Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 

viettrung

Nguồn: Xiaoming Zhang, “China’s 1979 War with Vietnam: A Reassessment”, The China Quarterly, Vol. 184 (12/2005), pp. 851-874.

Biên dịch: Thời Đại Mới

Lời người dịch: Thấm thoát đã hơn 30 năm từ ngày cuộc chiến Việt-Trung nổ ra năm 1979, và mặc dù cả hai nước đều cho là mình đã thắng, số lượng tài liệu được Trung Quốc và Việt Nam công bố về cuộc chiến tranh này vẫn còn rất ít. Bài viết dưới đây của một học giả gốc người Trung Quốc (hiện giảng dạy tại trường Cao Đẳng Không Chiến (Air War College) thuộc Bộ Không Quân Mỹ) được đăng vào năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín xuất bản tại Anh, là một công trình học thuật đáng chú ý về cuộc chiến tranh này. Để giữ sự trung thực so với nguyên bản, người dịch đã cố gắng truyền đạt cách diễn tả của tác giả. Khi đọc bài này, nhiều độc giả Việt Nam có thể sẽ cho rằng một số nhận xét của tác giả là rất chủ quan và nhiều vấn đề là khá nhạy cảm. Tuy nhiên bài viết này, ở mức độ nào đó, cung cấp nhiều thông tin đã được kiểm chứng và có giá trị sử liệu. Hy vọng bài viết này cũng tạo nên một sự thôi thúc để Trung Quốc, và đặc biệt là chính quyền Việt Nam, cung cấp thêm nhiều thông tin và bằng chứng để các nhà sử học cũng như thế hệ tương lai có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về cuộc chiến tuy ngắn ngủi nhưng đẫm máu này. Continue reading “Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979 “

Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức

130115121522-germany-economy-01152013-monster

Ngun: Daniel Gros, “The End of German Hegemony,” Project Syndicate, 15/10/2015.

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Cán cân quyền lực nội tại của châu Âu đang có sự dịch chuyển mà không mấy ai chú ý. Vị trí áp đảo của Đức, vốn dường như trở nên tuyệt đối kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đang dần suy yếu, tạo nên những hệ quả sâu rộng đối với Liên minh Châu Âu.

Tất nhiên, từ góc độ sức mạnh mềm, chỉ riêng việc nhiều người tin Đức là một quốc gia hùng mạnh đã đủ để củng cố tư thế chiến lược cũng như địa vị của quốc gia này. Tuy nhiên, họ sẽ sớm bắt đầu nhận ra rằng yếu tố chính dẫn đến niềm tin đó – rằng nền kinh tế Đức đã tiếp tục tăng trưởng trong khi những nền kinh tế khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) phải trải qua một cơn suy thoái kéo dài – chỉ là một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều sẽ sớm kết thúc. Continue reading “Sự chấm dứt bá quyền kinh tế của nước Đức”

Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự

20151003_LDP002_0

Nguồn:Putin dares, Obama dithers“, The Economist, 03/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang & Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mối nguy hiểm của việc Nga can thiệp ở Syria và sự dè chừng của Mỹ tại Afghanistan.

Nếu chỉ nghe những lời từ phía tổng thống Vladimir Putin thì Nga đã trở thành lãnh đạo cuộc chiến toàn cầu mới chống lại chủ nghĩa khủng bố. Trái lại, Barack Obama dường như ngày càng tỏ ra mệt mỏi với các cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo mà Mỹ đã chiến đấu hơn một thập niên qua. Vào ngày 30 tháng 9, các máy bay phản lực Nga bắt đầu tiếp sức cho lực lượng quân đội đang bị bao vây của tổng thống Bashar al-Assad. Nga đang thiết lập một mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo với Iraq và Iran. Giáo hội Chính thống giáo Nga thì đang nói về một cuộc thánh chiến. Lời tuyên bố chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo (IS) của Putin cho đến giờ vẫn còn đáng nghi ngờ. Bằng chứng của việc Nga ném bom trong ngày đầu tiên là việc nước này đã tấn công các lực lượng nổi loạn Sunni khác, bao gồm một số do Mỹ hậu thuẫn. Ngay cả khi Trung Đông là một sân khấu chính trị thì Nga vẫn đang thể hiện động thái táo bạo nhất của đất nước này tại đây, vốn từ trước đến nay là địa bàn của Mỹ, kể từ khi Liên Xô bị hất cẳng khỏi khu vực này vào thập niên 1970. Continue reading “Cuộc chiến ở thế giới Hồi giáo: Putin liều, Obama do dự”

Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung

a41f726b0559176eeb5556

Nguồn: Stephen S. Roach, “The Sino-American Codependency Trap”, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Trần Tuấn Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lý do phát triển bền vững đã làm cho hai nước rơi vào một “bẫy phụ thuộc lẫn nhau” (codependency trap) kinh điển, gây cản trở cho những thay đổi trong quy tắc giao thiệp giữa hai bên. Những triệu chứng của chứng bệnh âm ỉ này đã thể hiện rõ trong chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hoa Kỳ trong thời gian gần đây. Chuyến đi đã không thu được nhiều kết quả, và con đường phía trước vẫn còn khá chông gai.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu hình thành vào cuối những năm 1970 khi Mỹ lúc bấy giờ đang phải đương đầu với nạn lạm phát đi kèm tăng trưởng trì trệ, cùng lúc với việc nền kinh tế Trung Quốc cũng rơi vào tình trạng hỗn loạn theo sau cuộc Cách mạng Văn hoá. Continue reading “Bẫy phụ thuộc lẫn nhau và quan hệ Mỹ – Trung”

Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ

aipac

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “AIPAC in Decline”, Project Syndicate, 9/10/2015. 

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sức mạnh trong vận động hành lang của Ủy ban liên lạc với xã hội Israel của Mỹ (The American Israel Public Affairs Committee – AIPAC) tại Hoa Kỳ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc AIPAC được cho là có khả năng kiểm soát các quyết định chính sách của Hoa Kỳ là một truyền thuyết kiểu “làng Potemkin”,[1] được đồn thổi bởi cả những người bạn và kẻ thù. Thực tế, vì Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu nên ảnh hưởng của AIPAC mới bị đe dọa như bây giờ – mặc dù bản thân ông sẽ không gặp phải vấn đề gì.

Những tuyên bố về quyền lực ngầm của AIPAC đã từ lâu định hình các phân tích chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ví dụ, Steve Walt và John Mearsheimer, trong bài luận nổi tiếng của mình có tựa đề “Nhóm vận động hành lang Israel” (The Israel Lobby) khẳng định rằng chính AIPAC đã tạo ra cuộc chiến tranh Iraq. Continue reading “Sự thật về ảnh hưởng của Israel tại Mỹ”

Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh

slide-tuongdaiquangtrung

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc vua Quang Trung nước ta chuẩn bị đánh nhà Thanh không còn nằm trong huyền thoại; chính vua Gia Khánh đã có những bằng cớ như: giấy tờ, ấn triện do vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền: Continue reading “Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh”

Thế kỷ châu Á ngắn ngủi?

533524209

Nguồn: Yuriko Koike, “The Short Asian Century?”, Project Syndicate, 24/09/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hướng Đạo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà sử học Mác-xít người Anh Eric Hobsbawm đã từng gọi giai đoạn từ Cách mạng Pháp năm 1789 đến sự bùng nổ Thế chiến I năm 1914 là một “thế kỷ dài”. Hơn một thập niên trước, người ta bắt đầu nói về một “thế kỷ châu Á”. Ý tưởng này được đưa ra dựa trên thực tế về một Trung Quốc phát triển không ngừng và được củng cố thêm bởi giả thiết về sự suy yếu không thể tránh khỏi của Mỹ. Tuy nhiên, với tình trạng bất ổn của nền kinh tế Trung Quốc, sự lúng túng của các “con hổ” Đông Á khác như Malaysia và Thái Lan, và ngay cả Singapore cũng đang đối mặt với các câu hỏi về khả năng tồn tại của mô hình kinh tế của mình, thì liệu có phải “thế kỷ châu Á” đang đi đến một cái kết sớm hơn dự kiến? Continue reading “Thế kỷ châu Á ngắn ngủi?”

Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình

428_435_5919

Nguồn: David Ignatius, “Can Xi Jinping control China’s wave of change?”, The Washington Post, 27/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Một số các cửa hàng sang trọng dọc phố Des Voeux (Hong Kong) có vẻ gần như trống rỗng, có lúc không có khách hàng Trung Quốc nào ghé thăm vào cuối tuần qua. Với chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở đại lục, đây rõ ràng không phải là thời điểm phù hợp để người Trung Quốc thả tay mua sắm.

“Đảng siết tay kiềm chế các tiếng nói bất đồng,” tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã chạy tít như vậy hôm thứ Sáu. Bài viết kể lại rằng những quy tắc mới nhất của Đảng Cộng sản đã cấm quan chức chơi golf, ăn uống tiệc tùng, lập bè phái trong đảng và có các mối “quan hệ tình ái không đứng đắn”. Ngoài ra còn có một lệnh cấm chung chống lại “việc đánh giá một cách không phù hợp về các chính sách lớn của đảng, gây tổn hại tới sự thống nhất của đảng.” Continue reading “Đằng sau tin đồn đảo chính Tập Cận Bình”

Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?

16th_Century_Artillerie

Nguồn: Philip T. Hoffman, “How Europe Conquered the World: The Spoils of a Single-Minded Focus on War,” Foreign Affairs, 07/10/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1492 đến năm 1914, người châu Âu đã chinh phục 84% thế giới, thiết lập nên các thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng của họ tới mọi lục địa có người ở. Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Trên thực tế, trong nhiều thập niên, các nhà sử học, khoa học xã hội, và sinh học đã trăn trở: vì lẽ gì và làm thế nào châu Âu có thể vươn lên vị trí dẫn đầu, ngay cả khi các xã hội ở châu Á và Trung Đông đã phát triển hơn nhiều?

Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm được những câu trả lời thỏa đáng. Nhưng câu hỏi này là vô cùng quan trọng do sức mạnh của châu Âu đã định đoạt mọi thứ từ những người buôn bán nô lệ cho tới những người đã giàu lên hay những người vẫn sa lầy trong nghèo đói. Continue reading “Châu Âu đã chinh phục thế giới như thế nào?”

Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông

0824china01

Nguồn: Nguyễn Mạnh Hùng, “The South China Sea and the Obama-Xi Summit: Talk is Cheap“, Viet-studies, 26/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một hội nghị, nhiều quan điểm

Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của Tập Cận Bình với tư cách chủ tịch nước Trung Quốc tháng 9 vừa qua đã làm dấy lên nhiều quan tâm và đồn đoán trong giới quan sát Trung Quốc ở nhiều nước. Đánh giá của họ về chuyến thăm này có xu hướng phản ánh thái độ phổ biến ở mỗi quốc gia. Một mặt, truyền thông Trung Quốc ca ngợi chuyến đi đã thành công tốt đẹp, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc như một cường quốc đang lên và Chủ tịch Tập như một vị chính khách của thế giới. Mặt khác, truyền thông và giới bình luận Nhật Bản lại tập trung vào “gốc rễ” của cuộc đối đầu Mỹ-Trung về an ninh hàng hải, sự thất bại của cuộc gặp cấp cao trong việc thay đổi “[thái độ] không sẵn lòng dừng các hành động khiêu khích” của Trung Quốc trong những vùng biển lân cận, khả năng Trung Quốc không thể xây dựng một “mối quan hệ cường quốc kiểu mới” với Mỹ; và chỉ ra sự cần thiết phải “hợp tác an ninh hơn nữa” giữa Washington và Tokyo để ngăn chặn “chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh.” Continue reading “Cuộc gặp Obama-Tập và tác động tới tình hình Biển Đông”

Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây

la-la-fg-syria-refugees02-jpg-20150903

Nguồn: Diana Pinto, “A Clash of Western Civilizations”, Project Syndicate, 13/10/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hình ảnh từ cuộc khủng hoảng di cư ở Châu Âu đã đặt các hình ảnh đám đông mỉm cười hạnh phúc ở Vienna và Munich cạnh những khuôn mặt lo lắng, thẫn thờ tại Budapest. Kết quả là sự gia tăng đột ngột những lời chỉ trích về “hai châu Âu” – một bên chào đón, một bên cấm đoán. Sự thật là những bất đồng ý kiến về việc các nước có nên nhận dân tị nạn hay không không phải chỉ xảy ra ở mình Châu Âu. Sự tương phản này là dấu hiệu của một sự rạn nứt sâu sắc bên trong toàn bộ thế giới Phương Tây. Continue reading “Sự xung đột giữa các nền văn minh phương Tây”

Tên gọi Washington, Đặc khu Columbia có từ đâu?

2015-10-25-02

Nguồn: “How did Washington, D.C., get its name?”, History.com (truy cập ngày 26/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi Washington, Đặc khu Columbia (Washington, D.C.) trở thành thủ đô của Mỹ vào năm 1800, Quốc Hội đã phải họp ở nhiều địa điểm khác nhau, tiêu biểu như các thành phố Baltimore, Trenton, và New York. Sau nhiều năm tranh luận giữa các lãnh đạo của quốc gia non trẻ về việc chọn nơi “đóng đô” cố định, Quốc Hội đã thông qua Đạo luật Thủ đô (Residence Act) vào tháng 7 năm 1790, theo đó quyết định thủ đô sẽ được đặt tại một nơi bên bờ Sông Potomac và cho phép Tổng thống George Washington toàn quyền chọn ra vị trí cuối cùng. Tổng thống cũng được quyền chỉ định ba ủy viên để giám sát quy trình xây dựng thủ đô mới, và tháng 12 năm 1800 được chọn làm hạn chót cho việc hoàn thành xây dựng trụ sở lập pháp cho Quốc Hội và tư dinh cho Tổng thống. Continue reading “Tên gọi Washington, Đặc khu Columbia có từ đâu?”

Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc

1166896

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “China’s Economy at the Fifth Plenum”, Project Syndicate, 22/10/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè vừa qua, việc chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường chứng khoán và hành động phá giá đồng nhân dân tệ nhắc nhở chúng ta rằng sự phát triển kinh tế của nước này có ảnh hưởng đến tất cả các nước. Giờ đây, Trung Quốc đang chuẩn bị có một số quyết định ảnh hưởng tới thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18.

Hai năm trước, tại Hội nghị TW 3, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cam kết theo đuổi cải cách sâu rộng, đưa ra tuyên bố rằng thị trường phải “đóng vai trò quyết định trong phân bổ nguồn lực”. Trong khi khu vực quốc doanh tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ công, các nhà hoạch định chính sách sẽ “kiên định khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế phi nhà nước, và kích thích sự năng động và sáng tạo của khu vực này”. Continue reading “Hội nghị Trung ương 5 và tình hình kinh tế Trung Quốc”

Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính

3000

Nguồn: Michael Sheridan, “Coup whispers sour Xi’s return“, London Sunday Times, 25/10/2015.

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Được đón tiếp trọng thị trong ánh hào quang của nghi lễ hoàng gia, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từ Anh về nước để đối mặt với một cuộc đấu đá khốc liệt trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản và sự chống cự lại thẩm quyền của ông đối với Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA).

Chính phủ Anh đã đặt cược lớn vào Tập, năm nay 62 tuổi, bằng cách đón tiếp ông một cách trọng  thị thông qua một chuyến thăm cấp nhà nước, đồng thời đề cập đến một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ thương mại và tình hữu nghị giữa hai nước. Độc giả báo chí và khán giả truyền hình Trung Quốc được cho xem những hình ảnh lãnh đạo của mình cùng Nữ hoàng Anh đi trong cỗ xe ngựa kéo mạ vàng của bà. Continue reading “Tập Cận Bình đối mặt với tin đồn đảo chính”

Ván cờ mới của các cường quốc

20151017_LDP002_0

Nguồn:The new game”, The Economist, 17/10/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một châu lục phân cách những chiến trường đẫm máu của Syria với những rạn san hô và bãi cát ngầm ở Biển Đông. Tuy nhiên, theo những cách thức khác nhau, cả hai nơi này đều đang chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể trong các mối quan hệ giữa các cường quốc kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Ở Syria, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh Lạnh, Nga triển khai lực lượng ra xa bên ngoài lãnh thổ để dập tắt một cuộc cách mạng và hỗ trợ một chính quyền phụ thuộc. Trên vùng biển nằm giữa Việt Nam và Philippines, Mỹ sẽ sớm gửi tín hiệu rằng nước này không công nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hàng loạt các đảo đá và bãi ngầm bằng cách thi hành quyền tự do hàng hải trong phạm vi vùng biển 12 hải lí xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Continue reading “Ván cờ mới của các cường quốc”