Tiền lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump

Nguồn: James Q. Whitman, “Trump’s Quest to Make America White Again”, Project Syndicate, 16/01/2018.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bạn có thể đoán được tác giả viết đoạn trích sau là ai không? “Liên bang Mỹ tự nhận mình là một quốc gia Đức-Bắc Âu và không lý nào lại là một mớ hỗn tạp người tứ xứ. Điều này thể hiện rõ trong hạn mức người nhập cư của Mỹ… Người Scandinavia trước tiên…rồi người Anh và sau cùng người Đức được trao hạn mức nhập cư lớn nhất.” Những lời này do chính Adolf Hitler viết nên vào năm 1928, nhằm tung hô luật nhập cư Mỹ thời bấy giờ. Chắc chắn là việc trích lời Hitler không nên được thực hiện một cách cẩu thả. Bất chấp những điều xấu xí xuất phát từ Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả việc ông bôi nhọ Haiti, El Salvador và các nước châu Phi là “các quốc gia đáng kinh tởm” (shithole countries), thì Hoa Kỳ vẫn còn lâu mới giống nước Đức Quốc xã. Continue reading “Tiền lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump”

Về quốc hiệu nhà Lý

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1054, sau khi  lên  ngôi,  vua  Lý Thánh Tông đặt ra quốc  hiệu là ĐẠI VIỆT  (建國號曰大越),[1] và từ đó về sau được các triều đại  Trần,  Hậu Lê, Lê Trung Hưng, chúa Trịnh –  Nguyễn vẫn sử dụng lại quốc hiệu này (quốc hiệu Đại Việt chỉ bị gián đoạn khi nhà Hồ cải quốc hiệu là Đại Ngu và chấm dứt vào thời nhà Nguyễn  với quốc hiệu mới là Việt Nam). Hầu như mọi sử gia, học giả trong và ngoài nước Việt Nam từ xưa đến nay đều tin tưởng không chút hoài nghi là quốc hiệu ĐẠI VIỆT do vua Lý Thánh Tông lần đầu tiên đặt ra. Tuy nhiên, trong bài viết “Nhận  thức mới về quốc  hiệu nhà Đinh”,[2]  chúng  tôi đã gợi ý, nhận định như sau: Sự xuất hiện  quốc hiệu ĐẠI VIỆT trên viên  gạch  thời Đinh  ở Hoa Lư đã là bằng chứng  quan trọng để phủ nhận định kiến xưa nay về quốc  hiệu ĐẠI VIỆT do Lý Thánh Tông đặt ra. Sự thật là nhà Lý chỉ dùng lại tên nước cũ từ thời Đinh – Tiền Lê mà thôi. Continue reading “Về quốc hiệu nhà Lý”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018.

Biên dịch: Hoàng Lan

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc”

Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?

Nguồn:After 150 years, why does the Meiji restoration matter”, The Economist, 05/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 1 năm 1868, một số samurai trẻ tuổi và những thương gia ủng hộ họ đã lật đổ chế độ Mạc Phủ Tokugawa của Nhật Bản cùng với bảy thế kỷ chế độ phong kiến. Cái gọi là Minh Trị Duy Tân đã mở đường cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng mà ngay cả những cải cách gần đây của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Phong trào này đã đưa Nhật Bản bước vào hàng ngũ các cường quốc lớn trên thế giới. Chính phủ của ông Shinzo Abe đang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện này. Đối với ngài thủ tướng, câu chuyện tự hào về Minh Trị Duy Tân là một bài học về cách mà mọi người nên đón nhận sự hiện đại và thay đổi, trong khi vẫn tôn trọng truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người Nhật không cảm thấy thoải mái với cách diễn giải này. Continue reading “Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?”

‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng

Tác giả: Sơ Nguyên, Việt Phương, Khang Vũ

Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hội tụ, cả thế giới hồi hộp theo dõi thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp diễn ra với hy vọng về một nền hòa bình mong manh.

Những tháng vừa qua là giai đoạn khủng hoảng tâm lý đối với những ai nghiên cứu lâu năm về Triều Tiên. Sự giảm nhiệt nhanh chóng của cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo này đang diễn ra với những logic rất khó lý giải.

Câu chuyện bán đảo Triều Tiên hiện nay là tiêu biểu cho hiện tượng “thiên nga đen” – sự kiện với xác suất rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn và phá vỡ những nhận thức cố hữu trước đó. Sau hàng thập kỷ thà chịu đói nghèo chứ không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân và sau bao nhiêu lời lẽ đanh thép đe dọa chiến tranh, không ai nghĩ rằng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ xuống nước. Continue reading “‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng”

Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. Continue reading “Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”

Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?

 

Tác giả: Sái Ích Hoài[1] (Trung Quốc) | Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Tôi thường nghĩ về một vấn đề: đất nước ta từng trải qua thảm họa “Cách mạng Văn hóa”, dân tộc ta có nhiều hành vi xấu xa,[2] thế nhưng vì sao trong văn học của chúng ta lại chưa thấy có một tác phẩm sám hối đủ sức thức tỉnh người đời?

Tôi luôn luôn cảm thấy dân tộc ta quá ư giả dối, thiếu một tình cảm buồn thương và ý thức sám hối. Các nhà văn chúng ta có mỹ đức “nêu cao tính thiện” nhưng cũng có thói xấu “giấu giếm cái ác”. Không dám cúi đầu tự vấn linh hồn mình, không dám bày tỏ linh hồn mình cho người khác xem, đây là điểm thất bại nhất của nhà văn chúng ta. Continue reading “Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?”

Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Nguồn: Van Nguyen Marshall, “South Vietnam had an anti-war movement, too”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị

Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.

Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này. Continue reading “Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh”

Maxim Gorky là ai?

Biên dịch: Ngân Xuyên

Lời người dịch: Câu hỏi đặt ra nghe có vẻ lạ lùng. Ở Việt Nam những ai yêu thích văn học lại không biết Maxim Gorky (Макси́м Го́рький, 1868 – 1936) là nhà văn xô viết nổi tiếng, chủ soái của nền văn học cách mạng ở Liên Xô, có tác phẩm nổi tiếng là tiểu thuyết “Người mẹ”. Nhưng ông không đơn giản và một chiều là vậy. Maxim Gorky trước hết là một nhà văn Nga, cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông nằm trong dòng chảy của nền văn chương Nga vĩ đại. Ngày 28/3/2018 nhân kỷ niệm 150 năm sinh của Maxim Gorky, nước Nga đã có dịp nhìn lại rõ hơn về một nhà văn của mình từng trước đây bị mặc định một chiều. Tiếc là ở Việt Nam dịp này lại không có thông tin gì về Maxim Gorky và gần như là “chôn vùi” luôn một nhà văn lớn mà có thời ta đã tụng ca không hết lời là nhà văn cách mạng vĩ đại, bạn của Lenin. Thói thường người đời là thế, và như là người Việt thì càng thế. Vì thế, tôi muốn cập nhật một số thông tin trên báo chí Nga về Maxim Gorky trong dịp này cho những ai quan tâm được biết.

Continue reading “Maxim Gorky là ai?”

Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong

Nguồn: Tom Fawthrop, “The Unfolding Mekong Development Disaster“, The Diplomat, 01/04/2018.

Biên dịch: Trần Quang

Đại chiến lược của Trung Quốc đối với sông Mekong ảnh hưởng như thế nào tới dòng sông và các quốc gia hạ nguồn?

Sông Mekong từ lâu đã có một sức hấp dẫn huyền bí đối với các nhà thám hiểm, chuyên gia về động vật hoang dã và nhà khoa học. Họ bị những thác ghềnh hùng vĩ, cùng với các loài cá heo, cá đuối khổng lồ và cá sấu Xiêm có nguy cơ bị tuyệt chủng của con sông này bỏ bùa mê. Sự đa dạng sinh học của dòng sông chỉ đứng sau sông Amazon.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, con sông lớn tầm cỡ quốc tế này, chảy qua 6 quốc gia, đã ngày càng thu hút sự chú ý của các kỹ sư, nhà kỹ trị và cố vấn năng lượng trong một nhiệm vụ hoàn toàn khác: tận dụng dòng chảy cuồn cuộn của con sông để theo đuổi thủy điện. Continue reading “Thảm họa phát triển đang hình thành trên dòng Mekong”