Explaining US Strategic Partnerships in the Asia-Pacific Region

obama_tpp_leaders001_16x9

Author:  Prashanth Parameswaran

Source: Contemporary Southeast Asia, Vol. 36, No. 2 (2014), pp. 262-89.

Abstract: Since the mid-1990s, strategic partnerships have emerged as a new form of alignment between states, particularly in the Asia-Pacific region. Yet only recently has the United States begun to pursue such relationships, especially under the Obama administration which has signed new partnerships with Indonesia, Vietnam, Malaysia and New Zealand. As a result, the current literature does not yet include significant study on how the United States views strategic partnerships. This article attempts to fill this gap by exploring the emergence of strategic partnerships as a new form of alignment in US strategy in the Asia Pacific under the Obama administration. Drawing on the existing literature on alignment, government documents, as well as conversations with policymakers from the United States and Southeast Asia, it argues that Washington is pursuing strategic partnerships as part of a deliberate effort to both enlist target countries to share the burden in addressing challenges and to institutionalize its relationships in the Asia Pacific. It constructs an original three-part analytical framework to understand how US policymakers conceive, craft and evaluate strategic partnerships in the Asia Pacific and applies it to analyse the similarities and differences in US partnerships with Indonesia and Vietnam. Continue reading “Explaining US Strategic Partnerships in the Asia-Pacific Region”

Tố chất nào của người Hoa?

article-2212963-155860FF000005DC-408_634x422

Tác giả: Lưu Du | Biên dịch: Phạm Thị Hoài

Nhiều người hẳn biết rằng một số khái niệm đặc sắc trong tiếng Trung rất khó dịch sang tiếng Anh, thí dụ đột kích thủ (突击手) [1], bất chiết đằng (不折腾) [2], tinh thần văn minh (精神文明), ban tử kiến thiết(班子建设) [3]… Ai dịch được huyết nhiễm đích phong thái (血染的风采) [4] thì tôi xin tặng ngay cờ luân lưu. Tố chất (素质) là một trong những từ như thế.

“Người Hoa tố chất kém, vì thế Trung Quốc không nên…” Câu này phổ biến tới mức nếu không đi cùng với hai từ kém và người Hoa thì từ tố chất như thể bơ vơ lạc lõng. Nhưng dịch tố chất như thế nào đây? Dịch thành quality có vẻ hợp hơn cả. Tuy nhiên, thử nghĩ kĩ thì câu tiếng Anh Continue reading “Tố chất nào của người Hoa?”

Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử

Thailand Coup Leader-3

Tác giả: Puangthong Pawakapan | Biên dịch: Vũ Trọng Toàn

Vào ngày 22/7/2014, hai tháng sau cuộc đảo chính quân sự, quân đội Thái Lan ban hành một bản Hiến pháp tạm thời được ký bởi nhà vua Bhumibol Adulyadej. Với quyền lực tối thượng được đặt trong tay tướng Prayuth Chan-Ocha, người đứng đầu Hội đồng Hòa bình và Trật tự quốc gia (NCPO), lời mở đầu của bản hiến pháp tạm thời hứa hẹn sẽ nhổ tận rễ nạn tham nhũng, mang đến “cải cách” và sau đó là “nền dân chủ thực sự” cho xã hội Thái Lan. Continue reading “Hiến pháp tạm thời của Thái Lan: Tiến đến một nền dân chủ phản bầu cử”

#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm

ngo-diemx-large

Nguồn: Zi Jun Toong (2008). “Overthrown by the Press: The US Media’s Role in the Fall of Diem”, Australian Journal of American Studies, Vol.27, No.1, pp. 56-72.>>PDF

Biên dịch: Đỗ Hải Yến| Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 1963 là năm mà các tín đồ Phật giáo ở miền Nam Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, và sau đó là dưới thời chính quyền Công giáo của Ngô Đình Diệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Diễn ra trong bối cảnh thời kỳ Chiến tranh Lạnh của chủ nghĩa toàn cầu, các tín đồ Phật giáo này nhận thức rằng sự xuất hiện của các cố vấn Mỹ – và quan trọng hơn cả là báo chí quốc tế – tại miền Nam Việt Nam như một phần của nỗ lực chiến tranh chống lại Chủ nghĩa cộng sản, đã cho họ cơ hội công khai sự đấu tranh của mình trước thế giới và thúc đẩy phong trào của họ. Continue reading “#197 – Vai trò truyền thông Hoa Kỳ trong sự sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm”

“Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản

xi-jinping-speech-story-top

Tác giả: Gordon G. Chang | Biên dịch: Phan Trinh

“Tập Cận Bình, giống Gorbachev, muốn làm điều vĩ đại để cải cách một hệ thống bệnh hoạn. Nhưng cũng như lãnh tụ cuối của Liên Xô cũ, Tập vừa kích hoạt những chuyển biến mà ông không thể kiểm soát được.”

Sống-chết, mất-còn

“Tôi không màng mình sẽ  sống hay chết, tiếng tăm mình sẽ còn hay mất, trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng này.” Tập Cận Bình đã mạnh miệng như thế, trong một phiên họp kín của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 26/6 vừa qua. Lãnh tụ nhiều tham vọng họ Tập cũng nhắc đến hai đội quân, một bên là đội quân “tham nhũng”, bên kia là đội quân “chống tham nhũng”, và hai lực lượng, theo ông, đang lâm vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” Continue reading ““Gorbachev” Tàu đang xé nát Đảng Cộng sản”

Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ

gorbachev

Tác giả: Victor Sebestyen | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Mikhail Gorbachev được phương Tây âm thầm ca ngợi, nhưng lại bị phớt lờ ở Moscow. Tuy nhiên ở cả hai nơi này, danh tiếng của ông đều dựa trên việc cải tổ thất bại một hệ thống đang hấp hối mà ông ta từng đặt trọn niềm tin.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên cách đây không lâu, Mikhai Gorbachev hồi tưởng lại những năm tháng của ông trên đỉnh cao quyền lực ở Liên Xô. Khi đã vào luồng vấn đề thì thường rất khó để ngắt lời ông. Nhưng lần này thì ông lại ngập ngừng, im lặng trong một lúc lâu và nhìn chằm chằm vào người phỏng vấn một cách khó chịu với cặp mắt soi mói. “Anh biết không, bây giờ tôi có thể vẫn đang ở đó, trong điện Kremlin”, ông nói. “Nếu tôi bị thôi thúc chỉ vì quyền lực cá nhân, có lẽ tôi vẫn còn sở hữu nó… Continue reading “Gorbachev: Anh hùng bất đắc dĩ”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.13): Những thập niên của sự thay đổi 1960-1980

Vietnamdem

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 13.

“Tôi mơ ước có một ngày kia, trên những ngọn đồi cháy đỏ bang Georgia, con cái của những người nô lệ và của chủ nô xưa có thể ngồi bên nhau như những người anh em”
– Martin Luther King Jr, 1963

Đến năm 1960, nước Mỹ đã sắp sửa chứng kiến sự thay đổi xã hội lớn lao. Xã hội Mỹ luôn là một xã hội cởi mở và linh hoạt hơn bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới. Tuy nhiên, xã hội Mỹ cho đến thời điểm đó vẫn do người da trắng thống trị. Trong những năm 1960, các nhóm dân cư trước kia không có tiếng nói hoặc bị coi là thuộc tầng lớp dưới đã trở nên mạnh mẽ hơn và đã đạt được thành công trong việc đòi quyền dân sự ở các phong trào như: phong trào của người Mỹ gốc Phi, của người da đỏ, phụ nữ, con cái của các dân tộc da trắng mới nhập cư và người châu Mỹ La-tinh. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.13): Những thập niên của sự thay đổi 1960-1980”

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay

bilde

Tác giả: M. Taylor Fravel | Biên dịch: Trần Quang

Chính sách của Mỹ đối với Biển Đông thay đổi và vận động phụ thuộc cơ bản vào việc các tranh chấp sẽ diễn biến như thế nào, hành vi của Trung Quốc hung hăng hay hòa dịu, hợp tác. Với tình hình tranh chấp và hành vi của Trung Quốc thời gian gần đây, chắc chắn Mỹ sẽ tăng cường đẩy mạnh sự can dự của mình vào vấn đề Biển Đông.

Tóm tắt nội dung

Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông có 4 đặc điểm. Đầu tiên, Mỹ sẽ có sự thay đổi về chính sách nhằm đối phó với những thay đổi về mức độ căng thẳng trong tranh chấp. Thứ hai, Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông từ 1995 đến nay”

Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm

Shanghai financial district

Tác giả: Daniel Kollar | Biên dịch: Cảnh Mai Hương

Trong khi Giấc Mộng Trung Hoa là lý tưởng và bình lặng thì Thực Tế Trung Hoa có nhiều khả năng sẽ trở thành ác mộng. Mới gần đây, Trung Quốc đã phải chịu bẽ mặt với lần đầu tiên vỡ nợ trái phiếu công ty, kéo theo đó là sự vỡ nợ của trái phiếu “rác” hay trái phiếu có lợi tức cao. Trong các tháng tới đây, một số lượng lớn các sản phẩm tín dụng của các ngân hàng Trung Quốc sẽ tới kì hạn thanh toán – trong đó một lượng không nhỏ sẽ không có khả năng trả đủ lãi suất chứ chưa nói đến tiền gốc ban đầu. Continue reading “Trung Quốc và rủi ro từ hệ thống ngân hàng ngầm”

Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á

China_US

Tác giả: Mohan Malik | Biên dịch: Viết Tuấn | Hiệu đính: Kim Minh

Giáo sư Mohan Malik cho rằng đây là thập kỷ của những chuyển giao quyền lực ở Châu Á, trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng quyết định cục diện ở khu vực.

Hội nghị Shangri-la gần đây ở Singapore đã chứng kiến những đối đáp có phần gay gắt giữa Trung Quốc và các bên tham dự khác. Việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan cùng hơn 80 tàu bảo vệ ra Biển Đông, chỉ bốn ngày sau “chuyến thăm mang tính trấn an” của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc vào tháng 4 năm 2014, được xem là hành động khiêu khích có tính toán. Continue reading “Trung Quốc và tương lai địa chính trị của Châu Á”

Liệu Putin có thể sống sót?

hi-putin-852-cp-03451715-8col

Tác giả: George Friedman | Biên dịch: Nguyễn Phương Tú

Bài liên quan: Putin bị vây hãm: Liệu có xảy ra một cuộc cách mạng màu hay không?

Nhiều người cho rằng Vladimir Putin điều hành nước Nga như một kẻ độc tài, từng uy hiếp và loại trừ những kẻ chống đối, đồng thời tạo ra một mối đe dọa lớn đối với những nước xung quanh. Đó là một quan điểm hợp lý, nhưng có lẽ nó cần được suy xét lại trong hoàn cảnh những sự kiện gần đây.

Ukraine và nỗ lực để đảo ngược sự suy thoái của nước Nga

Trước hết hiển nhiên phải bắt đầu từ Ukraine. Đây là quốc gia có ý nghĩa chiến lược quan trọng, được Nga xem như một nước đệm để chống lại phương Tây, và là con đường vận chuyển năng lượng sang châu Âu – một yếu tố nền tảng của kinh tế Nga. Continue reading “Liệu Putin có thể sống sót?”

Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia

Abeaustralia

Tác giả: Evelyn Goh | Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Australia có thể đang bỏ quên mất chiến lược lâu dài bằng cách ủng hộ Nhật Bản chống lại đối tác thương mại hàng đầu của mình – Trung Quốc.

Kể từ khi nhậm chức vào năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chuẩn bị nhiều sửa đổi có tính quyết định về những hạn chế sử dụng vũ lực trong hiến pháp Nhật Bản. Ông cũng đã không ngừng tìm kiếm sự ủng hộ từ quốc tế chống lại những yêu sách của Trung Quốc trên vùng biển Đông Á. Ông đã hoàn thành trọn vẹn 18 tháng ngoại giao con thoi quanh khu vực Đông Nam Á và có một chuyến thăm lịch sử kéo dài một tuần đến Australia. Continue reading “Đối đầu thách thức Trung Quốc: Phương án Nhật Bản của Australia”

Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không

586018-shanghai-skyline

Tác giả: Zach Montague | Biên dịch: Nguyễn Chi Lan

Chưa hẳn là dân chủ hơn sẽ dẫn tới tăng trưởng cao hơn.

Cho dù nền kinh tế Trung Quốc thăng hoa hay lụi bại thì nó vẫn sẽ luôn là chủ đề cho một cuộc tranh luận lớn hơn về lợi ích của dân chủ đối với phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của Trung Quốc, phụ thuộc vào việc bạn hỏi ai, sẽ chứng minh hoặc đánh tan giả thuyết cho rằng dân chủ sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.  Chế độ kỹ trị tàn nhẫn mà hiệu quả cùng việc kiểm soát chính quyền chặt chẽ của Bắc Kinh đã luôn được ca ngợi như là nền tảng cho một hình mẫu tăng trưởng mới và là bằng chứng cho sự lỗi thời của dân chủ. Tuy nhiên, lập luận ủng hộ một nền dân chủ mở rộng hơn ở Trung Quốc đang bắt đầu hồi sinh trở lại, đặc biệt là khi có những dấu hiệu trong năm nay cho thấy con tàu kinh tế Trung Quốc đang hướng thẳng đến vùng nước dữ. Continue reading “Lối ra cho kinh tế Trung Quốc không phải là Dân chủ hay không”

#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực

business-comment_04_temp-1338448209-4fc71951-620x348

Nguồn: Walter Mattli (2000). “Sovereignty Bargains in Regional Integration”, International Studies Review, Vol. 2, No. 2, pp. 149-180.

Biên dịch: Nông Thị Nghi Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Hãy suy nghĩ lại: Vấn đề chủ quyền

Giới thiệu

Mô hình nhà nước Westphalia thường được định nghĩa là một hệ thống quyền lực chính trị dựa trên lãnh thổ và quyền tự trị. Tính lãnh thổ hàm ý rằng quyền lực chính trị được xác định dựa trên một không gian địa lý nhất định, và quyền tự trị có nghĩa là không một chủ thể bên ngoài nào có thể có quyền lực trong biên giới của một quốc gia (Krasner 1990: 115 – 116). Như Stephen Krasner (1990) đã chỉ ra gần đây, những sự xâm phạm chống lại mô hình Westphalia – thông qua các hiệp định, giao ước, cưỡng ép, hay áp đặt – đã trở thành một đặc điểm lâu bền của môi trường quốc tế.[1] Continue reading “#191 – Mặc cả chủ quyền trong hội nhập khu vực”

Việt Nam giữa trật tự thế giới mới

rbth_cover_china_r_2922800b

Tác giả: Phan Công Chánh

Câu hỏi tôi muốn đặt lại để suy nghĩ trong bài này là: Có phải một trật tự thế giới mới đang trong tiến trình hình thành với cuộc tranh hùng quyền lực toàn cầu kiểu mới giữa ba tay chơi quyền lực quốc tế siêu cường Mỹ, đại cường Nga, đại cường Trung Quốc là nội dung chính của nó?

Sự sụp đổ của đế quốc Nga Xô đã dẫn đến sự thay thế của “một trật tự thế giới lưỡng cực” (với cuộc tranh hùng bá chủ thế giới tay đôi Mỹ – Nga) bằng “một trật tự thế giới nhất cực” (với sự lãnh đạo hoàn cầu của siêu cường Mỹ). Nhưng sự “trỗi dậy” nhanh chóng của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo có viễn kiến của Đặng Tiểu Bình và những lãnh tụ kế nghiệp cũng như sự phục hồi quyền lực nội tại của Nga dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ Vladimir Putin đã góp phần tạo dựng điều kiện cho sự hình thành một trật tự thế giới mới. Continue reading “Việt Nam giữa trật tự thế giới mới”