Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan

indiapak

Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.

Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ. Continue reading “Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan”

Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga

stalin

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, Stalin and Memory, Project Syndicate, 02/03/2003.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Oscar Wilde đã từng nói: “Bổn phận của chúng ta với lịch sử là viết lại nó”. Là một người Nga, tôi rất quen thuộc với việc viết lại lịch sử. Liên Xô đã dành ra cả một thế kỷ để sửa lại mụn trên mũi của Lênin, sửa lại số liệu thu hoạch nông nghiệp, và làm cho một Yuri Andropov bệnh tật[1] trông đỡ giống xác chết hơn. Nhưng đối với trường hợp của Stalin – người đã mất cách đây 50 năm -phần lớn chúng ta hiện nay viết lại lịch sử bằng cách giả vờ là một phần của nó chưa bao giờ xảy ra.

Đừng hiểu sai ý tôi: Stalin không hề biến mất như những người bị đưa đến trại lao động Gulag. Ông không hề bị xóa nhòa khỏi ký ức của chúng ta như cách mà Trotsky và Bukharin bị cắt ra khỏi những tấm ảnh gốc. Continue reading “Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Sách trắng quốc phòng Đức và sự trở lại chính trị quyền lực

german-troops

Nguồn: John R. Deni, “Germany Embraces Realpolitik Once More“, War on the Rocks, 19/9/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Sách trắng quốc phòng (Weissbuch) vừa được công bố mới đây đã cho thấy một bước tiến mạnh mẽ của nước Đức hướng tới việc quay trở lại trở thành một cường quốc “bình thường” (“normal” power). Mặc dù ít gây được sự chú ý từ truyền thông Anh ngữ, Sách trắng đánh dấu một bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt. Trên thực tế, việc nước Đức có đi theo các định hướng được nêu trong văn bản lịch sử này hay không và làm thế nào mà Đức có thể hiện thực hoá được những định hướng này sẽ quyết định vai trò an ninh và quốc phòng của Châu Âu trong mối tương quan với sức mạnh kinh tế và các nghĩa vụ xuyên Đại Tây Dương của khối này trong tương lai. Continue reading “Sách trắng quốc phòng Đức và sự trở lại chính trị quyền lực”

So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump

clinton-trump

Nguồn: Michael J. Boskin, “Clintonomics vs. Trumponomics”, Project Syndicate, 02/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chưa đầy hai tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Hillary Clinton đang dẫn trước Donald Trump năm điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến trên phạm vi toàn quốc và tại một số bang quan trọng hiện còn đang dao động. Nhưng chưa có gì được quyết định cả, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cải tổ nhân sự cùng các bài phát biểu chính sách quan trọng trong chiến dịch của ông Trump, đó là chưa kể đến những vụ bê bối email đang tiếp tục làm suy yếu chiến dịch của bà Clinton, bao gồm các trao đổi bằng email được công bố trong thời gian gần đây giữa các nhân viên cấp cao của Quỹ Clinton và các quan chức trong Bộ Ngoại giao thời bà Clinton còn làm ngoại trưởng. Continue reading “So sánh lập trường kinh tế của Clinton và Trump”

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

65-why-kashmir-is-erupting-again

Nguồn:Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì? Continue reading “Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?”

Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?

Tác giả: Ngô Hưng Đường (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp gỡ nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành lặng lẽ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Tham gia cuộc gặp nội bộ này phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc Vụ Viện đương nhiệm Lý Bằng; phía Việt Nam có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo chủ yếu của hai đảng, hai nước sau thời gian gián đoạn 13 năm.

Hồi đó tôi đang làm Trưởng Phòng Nghiên cứu của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, có tham gia cuộc gặp nói trên với tư cách cán bộ tùy tùng. Continue reading “Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch

pham-ngoc-thach

Tác giả: Khổng Đức Thiêm

Phạm Ngọc Thạch (1909-1968), sinh tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1935, về quê mở bệnh viện tư. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5-1945, có nhiều đóng góp cho phong trào Thanh niên Tiền phong. Tại Đại hội đại biểu Quốc dân Việt Nam họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Khi Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời, ông là một trong 15 thành viên của Nội các thống nhất, được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế (28-8-1945), sinh hoạt đảng tại Chi bộ Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trong biên bản các kỳ họp Hội đồng Chính phủ, nhiều ý kiến của ông được ghi nhận. Đáng chú ý nhất là đề nghị của ông tại phiên họp diễn ra vào chiều ngày 14-11-1945 về việc thành lập Ban Cố vấn tìm nhân tài cho đất nước để hưởng ứng bài báo Nhân tài và kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa công bố trên tờ Cứu quốc phát hành buổi sáng. Căn cứ đề nghị của ông, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ định bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và các cụ Bùi Bằng Đoàn, Lê Hữu Từ, Ngô Tử Hạ, Lê Đại, Bùi Kỷ vào Ban Cố vấn. Continue reading “Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch”

Nền cai trị khủng bố của Duterte

philippines-drugs-death

Nguồn: Aryeh Neier, “Duterte’s Reign of Terror,” Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào cuối tháng 6 và tuyên bố một “cuộc chiến chống ma túy,” hơn 1.900 người đã bị sát hại – 756 người do cảnh sát và 1.160 người khác là do “lực lượng tự vệ” (vigilantes) – theo các báo cáo của cảnh sát tính đến ngày 24 tháng 8. Duterte đang tán dương cuộc tàn sát và tuyên bố sẽ tiếp tục chương trình chống ma túy của mình chừng nào ông còn làm tổng thống.

Các cơ quan thực thi pháp luật Philiippines đang theo đuổi cuộc chiến ma túy đã vứt bỏ luật lệ và bỏ qua các yêu cầu căn bản như thu thập chứng cứ, tuân thủ chuẩn mực tố tụng, hay thậm chí là mở các phiên tòa xét xử. Tổng nha Cảnh sát Philippines Ronald dela Rosa thậm chí còn đổ lỗi cho nạn nhân về cái chết của họ rằng “Nếu không chống đối cảnh sát thì họ đã sống sót.” Continue reading “Nền cai trị khủng bố của Duterte”

Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?

sigla_nato_1

Nguồn: Frank Walter Steinmeier, “Reviving Arms Control in Europe”, Project Syndicate, 26/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tình hình an ninh tại châu Âu một lần nữa lại bị đe dọa. Vì vậy, một lần nữa, an ninh châu Âu lại là chủ đề bàn luận chính trong chương trình nghị sự chính trị của chúng ta.

Đã có nhiều dấu hiệu báo trước một cuộc đối đầu giữa các khối thù địch thậm chí trước cả khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2014. Thế nhưng, lần chạm trán mới này lại không được định hình bởi sự thù địch giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, mà bởi một cuộc tranh chấp về trật tự xã hội và chính trị, bao gồm các vấn đề tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền, cũng như bởi sự giành giật phạm vi ảnh hưởng địa chính trị. Continue reading “Tại sao cần khôi phục kiểm soát vũ khí ở châu Âu?”