Quốc kể từ những năm 1920. Continue reading “21/09/1949: Mao Trạch Đông thành lập chính phủ Trung Quốc mới”

Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ

external

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Lại một lần nữa cả nước Mỹ kinh hoàng khi biết tin hai nhà báo Alison Parker (nữ, 24 tuổi) và Adam Ward (27 tuổi), bị một kẻ nổ súng giết hại ngay tại một cuộc phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trong chương trình chào buổi sáng của đài WDBJ ngày 28/8/2015 vừa qua. Hung thủ Vester Flanagan, cũng là một nhà báo, từng làm việc chung với các nạn nhân. Theo tin sơ bộ, Flanagan sát hại Parker và Ward là do thù hằn cá nhân. Sau khi giết hai nạn nhân, Flanagan đã tự bắn súng vào mình.

Năm 2012 người Mỹ từng hãi hùng khi nghe tin vụ thảm sát xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado vào nửa đêm hôm 20/7 làm 12 người chết và 59 người bị thương. Hung thủ John Holmes mang theo một súng trường AR15 và 3 súng ngắn đi vào rạp rồi xả súng vào đám đông khán giả đang xem bộ phim Người Dơi. Holmes mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học; hắn giết người không vì thù hận ai mà chỉ vì hoang tưởng mình là anh hề Joker, một nhân vật trong bộ phim này từng xả súng vào khán giả xem phim. Continue reading “Sở hữu súng: Bi kịch văn hóa và chính trị Mỹ”

Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18

Hai-Van-Pass

Nguồn:  Li Tana, “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the 17th and 18th Century”, Journal of Southeast Asian Studies, Vol. 29, No. 1 (Mar., 1998), pp. 111-121.

Biên dịch: Lê Quỳnh

Lời giới thiệu của người dịch: Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc. Quyển sách của bà, “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18”, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999.

Bài dưới đây viết về vương quốc của họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay người Phương Tây gọi là Cochinchina. Chỉ trong vòng 200 năm, nó đã kiểm soát phần diện tích bằng ba phần năm lãnh thổ nước Việt Nam ngày nay. Những trải nghiệm của việc mở rộng biên giới về phía nam này có vẻ như đặt vấn đề về hình ảnh của một Việt Nam rất khác so với vùng lãnh thổ phía bắc khi đó, mở ra cánh cửa đến một thế giới khác, thế giới mà trong đó sự đa dạng được chấp nhận và tận dụng cho sự phát triển của chính Việt Nam. Continue reading “Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18”

18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ

Capitol-1

Nguồn:Capitol cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 17/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1793, George Washington đã đặt viên đá đầu tiên cho Điện Capitol (Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ), trụ sở nhánh lập pháp của chính phủ Mỹ. Tòa nhà mất gần một thế kỷ để hoàn thành do nhiều kiến trúc sư đến rồi đi và bị phóng hỏa trong cuộc tấn công của quân Anh. Tòa nhà được trưng dụng trong thời gian diễn ra Nội chiến. Ngày nay, Điện Capitol, với mái vòm bằng gang nổi tiếng và bộ sưu tập nhiều tác phẩm nghệ thuật Mỹ quan trọng, là một phần của khu liên hợp Capitol, bao gồm sáu tòa nhà văn phòng Quốc hội và ba tòa nhà Thư viện Quốc hội, tất cả đều được xây dựng trong thế kỷ 19 và 20.

Trước năm 1791, là một quốc gia non trẻ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa có thủ đô cố định, và Quốc hội nhóm họp tại tám thành phố khác nhau, trong đó có Baltimore, New York, và Philadelphia. Năm 1790, Quốc hội thông qua Đạo luật Cư trú, cho phép Tổng thống Washington có quyền lựa chọn một trụ sở cố định cho chính phủ liên bang. Một năm sau đó, ông đã chọn một vùng đất do tiểu bang Maryland nhượng lại để xây dựng Đặc khu Columbia, tức Washington, D.C. như ngày hôm nay. Continue reading “18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ”

Nước Mỹ có phải là một đế quốc?

Waiting

Nguồn: Tyrone Groh & James Lockhart, “Is America an Empire?“, War on the Rocks, 17/08/2015.

Biên dịch: Lưu Ánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Thuật ngữ “đế quốc” đã được sử dụng tràn lan kể từ khi nó trở thành một từ mang ý nghĩa tiêu cực vào cuối thế kỉ 19. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn rất phù hợp trong việc tìm hiểu và tranh luận về lịch sử nước Mỹ và phần còn lại của thế giới.

Một sử gia và một nhà hoạch định chính sách bước vào trong một quán bar. Trên màn hình vô tuyến, nhà báo đang tường thuật lại cuộc đảo chính ở một hòn đảo phía nam Thái Bình Dương. Sử gia nhìn nhà hoạch định chính sách và nói: “Lại một ví dụ khác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ”. Tại một màn hình khác, biên tập viên thảo luận về các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Hà Lan liên quan tới các khu kinh tế ở Bắc Băng Dương, và sự lo ngại của Mỹ về vấn đề này. Một lần nữa, sử gia nhìn nhà hoạch định và nói: “Chủ nghĩa đế quốc Mỹ xuất hiện khắp mọi nơi”. Màn hình thứ ba chiếu một bộ phim tài liệu về cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (quán bar này rõ ràng chẳng phải là một quán bar thể thao). Sử gia hất tay lên một cách giận dữ: “Chủ nghĩa đế quốc!”. Cuối cùng thì nhà hoạch định chính sách quay sang và nói với sử gia rằng: “Ông lúc nào cũng sử dụng cái từ đó. Nhưng tôi không nghĩ nó mang cái nghĩa mà ông đang nghĩ tới”. Continue reading “Nước Mỹ có phải là một đế quốc?”